Thời gian 40 năm, đối với lịch sử 4000 năm của Việt Nam, chỉ là một con ốc nhỏ trong chiếc đồng hồ lịch sử gồm cả vạn con ốc và lò so khác. Nhưng đối với những người thuộc thế hệ trưởng thượng hiện đang sinh sống hoặc ở Việt Nam hoặc tại hải ngoại.
40 năm vừa qua đã là những nhân chứng cho một giai đoạn khốc liệt, đầy máu và nước mắt, những hận thù chất ngất, những tiếng khóc kín trời, và những biến đổi dồn dập khiến cho người công chính biến thành nô lệ, ngược lại, những kẻ ác không tim óc lên ngôi cửu ngũ. 40 năm vừa qua cũng là thời mà giang sơn hình chữ S đã bị xẻ thịt, banh da, thân thể cắt rời để dâng cho kẻ thù truyền kiếp Bắc Phương, kẻ thù mà Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, các đời vua Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, và Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng đánh chạy tan tác như chồn, cáo.
Cũng 40 năm vừa qua, một chủ nghĩa khát máu từng làm chủ gần một phần ba thế giới, Chủ Nghĩa Cộng Sản, đã bị vỡ toang ra thành nhiều mảnh nhỏ. Riêng tại Việt Nam, chủ nghĩa này đã rơi mặt nạ, và hiện nguyên hình là một lý thuyết lừa gạt tinh vi, được điều hành bởi một nhóm người không tim không óc, giả nhân giả nghĩa. Nhóm người này, mệnh danh là Đảng Cộng Sản, đã tỏ ra hèn hạ đến tột cùng khi cúi dâng giải giang sơn xinh đẹp này cho kẻ thù, chấp nhận làm một thứ nô lệ cho Tầu Cộng, chỉ để yên lành mà hưởng lộc lấy từ máu xương của nhân dân. Vì thế, 40 năm vừa qua, cũng có thể coi là một dấu lành cho nhân loại, khi Đảng Cộng Sản đã rơi mặt nạ, khi con người đã nhận thức được tất cả những giả trá của cái gọi là Chủ Nghĩa Cộng Sản này, thì tương lai, dần dần chủ nghĩa này sẽ không còn đất mà tồn tại. Tại Việt Nam, sự nhận thức này đã được biểu thị qua 2 lăng kính chính: Lý Thuyết tan rã và Sự tranh dành quyền lực. Dĩ nhiên còn nhiều vấn đề nữa như việc hủy họa môi trường sống, cưỡng chế đất đai, chính sách ngu dân, văn hóa vô đạo đức, và thực phẩm nhiễm độc, và bệnh tật… Nhưng trong phạm vi bài viết này, chỉ có thể nêu lên hai vấn đề nổi cộm mà thôi.
1-Lý Thuyết tan rã:
Rất nhiều đảng viên Cộng Sản kỳ cựu, đã mở tung bức rào sắt kinh niên, mà phô bầy bộ mặt thật xấu xa của Hồ Chí Minh và toàn Đảng Cộng. Các nhân vật phản tỉnh này đã công khai tuyên bố bỏ đảng, từ các tướng lãnh cao cấp như Trần Độ, đến đảng viên 50 năm tuổi đảng, như cựu Đại Sứ Nguyễn Văn Trấn, Luật Gia Lê Hiếu Đằng, Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng, Bác Sĩ Nguyễn Đắc Diên, Trần Xuân Bách, Bác Sĩ Dương quỳnh Hoa, Nguyễn Thái Sơn, Giám Đốc trường Đảng Vi Đức Hồi, Tiến Sĩ Đinh Đức Long, Trung Tá Trần Anh Kim, nhà báo Bùi Tín, đảng viên 55 tuổi đảng Tống Văn Công…
Một số lớn tuy chưa chính thức bỏ đảng, nhưng “thoái đảng”, nghĩa là không sinh hoạt với đảng nữa như Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Duy Ninh.. Trong thập niên trước đây, một nhóm người kháng chiến cũ đã tự lập ra Câu Lạc Bộ Những người Kháng Chiến Cũ đã được thành lập năm 1986 để nói lên tiếng nói riêng của mình, chỉ trích những sai lầm của Đảng gồm Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu, Nguyên Phong Hồ Hiếu, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Trần Nam Trung, Lê Đình Mạnh... Tuy Câu lạc Bộ này chỉ tồn tại có 2 năm, rồi bị cấm, nhưng tiếng nói của họ đã vang động đến một số lớn quần chúng miền Nam. Cũng trong một, hai thập niên vừa qua, một số nhà văn đã công khai lên tiếng bỏ đảng, hoặc viết bài chống lại đảng như Nhà Văn Đại Tá Phạm Đình Trọng, Trần Mạnh Hảo, Dương Thu Hương, Nguyễn Thiệp, Bùi Ngọc Tấn, Trần Đĩnh, Trần Khải Thanh Thủy, và Đặng Chí Hùng… Cùng với những cuốn tiểu thuyết, tự thuật nổi sóng này, hiện tượng “blogger” đã ào ạt phát triển với các tiếng nói chỉ trích chính quyền rất mạnh như Bauxite Việt Nam, Blog Huỳnh Ngọc Chênh, báo Dân Quyền của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Anh Ba Sàm, Anh Ba Saigon, JB Nguyễn Hữu Vinh, Dân Làm Báo, Nguyễn Hưng Quốc, và nhiều “blog” khác. Cùng số phận với Câu Lạc Bộ Kháng Chiến, một số “blogger” đã bị bắt đi tù với những bản án rất nặng. Trong khi đó, một số cây viết sắc sảo khác không hề biết sợ như Huỳnh Thục Vy, Đại Úy Công An Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy đã gây chấn động tinh thần của dân Việt tại quê nhà hay tại hải ngoại, làm nhà cầm quyền đã phải ra tay trấn áp tàn nhẫn. Đặc biệt là một số lãnh đạo cao cấp cũng lên tiếng công khai chống lại Đảng. Phó Thủ Tướng Trần Phương nói: “Chúng ta tự lừa dối chúng ta và lừa dối người khác.”
Một số lớn tuy chưa chính thức bỏ đảng, nhưng “thoái đảng”, nghĩa là không sinh hoạt với đảng nữa như Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Duy Ninh.. Trong thập niên trước đây, một nhóm người kháng chiến cũ đã tự lập ra Câu Lạc Bộ Những người Kháng Chiến Cũ đã được thành lập năm 1986 để nói lên tiếng nói riêng của mình, chỉ trích những sai lầm của Đảng gồm Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu, Nguyên Phong Hồ Hiếu, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Trần Nam Trung, Lê Đình Mạnh... Tuy Câu lạc Bộ này chỉ tồn tại có 2 năm, rồi bị cấm, nhưng tiếng nói của họ đã vang động đến một số lớn quần chúng miền Nam. Cũng trong một, hai thập niên vừa qua, một số nhà văn đã công khai lên tiếng bỏ đảng, hoặc viết bài chống lại đảng như Nhà Văn Đại Tá Phạm Đình Trọng, Trần Mạnh Hảo, Dương Thu Hương, Nguyễn Thiệp, Bùi Ngọc Tấn, Trần Đĩnh, Trần Khải Thanh Thủy, và Đặng Chí Hùng… Cùng với những cuốn tiểu thuyết, tự thuật nổi sóng này, hiện tượng “blogger” đã ào ạt phát triển với các tiếng nói chỉ trích chính quyền rất mạnh như Bauxite Việt Nam, Blog Huỳnh Ngọc Chênh, báo Dân Quyền của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Anh Ba Sàm, Anh Ba Saigon, JB Nguyễn Hữu Vinh, Dân Làm Báo, Nguyễn Hưng Quốc, và nhiều “blog” khác. Cùng số phận với Câu Lạc Bộ Kháng Chiến, một số “blogger” đã bị bắt đi tù với những bản án rất nặng. Trong khi đó, một số cây viết sắc sảo khác không hề biết sợ như Huỳnh Thục Vy, Đại Úy Công An Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy đã gây chấn động tinh thần của dân Việt tại quê nhà hay tại hải ngoại, làm nhà cầm quyền đã phải ra tay trấn áp tàn nhẫn. Đặc biệt là một số lãnh đạo cao cấp cũng lên tiếng công khai chống lại Đảng. Phó Thủ Tướng Trần Phương nói: “Chúng ta tự lừa dối chúng ta và lừa dối người khác.”
Người lột mặt nạ đảng Cộng can đảm nhất và chi tiết nhất là bà Dương Thu Hương, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã công khai phát biểu tại Quốc Hội như sau:
“…Đi vào cụ thể thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa’. Mà cũng báo cáo với các anh là riêng ngân hàng thì không biết ‘định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa’, kinh tế thị trường có ‘định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa’ trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì? Thì chúng tôi cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được. Ngoài ra lại còn ‘phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa’. Thế không biết ‘công nghiệp hiện đại theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa’ là cái gì? Thế công nghiệp của Xã Hội Chủ Nghĩa nó khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi ‘theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa? Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa’. Thì đúng ra ngày xưa học về Mác – Lênin có cái câu là ‘dân chủ của Chủ Nghĩa Xã Hội thì dân chủ gấp trăm lần các chế độ dân chủ khác…. Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa? Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này?”
Bà Dương Thu Hương đã tả chân về cái gọi là “Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa”:
“..Thực tế là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh. Tôi không hiểu là, nó chẳng có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm…”
Về tính cách Dân Chủ trong Đảng và Quốc Hội:
“Tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì, nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi… Thế rồi ‘xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức’. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại Biểu Quốc Hội và nếu là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại Biểu Quốc Hội mà là vừa là đảng viên vừa là Đại Biểu Quốc Hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi.”
Về sự bất công xã hội, bà nói:
“Đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng trầm trọng, chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên, không phải là chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn đâu, mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư sản cộng sản: Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì, tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì…
Để kết luận, bà nói:
“Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi".
Đó là những sự thật xấu xa không thể chối cãi, do chính một Đảng Viên, một Đại Biểu Quốc Hội, một Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhân Dân phát biểu. Đây là những nhát dao chí tử đâm vào mớ lý thuyết hổ lốn, lừa gạt của những người mệnh danh là Cộng Sản.
Bên cạnh đó, đời tư của người lãnh tụ cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người từng được coi là Thần Thánh của miền Bắc, Hồ chí Minh, cũng trong thập niên vừa qua, đã bị lộ chân tướng là một tên hoang dâm vô độ, từng làm nhiều trẻ em mất trinh, lấy nhiều vợ, nhiều con rơi, lấy cả vợ đồng chí, nhất là khi ở trong rừng Bắc Việt, các bà vợ của các đồng chí cấp thấp vẫn phải đến lều của Hồ Chủ Tịch vĩ đại để dâng hiến thân thể cho lãnh tụ. Lý do tại sao Hồ Chủ Tịch lại thích vợ của đồng chí đã được giải thích bởi một trong những người thân tín nhất của Hồ Chí Minh: “liên hệ với những bà lớn tuổi, đã có chồng con thì không có hệ lụy gì như khi liên hệ với gái trinh.” Thực tế, Hồ chí Minh đã hãm hiếp hai chị em Nông Thị Xuân đến mang thai, và khi Nông thị Xuân cứ đòi Hồ Chí Minh cho ra công khai, thì Hồ Chí Minh đã sai Trần Hoàn là Bộ Trưởng Công An tiếp tục hiếp dâm rồi cho xe cán chết. Sau khi gia đình Nông Thị Xuân định tố cáo, thì Công An truy lùng giết sạch cả gia đình. Trong một lá thư mật được giữ kín tại văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội, người ta đọc thấy như sau:
“Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983.
Kính gởi Ông Nguyễn hữu Thọ Chủ tịch quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng vô cùng nhức nhối. Nay tôi sắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ tịch, hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng nghiêm trọng tàn ác, mà người vợ chưa cưới của tôi là một nạn nhân. Nay tôi hy vọng những tên hung thủ được lột mặt nạ trước công chúng, không để cho chúng ngồi trên đầu trên cổ nhân dân…
(Lời cô Vàng, người yêu của tác giả bức thư): Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con traị Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu. Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô xầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.
Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. Em hỏi nó nắm tay chị, sao chị không văng vào mặt nó để nó dắt đi? Chị Xuân vừa nức nở vừa nói: “Ðau khổ nhục nhả lắm. Chị phải nói hết để các em tha tội cho chị. Từ hôm chị mới về nhà này, có một bà già độ 60 tuổi ở một buồn dưới nhà, vợ một cán bộ Công an đã chết, lên thân mật nói chuyện với chị rằng: Sao cô ở đây một mình? Bạn đàn bà để tôi nói thật cho cô biết. Cái lão đem cô về đây là một tên côn đồ lưu manh, dâm ô tàn ác vô kể. Tôi xin kể một vài chuyện cho cô nghe. Ông Lương Khánh Thiện, một Uỷ viên Trung ương, bị đế quốc Pháp giết có con gái tên là Bình. Chị Ðường, vợ anh Thiện đem con gái gởi bác Hoàn nhờ bác tác thành cho. Lão Hoàn đã hiếp nó, nó chửa rồi chọn một tên lưu manh vào làm Công an để gả cô Bình làm vợ. Lão lại đem một cô gái có nhan sắc nhận là cháu, cũng hiếp cô gái này cho tới chửa, rồi giết chết quăng xác xuống hồ Ha Le để khỏi mang tiếng. Cán bộ Công an nhiều người biết chuyện của nó, nhưng không ai dám hở răng, vì sợ lão vu cho tội gì bắt giam rồi thủ tiêu.”
Nghe chuyện đó chị cũng khủng khiếp, nhưng lại nghĩ là nó đối với mọi người khác, còn đối với mình thì nó đâu dám. Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xõ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị.
Chị xô nó ra nói:
“Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”.
Nó cười một cách nhạo báng:
“Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”.
Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tuỳ ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi”.
Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị.
Chị ngồi xụp xuống ghế nói:
“Anh cứ bắn đi”.
Nó cười khì khì :
"Tôi chưa dại gì bắn. Tôi tặng bà vật khác".
Nó dắt súng vào túi quần rồi rút ra một sợi dây dù to bằng chiếc đũa, đã thắt sẳn một cái thòng lọng. Nó quàng cái tròng vào cổ chị rồi kéo chị đi lại cái giường kia, đẩy chị nằm xuống, rồi đầu sợi giây nó buộc vào chân giường. Chị khiếp sợ run như cầy sấy.
Nó nói “Bây giờ bà muốn chết tôi cho bà chết“. Rồi nó lột hết quần áo chị…
Em thấy nguy hiểm vì tên Hoàn đã nổi tiếng ở Bộ Công an là một tên dâm bôn vô cùng tàn ác. Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn…” (Hết lời cô Vàng).
Sông Bằng Giang
Tôi chỉ được gặp Vàng em tôi có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957 cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng văn Ðệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồi. Nghe dư luận xôn xao bị đánh vở sọ, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Tôi đâm bổ về Hà Nội liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Toà án Hà Nội. Tôi kể vụ án em tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm sát hỏi toà án về vụ em tôi và cô Xuân bị giết. Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều trạ Vụ này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ Chí Minh, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường y tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi nói chuyện lại cũng bị giết lây…”
Lá thư bí mật này bất ngờ được tung ra, cùng với một loạt bí mật thâm cung được một số đảng viên kỳ cựu tiết lộ đã làm cho dân chúng thấy rõ bộ mặt giảo hoạt của một lãnh tụ, mà thập niên sau này, lại được cho là không phải Nguyễn Ái Quốc, mà là một tên Tầu giả dạng. Theo nguồn tin đó thì Nguyễn Ái Quốc đã chết từ 1930 sau khi bị bệnh sởi. Điều này có nhiều tính chất khả thi vì một số hình ảnh chụp Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Pháp có tai nhỏ hơn tai của Hồ Chí Minh sau này rất nhiều. Người so sánh những tấm hình này cho rằng, người ta có thể giả dạng mắt, môi, mũi, má nhưng không thể giả được lỗ tai! Điều này có rất nhiều cơ sở khiến cho nguồn tin này được dư luận chấp nhận ngay mà Đảng Cộng chưa có một lời nào phản bác.
2-Sự tranh dành quyền lực.
Trong tất cả mọi văn kiện liên quan đến Đảng Cộng Sản Việt Nam, tình đồng chí được đề cao như kim chỉ nam cho các sinh hoạt của đảng. Thực tế, các đồng chí lãnh tụ luôn tìm cách hãm hại nhau để tranh dành quyền lực vì từ quyền lực vĩ đại sinh ra quyền lợi vô biên. Từ sau khi Hồ Chí Minh lập ra chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945, có rất nhiều các vụ thủ tiêu lẫn nhau một cách thầm kín, nên không thể có một danh sách nào chính xác ghi đầy đủ tên những đồng chí bị giết, nhưng người ta có thể nhẩm tính ra hàng trăm ngàn vụ. Điển hình là trong cuộc Đấu Tố cải cách ruộng đất, một số lớn bộ đội có gia đình gốc là tư sản cũng bị giết cùng với địa chủ. Sau khi máu đã đổ đầy đường, nhân dân ta thán, khóc than vang trời, thì Hồ Chí Minh lại giả bộ khóc lóc, xin lỗi nhân dân, và chuộc lỗi bằng cách giết luôn các cán bộ chỉ huy vụ cải cách ruộng đất để bịt miệng. Số người chết trong cả hai đợt lên tới cả trăm ngàn người.
Dần dần các cuộc thanh trừng lan đến các lãnh tụ cấp cao. Cái chết nổi tiếng nhất là cái chết của Trung Tướng Nguyễn Bình, nguyên Tư lệnh Khu Chiến Đông Triều, Phó Chủ Tịch Kháng Chiến Nam Bộ. Vì xung đột nguyên tắc, Nguyễn Bình được lệnh ra Bắc nhận nhiệm vụ, ông bị các đồng chí phục kích bắn chết trên đất Cam bốt.
Sau đó, một cái chết thứ hai làm xôn xao dư luận quốc tế là Đại Sứ Đinh Bá Thi, sau khi bị Mỹ tố cáo là làm gián điệp cho miền Bắc. Bị lộ bí mật, miền Bắc sai giết luôn để ngừa hậu hoạn. Rồi sau đó, nhiều cái chết bí ẩn đã gây thắc mắc cho dư luận quốc tế.
1) Đại Biểu Quốc Hội Dương Bạch Mai, người từng du học Pháp và Liên Xô, chết 1964, khi uống ly bia giữa 2 phiên họp Quốc Hội, vì phản đối kiểu trại lính Trung Cộng.
2) Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam, kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam, ói ra máu, chết năm 1967.
3) Đại Tướng Chu Văn Tấn, người từng cõng Hồ Chí Minh tại hang Pắc Bó, nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng chết năm 1984.
4) Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái đang chuẩn bị thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột năm 1986.
5) Đại Tướng Lê Trọng Tấn, Viện Trưởng Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Phó Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam, chết bất ngờ năm 1986.
6) Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Tư Lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh cưỡng chiếm miền Nam chết bất ngờ trong thang máy.
7) Thượng Tướng Đinh Đức Thiện, Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần, Phó Tư Lệnh Chiến Dịch Hồ Chí Minh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, tên thật là Phan Đình Dinh, em ruột của Lê Đức Thọ, được báo là khi chùi súng săn bị “lạc đạn” chết năm 1987
8) Trung Tướng Phan Bình, Cục Trưởng Cục Quân Báo, bị bắn vào đầu năm 1987.
9) Thủ Tướng Phạm Hùng chết đột ngột năm 1987 khi đang làm Thủ Tướng
10)Thượng Tướng Công An Thi văn Tám cũng đột tử năm 2008.
11) Thượng Tướng Nguyễn Khắc Nghiên chết bất thình lình năm 2010.
12) Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Đường sắt, đột ngột chết trong năm nay.
13) Tướng Công An Phạm Quý Ngọ, đang bị điều tra về tham nhũng, đột tử năm 2014.
Ngoài ra, môt vụ nổ máy bay thập niên 1990, làm chết 13 người gồm Tham Mưu Trưởng, Tham Mưu Phó và toàn bộ tham mưu, cũng là một vụ thủ tiêu tàn nhẫn. Thân nhân của những người chết này không được phép làm tang lễ rầm rộ, mặc dù tất cả đều là tướng lãnh cao cấp.
Lê Duẩn
Nhưng trên hết, cái chết của lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, gần đây đã bị bật mí là bị thuốc độc của Lê Duẩn vì chính Lê Duẩn là người kiểm tra từng môn thuốc và thức ăn cho Hồ Chủ Tịch. Những ngày chót của Hồ Chí Minh, không ai được ra vào thăm hỏi, vì Hồ Chí Minh đã bị phe đảng Lê Duẩn bao vây. Điều quan trọng hơn nữa là chúc thư của Hồ Chí Minh đã bị phe Lê Duẩn sửa, mãi hơn hai chục năm sau, mới bị bật mí.
Riêng Võ Nguyên Giáp, người đầu tiên làm Trung Đội Trưởng toán bộ đội đầu tiên của Cộng Sản Việt Nam, đã 2 lần suýt bị đầu độc chết, nhờ may mắn mà thoát, nhưng rồi cũng bị tước mất hết quyền bính, và để làm nhục Võ Nguyên Giáp, phe Lê Duẩn đã cử Giáp làm tướng lãnh lo đặt vòng tránh thai. Từ đó, mới có câu đồng dao rằng:
Ngày xưa, đại tướng công đồn
Ngày nay, đại tướng công l. chị em.
Vai trò người hùng Võ nguyên Giáp càng ngày càng xuống dốc, khi thập niên 2000, Tầu Cộng cho phổ biến những chi tiết mật, chứng tỏ là các trận Na Sản, Điện Biên Phủ đều do tướng Tầu chỉ huy, Giáp chỉ biết thi hành mà thôi.
3-Đảng Cộng Sản đã là đầy tớ của Tầu Cộng từ năm 1924.
Cuốn hồi ký “Ghi chép về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bắc Kinh ấn hành năm 2002 và được dịch bởi Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy, gồm có những bài tường thuật của La Quý Ba, Trương Quảng Hoa, Độc Kim Ba, Vu Hóa Thầm, Trần Canh, Như Phụng Nhất, là những nhân vật lừng lẫy trong trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã ghi lại việc họ Hồ sang Tầu từ năm 1924 để xin làm đệ tử của Tầu Cộng. Sau đó, năm 1930, Hồ chí Minh mới thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương tại Hồng Kong. Năm 1938, Hồ chí Minh, lại xin làm Cố Vấn cho Lực Lượng Quân Đội Cộng Sản Trung Quốc (Advisor to the Chinese Communist armed forces). Tháng 10 năm 1940, dưới sự giúp đỡ của Tầu Cộng, Hồ đến Quế Lâm, thành lập văn phòng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, sau này đổi là Việt Minh, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Trung Cộng.
Tháng 1 năm 1950, Hồ Chí Minh cùng Trần Đăng Ninh, Hoàng văn Hoan lại sang cầu viện Tầu Cộng và được diện kiến Lưu Thiếu Kỳ tại Trung Nam Hải. Trong buổi họp này, phía Trung Cộng đưa Chu Đức, Đồng Tất Vũ, Lưu Bá Thừa, Nhiếp Vinh Trần, Lý Duy Hán tiếp phái đoàn bán nước họ Hồ. Tuy nhiên, vì lúc đó, Hồ chưa có thực lực nào ngoài Lực Lượng Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân dưới sự điều động của Võ Nguyên Giáp điều động từ năm 1944, cho nên phía Trung Cộng có vẻ không mặn mà lắm với lời hứa bán nước này.
Sau đó, Hồ Chí Minh năn nỉ Mao Trạch Đông cho tháp tùng sang Liên Xô cầu viện. Tuy chuyến đi này không thành công, nhưng nhận thấy vẻ trung thành của Hồ, nên khi về đến Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ quyết định giúp Hồ Chí Minh bằng một phái đoàn Cố Vấn tối cao, mà Hồ Chí Minh buộc đàn em gọi là “Các đồng chí Cố Vấn Vĩ Đại Trung Quốc.” Phái đoàn cố vấn vĩ đại này do Vi Quốc Thanh, nguyên Phó Tư Lệnh Lực Lượng Công An Trung Cộng làm trưởng đoàn. Trung Cộng đã viện trợ đợt đầu tiên 150,000 khẩu súng, hơn 3,000 khẩu pháo, và đạn dược, xe cộ, quần áo, lương thực, đồ dùng hàng ngày như bát ăn cơm tráng men, khăn bông.
“Bác Mao dạy cho tụi VN một bài học”
Từ đó, thực tế, đảng Cộng Sản Việt Nam (tuy đổi tên nhiều lần) đã là một thứ đầy tớ, nô lệ cho chủ Trung Cộng. Như thế, việc đảng Cộng Sản Việt Nam ngày hôm nay cam tâm dâng đất và nước cho Tầu cộng cũng chỉ là hệ quả tất yếu của việc Hồ Chí Minh xin làm đệ tử của Tầu Cộng từ những năm 1924, chứ không phải bắt nguồn mới thập niên này.
Ngày hôm nay, nhìn lại thời gian 40 năm qua, với bao vật đổi, sao dời, lịch sử Việt Nam đang mở sang những trang đen tối, người Việt Nam đều uất nghẹn, nước mắt lưng tròng, mong được mang kiếm về nước, tiêu diệt đảng Cộng Sản hầu cho dân Việt lại hạnh phúc bên bờ đại dương yêu dấu.
Chu Tất Tiến
*****
Con ơi, ngắm nữa đi con
Ngắm cho no mắt, cho tròn đêm nay
Đêm nay, giòng họ chuột say
Sáu mươi năm trước, chuột cầy thủ đô!
Chuột về tan nát cơ đồ
Bao nhiêu biến cố đổ vô quê mình
Chuột về, đóng ở Ba Đình
Có con chuột tổ, xác sình còn nguyên!
Con ơi, đảng chuột uy quyền
Đốt trăm tỷ bạc, tuyên truyền chuột ngu
Đêm nay, trong cõi tối mù
Con ơi, ngắm nữa chuột chù "pháo hoa!"
Hoàng Hạc
*****
Cảm Tạ Miền Nam
Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.
Tôi còn nhớ sau cái ngày "thống nhất"
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.
Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu"
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: "Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản."
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.
Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.
Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành nhân.
Phan Huy