Cây đại thụ cũng phải lớn lên từ một hạt mầm yếu đuối
Vũ Đông Hà (Danlambao)
- Hình ảnh sau cùng của một cuộc cách mạng là hàng trăm ngàn người, cả
triệu người trên một quãng trường. Warsaw, Moscow, Prague, Manila,
Belgrade, Tunis, Cairo... Chỉ thấy hình ảnh của những người can đảm.
Không tìm ra được những khuôn mặt sợ hãi. Ôi! những dân tộc anh hùng và can đảm. Ôi! Dân tộc ta, sao mà hèn nhát!
Sợ hãi không phải chỉ riêng ai
Những
ngày trước tháng Hai năm 2011, trước thời khắc hàng trăm ngàn người
đứng thẳng tại quảng trường Tahrir, đối diện với chiến xa và những họng
súng lạnh lùng của bạo quyền Mubarak, người dân Ai Cập cũng đã sống
trong nỗi sợ hãi triền miên.
Mật
vụ của Mubarak không chỉ bắt người dân lên xe bus, đem về đồn công an
và một ngày sau thả ra. Chúng tra tấn, dùng nhục hình, đôi khi bắt luôn
cả vợ, hoặc chị, em, hay con gái và luân phiên hãm hiếp họ ngày đêm ngay
trước mặt những người chống lại vua không ngai Mubarak.
Mật vụ của Mubarak không chỉ tra tấn người dân trong đồn kín; chúng tra tấn El-Sharkawi,
một sinh viên kêu gọi dân chủ, ngay trên đường phố như là một hình ảnh
bình thường, phổ thông, cố tình đập vào mắt người dân để quần chúng phải
sợ hãi cúi đầu. El-Sharkawi không phải là trường hợp duy nhất của những năm dài bóng đêm Mubarak bao phủ.
Mật vụ của Mubarak không chỉ đem xe bus để chở tù mà còn dùng để cày nát lên thân xác người dân trên đường phố Cairo.
Trước
mùa xuân 2011, độc tài Mubarak nắm trong tay guồng máy quân đội sẵn
sàng bắn xả vào dân chúng và một nền công an trị tàn ác hàng đầu thế
giới. Con cháu của những Pharaoh thật sự sống trong sự sợ hãi đến tê
liệt trong một thời gian dài trước Mùa Xuân Ai Cập.
Những người hoạt động trẻ tuổi từ Miến Điện, Tibet, Trung Quốc, Ai Cập, Zimbabwe, Việt Nam... khi gặp nhau ở một thành phố nhỏ như Chiang Rai -Thái Lan hoặc tại thành phố xinh đẹp với những đại lộ rợp mát bóng cây cam như Seville - Spain đã than thở với nhau về nỗi sợ hãi đến hèn nhát của đa phần người dân của họ. Cuối cùng tất cả nhìn nhau và nhận ra rằng đó không phải là vấn nạn của riêng đất nước nào trong nhóm họ.
Những người hoạt động trẻ tuổi từ Miến Điện, Tibet, Trung Quốc, Ai Cập, Zimbabwe, Việt Nam... khi gặp nhau ở một thành phố nhỏ như Chiang Rai -Thái Lan hoặc tại thành phố xinh đẹp với những đại lộ rợp mát bóng cây cam như Seville - Spain đã than thở với nhau về nỗi sợ hãi đến hèn nhát của đa phần người dân của họ. Cuối cùng tất cả nhìn nhau và nhận ra rằng đó không phải là vấn nạn của riêng đất nước nào trong nhóm họ.
Năm ngoái, 2011, những sinh viên phản kháng Miến Điện gặp gỡ những thành viên lãnh đạo Phong trào Optor,
những người đã thành công trong việc hạ bệ độc tài Slobodan Milošević
tại Serbia và sau đó hỗ trợ cho nhiều cuộc cách mạng thành công khác
trên thế giới, gần đây nhất là Ai Cập. Khi được hỏi "các bạn muốn học hỏi những điều gì?", K2, một lãnh đạo cốt cán của giới trẻ Miến Điện, người đã dự phần tổ chức và tham gia vào Cách mạng Màu vàng cam (Saffron Revolution) trả lời: "Chúng tôi muốn học cách huy động quần chúng và vượt qua sợ hãi."
Làm thế nào để người dân vượt qua sự sợ hãi vốn đã mọc rễ sâu qua nhiều năm dưới chế độ độc tài?. Câu hỏi riêng của mỗi người, mỗi đất nước nhưng lại rất chung cho những người cùng chia sẻ một lý tưởng - gỡ bỏ ách độc tài trên quê hương họ.
Đó cũng là bài toán cốt lõi mà Mohamed Adel (ảnh trái), một blogger lúc 20 tuổi và là thành viên của Phong trào 6 Tháng 4 (6th April Movement) mang
theo khi anh cùng với một nhóm bạn đến thủ đô Belgrade - Serbia vào mùa
hè năm 2009. Ở đó, những chàng thanh niên làm nên cuộc Cách mạng Mùa
Xuân Ai Cập đã gặp những linh hồn của cuộc Cách mạng Tháng 10, 2000 của
Serbia - Phong trào Otpor.
Điểm khởi đầu của một con đường
Hãy tưởng tượng bạn là Mohamed Adel của 6 tháng 4, hãy tưởng tượng bạn là Srdja Popovic, một trong những thủ lãnh của Otpor và đây là bài toán họ phải giải quyết:
Tuyên bố thành lập một tổ chức hoành tráng với đầy đủ đại diện sáng giá nhất của những thành phần khác nhau trong xã hội?
Đưa ra một lời kêu gọi hùng hồn và hay nhất trong lịch sử loài người?
Nếu chỉ đơn giản như thế thì lịch sử đã không phải mỏi mòn mong đợi để có một cuộc đổi đời.
Bởi vì những câu hỏi mấu chốt vẫn chưa thể trả lời được:
*
Làm thế nào để biết rằng MỘT NGƯỜI - dù đó chỉ là một sinh viên, một
blogger đã từng viết bài phê phán sai trái của nhà cầm quyền, hay một
nhà thơ đã viết lên nỗi nhục của con người bị bịt miệng, hoặc là một
thành viên của cộng đồng mạng đã viết cả trăm phản hồi, phụ họa kêu gọi
mọi người đáp ứng lời kêu gọi... sẽ xuống đường hay ở nhà?
*
Cách gì để biết rằng đây sẽ không chỉ là một loại "xuống đường trên
mạng", hiện hữu khi máy còm được "logged-on", biến mất khi "logged-off"
và đường phố vẫn vắng tênh?
*
Làm sao để thay vì là chiếc xe bít bùng của công an chở nhóm biểu tình
về đồn thì là hàng trăm chiếc xe chở hàng ngàn người đến trước quãng
trường Ba Đình như đã xảy ra trước tòa nhà quốc hội tại Belgrade?
*
Và với những người dân thầm lặng khác, những người không cần ai rao
giảng về một giấc mơ công bằng vì cuộc đời họ chính là phiên bản của
những bất công? Họ có hưởng ứng đơn thuần chỉ bằng một lời kêu gọi?
*
Và sau đó sự việc tiếp nối sẽ như thế nào trong tiến trình dài hạn? Và
thật sự có một "tiến trình" để có sự "tiếp nối" hay không?
* ...
Không trả lời được thì tất cả chỉ là một "chiến-dịch-không-có-kế-hoạch" và yếu tố thành công / thất bại là sự may rủi.
Đích đến của một cuộc đổi đời không thể dựa vào yếu tố cầu may.
Và
không thể nào quên vẫn còn đó một guồng máy bạo lực khổng lồ, những đe
dọa có thật to như tảng núi đè nặng lên vai mỗi con người khi đôi chân
muốn bước ra khỏi nhà:
Sự
can đảm dấn thân sẽ không có được; ngược lại - không chừng nỗi sợ hãi
lại càng gia tăng bởi những động thái thuần hy vọng như ném viên đá qua
bên kia tường mà không biết trúng vào đâu. Cùng lúc, guồng máy bạo lực
kia lại biết rất rõ họ sẽ làm gì.
Hơn ai hết, Mohamed Adel của 6 Tháng 4 hiểu
rõ chuyện này khi anh và các bạn hỗ trợ cho cuộc đình công của nhà máy
dệt quốc doanh tại thành phố El-Mahalla el-Kubra. Anh và các bạn đã làm
nên phép lạ trên thế giới mạng - trong vòng một thời gian cực ngắn đã
huy động được hơn 70.000 người theo (follower)
trên Facebook của nhóm. Nhưng cuộc đình công đã thất bại với nhiều
thiệt hại bao gồm cả nhân sự. Những cuộc biểu tình dự phóng xảy ra khắp
nơi đã tắt ngúm mau chóng.
Họ đã nhận thức được những điều gì sau đó?:
Họ đã nhận thức được những điều gì sau đó?:
- Con số người tham dự hưởng ứng trong thế giới thật khác hẳn với những gì "thấy" được trước đó trên thế giới ảo.
- Những con người trên thế giới ảo biết rất rõ những gì mình muốn nhưng mơ hồ và khác nhau về những điều mình phải làm.
- Những người đứng ra kêu gọi không biết gì nhiều về chiến lược, chiến thuật, phương pháp và chiêu thức.
- Xuống đường trên mạng khác hẳn với xuống đường trên đường phố!
- Mạng xã hội là một công cụ thần kỳ để gầy dựng mạng lưới (network) để chuyển tải thông điệp và nối kết. Thần kỳ nhưng không là phép lạ. Cần nhưng không đủ.
Và vì thế Mohamed Adel đã lên đường sang Serbia để học hỏi kinh nghiệm làm cách mạng đường phố trong thời đại tin học.
Và vì thế, những người sinh viên trẻ tuổi như Mohamed Adel của 6 Tháng 4, như Slobodan Djinovic, Srdja Popovic (ảnh trái) của Otpor
vào thập niên trước, từ ban đầu đã ngồi xuống, bỏ lại sau lưng những
thói quen truyền thống, tư duy đóng khung, từ bỏ cách làm việc theo lối
"mì ăn liền". Bắt đầu như một trang giấy trắng, họ đã từng bước nhỏ,
bằng tinh thần khoa học và kiến thức lập kế hoạch hiện đại, tiến hành
những công việc cụ thể nhất để giải đáp bài toán căn bản nhất:
1. Làm thế nào
để thay đổi tư duy của số đông đang tin rằng tập đoàn cai trị phải ra
đi, nhưng lại nghĩ đó là chuyện không thể thực hiện được hoặc quá nguy
hiểm. Từ đó:
2. Làm thế nào để thuyết phục những người có lòng, quan tâm hiểu rằng không phải cứ như là một phép lạ, như là một-sự-xảy-ra-tức-thì khi thấy ở một quốc gia nào đó, hàng trăm ngàn người xuống đường - mà thật sự đó là kết quả của những chuẩn bị, xây dựng, phát triển qua nhiều năm tháng. Sau cùng:
3. Làm thế nào để những con người thụ động, hoài nghi, yếm thế, sợ hãi, tản mác trở thành những người cùng-nhau-tranh-đấu trên đường phố.
Những "làm thế nào" đó, những "công án" nền tảng này đã được giải toán bằng những chiến lược, chiến thuật, chiêu thức, phương thức (grand strategy, strategy, tactics, methods) theo một tiến trình có kế hoạch, khoa học (strategic planning, methodology) để từng bước xây dựng và phát triển sức mạnh quần chúng nhằm: làm cho "ta" mạnh, làm cho "địch" yếu.
Những "làm thế nào" đó không được giải trình bằng những diễn văn, tuyên ngôn và lời kêu gọi.
Đích đến của một cuộc cách mạng quần chúng
Mục tiêu sau cùng của cách mạng dân chủ là xóa bỏ độc tài. Tuy nhiên, đó là mục tiêu nhắm tới (đường dài). Ở mỗi kế hoạch mục tiêu trước mắt (ngắn hạn) là có thêm người tham gia; mỗi chuyển động xã hội, mỗi biến sự chính trị là thời cơ, là cơ hội để đưa ra những kế hoạch hành động nhằm có thêm người tham gia. Thời điểm chín mùi để đạt được mục tiêu sau cùng
chỉ xảy ra khi lực lượng quần chúng có đủ lực để tạo nên tình trạng đột
biến, bùng nổ. Lá cờ Dân chủ và khẩu hiệu Tự do đa phần được giương lên
vào thời khắc sau cùng.
Sẽ không có một cuộc cách mạng tức thì.
Sẽ khó để trải qua một đêm dài trong giấc ngủ SỢ HÃI mở mắt ra bỗng
thành người CAN ĐẢM. Cuộc cách mạng của sợ hãi là một tiến trình có kế
hoạch và nhiều chông gai. Một con đường luôn có điểm khởi hành và điểm
đến và giữa chúng là một khoảng cách dài.
Kinh nghiệm của Otpor: ít ai thoát ra khỏi sự sợ hãi của mình CHỈ VÌ sau khi đọc một bài bình luận, một tuyên ngôn, một lời kêu gọi!
Kinh nghiệm của Otpor: ít ai thoát ra khỏi sự sợ hãi của mình CHỈ VÌ sau khi đọc một bài bình luận, một tuyên ngôn, một lời kêu gọi!
Đón đầu đi tắt, ăn xỗi ở thì không thể thay đổi được vận mạng của một đất nước với 90 triệu người.
Làm
thế nào để người dân vượt qua sự sợ hãi để có thể nắm lấy lại danh dự,
và vận mạng đời sống của CHÍNH MÌNH trong cái chung là danh dự và vận
mạng của TỔ QUỐC?
Làm thế nào?
Làm thế nào? và điểm khởi đầu...
Cafe Greenet - nơi khởi đầu của Otpor (ảnh VĐH)
Bước đầu tiên mà Slobodan Djinovic, Srdja Popovic đã làm là tìm những người đồng hành, dấn thân, có thể tin tưởng nhau và gắn bó nhau để trở thành những hạt nhân của Phong trào Otpor.
Bước đầu tiên mà Slobodan Djinovic, Srdja Popovic đã làm là tìm những người đồng hành, dấn thân, có thể tin tưởng nhau và gắn bó nhau để trở thành những hạt nhân của Phong trào Otpor.
Bước thứ hai họ cùng nhau bỏ hết thì giờ để học hỏi những phương thức đấu tranh - từ của Mohandas Gandhi sang Martin Luther King đến Gene Sharp..., phối hợp với phương thức "Lượng giá Chiến lược" của Bob Harvey và mô hình lập kế hoạch hiện đại của các công ty. Họ không chỉ "đọc". Họ đã gặp Gene Sharp, Bob Harvey, đã ăn, đã ngũ với những kinh nghiệm thành công lẫn thất bại với nhiều xương máu của người đi trước. Cùng lúc, họ thẳng thắn đối chiếu những thất bại quá khứ.
Từ đó, bước thứ ba, họ đã tiến hành LẠI công cuộc đấu tranh bằng con số 10 người, khởi đi vào mùa thu năm 1998 tại quán cà phê Greenet, thủ đô Belgrade.
Từ đó, bước thứ ba, họ đã tiến hành LẠI công cuộc đấu tranh bằng con số 10 người, khởi đi vào mùa thu năm 1998 tại quán cà phê Greenet, thủ đô Belgrade.
2 năm sau, từ con số 10 người ấy, Otpor có 70.000 thành viên trên khắp mọi vùng đất nước Serbia.
11 năm sau, Mohamed Adel và vài người bạn của anh trong 6 Tháng 4 theo bước Otpor. Chỉ 2 năm sau đó, thế giới có một cụm từ mới làm phấn khởi lòng người: Mùa xuân Ai Cập.
(Còn tiếp)
Vũ Đông Hàdanlambaovn.blogspot.com