Lê Phước - RFI - Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam là một bản trường ca về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, người Việt Nam luôn nêu cao tinh thần bất khuất và bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền lãnh thổ thiêng thiêng. Một trong những minh chứng hùng hồn nhất cho tinh thần đó là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của danh tướng Lý Thường Kiệt.
Thời điểm ra đời bài thơ
Đây là một bài thơ lịch sử phổ biến nhất ở Việt Nam, phổ biến vì nó thể hiện được chân lý toàn vẹn lãnh thổ bất di bất dịch của dân tộc Việt Nam, dù có nghiên cứu sử hay không, thì người Việt Nam ai mà không biết đến câu : « Sông núi nước nam vua nam ở ». Thế nhưng, đến hiện tại, bài thơ này còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa các tài liệu về tác giả, thời điểm ra đời và một số câu chữ trong bài thơ.
Về thời điểm ra đời bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, hiện tại có hai thuyết khác nhau về thời điểm xuất hiện bài thơ, mà có lẽ là dựa chủ yếu vào hai tài liệu sau đây:
Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp thời Trần phần “Truyện hai vị thần Long Nhãn, Như Nguyệt” chép:
“Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Hoàng Hưng đem binh sang xâm lược nam phương. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lượng kéo quân tới sông Đồ Lỗ cự địch. Hai bên đối lũy cùng cầm cự với nhau. Đại Hành mộng thấy hai thần nhân hiện trên sông nói rằng: “Anh em thần, một tên là Hống, một tên là Hát, xưa kia theo Triệu Việt Vương, cầm quân chinh phạt nghịch tặc mà lấy được thiên hạ. Về sau Triệu Việt Vương mất nước, Lý Nam Đế triệu hai anh em thần. Bọn thần vì nghĩa không theo được nên uống thuốc độc mà tự tử. Thượng đế thương hai anh em thần có công lại trung nghĩa một lòng mới phong làm quan tướng trong hàng các thần linh, thống lĩnh quỉ binh. Nay quân Tống phạm cõi, làm khổ sinh linh nước ta, cho nên anh em thần đến yết kiến, xin nguyện cùng nhà vua đánh giặc cứu sinh linh […] Đêm sau thấy một người dẫn đoàn quỉ áo trắng từ phía nam sông Bình Giang tới, một người dẫn bọn quỉ áo đỏ từ phía bắc sông như Nguyệt lại, cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình trên không, lớn tiếng ngâm rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc Lỗ lai xâm phạm
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.
Quân Tống nghe thấy, xéo đạp lên nhau mà chạy, mạnh ai nấy chạy thoát thân, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống vì thế đại bại mà về”.
Trong khi đó, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê thì ghi: “Nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân tướng, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người. Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta (người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Sau đó quả nhiên như thế. (Hai anh em Trương tướng quân, anh tên là Khiếu, em tên là Hát, đều là tướng giỏi của Triệt Việt Vương. [Triệu] Việt Vương bị [Hậu] Lý Nam Đế đánh bại mà mất nước. Nam Đế gọi cho làm quan, hai người đều nói: "Tôi trung không thờ kẻ làm vua đã giết hại chủ mình". Rồi ẩn mình trốn ở núi Phù Long, Nam Đế gọi mấy lần không chịu ra, mới hạ lệnh ai chém được thủ cấp hai người thì thưởng nghìn vàng)”.
Như vậy, một thuyết cho rằng bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” xuất hiện khi vua Lê Đại Hành mang quân cự Tống năm 981, còn theo thuyết còn lại thì bài thơ ra đời khi Lý Thường Kiệt phụng mệnh vua Lý Nhân Tông mang quân chống giặc Tống xâm lăng hồi năm 1076-1077. Thế nhưng, khi đề cập đến bài thơ này đa số sách sử đều cho là gắn liền với trận đánh trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1076-1077. Như sách Việt Sử Tiêu Án của Ngọ Phong Ngô Thời Sĩ hay Việt Nam Sử Lược của Lệ Thần Trần Trọng Kim đều cho rằng bài thơ xuất hiện vào thời Lý Thường Kiệt.
Dù bài thơ xuất hiện dưới thời Lê hay thời Lý thì đến hiện tại chưa thấy tài liệu nào ghi rằng chính vua Lê Đại Hành hay tướng Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ hoặc đích thân họ đã ngâm bài thơ. Trong cả hai trường hợp các sách đều nói rằng là do ‘”thần nhân” ngâm lên để làm khiếp sợ giặc Tống. Nói về “thần nhân” ngâm bài thơ, thì các sách cũng thống nhất rằng đó là hai thần Trương Hống và Trương Hát. Mà chuyện về hai vị thần này thì còn nhiều điều mờ mịt dù rằng đền thờ hai vị là có thật.
Một bài thơ chống ngoại xâm
Dù là xuất hiện ở thời Lê Đại Hành hay thời Lý Thường Kiệt, thì bối cảnh lịch sử cũng là: đánh đuổi giặc ngoại xâm mà cụ thể ở đây là giặc Tống. Điều đáng chú ý đó là các sách đều ghi nhận là do thần nhân đọc hoặc được vang lên từ trong miếu thần nhân, và mục đích đều là: “đánh đuổi giặc ngoại xâm”, và kết quả đều là: thắng lợi.
Các sách có đề cập đến câu chuyện này đều ghi nhận, khi nghe bài thơ, quân Tống kinh hãi và chạy tán loạn. Vì sao lại sợ hãi đến thế? Trước tiên là vì bài thơ đến từ các thần nhân, trong chuyện Lê Đại Hành thì các thần đích thân ngâm, còn trong chuyện Lý Thường Kiệt thì bài thơ được vang lên từ trong miếu thần. Mà dẫu cho đó là mưu kế Lý Thường Kiệt, thì Lý Thường Kiệt cũng muốn nhờ đến oai thần mà làm khiếp sợ quân xâm lược và Lý Thường Kiệt đã làm được, oai linh của thần nhân đất Việt đã làm khiếp sợ quân thù.
Trong chuyện An Dương Vương mất nước vì để mất nỏ lẩy nỏ thần, sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Chuyện rùa vàng đáng tin chăng? Chuyện thần giáng đất Sần, chuyện đá biết nói cũng có thể là có. Vì việc làm của thần là dựa theo người, thác vào vật mà nói năng. Nước sắp thịnh, thần minh giáng để xem đứa hóa; nước sắp mất, thần cũng giáng để xét tội ác. Cho nên có khi thần giáng mà hưng, cũng có khi thần giáng mà vong. An Dương Vương hưng công đắp thành có phần không dè đặt sức dân, cho nên thần thác vào rùa vàng để răn bảo, chẳng phải là vì lời oán trách động dân mà thành ra như thế ư?”. Nói như thế thì thần ở đây chính là linh khí của núi sông, là lòng dân vậy, thần làm theo ý muôn dân, nếu dân hộ thì thần hộ. Oai thần ở đây chính là oai linh của núi sông Việt Nam. Giặc Tống kinh hãi oai thần tức là kinh hãi cái chí khí bất khuất của dân tộc Việt Nam vậy.
Vì sao quân Tống phải kinh hãi oai thần? Vì quân Tống đã làm trái đạo lý, mà trái đạo lý tức làm làm thần và người cùng oán vậy. Điều trái đạo lý của quân Tống đó là đã xâm phạm đến chủ quyền thiêng liêng của một quốc gia.
Còn nhiều dị bản về nội dung bài thơ
Trước hết cần khẳng định rằng bài thơ này không có tên, mà cái tên “Nam Quốc Sơn Hà” là do đời sau mượn bốn chữ ở câu thơ đầu và cũng là tinh thần của cả bài thơ để đặt tên cho bài thơ.
Còn về nội dung của bài thơ, thì đến hiện tại cũng có nhiều dị bản. Đến như hai tài liệu chính yếu liên quan đến câu chuyện nêu trên cũng có chỗ khác nhau.
Lĩnh Nam Chích Quái ghi:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc Lỗ lại xâm phạm
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.
Dịch nghĩa :
Đất nước Nam do Hoàng Đế nước Nam ngự trị
Điều đó đã được ghi rõ trong sách trời.
Nếu như giặc phương Bắc xâm phạm cõi bờ
Thì lưỡi gươm sắt sẽ chém tan như là chẻ tre vậy.
Còn Đại Việt Sử Ký toàn thư nhà hậu Lê chép:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Dịch nghĩa :
Đất nước Nam do Hoàng Đế nước Nam ngự trị
Điều hiển nhiên đó đã được ghi rõ trong sách trời.
Nếu như giặc phương Bắc xâm phạm cõi bờ
Thì sẽ chuốc lấy bại vong.
Bản lưu hành rộng rãi trong hiện tại mà Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim cũng ghi :
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Ta thấy có sự khác nhau là “phân định” và “định phận”. Nếu dùng chữ “định phận” thì có vẻ thụ động hơn, tức được trời đặt để. Trong khi đó, chữ “phân định” thì có tinh thần tự chủ hơn, tức cũng do trời sắp đặt, nhưng mà sắp đặt theo chân lý, theo điều hiển nhiên. Và cũng đúng thôi, xã hội Việt Nam từ thế kỷ 15 bắt đầu chịu sự thống trị của Nho Giáo, mà theo Nho Giáo thì trời là "chân thiện mỹ", là đại diện cho sự hoàn hảo, trời luôn làm điều tốt, điều hợp đạo lý cho con người. Hơn nữa, Nho sĩ ai mà không biết câu “nhân định thắng thiên”, tức nếu người quyết tâm cao thì cũng làm lay chuyển được ý trời. Mộc bản triều Nguyễn, di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu của nhân loại và được đưa vào chương trình "Ký ức thế giới” vào ngày 30-7-2009, cũng chép là “phân định”.
Như vậy, dùng chữ “phân định” thì có vẻ hào hùng hơn và hợp lý hơn trong bối cảnh lịch sử là làm khiến sợ quân thù và khẳng định chủ quyền quốc gia như tinh thần mà bài thơ muốn truyền tải.
Trong các bản trên, ta thấy có sự khác biệt giữa “Bắc Lỗ”- giặc phương Bắc và “nghịch lỗ” - giặc nói chung. Như vậy, từ một đối tượng ngoại xâm cụ thể là giặc phương Bắc đã đi đến giặc ngoại xâm nói chung. Điều đó cho thấy lập trường rất rõ ràng của người Việt Nam, là không chỉ giặc phương Bắc, mà bất kỳ kẻ ngoại xâm nào cũng không được phép và không thể xâm lược Việt Nam, nếu xâm lược thì sẽ chuốc lấy bại vong.
Bàn về cách dịch bài thơ, sách giáo khoa ở Việt Nam và nhiều tài liệu khác điều chép bản dịch sau đây :
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.
Bản dịch này dùng từ “vua” trong khi bản gốc là “đế”. Bản chữ Hán của bài thơ là :
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Ta thấy bản gốc là chữ 帝- Hoàng đế, còn vua thì phải là 王 – vương. Hoàng đế là ngôi cao nhất, ngôi có quyền phong cho nhiều người làm Vua, nhưng Vua thì không bao giờ có quyền phong cho ai làm Hoàng đế. Các vua của ta xưa nay để sánh ngang với triều đình phương Bắc đều xưng là hoàng đế. Tuy vậy, Nho Giáo của ta đề cao thuyết “trọng vương khinh bá”, tức chuộng việc cai trị tốt muôn dân trong nước chứ không có dã tâm đi hiếp đáp nước người, nên dân ta có vẻ đồng nhất hoàng đế và vua, như hay gọi vua Đinh Tiên Hoàng, vua Minh Mạng, hay vua Khang Hy, vua Càn Long… trong khi các vị này đều xưng là hoàng đế. Thế nhưng, nếu ở đây mà dịch Đế là Vua thì chưa thể hiện hết niềm tự tôn và tự tin rất mãnh liệt của tổ tiên ta.
Một bài thơ khẳng định chủ quyền quốc gia
Như vậy, dù còn nhiều tranh cãi về thời điểm ra đời, về tác giả và về nội dung bài thơ, nhưng có một thực tế lịch sử đó là bài thơ đã tồn tại từ bấy lâu nay trong sử sách chính thống và trong dân gian, đó là dù Lê Đại Hành hay Lý Thường Kiệt thì hai vị này cũng đã thật sự đánh bại giặc Tống. Và điều quan trọng hơn hết không phải là lạc vào trong các chi tiết huyền sử, mà cần hiểu được bài học mà tổ tiên ta muốn gửi gắm cho thế hệ sau.
Liên quan đến chủ đề này, giáo sư sử học Trịnh Văn Thảo thuộc Đại học Aix-Marseille Cộng Hòa Pháp nhận định:
« Trước tiên tôi xin nhắc lại một bản dịch bài thơ mà tạm gọi là của Lý Thường Kiệt, bản dịch của cụ Nguyễn Đổng Chi :
Nước Nam Việt có vua Nam Việt,
Trên sách trời chia biệt rành rành.
Cớ sao giặc dám hoành hành?
Rồi đây bay sẽ tan tành cho coi.
Người ta không biết bài thơ này có phải của danh tướng Lý Thường Kiệt hay không, nhưng chúng ta cần phân biệt huyền sử với khoa học lịch sử. Trong bối cảnh tranh chấp quyết liệt giữa người Việt dưới thời Lý và người Trung Quốc dưới thời Tống, thì ta có thể xem bài thơ này là bản tuyên ngôn độc lập tự chủ của người dân Việt Nam. Theo ý tôi, cái ý nghĩa lịch sử nó sâu sắc hơn là sự kiện lịch sử.
Xem lại bài thơ này ta thấy có ba điểm chính. Điểm đầu tiên là nguyên tắc độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam được phát biểu một cách rõ rệt. Thứ hai là nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Và thứ ba là nguyên tắc về bổn phận thiêng liêng của người Việt là phải bảo vệ tổ quốc của họ. Đó là ba ý chính để có thể suy luận rằng đây có thể là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của quốc gia Việt Nam.
Còn trong bối cảnh thời sự ngoại giao của dân tộc Việt Nam hiện nay và những vấn đề ta phải đương đầu, tôi nghĩ thế này, qua bài thơ ta thấy một chân lý lịch sử rõ rệt là : ai đi ngược lại ba nguyên tắc đó sẽ đi đến thất bại. Nhất là trong bối cảnh quốc tế hiện giờ, ai đi ngược lại chính nghĩa, dựa vào võ lực để xâm lược một xứ nhỏ, đều sẽ thất bại trước lịch sử ».
Tóm lại, bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là một lời khẳng định hùng hồn cho một chân lý của tạo hóa là : đất nước Việt Nam là do người Việt Nam làm chủ, đó là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, bất chấp đó là ai, nếu đi ngược lại chân lý của tạo hóa là xâm lược lãnh thổ Việt Nam (hay của bất kỳ một quốc gia nào) thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong. Đây cũng chính là tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã được thực tế lịch sử minh chứng suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Thời điểm ra đời bài thơ
Đây là một bài thơ lịch sử phổ biến nhất ở Việt Nam, phổ biến vì nó thể hiện được chân lý toàn vẹn lãnh thổ bất di bất dịch của dân tộc Việt Nam, dù có nghiên cứu sử hay không, thì người Việt Nam ai mà không biết đến câu : « Sông núi nước nam vua nam ở ». Thế nhưng, đến hiện tại, bài thơ này còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa các tài liệu về tác giả, thời điểm ra đời và một số câu chữ trong bài thơ.
Về thời điểm ra đời bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, hiện tại có hai thuyết khác nhau về thời điểm xuất hiện bài thơ, mà có lẽ là dựa chủ yếu vào hai tài liệu sau đây:
Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp thời Trần phần “Truyện hai vị thần Long Nhãn, Như Nguyệt” chép:
“Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Hoàng Hưng đem binh sang xâm lược nam phương. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lượng kéo quân tới sông Đồ Lỗ cự địch. Hai bên đối lũy cùng cầm cự với nhau. Đại Hành mộng thấy hai thần nhân hiện trên sông nói rằng: “Anh em thần, một tên là Hống, một tên là Hát, xưa kia theo Triệu Việt Vương, cầm quân chinh phạt nghịch tặc mà lấy được thiên hạ. Về sau Triệu Việt Vương mất nước, Lý Nam Đế triệu hai anh em thần. Bọn thần vì nghĩa không theo được nên uống thuốc độc mà tự tử. Thượng đế thương hai anh em thần có công lại trung nghĩa một lòng mới phong làm quan tướng trong hàng các thần linh, thống lĩnh quỉ binh. Nay quân Tống phạm cõi, làm khổ sinh linh nước ta, cho nên anh em thần đến yết kiến, xin nguyện cùng nhà vua đánh giặc cứu sinh linh […] Đêm sau thấy một người dẫn đoàn quỉ áo trắng từ phía nam sông Bình Giang tới, một người dẫn bọn quỉ áo đỏ từ phía bắc sông như Nguyệt lại, cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình trên không, lớn tiếng ngâm rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc Lỗ lai xâm phạm
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.
Quân Tống nghe thấy, xéo đạp lên nhau mà chạy, mạnh ai nấy chạy thoát thân, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống vì thế đại bại mà về”.
Trong khi đó, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê thì ghi: “Nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân tướng, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người. Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta (người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Sau đó quả nhiên như thế. (Hai anh em Trương tướng quân, anh tên là Khiếu, em tên là Hát, đều là tướng giỏi của Triệt Việt Vương. [Triệu] Việt Vương bị [Hậu] Lý Nam Đế đánh bại mà mất nước. Nam Đế gọi cho làm quan, hai người đều nói: "Tôi trung không thờ kẻ làm vua đã giết hại chủ mình". Rồi ẩn mình trốn ở núi Phù Long, Nam Đế gọi mấy lần không chịu ra, mới hạ lệnh ai chém được thủ cấp hai người thì thưởng nghìn vàng)”.
Như vậy, một thuyết cho rằng bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” xuất hiện khi vua Lê Đại Hành mang quân cự Tống năm 981, còn theo thuyết còn lại thì bài thơ ra đời khi Lý Thường Kiệt phụng mệnh vua Lý Nhân Tông mang quân chống giặc Tống xâm lăng hồi năm 1076-1077. Thế nhưng, khi đề cập đến bài thơ này đa số sách sử đều cho là gắn liền với trận đánh trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1076-1077. Như sách Việt Sử Tiêu Án của Ngọ Phong Ngô Thời Sĩ hay Việt Nam Sử Lược của Lệ Thần Trần Trọng Kim đều cho rằng bài thơ xuất hiện vào thời Lý Thường Kiệt.
Dù bài thơ xuất hiện dưới thời Lê hay thời Lý thì đến hiện tại chưa thấy tài liệu nào ghi rằng chính vua Lê Đại Hành hay tướng Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ hoặc đích thân họ đã ngâm bài thơ. Trong cả hai trường hợp các sách đều nói rằng là do ‘”thần nhân” ngâm lên để làm khiếp sợ giặc Tống. Nói về “thần nhân” ngâm bài thơ, thì các sách cũng thống nhất rằng đó là hai thần Trương Hống và Trương Hát. Mà chuyện về hai vị thần này thì còn nhiều điều mờ mịt dù rằng đền thờ hai vị là có thật.
Một bài thơ chống ngoại xâm
Dù là xuất hiện ở thời Lê Đại Hành hay thời Lý Thường Kiệt, thì bối cảnh lịch sử cũng là: đánh đuổi giặc ngoại xâm mà cụ thể ở đây là giặc Tống. Điều đáng chú ý đó là các sách đều ghi nhận là do thần nhân đọc hoặc được vang lên từ trong miếu thần nhân, và mục đích đều là: “đánh đuổi giặc ngoại xâm”, và kết quả đều là: thắng lợi.
Các sách có đề cập đến câu chuyện này đều ghi nhận, khi nghe bài thơ, quân Tống kinh hãi và chạy tán loạn. Vì sao lại sợ hãi đến thế? Trước tiên là vì bài thơ đến từ các thần nhân, trong chuyện Lê Đại Hành thì các thần đích thân ngâm, còn trong chuyện Lý Thường Kiệt thì bài thơ được vang lên từ trong miếu thần. Mà dẫu cho đó là mưu kế Lý Thường Kiệt, thì Lý Thường Kiệt cũng muốn nhờ đến oai thần mà làm khiếp sợ quân xâm lược và Lý Thường Kiệt đã làm được, oai linh của thần nhân đất Việt đã làm khiếp sợ quân thù.
Trong chuyện An Dương Vương mất nước vì để mất nỏ lẩy nỏ thần, sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Chuyện rùa vàng đáng tin chăng? Chuyện thần giáng đất Sần, chuyện đá biết nói cũng có thể là có. Vì việc làm của thần là dựa theo người, thác vào vật mà nói năng. Nước sắp thịnh, thần minh giáng để xem đứa hóa; nước sắp mất, thần cũng giáng để xét tội ác. Cho nên có khi thần giáng mà hưng, cũng có khi thần giáng mà vong. An Dương Vương hưng công đắp thành có phần không dè đặt sức dân, cho nên thần thác vào rùa vàng để răn bảo, chẳng phải là vì lời oán trách động dân mà thành ra như thế ư?”. Nói như thế thì thần ở đây chính là linh khí của núi sông, là lòng dân vậy, thần làm theo ý muôn dân, nếu dân hộ thì thần hộ. Oai thần ở đây chính là oai linh của núi sông Việt Nam. Giặc Tống kinh hãi oai thần tức là kinh hãi cái chí khí bất khuất của dân tộc Việt Nam vậy.
Vì sao quân Tống phải kinh hãi oai thần? Vì quân Tống đã làm trái đạo lý, mà trái đạo lý tức làm làm thần và người cùng oán vậy. Điều trái đạo lý của quân Tống đó là đã xâm phạm đến chủ quyền thiêng liêng của một quốc gia.
Còn nhiều dị bản về nội dung bài thơ
Trước hết cần khẳng định rằng bài thơ này không có tên, mà cái tên “Nam Quốc Sơn Hà” là do đời sau mượn bốn chữ ở câu thơ đầu và cũng là tinh thần của cả bài thơ để đặt tên cho bài thơ.
Còn về nội dung của bài thơ, thì đến hiện tại cũng có nhiều dị bản. Đến như hai tài liệu chính yếu liên quan đến câu chuyện nêu trên cũng có chỗ khác nhau.
Lĩnh Nam Chích Quái ghi:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc Lỗ lại xâm phạm
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.
Dịch nghĩa :
Đất nước Nam do Hoàng Đế nước Nam ngự trị
Điều đó đã được ghi rõ trong sách trời.
Nếu như giặc phương Bắc xâm phạm cõi bờ
Thì lưỡi gươm sắt sẽ chém tan như là chẻ tre vậy.
Còn Đại Việt Sử Ký toàn thư nhà hậu Lê chép:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Dịch nghĩa :
Đất nước Nam do Hoàng Đế nước Nam ngự trị
Điều hiển nhiên đó đã được ghi rõ trong sách trời.
Nếu như giặc phương Bắc xâm phạm cõi bờ
Thì sẽ chuốc lấy bại vong.
Bản lưu hành rộng rãi trong hiện tại mà Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim cũng ghi :
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Ta thấy có sự khác nhau là “phân định” và “định phận”. Nếu dùng chữ “định phận” thì có vẻ thụ động hơn, tức được trời đặt để. Trong khi đó, chữ “phân định” thì có tinh thần tự chủ hơn, tức cũng do trời sắp đặt, nhưng mà sắp đặt theo chân lý, theo điều hiển nhiên. Và cũng đúng thôi, xã hội Việt Nam từ thế kỷ 15 bắt đầu chịu sự thống trị của Nho Giáo, mà theo Nho Giáo thì trời là "chân thiện mỹ", là đại diện cho sự hoàn hảo, trời luôn làm điều tốt, điều hợp đạo lý cho con người. Hơn nữa, Nho sĩ ai mà không biết câu “nhân định thắng thiên”, tức nếu người quyết tâm cao thì cũng làm lay chuyển được ý trời. Mộc bản triều Nguyễn, di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu của nhân loại và được đưa vào chương trình "Ký ức thế giới” vào ngày 30-7-2009, cũng chép là “phân định”.
Như vậy, dùng chữ “phân định” thì có vẻ hào hùng hơn và hợp lý hơn trong bối cảnh lịch sử là làm khiến sợ quân thù và khẳng định chủ quyền quốc gia như tinh thần mà bài thơ muốn truyền tải.
Trong các bản trên, ta thấy có sự khác biệt giữa “Bắc Lỗ”- giặc phương Bắc và “nghịch lỗ” - giặc nói chung. Như vậy, từ một đối tượng ngoại xâm cụ thể là giặc phương Bắc đã đi đến giặc ngoại xâm nói chung. Điều đó cho thấy lập trường rất rõ ràng của người Việt Nam, là không chỉ giặc phương Bắc, mà bất kỳ kẻ ngoại xâm nào cũng không được phép và không thể xâm lược Việt Nam, nếu xâm lược thì sẽ chuốc lấy bại vong.
Bàn về cách dịch bài thơ, sách giáo khoa ở Việt Nam và nhiều tài liệu khác điều chép bản dịch sau đây :
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.
Bản dịch này dùng từ “vua” trong khi bản gốc là “đế”. Bản chữ Hán của bài thơ là :
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Ta thấy bản gốc là chữ 帝- Hoàng đế, còn vua thì phải là 王 – vương. Hoàng đế là ngôi cao nhất, ngôi có quyền phong cho nhiều người làm Vua, nhưng Vua thì không bao giờ có quyền phong cho ai làm Hoàng đế. Các vua của ta xưa nay để sánh ngang với triều đình phương Bắc đều xưng là hoàng đế. Tuy vậy, Nho Giáo của ta đề cao thuyết “trọng vương khinh bá”, tức chuộng việc cai trị tốt muôn dân trong nước chứ không có dã tâm đi hiếp đáp nước người, nên dân ta có vẻ đồng nhất hoàng đế và vua, như hay gọi vua Đinh Tiên Hoàng, vua Minh Mạng, hay vua Khang Hy, vua Càn Long… trong khi các vị này đều xưng là hoàng đế. Thế nhưng, nếu ở đây mà dịch Đế là Vua thì chưa thể hiện hết niềm tự tôn và tự tin rất mãnh liệt của tổ tiên ta.
Một bài thơ khẳng định chủ quyền quốc gia
Như vậy, dù còn nhiều tranh cãi về thời điểm ra đời, về tác giả và về nội dung bài thơ, nhưng có một thực tế lịch sử đó là bài thơ đã tồn tại từ bấy lâu nay trong sử sách chính thống và trong dân gian, đó là dù Lê Đại Hành hay Lý Thường Kiệt thì hai vị này cũng đã thật sự đánh bại giặc Tống. Và điều quan trọng hơn hết không phải là lạc vào trong các chi tiết huyền sử, mà cần hiểu được bài học mà tổ tiên ta muốn gửi gắm cho thế hệ sau.
Liên quan đến chủ đề này, giáo sư sử học Trịnh Văn Thảo thuộc Đại học Aix-Marseille Cộng Hòa Pháp nhận định:
« Trước tiên tôi xin nhắc lại một bản dịch bài thơ mà tạm gọi là của Lý Thường Kiệt, bản dịch của cụ Nguyễn Đổng Chi :
Nước Nam Việt có vua Nam Việt,
Trên sách trời chia biệt rành rành.
Cớ sao giặc dám hoành hành?
Rồi đây bay sẽ tan tành cho coi.
Người ta không biết bài thơ này có phải của danh tướng Lý Thường Kiệt hay không, nhưng chúng ta cần phân biệt huyền sử với khoa học lịch sử. Trong bối cảnh tranh chấp quyết liệt giữa người Việt dưới thời Lý và người Trung Quốc dưới thời Tống, thì ta có thể xem bài thơ này là bản tuyên ngôn độc lập tự chủ của người dân Việt Nam. Theo ý tôi, cái ý nghĩa lịch sử nó sâu sắc hơn là sự kiện lịch sử.
Xem lại bài thơ này ta thấy có ba điểm chính. Điểm đầu tiên là nguyên tắc độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam được phát biểu một cách rõ rệt. Thứ hai là nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Và thứ ba là nguyên tắc về bổn phận thiêng liêng của người Việt là phải bảo vệ tổ quốc của họ. Đó là ba ý chính để có thể suy luận rằng đây có thể là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của quốc gia Việt Nam.
Còn trong bối cảnh thời sự ngoại giao của dân tộc Việt Nam hiện nay và những vấn đề ta phải đương đầu, tôi nghĩ thế này, qua bài thơ ta thấy một chân lý lịch sử rõ rệt là : ai đi ngược lại ba nguyên tắc đó sẽ đi đến thất bại. Nhất là trong bối cảnh quốc tế hiện giờ, ai đi ngược lại chính nghĩa, dựa vào võ lực để xâm lược một xứ nhỏ, đều sẽ thất bại trước lịch sử ».
Tóm lại, bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là một lời khẳng định hùng hồn cho một chân lý của tạo hóa là : đất nước Việt Nam là do người Việt Nam làm chủ, đó là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, bất chấp đó là ai, nếu đi ngược lại chân lý của tạo hóa là xâm lược lãnh thổ Việt Nam (hay của bất kỳ một quốc gia nào) thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong. Đây cũng chính là tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã được thực tế lịch sử minh chứng suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.