Danlambao - Sáng ngày 1/5/2016, tại nhiều thành phố lớn trên cả nước đã diễn ra cuộc biểu tình bảo vệ môi trường.
Trước đó thảm họa môi trường biển đã xảy ra nghiêm trọng khiến 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế bị thiệt hại nặng nề. Trong hơn hai tuần xảy ra thảm họa, hàng trăm tấn cá chết dạt vào bờ.
Tại Hà Tĩnh, ngư dân phát hiện ra ống thải ngầm của nhà máy thép Formosa chôn sâu dưới biển thải ra chất độc hại. Người ta đặt câu hỏi liệu Formosa có liên quan đến việc cá chết hàng loạt trên biển hay không?
Các cơ quan chức năng và lãnh đạo nhà nước CHXHCN Việt Nam im lặng và có các giải đáp không thuyết phục người dân khi cho rằng cá chết là do thủy triều đỏ.
Để yêu cầu chính phủ minh bạch và có trách nhiệm trước thảm họa, cuộc biểu tình bảo vệ môi trường đã được phát động trên toàn quốc với sự hưởng ứng của nhiều thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng và Hà Nội...
Tại Nha Trang những người tham gia xuống đường bảo vệ môi trường đi từ hai đầu đường Trần Phú và gặp nhau tại công viên Yến Phi.
Có gần 10 người, một số mặc áo xanh với thông điệp "Save Our Sea - Save Our Babies - Sea Dead We Next - Hãy Cứu Lấy Biển".
Ảnh: FB Mẹ Nấm
Lực lượng an ninh, công an và dân phòng chia nhau theo sát những người biểu tình.
Tại Hà Nội, an ninh canh giữ và yêu cầu nhiều người đã từng tham gia biểu tình trước đây không ra điểm tập trung.
Lúc 8:30, khoảng hơn 1000 người xuống đường ôn hòa đã có mặt tại Nhà Hát Lớn và tiến dần về Hồ Hoàn Kiếm.
Ảnh: Facebook Trung Nghĩa
Ảnh: Fb Lan Lê
Tại Sài Gòn, một nhóm các nhà hoạt động bị chặn giữ tại nhà gửi xa của Dòng Chúa Cứu Thế số 38 Kỳ Đồng.
Những người bị bắt bao gồm: Blogger Phạm Thanh Nghiên, anh Huỳnh Anh Tú, anh Đỗ Đức Hợp, anh Nguyễn Hữu Tình, chị Dương Thị Tân và anh Việt Quân.
Ngay tại công viên 30/4, công an sắc phục và các lực lượng hỗ trợ chốt chặn khắp nơi.
Cuộc biểu tình tại Sài Gòn nổ ra lúc 9:30, hơn 1000 người đổ ra đường giơ cao các khẩu hiệu diễu qua khu vực trung tâm quận 1.
Dòng người biểu tình đổ về đường Đồng Khởi để tập trung ở phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Chia sẻ với CTV Danlambao, một người dân Sài Gòn đưa con đi biểu tình sáng nay cho hay: "Tôi đi biểu tình bảo vệ môi trường vì hôm nay là ngư dân và con của họ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc biển bị đầu độc, ngày mai sẽ đến mình và con của mình.
Hôm nay là ngư dân và con của họ chịu ảnh hưởng vì biển bị thải độc, ngày mai sẽ đến mình và con của mình. Tôi đơn giản chỉ muốn mỗi người ý thức được rằng môi trường sống là quan trọng cho bất cứ ai. Làm mẹ thì phải bảo vệ môi trường sống cho con mình."
Ảnh: CTV Danlambao
Ảnh: CTV Danlambao
Tại Vũng Tàu, từ rất sớm khoảng 15 anh chị em với thông điệp "Bảo vệ Biển - Bảo vệ nguồn sống của chúng ta"... cũng đã ra biển biểu tình trong ôn hoà, đòi môi trường trong sạch cho Đất Nước.
Ảnh, tin: FB Sương Quỳnh
Tại Đà Nẵng, theo Facebook Lâm Bùi "đúng 9h sáng nay, dù chỉ vài anh em, nhưng anh em chúng tôi đã cố gắng nổ ra biểu tình.
Tuy bị bao vây, đàn áp và có đánh đập. Nhưng Đà Nẵng vẫn cố hòa mình vào dòng người cả nước hôm nay.
Em Anthony Minh Bùi bị rất đông an ninh và công an kẹp cổ và đánh vào mặt."
Em Anthony Minh Bùi bị rất đông an ninh và công an kẹp cổ và đánh vào mặt. Ảnh, tin : FB Lâm Bùi
Tại Nghệ An, công an thẳng tay đàn áp người biểu tình.
Theo Facebook Paul Trần Minh Nhật: "Anh Hoàng Bình, Mary Phương, Hoàng Đức, Nguyễn Nghiễm và khoảng hơn 10 người khác đã bị công an bắt đi.
Công an đã xua đuổi tất cả những ai có dấu hiệu tụ tập tại bãi biển Cửa Lò. Khu vực Cửa Lò, Nam Cấm và các ngả đường từ Vinh về bãi biển Cửa Lò công an chốt chặn và kiểm tra tất cả các phương tiện. Trước đó, Facebook Hồ Huy Khang bị bắt ở Thanh Hóa, Son Chu Manh và phóng viên của Tin Mừng Cho Người Nghèo - GNsP tác nghiệp tại hiện trường đã bị bắt."
Ảnh, tin: Facebook Minh Nhật
Cụ Tô Hải không thể xuống đường tham gia biểu tình được, cụ tọa kháng tại nhà.
Trên Facebook cá nhân cụ chia sẻ: "Học tập cháu Phạm Thanh Nghiên không tham gia biểu tình với đồng bào được, đành tọa kháng tại nhà"
Danlambao