VietPressUSA: Một chuyện “Chó cười” đang xảy ra và làm xôn xao dư luận trong nước VNcs; đó là Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa đề nghị thu phí tác quyền bài “Tiến quân ca” là bài Quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác từ năm 1946. Bài ca nầy được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là CHXHCNVN.
Báo chí, Truyền thông trong nước VNcs loan tãi công bố của Trung tâm VCPMC cho hay sẽ thu phí tác quyền khi bài quốc ca được trình diễn trong các chương trình nghệ thuật có hay không có doanh thu; các buổi hội nghị; các chương trình văn nghệ phục vụ các vùng nông thôn hẻo lánh; trong các sản phẩm điện ảnh kịch nghệ kể cả các bộ phim tài liệu. Một trong số các trường hợp, Trung tâm sẽ xem xét không thu phí là các buổi hát quốc ca chào cờ của học sinh mỗi đầu tuần.
Bản tin VOA nói rằng “Vi phạm tác quyền lâu nay là một vấn đề đau đầu tại Việt Nam, một trong những nước bị coi là chưa bảo vệ được các sản phẩm trí tuệ. Thế nhưng, đặt vấn đề ‘tác quyền phí’ với bài quốc ca đang gây tranh cãi mạnh mẽ trong công luận.
Người ủng hộ nói thu tiền tác quyền đối với quốc ca là việc làm bình thường như đối với tất cả các sản phẩm âm nhạc khác. Tuy nhiên, những người phản đối chê trách hành động này là ‘thái quá’ và ‘nực cười”.
Trả lời cuộc phỏng vấn của VOA, Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Dũng nói rằng “Từ thời cố nhạc sĩ Văn Cao còn sống, bài Tiến quân ca đã trở thành quốc ca của nước Việt Nam, lúc đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bây giờ là CHXHCNVN. Khi nhạc sĩ còn sống, bài hát đó đã trở thành quốc ca Việt Nam thì đấy là niềm tự hào, niềm vinh dự cho nhạc sĩ. Chuyện tác quyền không có nghĩa lý gì cả khi bài hát mình sáng tác được trở thành quốc ca của một quốc gia. Tôi nghĩ gia đình và ngay cả nhạc sĩ Văn Cao nếu giờ ông còn sống cũng không đặt vấn đề tác quyền đối với riêng tác phẩm này. Nó là niềm tự hào của dân tộc cũng đồng thời là niềm tự hào của chính ông. Khi đã trở thành quốc ca rồi, không có tác quyền nào có thể sánh được điều đó. Ta đừng bàn quá kỹ càng vào tác quyền của một tác phẩm lớn như vậy vì không có tác quyền nào xứng đáng bằng niềm tự hào của ông và niềm tự hào của dân tộc khi đón nhận tác phẩm của ông. Đó là tác quyền lớn nhất. Mọi người đừng kỹ càng, xét nét quá. Còn những bài hát có tính chất kinh doanh, hát đi hát lại biểu diễn để thu lợi nhuận thì lúc ấy chuyện tác quyền mới có giá trị. Một bài hát đã trở thành tài sản của dân tộc thì riêng chuyện đó đã là tác quyền lớn nhất, niềm tự hào lớn nhất cho mỗi nghệ sĩ sáng tác.”
VOA cho biết rằng: “từ năm 2010, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao, bà Nghiêm Thúy Băng, đã có thư hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho "công chúng, đảng, quốc hội và nhà nước". Tuy nhiên, báo Thanh Niên ngày 20/8 dẫn lời con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao nói rằng: "Chúng tôi vẫn đang giao cho VCPMC thu tiền tác quyền các tác phẩm của ông, trong đó có bài Tiến quân ca" vì, vẫn theo con trai nhạc sĩ Văn Cao, việc hiến tặng chưa có sự thống nhất của gia đình.”
Như vậy, giá trị tinh thần như NSND Hoàng Dũng nói thì gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao không quan tâm, mà hoàn cảnh xã hội đẩy gia đình con cháu của cố nhạc sĩ Văn Cao vào quyết định cụ thể hơn là đòi tiến tác quyền.
Tại các quốc gia giàu có và tiến bộ, Quốc ca là tài sản của cả một đất nước.. mọi người dân được hát, các tổ chức hội họp, khắp nơi trong mọi sự kiện được khuyến khích hát Quốc ca. Có những tác giả vinh dự được có tác phẩm trở thành bất hủ và họ tự nguyện hiến tặng cho quốc gia và dân tộc để làm quốc ca. Riêng tại VNcs thì khác, các viên chức thì tham nhũng giàu có.. Vợ con của cố nhạc sĩ Văn Cao là tác giả quốc ca thì nghèo tả tơi; tại sao đảng và nhà nước csVN không trích ra một vài tỷ bạc để mua lại tác phẩm của cố nhạc sĩ Văn Cao mà lại ép buộc vợ của kẻ đã khuất phải ký giấy hiến tặng?!
Con trai đã chính thức lên tiếng nói rằng giấy hiến tặng đó không có giá trị vì không có sự thỏa thuận của mọi người thừa kế trong gia đình.Vậy thì việc đòi tiền những ai hát bài Quốc ca của csVN là chuyện đúng đắn của các con của cố nhạc sĩ Văn Cao. Còn giải quyết chuyện nầy ra làm sao thì đó là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước csVN.
Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) là một tổ chức chính thức của Bộ Văn hóa Thông tin của csVN và khi họ đặt vấn đề nầy phải có sự thông qua của cơ quan cấp trên. Hiện tổ chức nầy chưa nói rõ mỗi lần hát Quốc ca csVN thì các nơi phải trả bao nhiêu tiền. Dĩ nhiên chỗ ít người nghe thì trả ít, chỗ đông người thì trả nhiều. Hãy xem các sự kiện Thể thao Thế giới khi đội tuyển csVN tham dự.. Lúc các sân bóng chào cờ có bản “Tiến quân ca” vì có đội tuyển csVN ra sân cỏ.. Sau đó nước chủ nhà tổ chức giải bóng đá quốc tế nhận được cái Hóa đơn đòi tiến bài Quốc ca của nước CHXHCNVN thì quả thật rất vui và đây là câu chuyện “Chó Cười”. csVN đã đến thời mạt vận.. khi đòi tiền hát quốc ca thì người ta sẽ nghe tiếng con gì đó kêu cho đỡ tốn kém!
Huy Anh. Tổng hợp.