Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Lê Nguyễn - Tại sao Cộng Sản vẫn luôn trường tồn tại Châu Á?




Trên thế giới hiện nay, đếm trên đầu ngón tay còn xót lại năm thiên đường xã nghĩa: Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào và Cu ba.

Năm vừa qua với sự chuyển mình tích tực của Cu-Ba, quốc gia Mỹ latinh sau lệnh gỡ bỏ cấm vận của Mỹ, người ta hy vọng trong tương lai không xa dân chủ sẽ thực sự hiện diện trên đất nước của những điếu xì gà thơm ngon nức mũi người dùng này.

Nhìn lại bốn quốc gia châu Á còn lại, chế độ Cộng Sản- phế thải của nhân loại vẫn trường tồn qua thời gian vững chãi như cái bàn thạch.

Tại sao? Và đâu là nguyên do?

Nổi lên là một đế chế hùng mạnh từ thời cổ đại, sau khi Tần Thủy Hoàng thâu tóm sáu nước quy tụ lại thành nhà nước Trung Quốc đến giờ vào năm 221 trước Công Nguyên. Với mộng bá quyền, Trung Hoa không ngừng bành trướng lãnh thổ, thâu tóm phần lớn các nước láng giềng nhỏ yếu cận bên.

Từ thời nhà Hán, năm 140 trước CN, đất đai đã được nới rộng thêm Cao Ly, Mông Cổ, và tất cả các quốc gia miền duyên hải phía Đông. Trong đó có Việt Nam với một nghìn năm Bắc thuộc.

Thế kỷ 18 Mãn Thanh được cho là triều đại hưng thịnh nhất của đế quốc Trung Hoa bởi lãnh thổ bao gồm một phần đất rộng lớn của Nga La Tư đi sâu vào miền Tây Bá Lợi Á tiếp giáp với hồ Baikal về phía tây; về phía Nam bao gồm luôn cả Miến Điện, Thái Lan, Nepal và ba nước Đông Dương.

Trước đó vào thời Xuân Thu, Khổng tử nổi lên là một người bậc anh tài, là “Vạn thế Sư biểu-thầy cả muôn đời”, là người sáng lập ra đạo Nho với quan điểm luân lý nghiêm ngặt cho rằng, nếu làm trái với cấp trên, cha mẹ đều là một tội nghiêm trọng. Theo đó, thường dân phải trung thành với quân vương, con cái phải nghe theo cha mẹ, học trò phải tôn sư trọng đạo,…Mỗi người đều có một thân phận nên đều phải tuân thủ và duy trì gianh giới tông tôi nghiêm khắc để xã hội được thái bình, gia đình hòa thuận, kẻ trò lĩnh hội được đầy đủ kiến thức gia sư truyền bá.

Nhận thấy học thuyết này rất phù hợp với sự thống trị lúc bấy giờ của xã hội phong kiến nên ngay từ thế kỷ tứ hai trước CN sau khi thống nhất, Trung Hoa đã là một nhà nước theo chế độ tập quyền trung ương lớn mạnh và những kẻ cai trị đã căn cứ vào đó xác định nó là tư tưởng học thuyết chính thống của quốc gia.

Điều đáng nói là, Trung Quốc với dã tâm bá quyền thiên hạ nên ngoài việc bóc lột các nước chư hầu bằng cách cống phẩm hàng năm còn lại đều luôn muốn đồng hóa các thuộc địa của mình. Đó cũng là lý do tại sao trước khi có chữ viết riêng biệt cho quốc gia mình thì những nước thuộc địa này đều rất thông thạo chữ Hán và thấu đáo đạo Khổng, hiểu rộng Nho giáo. Vì thế, tư tưởng Khổng và chế độ phong kiến cũng ảnh hưởng nhất định lên các quốc gia này. Việt Nam, Triều Tiên, Lào cũng không ngoại lệ.

Tuy nay, chế độ phong kiến đã chấm dứt từ lâu nhưng tàn dư của nó vẫn còn ám muội vào tư tưởng của người dân ở các nước Phương Đông cận kề với Trung Quốc. Bởi lẽ so với chiều dài hơn hai nghìn năm tồn tại thì với việc chấm dứt nó cách đây một thế kỷ là một thời gian ngắn ngủi nên chưa thể gột sạch nó ngay đi được. Thế nên, sẵn với nền móng phong kiến còn sót lại cộng với cả một hệ thống tuyên truyền chuyên nghiệp nhằm định hướng, nhồi sọ người dân nêu cao vai trò lãnh đạo hoàn hảo, đúng đắn của Đảng. Nhờ vậy, Cộng Sản dã “dụ dỗ” thành công người dân lui về “hậu trường” chăm lo, phát triển kinh tế cho gia đình, bản thân còn việc quốc gia đại sự đã có Đảng và Nhà nước… cai trị!

Bàn riêng về Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là hai lĩnh vực giáo dục và gia đình mà tôi cho là căn nguyên cho việc trường tồn của Cộng Sản Việt Nam:

“Tôn sự trọng đạo” đó là một quan điểm rất đáng trân trọng, nêu cao công lao trồng người của các nhà giáo. Nhưng, Giáo dục ở Việt Nam hay bất cứ một quốc gia Cộng Sản nào khác thì nó cũng chỉ là công cụ phục vụ cho mục đích tuyên truyền, nhồi sọ có lợi cho nhà cầm quyền mà thôi. Những học sinh trong thể chế Cộng Sản hoàn toàn không hề biết đến khái niệm phản biện là như thế nào. Có nghĩa là những gì thầy cô truyền tải thì các em phải tiếp thu và không được phép có những cách hiểu “lệch chiều”. Ví dụ, văn chỉ được phép làm dựa trên những gợi ý của giáo viên, đề cương sẵn có trong trương trình học; toán thì chỉ có thể giải theo cách của thầy. Nếu sáng tạo theo một hướng khác trái ngược với ý thầy cô thì dù có đúng cũng không được công nhận và đạt điểm cao. Từ đó bào mòn trong các em những kỹ năng phản biện, tìm hiểu những góc khuất trái chiều, biến tư duy các em trở nên “cù lần” dễ dẫn dụ bởi những người có vị thế. Do vậy, hình thành trong các em một lầm tưởng, cứ thầy cô (hoặc người có vị thế, cao hơn là Đảng và chính quyền) là luôn đúng các em phải nghe theo. Tạo ra tâm lý ỷ lại, là cơ hội tốt cho việc tuyên truyền và nhồi sọ. Sẵn với tâm lý đó, trưởng thành ra đời các em cũng chả thiết tha gì quan tâm tới xã hội vì tin rằng Đảng tốt đẹp, Nhà nước giỏi giang nên mình chả việc gì lo lắng, cứ việc hưởng thụ đời sống “thái bình” số một trên thế giới đã.

Còn trong gia đình thì, với quan niệm người lớn nói phải nghe, cha mẹ bảo cấm cãi (ảnh hưởng tư tưởng sót lại của Khổng). Cũng tương tự như nhà trường, các em không được phép phản biện những ý kiến áp đặt của cha mẹ. Không có quyền lựa chọn ước mơ, tương lai của mình (chuyện áp đặt học hành, thi cử). Tôi còn nhớ tuổi thơ tôi và các bạn đồng lứa đã bao lần bị bố mẹ bạt tai cho phát nổ cả đom đóm mắt vì can tội cãi lời họ. Thời thế nay tuy có thay đổi, đòn roi đã bị hạn chế đáp trên người trẻ nhỏ, nhưng những áp đặt từ bề trên cũng chưa triệt để hết vẫn sống còn mãnh liệt nếu trái lời vẫn bị mắng chửi, ca thán. Thế nên đã tạo cho con trẻ những tâm lý ỷ lại, thụ động và cam chịu, cộng với lối giáo dục nhồi sọ sẽ biến con người ta thành những con cừu non ngoan ngoãn cho nhà cầm quyền dẫn dắt, bảo sao Cộng Sản vẫn mãi trường tồn?

Trong hai vấn đề trên, tôi thấy giáo dục trong gia đình quan trọng hơn cả. Vì rằng, giáo dục ở nhà trường chúng ta luôn bị động không có cách thay đổi nó. Nhưng giáo dục trong gia đình thì luôn ở thế chủ động. Tôi tin rằng, với mong muốn thoát khỏi kiếp nô lệ Cộng Sản, bản thân mỗi người trưởng thành chúng ta ngoài việc ý thức được quyền lợi của mình và đứng nên đấu tranh cho nền dân chủ thực sự thì mọi người cũng cần thể hiện tính dân chủ ngay trong chính ngôi nhà của mình. Thay vì cấm đoán và áp đặt lên con cái, mỗi bậc cha mẹ hãy lắng nghe ý kiến của con, tạo điều kiện kiện thuận lợi cho con phát triển kỹ năng phản biện, tranh luận-là tiền đề cho tính đấu tranh với mọi sai trái, không đúng đắn trong cuộc sống, với nhà cầm quyền trong tương lai khi chúng trưởng thành. Đó chính là gốc rễ quan trọng cho một nền dân chủ tương lai.

Còn không, thể chế cai trị vẫn còn chỗ canh tác trên mảnh đất “bề tôi” màu mỡ của người dân ở những quốc gia này.

Source: Dân Luận