Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Việt Nam Cộng Hòa và người lính

Nguyên Thạch  - Người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, các anh là những đứa con yêu của Tổ Quốc, của Tự Do và Nhân Bản. Cho dẫu hôm nay các anh còn sống trong sự tàn tạ như một phế nhân hay đã chết trong niềm đau tức tưởi căm hờn thì các anh vẫn luôn là những chàng trai kiêu hùng của nước Việt.

Thật sự cho dẫu có nói muôn triệu lần đi nữa thì cũng vẫn chưa nêu hết được ý nghĩa sự hy sinh của người lính thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong thời chinh chiến, một thời mà các anh là những người chiến sĩ đã quên thân mình để xả thân chiến đấu một cách hào hùng cho quê hương miền Nam được ấm no hạnh phúc, cho một thể chế Tự Do Dân Chủ đầy Nhân Bản.

Dòng trôi của đời sống giờ đây đã hội đủ yếu tố thời gian để giải mã hầu hết những gì mà cuộc chiến cần phải giữ bí mật. Ngày hôm nay người dân trên cả hai miền đất nước cũng như thành phần trong quân ngũ còn hiện hữu mặc dù đã luống tuổi, nhưng đa số dường như đã hiểu được mục đích cùng ý nghĩa của cuộc chiến đấu vừa qua.

Những người còn sống đã hiểu, tôi hy vọng rằng những người nằm xuống cũng đã nhìn thấy được, bởi vong hồn của những người đã ra đi vĩnh viễn cho chính nghĩa đầy tính đạo lý này thì chắc hẳn là những vong linh.

Người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, các anh là những đứa con yêu của Tổ Quốc, của Tự Do và Nhân Bản. 

Cho dẫu hôm nay các anh còn sống trong sự tàn tạ như một phế nhân hay đã chết trong niềm đau tức tưởi căm hờn thì các anh vẫn luôn là những chàng trai kiêu hùng của nước Việt. 

Những đứa em thuộc thế hệ đi sau, nguyện noi bước đàn anh để tiếp tục trên con đường chiến đấu cho một Việt Nam Độc lập Dân Chủ Tự Do Nhân Bản và Hưng Thịnh hầu an ủi cho vong hồn các anh nơi chín suối cũng như ân cần chia sẻ cho những người lính bất hạnh còn lại trong hoang phế nhọc nhằn. 


Bài viết cho một Quê Hương đã bị quân hung tàn bức hại và cũng để vinh danh các anh, người chiến sĩ VNCH bất khuất đã chiến đấu anh dũng hầu nêu lên niềm tự hào của các thế hệ đi sau.

Quê Hương và kỷ niệm 

Tôi với anh chung thôn xóm nhỏ 
Nơi Quê hương có tên gọi Việt Nam 
Anh lớn trước, chống quân thù giặc đỏ 
Tôi sinh sau, còn đủng ghế trường làng. 

Đêm đêm về bom vẳng âm vang 
Miền xa thẳm, anh dặm ngàn chiến tuyến 
Hòa tiếng bom... tôi gởi lời cầu nguyện 
Chiến trường xa mong trận chiến an lành 

Núi thẳm rừng sâu thương quá lớp đàn anh 
Hỏa châu chiếu, mắt long lanh lính trận. 

Miền Nam của chúng ta, đầy yêu thương, không thù hận 
Giặc Bắc tràn về, giặc xâm lấn quê hương 
Giặc đến đây, nhuộm máu khắp nẻo đường 
Gieo rắc thù hận đau thương tang tóc! 

Trai thời loạn... giã biệt áo thư sinh, rời trường học 
Những em thơ chiều khóc nhớ anh mình 
Sáu tuổi đầu đời, đã sớm nhận hung tin 
Người anh ấy đã hy sinh trong chiến trận 

Sáu tuổi đời, đã khắc ghi niềm căm hận 
Tuổi thơ ơi, sao sớm đón nhận đau thương!
Thế là từ đây... 
Đường làng bước đến trường 
Vốn trống vắng, lại càng thêm hoang vắng 

Chiều tan học, nhìn ra mộ anh, tôi lẳng lặng 
Nước mắt rơi trong tiềm thức ngậm ngùi 
Chiến tranh bạo tàn đã cướp lấy anh tôi 
Còn đâu nữa những ngày vui chim sáo nhỏ. 

Tháng Tư đến đất trời lộng gió 
Mùa tang thương cây cỏ cũng tàn theo... 
Mẹ anh, mẹ tôi, tất cả đều nghèo 
Thương bác quá, ngày dài trông theo bóng nhạn 
Sức già mỏi mòn úa theo ngày tháng 
Lá vàng đi tìm dạng bóng lá xanh. 

Tháng Tư ơi, tôi đã thấu ngọn ngành 
Người ở lại tuổi xanh nhưng đầu trắng bạc 

Ôi quê hương!
Đau dân tôi... một đàn cừu ngơ ngác... 

Sau đây là một vài thí dụ điển hình của một số nhân vật quan trọng có liên quan đến cuộc chiến vừa qua mà người viết mạn phép được đưa ra để chứng minh rằng người dân miền Nam và Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã sống và chiến đấu cho nền Tự Do Dân Chủ và Nhân Bản của mình một cách có chính nghĩa, cũng như sự hy sinh lớn lao của miền Nam Việt Nam trên bình diện toàn thế giới qua những diễn tiến của cuộc “Chiến tranh lạnh” mà mục đích của nó là cố gắng tránh đi nhiều thảm họa cho cả nhân loại về nguy cơ nhuộm đỏ toàn cầu từ Chủ nghĩa cộng sản lúc ấy đang là những cơn dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn khắp thế giới.

Với 2.500 tài liệu, trên tổng số 28.000 trang, thiết tưởng cũng đủ để nói lên tầm mức quan trọng của cuộc chiến này.

1- Lực lượng tham chiến giữa VNCH & Đồng minh với Cộng sản

Dựa vào tài liệu trong Wikileaks mà cái mốc thời gian là năm 1968, được coi xem như là đỉnh cao của cuộc chiến Việt Nam với quân số của QLVNCH, Hoa Kỳ và các đồng minh lên đến con số chóng mặt 1,830,000 người, phân chia như sau:

– QLVNCH 850,000 (có lúc lên trên 1,1 triệu)

– Mỹ 536,000

Quân đồng minh trên dưới 80,000, gồm có:

– Đại Hàn 50,000

– Thái Lan 11,570

– Úc 7,672

– Phi Luật Tân 2,020

– Tân Tây Lan 552.

* Lực lượng cộng sản tham chiến, không kể đến các đại đơn vị và các đơn vị địa phương của cộng sản tại miền Nam (đều do CSBV chỉ huy), được gọi cái tên khá mỹ miều là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (gồm những cán bịnh CS tập kết ra Bắc năm 1954, xâm nhập vào Miền Nam và những cán binh VC được cài đặt lại gọi là nằm vùng). Tài liệu Wikileaks không có con số thống kê những thành phần to lớn này, chỉ có các con số các đơn vị chính quy xâm nhập từ Miền Bắc VN cùng với các “đồng chí” cộng sản quốc tế khác trực tiếp tham chiến. Tổng cộng là 461,000:

– Cộng sản Bắc Việt 287,465 (quân chính huy CSBV tương đương với quân số chính quy trực tiếp tác chiến của QLVNCH).

– Trung cộng 170,000 (từ năm 1965 đến năm 1969)

– Liên xô 3,000

– Bắc Hàn từ 300 đến 600

Số thương vong của 2 phía

* Số chiến sĩ QLVNCH & Đồng Minh tử trận và bị thương:

– QLVNCH từ 220,357 đến 313,000 tử trận & 1,170,000 bị thương

* Số thương vong của của Quân đội Mỹ và đồng minh:

– Mỹ 58,307 chết & 303,644 bị thương, trong đó có 153,300 bị thương nặng.

– Đại Hàn 5,099 chết – 10,962 bị thương & 4 mất tích

– Úc 500 chết & 3,129 bị thương

– Thái Lan 351 chết & 1,358 bị thương

– Tân Tây Lan 37 chết & 187 bị thương

– Phi Luật Tân 9 chết.

Tổng số quân VNCH – Mỹ và đồng minh:

– Tử trận: từ 479,660 đến 807,303

– Bị thương: 1,490,000.

* Số thương vong của phe cộng sản:

– Cộng sản BV và VC chết từ 444,000 đến 1,100,000 (hay cao hơn nhiều mà CSBV còn

che giấu) & hơn 600,000 bị thương

– Trung cộng 1,100 chết & 4,200 bị thương

– Liên sô 16 chết

Tổng cộng khối cộng sản:

– CSBV & VC và các “đồng chí” Trung cộng & Liên sô chết từ 455,462 đến 1,170,462

và bị thương 608,000.

Đây là con số phỏng đoán của bên phía Mỹ, cộng sản Bắc Việt hoàn toàn bưng bít giấu kín, có thể số thương vong của phía công sản tăng lên cao gắp đôi, ba…(1)

2- Thống Tướng Westmoreland xin lỗi các Cựu Quân Nhân QL/VNCH 


Thống Tướng Westmoreland xin lỗi các Cựu Quân Nhân QLVNCH. 

"Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng minh của chúng ta." 

"Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn Cựu Quân Nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn!"

"On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys."(General William C. Westmoreland) (2)

Đau đớn thay một quân lực, chỉ vì quyền lợi của những cường quốc, những tham vọng thỏa hiệp trên bàn cờ quốc tế, đồng minh tin cậy nhất đã phản bội họ, đâm sau lưng họ, bằng "một nụ hôn Du Đa bán Chúa" qua Hiệp Định Bàn Tròn Ba Lê năm 1972, từ đó ngưng tiếp tế vũ khí, trói tay bạn trên chiến trường, lũng loạn hậu trường chính trị để làm nản chí và mất niềm tin chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi và dọn đường cho bọn Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam. Người Lính Lê Văn Hải

3- Kissinger nói: Sao chúng nó không chết quách đi

"Why don't these people die fast? The worst thing could happen would be for them to linger on" câu này đã được ghi tại trang 641, phần nói về The Fall of Viet Nam, April 1975, trong cuốn Kissinger the Biography của Walter Isaacson (3)

“Why don’t these people die fast? The worst thing that could happen would be for them to linger on” nghĩa là “Tại sao chúng nó không chết cho nhanh? Điều tệ hại nhất có thể xảy ra cho họ là cứ sống kéo dài mãi”.

Henry Kissinger

4- Cựu Đại tá QĐND Bùi Tín: Cuộc chiến huynh đệ tương tàn: “cuộc chiến tranh kéo dài, khốc liệt, huynh đệ tương tàn, với hậu quả còn kéo dài đến tận ngày nay.” (4)

5- Chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu hay được phương Tây gọi Cuộc cách mạng năm 1989 (cũng được gọi là Mùa thu của Cộng sản, Sự sụp đổ của khối Cộng sản chủ nghĩa, Các cuộc cách mạng ở Đông Âu và Mùa thu của Quốc gia [2]) là sự sụp đổ của các nhà nước cộng sản theo mô hình kế hoạch hóa của Liên Xô ở Đông Âu. (5)

6- Sự sụp đổ của thành trì cộng sản: Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã chính thức chấm dứt tồn tại ngày 26 tháng 12 năm 1991 bởi bản tuyên bố số 142-H của Hội đồng tối cao Liên bang Xô Viết. Tuyên bố này công nhận nền độc lập của mười hai nước cộng hòa của Liên bang Xô viết còn lại (tổng cộng 15 nước) và thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập(CIS). Một ngày trước đó, 25 tháng 12 năm 1991, tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã từ chức và bàn giao mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân của Xô Viết cho tổng thống Nga Boris Yeltsin. Vào hồi 7:32 tối cùng ngày, quốc kỳ Liên Xô đã được hạ xuống từ điện Kremli và thay thế bằng quốc kỳ Nga.(6)

7- Ngày 19/8/1991, tôi đang ở Việt Nam thực hiện phi vụ đánh áo gió sang Ba Lan. Cả nhà đang quây quần quanh mâm cơm chào đón tôi thì đài truyền hình thông báo tin thời sự đặc biệt "Ủy ban tình trạng khẩn cấp Liên Xô thay thế tổng thống Gorbachev tạm thời quản lí đất nước".

8- Năm 1948, Mỹ bắt đầu thực hiện Kế hoạch Marshall, viện trợ khoảng 17 tỷ USD cho các nước Tây Âu, giúp các nước này hồi phục sau chiến tranh. Kế hoạch Marshall bao gồm các biện pháp nhằm “ngăn chặn” sức mạnh Liên Xô qua hai giai đoạn: tái thiết Châu Âu “phi cộng sản” về mặt kinh tế chính trị, tăng khả năng để chống lại Liên Xô, đồng thời, duy trì sức mạnh hạt nhân và sự tin cậy vào việc bảo vệ các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ. Nhóm G7 được thành lập bao gồm các quốc gia mạnh nhất của phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước thế giới thứ ba (vốn đã từng gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1913 nhằm gây áp lực cho phương Tây). Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, thành lập năm 1949) cũng được cho là sự phản ứng của Mỹ và đồng minh trước ưu thế quân sự truyền thống của Liên Xô. (8)

Boris Yeltsin 

9- VNCH không thua trong cuộc chiến và câu tuyên bố của cựu TBT ĐCSVN Lê Duẩn: Miền Nam mất trọn vẹn trong tay CS Bắc Việt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cuộc chiến không cân đối một bên là súng đạn Nga Tàu và khối Warsaw do Nga đứng đầu, một bên đã không còn bạn bè viện trợ. Cái chết tức tưởi của VNCH là sai lầm khi chỉ nhận một nguồn viện trợ, như TT Nguyễn Văn Thiệu trong một cuộc họp báo tại hải ngoại đã nhận trách nhiệm để thua cuộc đồng thời ông cũng tự trách là lệ thuộc vào viện trợ. Phàm ở đời người ta đã có lời khuyên đừng bao giờ bỏ trứng chung một cái giỏ, giỏ bể là mất hết. Cũng vì lẻ đó mà nhiều nước nhược tiểu nhìn thấy bài học VN họ kết bạn càng nhiều nước càng tốt là thế.

Con cờ kẻ gây chiến tranh để nhuộm đỏ miền Nam là quá rõ ràng. Chính Lê Duẩn đã nói: “Ta đánh là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Người thua trong cuộc chiến không ai khác là dân chúng hai miền Nam Bắc. Dân miền Bắc đã bị đảng bắt buộc hay bị nhồi sọ để rồi hy sinh thân mạng và tài sản vì đảng CSVN tuyên truyền gian dối lừa lọc “Mỹ ngụy bóc lột dân đói rách” “Mỹ ngụy kềm kẹp không có tự do”… Dân miền Nam chịu cực hình bóp nghẹt kinh tế như đánh tư sản, lùa đi khu kinh tế mới, cướp tài sản bằng báng súng, trả thù chính trị như bắt quân cán chính trình diện học tập cải tạo (tù khổ sai), lấy cơ mơ hồ “đồi trụy” để hủy hoại nền văn hóa nhân bản bằng cách tịch thu đốt sách vở, tiêu hủy băng đĩa nhạc đồng thời bắt bớ giam cầm giới nhà báo, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ…(9)

10- Đặng Chí Hùng: Mỹ không hề xâm lược Việt Nam: Trong bài “Những sự thật cần phải biết - Sự thật về Đại thắng mùa xuân 1975” tôi đã chứng minh thất bại của VNCH không phải do hèn kém như cộng sản bịa đặt. Họ bị đồng minh bỏ rơi và bị ép phải chết yểu trong bàn cờ chính trị Mỹ-Trung cộng-Liên Xô. Mỹ cũng có lỗi của mình trong việc bỏ rơi đồng minh nhưng cũng nên biết rằng nước Mỹ cần phải tự cứu mình trong lĩnh vực kinh tế và cũng do chính sách nhân bản, không muốn lún sâu chiến tranh, đồng thời phần nào đấy là việc họ để cho chính bản thân những người dân Việt Nam nhận ra sự thật về cộng sản. 

11- Trung tướng QĐND Trần Độ VNCH không thua trận: https://youtu.be/DtmgrXvrf7w

12- TS sử học Nguyễn Nhã: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".

13- VNCH có chính nghĩa trong trận Hải chiến Hoàng Sa:


14- Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Phát biểu nhân dịp khánh thành Đập Đồng Cam ở Tuy Hòa vào ngày 17 tháng Chín, 1955: Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung Cộng. (14)

Cuộc chiến Việt Nam, còn được nhiều người của cả 2 bên Nam Bắc có liên quan trực tiếp đã gọi là “Cuộc chiến huynh đệ tương tàn”. Cuộc chiến này, không phải ai cũng biết nhiều về nó, nhất là người dân miền Bắc cũng như hầu hết lớp trẻ của cả nước hiện nay đã bị hệ thống giáo dục độc đạo XHCN nhồi nhét vào thế hệ trẻ những gì mà ĐCSVN cùng Ban tư tưởng trung ương muốn. Cho nên người dân cùng tuổi trẻ VN đã có những cái nhìn lệch lạc về một thể chế đầy chính nghĩa VNCH. Vì vậy chúng ta không nên chê trách họ mà phải cố gắng góp sức mỗi người là một chiến sĩ thông tin hầu giải thích giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn. Được như vậy, ngoài nâng cao trình độ Dân Trí, chúng ta còn có thể đẩy mạnh một cuộc cách mạng tương lai nhằm thay thế chế độ độc tài vô nhân tính với chủ trương nô lệ ngoại bang Tàu cộng bằng một thể chế Tự Do Dân Chủ Nhân Bản Nhân Quyền và hưng thịnh để Việt Nam còn được tồn tại trên bản đồ thế giới.

Ronold W. Reagon

Cuộc đấu tranh hôm nay là một cuộc đấu tranh đầy cam go vì sự bất cân xứng giữa bọn tà quyền tay sai cho Trung cộng có cả hệ thống quân đội, côn an, nhà tù và nòng súng với những người đấu tranh mà trong tay không tấc sắt ngoài tấm lòng yêu nước. Những chiến sĩ chân chính này rất cần sự tiếp tay của các bạn trong ngoài nước về mọi mặt để góp phần giải cứu Quê Hương sớm thoát khỏi vòng vây nô lệ Tàu cộng.

Hẳn nhiên là những trích dẫn trên là còn thiếu sót rất nhiều, mong quí còm sĩ cùng các bạn đọc góp bàn tay tra cứu để bổ sung thêm những thiếu sót không thể tránh khỏi này, bởi nhiều cái đầu bao giờ cũng hơn một. Cảm ơn các bạn trước.

Tôi xin mượn câu nói của cố Tổng thống Ronold W. Reagon để kết thúc bài viết.: “Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là ngàn năm đen tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau”.

27/9/2017


_______________________________________

Ghi chú:
14- http://danlambaovn.blogspot.com/2015/10/hoa-ky-co-nen-tin-cay.html