Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

‘Chân dung quyền lực’ đã chết?

‘Chân dung quyền lực’ là trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh.






Trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh, đã hoàn toàn im tiếng, trong khi có nhiều đồn đoán về sự can dự của an ninh quân đội Việt Nam.

Những đồn thổi quanh tình trạng sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thời gian qua khiến nhiều người nhớ tới các thông tin cập nhật về lịch trình đi chữa bệnh ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên bí thư Thành ủy Đà Nẵng, hồi đầu năm nay trên “Chân dung quyền lực”, các nhà quan sát ở trong nước cho hay.

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ về sự im tiếng này:

“Sự biến mất của trang ‘Chân dung quyền lực’ là một điều tất yếu. Nhưng đây là một sự biến thể, chứ không phải biến mất hoàn toàn trang ‘Chân dung quyền lực’. Một số người kỳ vọng trang này sẽ tung ra các thông tin về tài sản của các quan chức, nhưng trang này cũng là tâm điểm bị chú ý và bị ‘soi’ của giới an ninh, trong đó có an ninh quân đội. Tôi cho rằng người phụ trách trang này có lẽ họ đã thấy đủ nguy hiểm, và đủ mức độ để đóng trang này lại. Có lẽ họ sẽ chuyển sang một trang khác. Vừa rồi cũng có dư luận về sự xuất hiện trên Facebook liên quan tới sức khỏe của Tướng Phùng Quang Thanh. Tôi cho rằng từ đây tới đại hội 12 của Đảng, sẽ có những trang ‘Chân dung quyền lực’ nháy nháy nào đó xuất hiện và xuất hiện liên tục.”
“Một số người kỳ vọng trang ngày [Chân dung quyền lực] sẽ tung ra các thông tin về tài sản của các quan chức, nhưng trang này cũng là tâm điểm bị chú ý và bị ‘soi’ của giới an ninh, trong đó có an ninh quân đội. Tôi cho rằng người phụ trách trang này có lẽ họ đã thấy đủ nguy hiểm, và đủ mức độ để đóng trang này lại...
Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam Nguyễn Chí Dũng.
Tờ Nikkei Asian Review, thuộc sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Nhật Bản, từng đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện đầy “bí ẩn” của “Chân dung quyền lực”, và nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.

Tính từ cuối năm ngoái cho tới nay, theo hệ thống đếm số truy cập, “Chân dung quyền lực” đã thu hút tới gần 26 triệu lượt người truy cập, và có thời điểm, có hàng nghìn người vào đọc trang này cùng một lúc.

Dù trang web này hiện không còn cập nhật, nhưng theo quan sát của phóng viên Việt Ngữ, tối ngày 30/7, vẫn có tới gần 100 người “online” trên đó cùng thời điểm.

Vì sao người dân Việt Nam lại quan tâm tới một trang blog không rõ nguồn gốc với những thông tin giật gân, khó kiểm chứng như vậy? Tiến sỹ Dũng giải thích:

“Thứ nhất là sự tò mò của dân chúng, của xã hội và của dư luận, và thứ hai nữa là dân chúng Việt Nam quen sống trong xã hội thiếu minh bạch thông tin. Vì vậy, bất cứ thông tin nào, dù chưa được kiểm chứng và mơ hồ nhưng nêu ra một số vấn đề của các quan chức thì người dân lập tức đọc. Vừa rồi có những tin đồn, chẳng hạn Tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát. Thậm chí là có những câu chuyện giống như là trinh thám, mô tả cách ám sát Tướng Phùng Quang Thanh. Nghe nói là rất nhiều người dân đọc, và tôi gặp một số người và họ kể lại câu chuyện đó như thật, giống như chính họ sáng tác ra câu chuyện đó vậy.”

Tiến sỹ Dũng nói thêm rằng tình trạng úp mở và thiếu minh bạch thông tin đã dẫn tới việc tin đồn lan rộng, và giúp cho các trang tin đăng tải những thông tin chưa kiểm chứng có “đất” để đua nở.
Vừa rồi có những tin đồn, chẳng hạn Tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát. Thậm chí là có những câu chuyện giống như là trinh thám, mô tả cách ám sát Tướng Phùng Quang Thanh. Nghe nói là rất nhiều người dân đọc, và tôi gặp một số người và họ kể lại câu chuyện đó như thật, giống như chính họ sáng tác ra câu chuyện đó vậy.
Tiến sỹ Nguyễn Chí Dũng nói.
Cũng giống như vụ ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đi chữa bệnh ở Mỹ, chính quyền Việt Nam chỉ lên tiếng xác nhận thông tin về bệnh tình của ông Phùng Quang Thanh sau khi các tin đồn về chuyện ông bị ám sát “làm mưa làm gió” trên các trang mạng không chính thống.

Dù chính phủ Việt Nam chưa chính thức lên tiếng bình luận về các thông tin do “Chân dung quyền lực” loan đi, nhưng báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng đăng tải bài viết trong đó ám chỉ tới trang blog này.

Bài viết trong mục “Bình luận – Phê phán” nói rằng “cứ mỗi khi Việt Nam sắp diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng là một số tổ chức, cá nhân lại ráo riết triển khai chiến dịch bịa đặt, vu cáo, tung tin thất thiệt”.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh về Hà Nội hôm 25/7 sau thời gian chữa bệnh ở Pháp. Một bức ảnh chụp ông ở sân bay từ xa vẫn khiến nhiều người đồn thổi đó là “một người đóng thế”.

Chỉ tới khi người đứng đầu quân đội Việt Nam xuất hiện tại một sự kiện có tên gọi ‘Khát vọng đoàn tụ’ được truyền hình trực tiếp, hôm 27/7, cơn bão tin đồn mới lắng lại.

Source: VOA

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam