Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

EU thúc giục VN tăng cường cải thiện nhân quyền


Defend the Defenders - Ngày 31/10/2012 – Áp lực quốc tế lên Việt Nam tăng cao hôm Thứ tư, yêu cầu phải đề cao quyền con người khi EU lên tiếng về việc bỏ tù hai nhạc sĩ can tội tuyên truyền chống nhà nước ở quốc gia cộng sản này.

Điều này “rất quan trọng” đối với Việt Nam để tái khẳng định “cam kết cải cách, bao gồm quản trị tốt, nguyên tắc pháp quyền và quyền con người”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết trong một cuộc họp báo với nhà lãnh đạo của Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội.

Vị chủ tịch người Bỉ, thường không ai tranh cãi, thêm rằng ông vẫn giữ được niềm tin vào “tương lai của Việt Nam”.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm thứ Ba cũng lên án quốc gia này bóp nghẹt tự do phát biểu, vài giờ sau khi hai nhạc sĩ nối gót hàng chục các nhà bất đồng chính kiến ​​khác bước vào sau song sắt.

Hôm thứ Ba, một tòa án ở trung tâm thương mại phía Nam, Tp. HCM đã tống tù nhạc sĩ Việt Khang, 34 tuổi, 4 năm và Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi, 6 năm với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

“Chính phủ Việt Nam nên phóng thích những nhạc sĩ này, tất cả các tù nhân lương tâm và tôn trọng triệt để các nghĩa vụ quốc tế của mình ngay lập tức”, phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ Christopher Hodges nói.

Bộ đôi này bị bỏ tù, còn cộng thêm hai năm quản thúc tại gia sau khi hết án, vì viết lời hát lên án hành động của cảnh sát chống lại những người tham gia hoạt động chống Trung Quốc và cầm tù những người bất đồng chính kiến​​.

Hôm thứ ba, tổ chức Human Righs Watch có trụ sở tại New York, kêu gọi Van Rompuy làm áp lực lên Việt Nam, yêu cầu thả tất cả các tù nhân chính trị và những người bị giam cầm trong chuyến thăm ba ngày của ông tai đất nước kiểm soát chặt chẽ này.

“Việt Nam tống ngục đều đặn các công dân của họ vì kêu gọi dân chủ và các quyền tự do mà đối với người châu Âu thì những quyền này lại được phép”, ông Brad Adams, giám đốc Tổ chức Human Rights Watch nói.

“Ông Van Rompuy có một nghĩa vụ đạo đức để làm cho chính phủ Việt Nam hiểu rõ rằng họ không thể vận hành một chế độ độc tài áp bức”.