Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Đạo đức chìm xuồng

Hoàng Giang - Trong blog của mình, tôi đã đề cập đến vấn đề lạm dụng trẻ em qua rất nhiều bài viết, đặc biệt trong khoảng thời gian có 2 sự kiện diễn ra song song, đó là vụ diễn viên hài Minh “béo” bị bắt giữ tại Mỹ do có hành vi ấu dâm với trẻ vị thành niên và một bé gái bị lạm dụng bởi ông Nguyễn Khắc Thủy (sinh năm 1940) tại Vũng Tàu. Cho đến nay, khi mà vụ án Minh “béo” được giải quyết xong xuôi, phạm nhân đã mãn hạn tù và quay trở lại Việt Nam thì vụ tại Vũng Tàu vẫn lửng lơ, chưa có quyết định xét xử từ phía tòa án chính quyền dù rất nhiều bằng chứng đã được cung cấp, thậm chí có nguy cơ bị đình chỉ. Chỉ duy nhất một thông tin được biết thêm: đó là kẻ xâm hại cháu bé từng là giám đốc ngân hàng nhà nước chi nhánh Vũng Tàu, kiêm Đảng viên lâu năm. Chi tiết tưởng chừng cỏn con nhưng lại là lời giải đáp cho sự chìm xuồng đáng ngờ của vụ này. 

Đầu năm 2017, liên tiếp 2 vụ ấu dâm khác xảy ra, tại Hà Nội và Sài Gòn. Tại Hà Nội, một bé gái 8 tuổi bị xâm hại ngay trong khu vực sinh sống của mình bởi nghi phạm Cao Mạnh Hùng, hàng xóm của gia đình bé. Sau khi bị tố cáo và bị công an địa phương bắt để xét xử nhưng được thả về ngay lập tức, nghi phạm cùng vợ con đã chuyển chỗ ở ngay trong ngày. Gây phẫn nộ nhất là hành vi không cảm thấy hổ thẹn của y, trái lại còn thách thức gia đình nạn nhân khi cậy mình có mối quan hệ rộng rãi. Tại một trường tiểu học ở quận Thủ Đức, Sài Gòn, một em học sinh 6 tuổi bị xâm hại ngay trong khuôn viên nhà trường. Nhưng khi được yêu cầu điều tra thì giáo viên trong trường lại khẳng định cháu nghịch chơi bị té ngã, chảy máu vùng kín. Camera an ninh tại thời điểm đó bỗng dưng bị hư hỏng, không lưu giữ được hình ảnh. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Trấn Thành và... Con đường xưa em đi

Trần Nhật Phong - Lá cải thật chú ơi! Chuyện Formosa rành rành trước mắt, không một tờ báo nào trong nước “soi đèn” vào bên trong Formosa, gần như bất khả xâm phạm, nhưng báo chí lại thoải mái khai thác câu nói “sốc” của Trấn Thành, rồi lại hả hê với lệnh tạm ngưng 5 bản nhạc trữ tình của người miền nam, theo cháu làm tan nát xã hội, làm băng hoại đạo đức chính là những kẻ làm báo chí ở trong nước, chính họ là những kẻ đang giết dần hệ thống tư duy của người Việt Nam. 

Vừa tiễn nhóm phóng viên của BBC về lại Luân Đôn từ California, inbox của tôi lại nhận được lời tâm tình của một người bạn trẻ, đọc xong dòng chữ của người bạn trẻ này, tôi khá ngạc nhiên, bởi vì xưa nay cậu trẻ này chỉ chuyên hỏi tôi về kỹ thuật nhiều hơn, chúng tôi thường trao đổi với nhau về ngành 3D (3D Animation), vốn ít đề cập đến chính trị hay báo chí, tôi vẫn thường giử thái độ chừng mực với những bạn trẻ như vậy, kể cả các fans của bà xã tôi, bởi vì tôi không muốn họ bị những phiền toái không cần thiết từ an ninh Việt Nam.

Nhưng câu nói của người bạn trẻ này đã khiến tôi giật mình, phải chăng những bài viết thời gian qua của tôi và nhiều bạn bè khác, các bạn trẻ vẫn đọc một cách âm thầm và không hề lên tiếng? Và nay có lẽ quá… ngán ngẩm với những trò “lá cải” của báo chí trong nước, đã không cầm lòng được nên inbox cho tôi? 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Khi khán giả quay lưng với danh hài

Mặc Lâm"Không thích thì tắt TV!". Nghệ sĩ hài có cần vỗ tay không? Dĩ nhiên là có, Nhưng khi họ đã đạt tới đỉnh cao thì tiếng vỗ tay không còn quyến rũ họ như lúc ban đầu. Vỗ tay hay không đối với nhiều danh hài không còn quan trọng bằng những hợp đồng béo bở. Trấn Thành là một trong những danh hài dám xác nhận điều này khi công khai tuyên bố rằng “Nếu không thích xem Trấn Thành diễn bạn cứ tắt TV.”

Hài kịch có lẽ là loại hình dễ thu hút khán giả Việt Nam nhất. Người bình dân có thu nhập thấp là lớp khán giả trung thành của hài kịch. Sau những giờ phút vất vả mưu sinh, hài kịch giúp cho họ đẩy ra ngoài cơ thể những phiền muộn trong cuộc sống. Đối với người trung lưu có chút ít tiền của, hài kịch là thể loại giải trí tuyệt vời vì tiếng cười trên sân khấu không những giúp họ lấy lại thăng bằng trong cảm xúc mà ở những vở kịch hay, nội dung của nó theo chân người xem về tới tận nhà để lại những phê phán thói hư tật xấu của xã hội giúp cho người ta có cái nhìn nhân bản hơn trong đời sống.

Hài kịch được viết và trình diễn như những vở diễn ngắn gây cười khi sân khấu chuyển cảnh. Tuy ngắn nhưng muốn hay và khiến khán giả bật lên những tràng cười hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng. Một vở hài kịch sống lâu với thời gian đòi hỏi tính hài hước trên từng câu thoại, người diễn phải có duyên và lột hết những điều mà kịch bản đưa ra bằng kinh nghiệm của từng người. Nội dung một vở hài kịch thường được cân nhắc xử lý qua tài năng của mỗi tác giả. Hài kịch không có nhiều đề tài và có lẽ vì thế tác giả thể loại này ngày càng hiếm hoi cho tới ngày gần như biến mất khỏi sân khấu.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

CSVN muốn “tiêu diệt mọi dấu tích văn hóa-nghệ thuật của một nửa đất nước trước 1975”

Hạ Trắng - Sau khi “cởi trói” cho “Ly rượu mừng”, Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa ra quyết định tạm... trói lại năm ca khúc trước 1975 là "Con đường xưa em đi", "Chuyện buồn ngày xuân", "Cánh thiệp đầu xuân", “Rừng xưa”, “Đừng gọi anh bằng chú” để “thẩm định lại dị bản, tên tác giả, ca từ”.

Tuy nhiên, công luận đều cho rằng việc “thẩm định lại dị bản, tên tác giả” chỉ là trò bịa đặt, không có căn cứ mà mục tiêu chính là nhằm bức tử các ca khúc vốn thuộc vào hàng tinh hoa của nền nhạc Miền Nam trước năm 1975. Điều này thể hiện thái độ hằn học, thù ghét, sự ngu dốt và cả mặc cảm của chế độ Cộng sản đối với chế độ VNCH.

Dưới chế độ VNCH, nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đã đạt đến trình độ đỉnh cao. Các tên tuổi nhạc sĩ, nghệ sĩ và những ca khúc trước 1975 dù bị bách hại, bức tử hay cấm đoán vẫn có sức sống mãnh liệt cho đến ngày hôm nay. Ngược lại, miền Bắc dưới sự cai trị của cộng sản thì các văn nghệ sĩ, từ họa sĩ đến nhà điêu khắc, từ đạo diễn đến nhà biên kịch, từ nhà văn cho đến nhà thơ, nhạc sĩ đến văn công đều phải phục vụ lợi ích cho mưu đồ chính trị. Nhiệm vụ duy nhất của họ là ca ngợi Hồ Chí Minh, ca ngợi đảng cộng sản. Các văn nghệ sĩ cộng sản hầu hết bị biến thành những tên đao phủ và các sáng tác của họ góp phần không nhỏ trong việc đẩy hàng vạn thanh niên ra trận để rồi chết cho cuộc chiến phi nghĩa này.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Khi con người giữ lại

tuankhanh - Tháng 1/1995, khi ông Võ Văn Kiệt ký văn bản số 406-Ttg, ra lệnh không được đốt pháo trên cả nước. Không những pháo trong hiện thực bị săn lùng và hủy diệt, mà ngay cả pháo trong trí tưởng cũng bị ngăn chận. Ít lâu sau đó, trong một lần đưa ca khúc Bài Ca Tết Cho Em (sáng tác: nhạc sĩ Quốc Dũng) vào chương trình sản xuất CD mùa xuân, một biên tập viên đã than thở rằng Sở Văn hóa Thông tin ở Sài Gòn nói phải sửa lại lời, vì có chữ “pháo”, nghe nhạy cảm với một loại hình sản phẩm đã bị cấm.

Những chuyện hài hước như vậy, không bao giờ thiếu trong một nền văn hóa bị kiểm duyệt theo chỉ đạo, và cũng theo tính trung thành đến bại hoại của những nhân viên kiểm duyệt tại Việt Nam, kể từ sau 1975.

Một buổi sáng, khi đọc bản tin về chuyện 5 ca khúc có từ nửa thế kỷ trước bị lại cấm lưu hành, nhiều người dân đã tỏ ý bất bình. Nhưng với giới văn nghệ đã tận mặt sống và quay quắt trong các sợi xích kiểm duyệt từ suốt nhiều năm thì lại khác. Phản ứng thường là một nụ cười mỉa, và gật gù như của một anh bạn “đến giờ này mà vẫn còn bệnh hoạn như vậy à?”

Năm ca khúc đó, bao gồm Cánh thiệp đầu xuân (tác giả Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). Như bao lần, những người “làm” văn hóa của Nhà nước vẫn giải thích mơ hồ, thậm chí ngớ ngẩn như dừng lưu hành để tìm tên tác giả chính xác. Một quan chức nhà nước, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời, nói rằng ông băn khoăn vì không biết ý nghĩa lời hát “cuộc chiến” nằm trong Con đường xưa em đi, là cuộc chiến nào.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Sinh mạng chính trị của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa có thể chỉ còn đếm từng ngày?

Hương Khê - Mấy hôm nay, sau loạt bài của báo Thanh Niên nhắm vào lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa yêu cầu làm rõ những bí ẩn trong việc bổ nhiệm “thần tốc” cô Trần Vũ Quỳnh Anh, từ một người chỉ có bằng Cao đẳng Công nghệ Thông tin, được nhận vào làm chân Tạp vụ năm 2008, chỉ sau 7 năm, cô này đã có những “bước tiến vĩ đại” trên con đường “quan lộ” của mình. Chẳng những là được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng không qua thi tuyển và không minh bạch, không đúng chuyên ngành được đào tạo, mà cô gái “tuổi trẻ tài cao” này còn được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ của Sở Xây dưng.

Chỉ trong thời gian ngắn, vừa đi học vừa nghỉ sinh, mới ngồi vào chức Trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Trần Vũ Quỳnh Anh đã được Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa cử đi học lớp Cao cấp Lý luận Chính trị. Sau khi tốt nghiệp, được tỉnh Thanh Hóa làm quy trình để bổ nhiệm Phó giám đốc sở này.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Bồi thường 10 tỷ đồng cho ông Huỳnh Văn Nén, nhà tù khổng lồ này vẫn nợ hàng triệu tù nhân khác

Ông Huỳnh Văn Nén. Hình Vietnamnet
Hạ Trắng - Như vậy là sau nhiều lần thương lượng đền bù, cuối cùng TAND tỉnh Bình Thuận cũng ra quyết định bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén với số tiền tổng cộng 10 tỷ đồng. Số tiền bồi thường này bao gồm: tổn thất về tinh thần, thu nhập thực tế bị mất, tổn hại về sức khỏe và các khoản thiệt hại khác.

Quyết định bồi thường oan sai cho ông Nén được bà Nguyễn Hiệp Hòa – Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận ký vào ngày 16/1/2017. Nhưng không hiểu lý do gì, gần 2 tháng sau (ngày 7/3), đại diện của TAND tỉnh này mới trao cho ông Huỳnh Văn Nén tại UBND thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Quyết định này còn nêu rõ, ông Nén có thể khởi kiện đến cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu không đồng ý với quyết định bồi thường oan sai nói trên. Trong trường hợp ông không khiếu nại và “nếu không có gì thay đổi” thì mười lăm ngày nữa ông Huỳnh Văn Nén sẽ nhận hơn 10 tỷ đồng là khoản bồi thường oan sai và những năm tháng ngồi tù của ông.

Ông Nén bị cáo buộc là hung thủ trong 2 vụ giết người - cướp tài sản xảy ra vào các năm 1993 và 1998. Sau đó lần lượt ông được xác định là bị oan trong cả 2 vụ án này.

Sau gần 18 năm ngồi tù oan, cuối năm 2015, ông Nén được phóng thích và TAND Bình Thuận phải công khai xin lỗi ông tại địa phương. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Những đóa hoa nở giữa khô cằn

...Còn hàng ngàn những người phụ nữ vô danh khác mà tôi không thể biết hết nhưng tin rằng họ đang có mặt ở mọi nẽo đường đất nước. Họ chỉ âm thầm, âm thầm và âm thầm, họ chẳng khua chiêng múa trống gì cả. Họ làm cũng chẳng phải để đánh bóng tên tuổi. Chính những người đang âm thầm làm việc này, với đôi chân miệt mài, đôi bàn tay chỉ biết cho mà không biết nhận, trái tim nhân ái sẽ là một phần tạo nên Việt Nam xinh đẹp mai sau...

Em Bụi - Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, tôi viết này xin dành riêng cho những người mẹ, người chị đã và đang âm thầm tranh đấu để mong sớm có được tương lai tươi sáng cho đất nước Việt Nam. Trong bóng đêm độc tài, bên cạnh những nỗ lực cho tự do, dân chủ, còn có nhiều người lầm lũi để tìm mọi cách có được những đóng góp nhỏ nhoi để xoa dịu nỗi đau trước mắt của người dân khốn khổ và làm cho đất nước, con người Việt Nam có được một chút gì tốt đẹp hơn.

Xã hội Việt Nam, ngoài những kẻ buôn dân bán nước, những người vô cảm thờ ơ với nỗi đau của dân tộc, vẫn có những người dấn thân vô danh. Không ai biết đến mình nhưng họ bền bỉ, độc lập, không phụ thuộc vào nhà cầm quyền hay bất cứ tổ chức đoàn thể nào, mặc dù nhiều người cho rằng việc làm của họ là những hành động muối bỏ biển.

Đầu tiên phải kể đến người phụ nữ tên Bích Diễn (quê miền Tây) đã dành dụm 150 triệu đồng để mua một chiếc xe ôtô làm xe cứu thương chở bà con đi bệnh biện miễn phí tại Hồng Ngự, Đồng Tháp. Nhờ xe cứu thương miễn phí của chị, mà người dân nghèo nơi đây đã bớt lo lắng, bởi chỉ cần gọi tới đường dây nóng là sẽ có xe đưa đi bệnh viện ngay tập tức. (1)
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Xin ngã nón chào những người phụ nữ

tuankhanh - Tháng 12/2015 khi có tin tức nhạc sĩ Việt Khang mãn hạn tù. Tôi đón nghe được trên đài phát thanh giọng nói của bà Vân, mẹ của Khang về ngày được tự do của con mình. Đó là một giọng nói gây nhiều xúc động, dễ làm người nghe nghĩ ngợi.

Bà Vân có giọng nói đặc trưng của một người phụ nữ miền Tây Việt Nam. Chân chất và hiền hậu. Bà mừng và run run nói về đứa con trai của mình, rằng bà tôn trọng những quyết định của Khang. Với hai bài hát của mình, nhạc sĩ Việt Khang phải chịu bản án 4 năm tù và 2 năm quản chế và bị coi là tội phạm nguy hiểm khi dám đặt câu hỏi với ngành công an Việt Nam rằng “Xin hỏi anh là ai? Sao bắt tôi - tôi làm điều gì sai?” Thế nhưng khi nói trên sóng radio, dẫu có chút ngập ngừng, bà vẫn nhỏ nhẹ rằng “tôi nghĩ Khang nó thấy cái gì đúng thì nó làm”.

Rất nhiều ngày sau đó, thậm chí cho đến khi gặp được bà, tôi vẫn không thể hiểu rằng sức mạnh nào trong người phụ nữ nhỏ bé và không cậy nhờ nhiều đến chữ nghĩa đó, lại có thể nói một điều hết sức giản đơn nhưng có một sức mạnh như sấm động, rằng cái đúng thuộc về trái tim và lý trí. Cái đúng vẫn y như vậy dù người đứng về phía nó có phải chịu tù đày. Cái đúng nằm trọn trong nhân dân, nằm trọn trong trái tim của người mẹ phủi chiếc áo nâu, đứng dậy và kiêu hãnh về con mình.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào...

Người dân phát hiện, công an đăng tin, cộng đồng mạng tìm ra thủ phạm 

Danlambao - Vào ngày 5/3/2017 trang mạng Công An Nhân Dân (CAND) đăng bài báo “Nữ du khách phá hoại mai anh đào khiến người Đà Lạt giận dữ”. (1) Bài báo này lấy thông tin từ Facebook của anh Ngô Anh Tuấn (2) và các công an còn đảng còn mình, chuyên gia điều tra phản động chỉ kết luận được đây là một "nữ du khách".

Khi thấy một cây anh đào đang nở rộ hoa bên đường, theo lời kể của anh Tuấn mà CAND đăng lại thì:

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Diễn văn Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc tại Lưỡng Viện Quốc Hội ngày 28-02-2017 (Phần 2)



Nguyễn Hùng - Thưa anh chị em các nơi, 

Đây là phần hai của bài diễn văn Tổng Thống Mỹ, ông Donald Trump, đọc trước lưỡng viện Quốc Hội Mỹ đêm 28/02/2017, rất quan trọng cho không những hầu như tất cả các nước trên thế giới kể cả Tàu và Việt Nam. Đường lối và cách xử sự của Mỹ trong 4 năm tới và xa hơn là 8 năm tới đều được ông Trump gói gém trong bài diễn văn rất bao quát này.

Người dân Việt chúng ta hầu hết đều bị chi phối bởi những gì đang xảy ra trên chính trường Mỹ, nhất là nhà nước độc tài chuyên chế của đảng cộng sản VN càng bị chi phối nhiều gấp bội vì họ không còn thế lực thiên tả tại Mỹ bao bọc nhự họ đã từng được, hết Clinton rồi đến Obama, bao che hà hơi tiếp sức để họ mặc sức làm giàu trên xương máu người dân, trên tài nguyên và luôn cả đất đai cùng biển cả (giao cho cha chú Tàu quản lý xây căn cứ quân sự bảo vệ hai đảng Tàu Việt).
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Tổng biểu tình ngày 5/3/2017

Danlambao - Sáng chủ nhật ngày 5.3 người dân các tỉnh thành bao gồm: Sài Gòn, Buôn Mê Thuột, Biên Hoà, Nghệ An, Hà Tĩnh cùng đồng bào hải ngoại đã đồng loạt xuống đường phản đối Formosa. Dưới đây là những video, hình ảnh CTV Danlambao đã tổng hợp trên các trang mạng xã hội.

Tại Hà Tĩnh

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Diễn Văn Tổng Thống Donald Trump đọc tại lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 28/02/2017 phần 1



TiengNoiViDan - Theo các chuyên gia đánh giá đây là bài diễn văn đầy tâm huyết sau hơn một tháng nhậm chức của Tổng Thống Donald Trump. Mặc dù chưa được các nghị sĩ đảng Dân Chủ đón nhận nồng nhiệt, nhưng với kết quả thăm dò của CNN vừa công bố mới đây cho thấy, phần lớn khán giả đã có thái độ tích cực với bài phát biểu nầy. Ông Vincent Michelot, một chuyên gia phân tích người Pháp, cho ý kiến đây là bài phát biểu đúng với tư cách Tổng Thống nhất so với những bài diễn văn trước đây trong thời kỳ tranh cử và nhậm chức của Tổng Thống Donald Trump. Còn tờ Washington Post thì nhận định rằng Tổng thống Donald Trump phát biểu tại lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 28/02/2017 thì với một thái độ “nghiêm túc và hoà hoãn”.

Clip có phụ đề tiếng Việt: Hung Nguyen
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Chủ nhật - Dậy mà đi!

Bắc Phong - Thơ cho cuộc biểu tình toàn quốc ngày 5-3-2017

hỡi những ai người Việt Nam yêu nước
trước dã tâm của bọn bành trướng Bắc phương
mưu mô thâm độc xâm chiếm biển đảo quê hương
đang thấy lòng sục sôi căm phẫn
hãy sẵn sàng Chủ nhật - dậy mà đi!

hỡi những ai người Việt Nam yêu nước
trước hành động thô bạo công an tùy tiện bắt giam
những người đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền
đang thấy lòng sục sôi căm phẫn
hãy sẵn sàng Chủ nhật - dậy mà đi!

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

Không còn cộng sản - Việt Nam mới hồi sinh

Lý Trần Công - Ngày 24/2 tại Hà Nội, trong cái gọi là Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017, trước các đảng viên, Nguyễn Phú Trọng kẻ cầm đầu đảng đọc bài phát biểu rập khuôn ngôn từ, sáo rỗng, lý luận loanh quanh chẳng lóe lên được phương cách hành động gì hữu hiệu để cứu đảng. Ngược lại để cứu đồng bọn ông tổng bí thư phát biểu trong một đoạn vuốt ve tình cảm mà người dân rất chú ý nguyên văn như sau:

“Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình; không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người!”

Đọc đến đây người dân cảm thấy đúng là ông Nguyễn Phú Trọng rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình không muốn kỷ luật đồng chí, đồng đội của ông ta. Bởi vì nói trắng ra từ ông tổng bí thư xuống cho đến ông bí thư xã chẳng kiếm ra được ai trong sạch, vì nước vì dân cả, không tham nhũng thì tham ô, không tàn bạo đánh đập dân thì cũng quan liêu, trịch thượng… Vậy nên cứ hở ra mà kỷ luật, cách chức thì lấy ai mà làm việc và bảo vệ đảng, ông tổng bí thư Trọng quả là đang rất khổ tâm và đau xót.

Chưa lúc nào mà đất nước điêu linh và mạng sống toàn dân bị đe dọa tước đoạt ngay trong thời bình như lúc này. CSVN đã rước “con quái vật” Formosa vào Việt Nam để hủy diệt dân lành, mà những kẻ trực tiếp chịu trách nhiệm chính là Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Hoàng Trung Hải và một số các quan chức cấp thấp khác cùng tiếp tay. Ngày 17/2/2017 Formosa vẫn tiếp tục phun nọc độc ra biển miền Trung, người dân đang chờ ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giữ lời hứa nếu Formosa vi phạm xả thải sẽ bị buộc phải đóng cửa nhà máy này. Tuy nhiên ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nối gót thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệm kỳ trước mạnh miệng tuyên bố nhưng khi biết mình “hố” thì dở trò im lặng là vàng. Trước đó ba ngày vào ngày 14 tháng 2, Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục cùng hơn 1000 ngư dân và cũng là giáo dân thuộc Giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh khởi hành từ Nghệ An đến Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh để nộp đơn khởi kiện Công ty Hưng nghiệp Formosa. Sau khi nhận được lệnh đàn áp dân từ trung ương, tỉnh Nghệ An đã lệnh cho công an các loại phối hợp với côn đồ dùng đến bạo lực, lựu đạn cay để trấn áp người dân chỉ vì họ đi khiếu kiện Formosa đòi bồi thường thỏa đáng. Máu người dân vô tội đã đổ và kẻ chịu trách nhiệm cao nhất cho việc này không ai khác hơn chính là Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Sau sự kiện người dân đổ máu, ngày 14/2 đã tiếp thêm sự tự tin cho con quái vật Formosa mọc thêm đầu thêm tay để chỉ ba ngày sau họ tiếp tục xả thải giết chết biển miền Trung.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Từ chuyện "giải phóng vỉa hè" của Đoàn Ngọc Hải đến bản chất cáo lừa của cộng sản và tâm thức hồ hỡi của một số người bị cai trị


Clip tổng hợp bởi Nhật Phong (Danlambao). Nguồn từ các clip của Tuổi trẻ online, VNExpress.

Vũ Đông Hà - Bản chất của cộng sản trước sau vẫn như một: đưa ra những mục tiêu, bề ngoài tốt đẹp, đánh vào một khát vọng của quần chúng để mị dân. Bản chất thật của chúng, của những tên tự xưng là đại diện cho giai cấp vô sản, tận tụy phục vụ nhân dân lại một lần nữa lộ hàng và hiện rõ trên người của Đoàn Ngọc Hải: cái đồng hồ Patek Philipe và cái phôn Vertu trị giá cả trăm ngàn đô la.

Khi một tập đoàn cầm quyền đã vô trách nhiệm hay là đồng phạm trong một thời gian dài đối với những vấn nạn của xã hội thì người dân than oán và phải sống với "lũ". Nhưng khi cũng chính tập đoàn này bắt đầu có một động thái như-thể-là đáp ứng với một nguyện vọng nào đó của quần chúng thì nhiều người đã vỗ tay hoan hô, phấn khởi. Đó là tâm thức nô lệ, chẳng khác gì bao năm đói rét được kẻ cai trị quăng cho một miếng bánh mì và một tấm chăn mỏng manh nhưng nhiều màu sắc.

Tâm thức này phản ảnh rõ rệt qua hiện tượng "giải phóng vỉa hè" của Đoàn Ngọc Hải.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Chí Phèo Đoàn Ngọc Hải

Người Quan Sát - Tiếp nối "công trình mị dân" được đảng cộng sản từng bước "triển khai" từ đầu năm, Phó Chủ tịch Quận 1 thành hồ là Đoàn Ngọc Hải đã lên đồng tại vỉa hè Hồ Chí Minh. Hình ảnh ông quan phó thân chinh cầm còi, nhăn nhó xuống đường phát động chiến dịch giải phóng vỉa hè Hồ Chí Minh đã gây nóng vỉa hè dưới đất cũng như trên mạng trong nhiều ngày qua.

Thay vì đưa lên chương trình, kế hoạch và sau đó để cho những bộ phận trách nhiệm thi hành, ông quan phó đã xăng quần, lội xuống lề đường thân chinh trận mạc làm sạch bóng quân thù đang bám đường mà sống.

Khác với các diễn viên khác, đóng tuồng một tích tắc rồi chuồn, quan phó Đoàn Ngọc Hải đã khẳng định rằng không làm kiểu "bắt cóc bỏ đĩa". Quan phó sẽ tiến hành liên tục trong suốt năm, đến khi nào hoàn tất được sự nghiệp giải phóng vỉa hè Hồ Chí Minh để trả lại cho dân Sài Gòn mới chịu thôi. Sự nghiệp này được tổng tấn công theo tinh thần:

Đánh cho quán cút, tiệm nhào
Đánh cho chết mẹ đồng bào bán rong.

Những người bán rong này trong nhiều năm qua đã đóng tiền mãi lộ cho các côn an côn đồ, các quan nhớn, quan nhỏ để lê la bên đường Hồ Chí Minh kiếm sống, bây giờ nhờ ơn bác đảng nên cuộc đời hàng rong đã được giải phóng.

Trong chiến dịch giải phóng này, cũng giống các đồng chí ngày xưa từ trên rừng nhào xuống đồng bằng, chiếm cứ đạp đồng đài của miền Nam, quan phó thay vì cầm súng thì cầm phone Vertu thứ xịn, đeo đồng hồ Patek Philipe thứ siêu để mắng sa sả vào mặt người dân đang kiếm sống. Hoàn toàn không có quy trình đâu là điều khoản pháp luật, đâu là nghĩa vụ lập biên bản và đâu là phần xét xử. Tất cả được hành xử như một ông trời con quan lại thời phong kiến. Trong khi đi hò hét giải phóng vỉa hè Hồ Chí Minh, chính Đoàn Ngọc Hải đã là một người không biết thượng tôn pháp luật.

Ông quan chí phèo này vung miệng gọi dân bằng nó ("ở đây nó biết rồi, nó dọn hết rồi... Đấy! Anh em báo hết rồi. Tôi nói các đồng chí, cứ như thế này thì bao giờ mới làm được").
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Thư gửi Nghị viên văn hóa thành phố Vienna

Cu Tèo - Nguyễn Bá Chổi - Kính gửi Ông Andreas Mailath-Pokorny, nghị viên phụ trách văn hóa Hội đồng Thành phố Vienna, Áo Quốc.

Thưa Ngài,

Trước hết cháu xin tự giới thiệu cháu tên là Cu Tèo, công dân nước Việt Nam đang bị Cộng Sản ở đây gọi là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa…” 

(Cháu xin lỗi Ngài, cháu đã không dám viết đầy đủ cái gọi là “tên nước” này, vì để hai chữ Việt Nam đứng sau cái chủ nghĩa thổ tả ôn dịch côn đồ mất dạy... đã bị vứt vào đống rác ngay tại cái nôi đẻ ra no kia là một điều đại sỉ nhục đối với tiên nhân dân tộc cháu đã dựng nên tổ quốc từng một thuở vang tiếng minh châu trời Đông)

Thưa Ngài, Hôm nay cháu mạo muội mổ cò thư này trước hết là để cảm ơn Ngài đã cho đình chỉ dự án dựng tượng Hồ Chí Minh để cứu xét lại các căn cứ do nạn nhân ông Hồ đưa ra hầu đi đến quyết định cuối cùng là tạm thời đông đá, hay là vĩnh viễn đập đầu, đá đít, đuổi đi…

Và sau là vì Ngài chưa dứt khoát về số phận của tượng Hồ, có nghĩa là sau thời gian tạm thời đông đá, Hồ có thể hoặc là đứng đó, hoặc là bị đập đầu, đá đít, đuổi đi. Mà như Ngài biết, sỡ dĩ tượng Hồ đang bị Hội đồng Thành phố bắt đông đá là vì tiếng la ó phản đối của hàng triệu nạn nhân từ khắp năm châu, đòi Hồ không được đứng đó, mà phải đập đầu, đá đít, đuổi đi…

Nên để giúp Ngài có thêm căn cứ vững chắc, không thể chối cãi, đáng tin cậy nhất, mà quyết định một cách dứt khoát, không oan sai chút nào, về số phận tượng Hồ sau khi kinh qua thời kỳ đông đá tạm thời mà Hội đồng Thành phố Vienna vừa ra quyết định, cháu xin đề nghị Ngài gặp phỏng vấn một số nhân vật sau đây.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Trò hề mị dân của côn an!?

Diễn viên nam là tài tử Thiếu tá côn an Đào Thế Đông, đội phó Đội 6 thuộc PC45 Côn an tỉnh Kiên Giang. Diễn viên gái là Lê Thị Tuyết Hà.
Vũ Đông Hà - Có lẽ để "học tập" theo tấm gương "chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình" của Nguyễn Phú Trọng, 1 câu chuyện rất "nhân tình" được diễn rất (nhiều) mùi và quảng bá trên nhiều sân khấu lề đảng trong mấy ngày qua.

Diễn viên nam là tài tử Thiếu tá côn an Đào Thế Đông, đội phó Đội 6 thuộc PC45 Côn an tỉnh Kiên Giang. Diễn viên gái là Lê Thị Tuyết Hà.

Nội dung vở kịch được tường thuật lại bởi báo lề đảng như sau:

"Vào sáng 22-2, khi qua đoạn đường Phan Thị Ràng thuộc phường An Hòa, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, thiếu tá Đông nhặt được chiếc ví bên trong có 20 triệu đồng, 100 USD, 1 Iphone 6, 1 thẻ ATM và nhiều tài sản có giá trị khác. Hy vọng người đánh rơi sẽ quay lại tìm nên thiếu tá Đông kiên nhẫn ngồi bên lề đường chờ khoảng 30 phút nhưng không thấy ai đến. Sau đó, thiếu tá Đông đến cơ quan báo cáo sự việc với lãnh đạo đơn vị. Với những thông tin có được trên giấy tờ trong ví, PC45 nhanh chóng liên lạc được với chị Hà và đề nghị đến đơn vị nhận lại tài sản đã đánh rơi." (1)

Khung cảnh dàn dựng phải nói là... chạm ngõ cả lòng lợn, tê tái thịt da: 

Lề đường đồng chí côn an 
ngồi chong ngóc ngó như đang chờ mèo...

Điều ngồ ngộ là trong ví này có cái iPhone của mợ Tuyết Hà. Thông thường thì người mất phôn sẽ mượn phôn người khác để gọi lại số của mình để xem có ai bắt nghe không. Đằng này phải chờ "với những thông tin có được trên giấy tờ trong ví, PC45 nhanh chóng liên lạc được với chị Hà và đề nghị đến đơn vị nhận lại tài sản đã đánh rơi."

Đến sáng hôm sau, mợ Hà ngụ tại phường Tân Phú, quận 7, Sài Gòn mới lọc cọc đến Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) ở Kiên Giang để nhận lại tài sản được cho mất.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Thành phố Wien (Áo quốc) ngưng dự án xây tượng HCM

MÜNCHEN (CTM Media) – Theo bản tin ra ngày 23 Tháng Hai 2017 của báo Kronen (Áo quốc), sau làn sóng phản đối và hàng ngàn cú điện thoại phản đối của độc giả khiến Ông Andreas Mailath-Pokorny, người phụ trách Văn Hóa trong Hội Đồng Thành Phố Wien (thuộc đảng Xã Hội SPÖ) phải dừng dự án “dựng tượng Ho Chi Minh, kẻ giết người hàng loạt “, một dự án gây nhiều tranh cải.

Bà Phát Ngôn Viên của ông Andreas Mailath-Pokorny đã tuyên bố vào chiều thứ Năm 23.02.2017 rằng: “Thành Phố đã chận đứng dự án xây dựng khu tưởng niệm”.

Chính xác là dự án bị chính quyền cho “đông đá “. Nữ phát Ngôn Viên nhấn mạnh:” Nền tảng quyết định cho dự án sẽ được thẩm định lại “. Ngoài ra phải có những quy định rõ ràng để tương lai tránh việc xây dựng những tượng đài không lệ thuộc vào giá trị mỹ thuật hay chính trị văn hóa và không liên quan gì đến thành phố Wien.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Đảng cộng sản đã phung phí tiền dân và tài sản quốc gia như thế nào qua các dự án của tập đoàn TKV

Danlambao - Trong 10 năm qua, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bỏ ra tổng cộng hơn 2.66 tỷ USD vốn đầu tư, mắc nợ 3.5 tỷ USD cho nhiều dự án khai thác bauxite, nhôm, than và trụ sở và đến bây giờ vẫn chưa thu lại lợi nhuận đáng kể nào từ các dự án.

"Thành tích" này là "nhờ" được Bộ Chính trị đảng CSVN "quyết", Quốc hội bù nhìn của đảng "phê" và toàn bộ các quan chức nhà nước của đảng "ăn" và "phá".
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Vì sao họ hát nhạc đấu tranh?

Hiệp Lê (trái) và Kim, chị họ của anh. Hình facebook
Cát Linh - ​Nếu Lịch sử Việt Nam có những vị anh hùng trẻ tuổi như Trần Quốc Toản, Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm bằng sức khoẻ, mưu lược và lòng yêu nước, thì ngày nay, Việt Nam có những thanh niên bày tỏ sự bất bình trước những bất công của xã hội bằng tiếng hát. Hơn ai hết họ hiểu rõ sự nguy hiểm có thể xảy đến bất cứ lúc nào, nhưng họ vẫn hát, vẫn chọn những ca khúc đấu tranh để nói lên tiếng nói của tuổi trẻ.

Gần đây, đoạn video clip về chàng thanh niên hát trên đường phố ca khúc “Việt Nam tôi đâu” của nhạc sĩ Việt Khang được loan truyền trên mạng xã hội với số người xem ngày càng nhiều.

Cát Linh trò chuyện với chàng thanh niên ấy để tìm hiểu vì sao các bạn trẻ ngày nay chọn hát những nhạc phẩm đấu tranh bị cho là “phản động” mà không lo sợ?

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Năm mới, lú mới

Nguyễn Bá Chổi - Năm mới, bác Cả Trọng nhà ta lại phòi ra cái lú mới, ấy là ngày đầu xuân, đi du hý bờ hồ Tây, bác bày trò ôm con nít nhà người ta.

Ôm con nít nhà người ta với nụ cười toe toét, hồ hởi phấn khởi như bác (TBT) ấy đi Tàu mới về, trong ngày đầu Xuân thế kia, cớ sao lại bị coi là lú?

Chỉ có bọn phản động chọc phà tổ Bìm Bịp, chứ không ai lại dám cả gan đi “xuyên toạc”, tức là xuyên suốt và nói toạc móng heo ra cái lú của người mệnh danh cầm đầu một băng đảng của bốn triệu băng viên nhưng thực tế nắm quyền sinh sát dân cả nước xấp xỉ một trăm triệu người.

Cái lú thứ nhất, là nếu không bị nhìn tấm hình đại lú ở trên, ngươi ta đã quên mất, hay ít ra đã không nhớ đến trong ba ngày Tết - vì “có kiêng có lành”, nhất là kiêng nhắc đến Cờ Sờ - chuyện cả Lú bôi tro trát trấu lên chính mặt mình khi cho công an bắt chị Trần Thị Nga đi tù khiến hai đứa bé 4 và 7 tuổi phải xa mẹ trong nhữ ngày thiêng liêng nhất của gia đình, tình mẫu tử, chỉ vì mẹ chúng phạm cái “tội” tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối công ty Formosa trong thảm họa môi trường miền Trung, trợ giúp dân oan khiếu kiện.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Phạm tội, lừa đảo, nói láo: hiệu trưởng và hiệu phó bị mất dạy

Tạ Thị Bích Ngọc 
Danlambao - Bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và hiệu phó Nguyễn Thị Hương của Trường tiểu học Nam Trung Yên, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã bị cách chức sau khi vụ việc gây tai nạn cho một em học sinh trong sân trường bị phanh phui.

Nạn nhân là cháu Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2 bị ô tô chở bà hiệu trưởng tông gãy chân trong sân trường. Sau đó bà hiệu trưởng này đã soạn ra một một "Phiếu Khảo sát" để ép các em học sinh phải khai gian cho bà ta là em Kiên bị té gãy chân.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Nếu xẩy ra chiến tranh Trung-Mỹ, TC thành tro

Phan Nguyên Luân - Một bài nhận định so sánh sự chênh lệch khá xa nếu chiến tranh xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Bài viết khá chi tiết và thực tiễn đã làm cho lãnh đạo Trung Cộng bị lật bài tẩy về sức mạnh quân sự, vì thế mà hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã chủ quản, gọi phân tích của các học giả Anh trên báo Independent là “ngông cuồng”.

Ngày 5/2/2017, nhật báo Independent đăng bài nhận định của tiến sĩ Peter Roberts, Giám đốc khoa học quân sự thuộc Viện Nghiên cứu Hoàng Gia Anh về Quốc phòng – An ninh (RUSI), so sánh một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Cộng ông Robert ví như “á thần Hy Lạp Achilles gặp các nông dân được tuyển mộ từ đồng ruộng. Có khác biệt lớn giữa những người từng tham gia chiến tranh trước đây (tức Mỹ-ND), và những người nông dân bỏ cuốc chuyển sang tập cầm súng”.

Tiến sĩ Roberts đưa ra nhận xét tinh tế hơn “Mỹ có thể tổn thất hàng nghìn quân, nhưng Trung Cộng sẽ bị đánh bại, và tan tành ra tro. Nếu Mỹ khai chiến, họ sẽ dồn tổng lực với sự quyết liệt và năng lượng không thể so sánh được.”

Cũng trong bài nhận định của tiến sĩ Roberts: “Mỹ có lợi thế cạnh tranh tổng thể nhờ vào sự ưu việt vượt bậc trong công nghệ, đồng thời đến từ sự gắn kết và phối hợp nhuần nhuyễn, được hình thành qua nhiều năm kinh nghiệm, giữa 4 lực lượng gồm Lục Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân”…

Kerry Brown, giáo sư học thuộc Viện nghiên cứu Trung Cộng Lau ở King’s College, London (Anh) khẳng đinh rằng “Mỹ sẽ thắng trong cuộc chiến giả định với Trung Cộng, và thắng một cách chớp nhoáng chứ không để chiến tranh kéo dài gây tổn thất cho quân đội và tiền bạc. Đối với kẻ địch mạnh, Hoa Kỳ không chơi trò mèo vờn chuột, Mỹ sẽ dứt điểm thần tốc để ổn định khu vực sau chiến tranh. Có điều, không ai có thể hình dung ra được lúc đó Trung Cộng sẽ thế nào? đi về đâu? và sự tổn thất kinh hoàng không thể ngờ được đến mức nào?”. Giáo sư viết một câu tô đậm chữ: “không chừng Trung Cộng sẽ diệt vong, sự biến mất một đất nước đông dân nhất trên địa cầu rất nhiều phần trăm xảy ra. Lúc đó nhân loại cũng bị ảnh hưởng chung và chấn động địa cầu về mọi mặt, và sẽ mất đi rất nhiều năm tháng mới hình thành lại trật tự thế giới sau khi đất nước Đại Hán không còn cơ hội treo cờ trắng”…

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Vụ học sinh bị tông gãy đùi: Hiệu trưởng từng cắt xén tiền ăn của học sinh

Tạ Thị Bích Ngọc
Dân Luận  - Vụ việc một học nam lớp 2 bị xe chở hiệu trưởng tông gãy xương đùi đang gây phản ứng mạnh trong dư luận. Mỗi ngày, càng có thêm nhiều người trong cuộc lên tiếng khẳng định có xảy ra sự việc trên. Cùng với đó, báo chí cũng lật lại hồ sơ cô hiệu trưởng này từng ăn chặn tiền của học sinh năm 2006.

Giáo viên đồng loạt tố cáo sự giả dối của hiệu trưởng

Theo VietNamNet, ông Trần Chí Dũng, phụ huynh của em Trần Chí Kiên cho biết vào ngày 1/12/2016, em Kiên (học lớp 2 tại trường tiểu học Nam Trung Yên) đang chơi trong sân trường thì bị một chiếc taxi tông mạnh làm em bị gãy xương đùi. Trong xe lúc này có bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và một cô giáo khác. Khi xảy ra sự việc, bà Ngọc đi thẳng lên phòng còn cô giáo đi cùng gọi bảo vệ đưa Kiên đi cấp cứu.

Sau đó, bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc khẳng định với báo chí là không hề có sự việc xe taxi chạy vào trong sân trường và em Kiên bị gãy xương đùi là do đùa giỡn té ngã. Thậm chí, bà Ngọc còn làm cả phiếu khảo sát toàn trường về vụ tai nạn này để chứng minh. Theo đó, kết quả khảo sát được báo cáo là 100% giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nam Trung Yên không nhìn thấy việc cháu Kiên bị taxi đâm phải trong sân trường.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Đạo đức của hiệu trưởng, cô giáo cũng ngang tầm với "đạo đức bác Hồ"

Danlambao - Việc cháu Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2 bị gãy chân do ô tô chở hiệu trưởng đâm phải ở sân trường trong giờ ra chơi và những thủ đoạn vừa bịp bợm, vừa ác độc của một hiệu trưởng cho thấy tấm gương "đạo đức" của Hồ Chí Minh đã được "học tập" như thế nào. Việc này cũng cho thấy thế hệ tương lai của đất nước đang được "đào tạo" bởi những thành phần ra sao.

Khi cháu Trần Chí Kiên của lớp 2A4 của Trường tiểu học Nam Trung Yên, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, bị gãy chân, nhà trường đã có một "Phiếu Khảo sát" viết ra cho em điền vào như sau:
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Nhà chức trách Nghệ An bỏ lửa sang tay người

Một số nạn nhân trong vụ đàn áp ngày 14/2/2017 ở Nghệ An
nguyentuongthuy - Trong dân gian có nhiều thành ngữ gần nghĩa nhau như “gắp lửa bỏ tay người”, “ngậm máu phun người”, “đổi trắng thay đen”, “vừa ăn cướp vừa la làng” v.v… Nhưng tội của mình nhưng lại đổ vấy cho người khác thì chưa có thành ngữ nào có thể diễn đạt chính xác nên tạm gọi là “bỏ lửa sang tay người” với ý nghĩa là lửa đang trên tay mình lại bỏ sang tay người khác (chứ không phải gắp từ chỗ khác bỏ vào).

Sau khi đánh giáo dân xứ Song Ngọc đi khiếu kiện bầm dập, nhà chức trách Nghệ An cho truyền thông địa phương mở chiến dịch vu cáo Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân đi khiếu kiện, đẩy giáo dân tới hành vi vi phạm pháp luật. Báo Nghệ An còn kiếm ra đâu được ông Tiến sĩ luật sư quốc doanh Nguyễn Trọng Hải nào đó đe rằng “Nếu không tỉnh táo, lựa chọn cách hành xử như diễu hành tụ tập, gây rối hoặc có những hành vi khác ảnh hưởng đến trật tự chung thì những người tham gia dễ rơi vào những hệ lụy pháp lý như cấu thành “Tội gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự (1999) hoặc “Tội chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự (1999) cũng như những tội danh khác được quy định trong Bộ luật Hình sự”.

Truyền hình Nghệ An cho một phát thanh viên nữ trẻ, cáo buộc Linh mục Nguyễn Đình Thục và xuyên tạc việc giáo dân Giáo xứ Song Ngọc đi khiếu kiện với giọng xách mé, rằng “Cuối và chiều nay, Nguyễn Đình Thục cùng một số phần tử cực đoan đã kích động đoàn người đi khiếu kiện tấn công lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ....”
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Ngày Valentine màu đỏ

Kính Hòa - Ngày lễ Valentine, vốn có màu đỏ, màu đỏ của hai trái tim yêu nhau. Năm nay tại Việt Nam, màu đỏ đó còn là màu máu của dân chúng Quỳnh Lưu, Nghệ An, đi biểu tình đòi quyền lợi, bị công an đàn áp. Dùi cui đã vung lên, lựu đạn cay đã ném ra và máu đã đổ.

Blogger Cánh Cò mở đầu ngày hôm ấy bằng sự chờ đợi những hình ảnh tươi đẹp của ngày tình yêu trên mạng xã hội, nhưng đã phải xem đến 10 đoạn phim cảnh đoàn người biểu tình bị đánh đập.

Trong bài viết Valentine cho một đoàn người, blogger Cánh Cò nhìn thấy trong đoàn biểu tình có hàng trăm thanh niên nam nữ, mà vào ngày lễ tình yêu, lẽ ra họ không đi bộ hàng trăm cây số, đương đầu với bạo lực như vậy.

Tôi tin những thanh niên nam nữ trong đám đông ấy không quên hôm nay là ngày tình nhân, ngày của người yêu nhau. Bởi yêu nhau, họ xuống đường tìm lời giải đáp của hệ thống công lý trên đất nước này và rồi họ sẽ có câu trả lời cho những gì mà họ mong đợi. Đừng nghĩ là họ bị dẫn dắt hay giật dây, suy nghĩ như vậy là dại dột và kiêu ngạo. Những con người trẻ trung ấy chính là mầm sống của tương lai, họ đã dám thoát ra khỏi đám đông hưởng thụ để cùng kề vai vác cây thánh giá nặng trĩu sợ hãi, tù đày, sách nhiễu và bạo loạn. Tôi thấy màu hồng của tình yêu không diễn tả hết ánh mắt của những người trẻ hôm nay, trong cuộc xuống đường này. Họ bừng lên sắc đỏ của nhiệt huyết, thứ mà khi yêu nhau người ta sẽ thấy trong mắt của nhau.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Đoàn người đi kiện Formosa bị tấn công

Đoàn người từ 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ tỉnh Nghệ An, đã quyết tâm đi bộ trên đoạn đường dài gần 200 km để nộp đơn kiện Formosa, ngày 14/02/2017. (Ảnh: Tin Mừng cho Người nghèo)


VOA - Linh mục và ngư dân trong đoàn hàng trăm người đi khiếu kiện Formosa cho VOA biết họ đã bị tấn công “tàn nhẫn”, nhiều người “sống dở chết dở” khi đang trên đường, đi bộ đến Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để nộp đơn kiện Formosa, công ty đã gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường ở vùng biển miền Trung, khiến người dân mất nguồn sinh kế.

Tin cho hay sau khi các xe hợp đồng bị chính quyền ngăn cản, đoàn người từ 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ tỉnh Nghệ An, đã quyết tâm đi bộ trên đoạn đường dài gần 200 km để nộp đơn kiện. Tuy nhiên, họ đã bị tấn công khi đến xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Linh mục Nguyễn Đình Thục, người dẫn đầu đoàn giáo dân là nạn nhân của Formosa, cho VOA biết:

“Cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông và an ninh mặc thường phục đã tràn ra và tất cả khoảng mấy trăm đến cả ngàn người tràn ra vây bắt tôi và đánh đập. Bà con giáo dân đến bảo vệ tôi thì nó bắt những người làm truyền thông cho lên xe và chở đi. Mấy xe ô tô của chúng tôi chở người, chở thực phẩm là nó câu đi hết”.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Valentine cho một đoàn người

Cát Linh - “Theo em biết người dân rất bức xúc, đặc biệt về môi trường, nhưng bức xúc hơn nữa là chính quyền công sản Việt Nam đã đánh đập người dân tàn bạo quá.”

“Mắt tôi cay cay khi thấy hình ảnh một bà cụ ngồi trong đoàn bộ hành đi đòi công lý, trên tay bọc 3 chiếc bánh mì. Bà gói theo lương thực làm của độ thân cho mình vì biết chuyến đi này sẽ không dừng lại ở 1 ngày đường.”

Đó là một trong hàng trăm dòng chia sẻ cảm xúc được truyền đến nhau vào cuối ngày hôm nay, ngày lễ tình nhân, ngày mà theo một số người theo dõi sự việc gọi là ngày “máu của người dân đã tẩm lên cánh hoa hồng”.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Thêm bằng chứng xài tiền ODA sai mục đích ở Việt Nam

Phạm Chí Dũng - Vào đầu năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi Úc để “khuyến mãi” nước ngoài mua nợ xấu. Nhưng có vẻ gương mặt ông Dũng đã xạm hẳn khi Thủ tướng Tony Abbott không những không quan tâm đến lời chào mua nợ xấu mà còn tuyên bố thẳng tay cắt giảm viện trợ đối với Việt Nam.

Năm 2016, sau vài chục năm “vay mượn, vay mượn ồ ạt cho đến khi sụp đổ,” ngân sách Việt Nam đã biến thành một tổ mối đúng nghĩa: tỉ lệ nợ công/GDP vượt xa giới hạn nguy hiểm, còn cộng đồng tài chính quốc tế thì thẳng tay “cấm cửa” vay mượn ODA đối với chính thể vừa hoan hỉ nhận tín dụng quốc tế vừa thẳng tay đàn áp nhân quyền.

Bằng chứng mới

Vừa có thêm bằng chứng cho thấy vốn ODA bị chi sai mục đích.

Tại một phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 22/12/2016, phía Chính phủ đã đề nghị dùng 4,482 tỷ đồng để cấp vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Trao đổi Thư tín: Việt Nam-Đất nước thiên đàng?

Một bức tranh sơn dầu hình con gà trống được bày bán trong một cửa hàng ở Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2017. AFP photo
Hòa Ái - “Thật đau xót khi nhớ lại hình ảnh hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên Biển Đông cách nay những 40 năm. Giờ đây, số phận của những phụ nữ và trẻ em của gia đình Chị Loan và chị Lụa trên chiếc thuyền nhỏ vừa bị cảnh sát Indonesia bắt giữ rồi sẽ ra sao? Tương lai của những người Việt trong nước sẽ về đâu khi đất nước bị các chiến lược mềm ‘loang da báo’ qua hình thức đầu tư, hợp tác mà bắt đầu bằng việc chính quyền Việt Nam cho phép Formosa xây dựng hệ thống khu chung cư cùng các công trình cơ sở hạ tầng và phụ trợ dành cho nhân viên của tập đoàn này?”
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Có chăng sư thay đổi dân chủ trong đảng CSVN?

nguoibuongio - Từ lâu trong dư luận xã hội Việt Nam vẫn có luồng hy vọng ở sự đột biến nào đó trong đảng CSVN. nhất là hy vọng có một nhóm hoặc một người lãnh đạo cao cấp nào đó có tư duy thay đổi chế độ như trường hợp của Trần Xuân Bách, uỷ viên Bộ chính trị.

Nhiều năm sau khi Trần Xuân Bách bị đảng kỷ luật và buộc phải rời khỏi bộ chính trị ĐCSVN vì có những tư tưởng nhen nhóm chút ít về đòi cải cách chính trị, mở rộng thêm đa nguyên, đa đảng. Từ đó một quãng thời gian dài Việt Nam mê mải theo đường lối của Trung Cộng và không ai nói đến thay đổi hay cải cách về chính trị. Người mang lại hơi thở thay đổi chút là ông Võ Văn Kiệt, nhưng đó cũng chỉ là những hơi thở thoáng qua.

Ở các khoá 10, 11 của đảng nổi lên hai nhân vật mà thiên hạ xì xào rằng họ có thể là những đột biến về chính trị, mang lại thay đổi dân chủ cho Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Nhưng cuối cùng thì cả hai người này đều rời khỏi chiếc ghế quyền lực đỉnh cao để về hưu và mọi thứ không có gì thay đổi.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Chị Bùi Thị Minh Hằng đã ra khỏi tù

Danlambao - Vào lúc 8h03p ngày 11/02, chị Bùi Thị Minh Hằng đã ra khỏi trại giam sau khi chấm dứt bản án tù 3 năm vì những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo và đòi hỏi quyền lợi cho dân oan.

Khoảng hơn 20 người ủng hộ chị Bùi Thị Minh Hằng đã từ Sài Gòn, khởi hành trên 2 xe để đến trại giam Gia Trung thuộc tỉnh Gia Lai để đón và thể hiện sự ủng hộ đối với chị Hằng.😊
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Lãnh đạo tốt, ắt phải biết xấu hổ trước hiện trạng đất nước

Tuankhanh - Trên trang facebook của mình, luật sư Lê Ngọc Luân có viết rằng ông đột nhiên nhận được rất nhiều câu hỏi, xin ý kiến, về việc phải làm sao khi bị công an bắt về đồn. Tóm tắt các thư và tin nhắn hỏi về vấn đề pháp lý, ông Luân nói mối quan tâm lớn của dân chúng chỉ là “Nếu bị bắt, phải làm thế nào để tự bảo vệ bản thân và không bị chết?”.

Không phải vô cớ mà ngày 8/2/2017, luật sư Lê Ngọc Luân phải giải đáp ngay các thắc mắc ấy. Vì chỉ mới trước đó một ngày, tin tức trên nước Việt Nam lại loan đi chuyện một người đàn ông bị giải về đồn công an (xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) và bất ngờ tìm thấy đã chết treo cổ bằng sợi dây giày của chính ông. Nguyên nhân được công an Nghệ An đưa ra, giống như là, do đã tấn công vợ nên người đàn ông này hối hận và tự tử.

Có thể đó là một vụ tự tử thật. Nhưng ai ai khi đọc bản tin này cũng cảm thấy gờn gợn. Bởi ở Việt Nam, tình trạng tự chết trong đồn công an đã hết sức phổ biến. Chính báo chí nhà nước cũng tiết lộ rằng trong ba năm (từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014) đã có đến 226 thường dân chết trong các trại tạm giam, tạm giữ. Và phần lớn tin tức đưa trên báo chí, đều có phần định hướng dư luận là tự tìm đến cái chết. Trong những vụ tự chết này, cũng có không ít vụ bị khám phá rằng thường dân bị các nhân viên công an tra tấn đến vong thân.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Dư âm của một cái Tết sum vầy

Nhà trọ công nhân khu công nghiệp Tân Tạo. Ảnh: N.B/ Tuổi Trẻ Online


Tưởng năng Tiến - Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe chút điều tiếng về cung cách làm việc của những tiếp viên hàng không Việt Nam. Đầu năm 2015, từ Phnom Penh tôi sang Singapore bằng phi cơ của Vietnam Airlines. Cuối năm rồi, tôi cũng mua vé của hãng này để bay từ Phnom Penh đến Vientianne.

Trong cả hai chuyến đi trên, các cháu nam nữ tiếp viên đều ứng xử rất đàng hoàng, không có để phải phàn nàn cả. Duy chỉ có điều hơi kỳ (có lẽ do thời gian sắp xếp giữa hai chuyến bay quá ngắn) là trên ghế ngồi còn vương vãi những mẩu bánh vụn li ti khiến cho – đôi ba – hành khách hơi phải chau mày.

Nhờ sự vội vã của những công nhân lo việc vệ sinh nên tôi vớ được một tờ báo cũ (Báo Lao Động Số Xuân Đinh Dậu, phát hành vào thứ Tư 25 tháng 1, với chủ đề “Ấm Lòng Tết Sum Vầy 2017”) in mầu tuyệt đẹp. Được nhìn thấy tiếng nước mình, giữa khung cảnh lạ, tôi mới chợt cảm nhận được cái niềm vui “ngộ cố tri” của kẻ tha hương.

Niềm vui đơn sơ này, tiếc thay, tắt ngấm ngay sau khi tôi đọc bài bình luận (“Tết Sum Vầy Và Những Giọt Nước Mắt Hạnh Phúc”) trên trang nhất của nhà báo Đình Chúc:
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Khi tuổi trẻ không hèn

Tuankhanh - Trong lịch sử nước Mỹ, việc các sinh viên khởi kiện tổng thống Trump quả là một câu chuyện lịch sử đáng nhớ. Vụ kiện diễn ra nhanh chóng, kể từ lúc nộp đơn (ngày 28/1) cho đến lúc có phán quyết của Tòa với phần thắng thuộc về những người trẻ tuổi, chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

Đứng trước bối cảnh hỗn loạn và trái ngang của hàng ngàn người bị chận tại các sân bay, bị xé bỏ giấy nhập cư, đuổi trả về nước… những sinh viên luật của Đại học Yale đã nhanh chóng cùng nhau soạn thảo một đơn kiện quyết định hành pháp (executive order) của tổng thống Donald Trump, về sắc lệnh cấm nhập cảnh dành cho 7 nước và cho nhiều trường hợp bị coi là kỳ thị. Quan trọng là đơn kiện nhận định rằng tân tổng thống đã vi hiến, cũng như đã phế bỏ quyền tự do và bình đẳng nhập cư vào đất Mỹ, được tổng thống Lyndon Johnson ký vào năm 1965 (The Immigration and Naturalization Act).

Tòa liên bang tại Brooklyn, New York đã nhanh chóng ra quyết định phần thắng bước đầu thuộc về các sinh viên Đại học Yale. Tác động từ vụ kiện cùng với tình hình nước Mỹ đang lâm vào khung cảnh bất thường khiến hàng loạt các bang của Mỹ cũng kháng lệnh của ông Trump, thậm chí bang Washington và Minnesota đã khởi kiện như các sinh viên Yale. Dẫn đến ngày 3 tháng 2/2017, Thẩm phán liên bang James Robart đã ra lệnh ngừng mọi hoạt động liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Donald Trump.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Nếu tượng Phật mà biết nói?

Tượng Phật trong khuôn viên chùa Giác Lâm, ngôi chùa Phật Giáo được xây dựng từ năm 1744, một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh. AFP photo


RFA - Ở một đất nước mà hoạt động tâm linh bị biến tướng thành một thứ hoạt động mê tín, dị đoan và trên một nghĩa nào đó, các biểu tượng thần linh được kết nạp đảng, được xếp vào diện “đồng chí”. Người dân chuyển từ sung bái các đồng chí thần linh, trưởng giáo sang sùng bái các đồng chí đảng và đến một lúc nào đó, nhân danh “uống nước nhớ nguồn”, các đồng chí mẹ đảng, cha đảng cũng được sung bái như một thần linh… Có lẽ, dân trí của quốc gia đó, người dân trong quốc gia đó chẳng còn gì để bàn. Bởi các đồng chí thần linh ngoài vai trò để người ta sùng bái một cách u muội, sau khi được kết nạp đảng, các đồng chí lại có thêm chức năng mới, đó là bảo vệ đảng.

Tôi còn nhớ một câu chuyện những năm sau 1975, khi mà hai miền đất nước không còn tiếng súng và cũng không còn tiếng nói tự do, câu chuyện này được truyền miệng lén lút với nhau (bởi thời đó, công an mà biết được ai đã truyền câu chuyện này ra ngoài thì chắc chắn sẽ mời lên đồn, đánh cho đến không còn răng ăn cơm mới cho về, không ngoại trừ bị đánh chết) về ‘đồng chí Phật’.

Đoàn quân Cộng sản vào đến ngã ba Hòa Khánh, Đà Nẵng, nhìn thấy bức tượng Phật lớn, một chỉ huy hỏi: “Bọn tư bản miền Nam thờ đồng chí nào mà mập quá vậy? Đúng là tư bản!”. Một anh bộ đội chạy lên báo cáo: “Báo cáo cấp trên, đây là đồng chí Phật!”. Chỉ huy hỏi tiếp: “Đồng chí Phật này được bao nhiêu tuổi đảng?”. Anh lính thưa: “Dạ báo cáo, đồng chí Phật này già lắm rồi ạ, nhưng về tổng quan thì đồng chí ấy đã được quán triệt tinh thần bảo vệ đảng và trung thành với đảng”.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Xuân chia ly của những gia đình Tù nhân Lương tâm



Radio Đáp Lời Sông Núi - Thưa quý thính giả, năm nay trong lúc nhà nhà vui vầy đón xuân thì có những đứa trẻ phải chịu cảnh chia lìa, ly tán. Mời quý thính giả theo dõi phần Phóng Sự của Quang Nam qua sự trình bày của Quê Hương để tiếp nối chương trình phát thanh hôm nay.

Hơn 40 năm sau biến cố 1975, hàng triệu người dân Miền Nam vô tội đã chết trong tay cộng sản. Chết vì bị giết hại, bị thảm sát, bị bỏ đói, bị cướp bóc, bị hãm hiếp… và chết trên đường vượt biển. Hầu hết những người từng phục vụ trong guồng máy chính quyền VNCH đều bị trả thù bằng cách giết hại hoặc cho đi “học tập cải tạo” nhưng trên thực tế là một cuộc lưu đày khổng lồ trên khắp các nhà tù từ Nam chí Bắc. Quá nhiều người đã phải bỏ mạng khi còn chưa đi hết kiếp tù đày khổ đau.

Câu chuyện của hơn 40 năm trước chưa qua, nhà cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục viết lên những trang sử đẫm máu của những người con mang tên Việt Nam. Nhiều cuộc chia lìa của hơn 40 năm trước chưa có ngày hội ngộ, ngày hôm nay vẫn tiếp diễn những cuộc tan đàn xẻ nghé, vợ xa chồng, con xa mẹ, cha lìa con. Con đường tù đày của những công dân nước Việt trong thế kỷ 21 này, cũng đau thương không kém thời của cha ông ngày ấy.

Trong những ngày Tết, chúng ta bị rúng động bởi hình ảnh một người mẹ bị lôi ra khỏi nhà trước sự chứng kiến của những đứa con thơ dại.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Triển lãm “những kỷ vật trong tù”

Truongduynhat - Tiếp sau triển lãm “giấy triệu tập – giấy mời” của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, gợi cho tôi ý tưởng về một cuộc triển lãm khác, có thể đem đến nhiều bất ngờ, thú vị hơn: Triển lãm “những kỷ vật trong tù”. 

– Tập hợp hình ảnh các kỷ vật trong tù của những thế hệ tù nhân chính trị Cộng sản (tù nhân chính trị, hoặc các đối tượng chính trị bị nguỵ trang bởi án hình sự; không chấp nhận các án tù đơn thuần là hình sự). 

Các cựu tù, hoặc thân nhân, có thể chụp lại những kỷ vật gửi cho website Một Góc Nhìn Khác theo địa chỉ: truongduynhat.org/contact

Hoặc, inbox qua facebook: https://www.facebook.com/nhabaotruongduynhat

– Một kho ảnh, như bảo tàng kỷ vật trên mạng sẽ được mở tại website Một Góc Nhìn Khác (truongduynhat.org). Bắt đầu từ hôm nay 15/1/2017, và sẽ tự động bổ sung không ngừng dựa trên sự hưởng ứng góp cùng từ các cựu tù nhân chính trị và thân nhân của họ. 

Trước hết, là một cuộc triển lãm trên mạng. Tiền đề cho việc hình thành một kho tư liệu ảnh, một “bảo tàng kỷ vật tù” – Tại sao không? 

Tôi, Trương Duy Nhất, với vai trò đề xướng, xung phong góp trưng bộ 32 hình ảnh kỷ vật đầu tiên này: 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Những ký ức không bao giờ cũ

TuanKhanh - Đó là một ngày mùa xuân lạnh lẽo bất thường ở Huế. Mùa xuân 1968. Một người cảnh sát tên Dũng bất ngờ khi thấy những người lính đối phương cầm AK tràn khắp thành phố Huế. Cuộc tiến chiếm và bắt giữ rất nhiều thường dân và viên chức chính quyền thành phố đã người diễn ra nhanh chóng trong vài ngày Tết, mà nhiều tài liệu sau này ghi lại, cho biết các thành phần Việt Cộng nằm vùng đã âm thầm lên danh sách theo từng tổ, từng tuyến và từng khu vực. Tính bất ngờ khiến cho những người lính phía Bắc Việt nắm ưu thế ngay lập tức. Nhưng Dũng là một người khá may mắn trong phút đầu, vì ông được người nhà nhanh chóng đưa ra sau vườn, đào một cái hố nhỏ và núp ở dưới trong nhiều ngày.

Vào đêm 30 Tết, tức ngày 29/1/1968, khi mọi người dân tin vào lệnh hưu chiến được quân đội Bắc Việt ký kết với phía miền Nam Việt Nam và bắt đầu nghỉ ngơi, đốt pháo ăn Tết, thì rạng sáng mùng 1 tết, những tiếng súng đầu tiên hòa lẫn với tiếng pháo đã khởi đầu cho một sự kiện đẫm máu trong lịch sử chiến tranh Việt Nam: thảm sát Mậu Thân tại Huế.

Mỗi bên đều có ngôn ngữ riêng để nhắc lại giờ phút quan trọng này. Chính quyền Sài Gòn thì diễn đạt rằng Việt Cộng đã “phản bội lại hiệp ước đình chiến” 3 ngày Tết đã ký. Còn phía Hà Nội thì diễn giải rằng hành động đó, là “cướp thời cơ”. 

Không chỉ có Huế. Tết Mậu Thân 1968 ghi dấu một cuộc tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân đội Bắc Việt vào 25/44 tỉnh lỵ và thị trấn của phía miền Nam Việt Nam lúc đó. Vào sáng ngày mùng 1 Tết (30/1/1968),trên đài phát thanh quốc gia Saigon, cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố phía miền Bắc đã vi phạm việc ký kết hưu chiến trong dịp Tết, và ngay sau đó tuyên bố hủy bỏ lệnh ngưng bắn của phía Việt Nam Cộng Hòa để chính thức mở các cuộc phản công.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Ngày Xuân đất lạ

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Loài vật có thể tiểu tiện hay đại tiện bất cứ nơi đâu vì chúng không có ý thức gì về ngoại cảnh. Ép buộc con người phải sinh hoạt gần như cầm thú – trong những đô thị với hàng trăm ngàn người mới có một nhà vệ sinh chung – là điều chỉ có thể xẩy ra trong một chế độ bất nhân, nơi mà những kẻ nắm quyền “ăn không từ một thứ gì” – kể cả những cái cầu tiêu hay buồng tiểu.

***
Từ làng nổi Koh K’ek tôi đi ghe ra Pursat, rồi bắt xe đò trở lại Phnom Penh. Dọc theo quốc lộ 5, thỉnh thoảng, có nơi bầy bán mai vàng. Nhìn những cành hoa vừa nhu nhú nụ, sao hơi thấy nôn nao. Tết đến rồi đa!

Vào đến thủ đô Nam Vang lúc chiều vừa tắt nắng. Ngang công viên Tượng Đài Độc Lập, đôi chỗ, thấy bán bóng bay. Những chùm bóng đủ mầu rực rỡ, to hơn kích cỡ bình thường, với hàng chữ Việt (Cung Chúc Tân Xuân - Chúc Mừng Năm Mới) khiến tôi không khỏi ngẩn ngơ:

Không dưng thấy mắt hơi cay. Tôi đổ thừa tại khói xe nhưng lại nhớ đến lời kêu gọi thiết tha của ông Nguyễn Thiện Nhân hồi cuối năm trước: “Tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về... chắc chắn sẽ thấy nó phát triển.”

Năm nay, Ban Tuyên Giáo còn “tiếp sức” với ông Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc bằng nguyệt san Di Sản Việt Nam (Vietnam Heritage - December 2016-January 2017 ) với nội dung vô cùng phong phú. Tất cả những bài viết đều bằng Anh Ngữ, kèm nhiều hình ảnh sống động: đua thuyền, thổi cơm thi, đá gà, dựng nêu, múa lân, đốt pháo... 

Xem mà nhớ quê hương muốn ứa nước mắt luôn, và chỉ ước ao sao mình có thêm đôi cánh (hay được cấp cái visa) để bay về quê tức khắc. Nước Việt thiệt là nền nã, an bình, và phú túc. 

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Ly rượu mừng giữa cuộc bể dâu

TuanKhanh - Mùng một Tết Đinh Dậu, trong một buổi chiều xuống, thành phố như tan vào một dấu lặng thanh thản, tôi chợt nghe bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vang lên. Giai điệu như ngọn gió xuân dịu dàng, đáp xuống mái hiên của các ngôi nhà cao tầng, len vào từng căn phòng nhỏ, chảy vào trong tim người giữa mùi hương trầm nhè nhẹ. Ly Rượu Mừng lại vang lên, bất hủ, rót thật đầy vào không khí đón Tết trong lòng người bao thế hệ. Bài hát như nói thay giấc mơ của nước Nam về một tương lai mới, mà con người khát khao biết mấy về một tương lai sẽ được tắm trong tự do và an bình.

“Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”

Bài hát mơ về tự do đó, đã bị giam cầm hơn 41 năm. Chỉ mới năm ngoái, khi những câu hát này vang lên trong ngỏ hẻm, bên ly cà phê vỉa hè, khe khẽ trên môi những người yêu nhạc… cũng đồng nghĩa với thái độ chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì đó là một bài hát nằm trong danh sách bị đóng dấu cấm. 

Như một giấc ngủ dài đến mức quên thức dậy, bất chợt một ngày, người ta hay tin bài hát Ly Rượu Mừng đã không còn bị cấm nữa. Chuyện được nghe, được hát Ly Rượu Mừng chỉ như điều thoảng qua tai, mà lý do cấm hay không còn cấm đều mơ hồ như nhau. Vì bởi không cần việc nhà cầm quyền cho phép, những con người Việt Nam vẫn hát và vẫn lắng nghe nó từ Nam chí Bắc, thản nhiên, từ rất lâu rồi.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Ông Thức nhất quyết ‘không lưu vong’

VOA - Gia đình của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã tới thăm ông vào buổi sáng ngày 29/1 tức mùng 2 Tết Đinh Dậu, tại một trại giam ở Nghệ An. Em trai của ông Thức là Trần Huỳnh Duy Tân cho VOA biết ông Thức kiên định về lập trường cố hữu, là sẽ không ra nước ngoài tị nạn.

Sáu người gồm cha, 2 chị gái, em trai và vợ con ông Thức đã đến thăm ông tại Trại số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Theo lời kể của ông Tân, trong buổi thăm kéo dài 1 tiếng đồng hồ, gia đình đã nhắc đến việc nhà đấu tranh Đặng Xuân Diệu mới đây đã được ra tù trước hạn rồi đi Pháp ngay lập tức, nhưng ông Thức kiên quyết khẳng định sẽ không làm như vậy. Ông Tân nói:

“Anh nghiêm mặt lại và ảnh nói với gia đình đừng có nói cái chuyện đi nữa. Ảnh nói sự thay đổi sẽ rất là nhanh chóng mà không có gì ngăn cản sự thay đổi đâu. Anh rất kiên định trong vấn đề anh ở lại, không có đi tị nạn”.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 51 tuổi, hiện đang thụ án 16 năm về cáo buộc là có “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tính đến thời điểm này, ông đã trải qua hơn 7 năm rưỡi trong tù.

Ông Trần Huỳnh Duy Tân cho hay ông Thức không được nhà chức trách xem xét giảm án vì ông Thức vẫn khẳng định ông “không có tội để phải nhận tội”.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam