Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng thất bại tại Hội nghị TW4

Kami - Sáng 14/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Hội nghị TW 4) đã kết thúc sau 6 ngày làm việc. Ngoài bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những lời lẽ xáo rỗng, vô hồn thì hầu như dư luận không hề biết kết quả của Hội nghị TW 4 ra sao? những tuyên bố đao to búa lớn của Tổng Bí thư Trọng được triển khai thế nào? Trong lúc qua các thông tin về Hội nghị TW lần này do truyền thông nhà nước đưa tin về kết quả thì tẻ nhạt như cơm nguội. Điều đó đã tạo ra cho dư luận một sự nghi ngờ không nhỏ. 

Tuy vậy, mọi sự hoài nghi của dư luận đã được giải tỏa, sau khi vào sáng 18/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ĐBQH đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà nội để thông báo về kết quả của Hội nghị TW 4 tới các cử tri lão thành cách mạng cũng như các cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu trên địa bàn này. Ngoài việc nói nhưng lời nói xáo rỗng, chung chung mang tính đe nẹt, dọa dẫm hòng khuếch trương quyền lực vốn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở nhiều nơi trong giai đoạn gần đây. Như kiểu: “Trọng tâm của trọng tâm là phải chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá. Người đứng đầu mà tự tung tự tác, quyết định tất, quyết dự án, quyết cán bộ, đề bạt, tranh thủ cuối nhiệm kỳ đưa con cháu mình lên. Cứ thế là hỏng chế độ, quan trọng nhất là mất lòng tin” v.v... 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Từ đôi mắt bò

Con bò được chủ nuôi treo đầu khỏi mặt nước để không chết chìm trong lũ lụt miền Trung. TuanKhanh's blog
Tuấn Khanh - Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận.

Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.

Chịu đựng trong xót xa

Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng.

Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.

Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước.

Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.

Tuyệt vọng…

Trên các trang mạng xã hội. Người ta chuyền tay nhau bức ảnh vể một con bò, được chủ nuôi treo đầu cao khỏi mặt nước để không chết chìm, nhưng nước thì đã ngập đến mũi.

Đây có thể là bức ảnh bao quát nhất, chỉ có cái đầu và đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi của con vật, nhưng lại như nói hết, gào thét hết được trong thinh không về con người, về quê nhà, về nỗi đau và tương lai.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Tòa án Việt Nam quá yếu quyền trong vụ kiện Formosa?

Hơn 500 ngư dân Kỳ Anh đã kiện Formosa về thảm họa môi trường
Luật sư Ngô Ngọc Trai - Mới đây Tòa án thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh đã trả lại 506 đơn kiện của bà con ngư dân trước đó đã khởi kiện Formosa yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Lý do tòa án trả lại đơn kiện được cho là vụ việc đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1880 ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Sự việc này có thể được phân tích thành dẫn chứng cho thấy tòa án Việt Nam quá yếu quyền.

Thứ nhất:

Chủ thể gây ra thảm họa cá chết là Formosa và người bị thiệt hại là bà con ngư dân, cho nên trong khi người dân chưa nhận được bồi thường thì việc các ngư dân khởi kiện Formosa là hoàn toàn đúng sự việc, đúng đối tượng. Nếu tòa án không quá yếu kém thì đương nhiên phải thụ lý giải quyết.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Bầu cử ở Hoa Kỳ

Ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton (trái) và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Bùi Tín - Qua cuộc bầu cử năm 2016, người dân VN càng thấy rõ nền dân chủ Hoa Kỳ được vận hành cụ thể ra sao, các ứng cử viên được sàng lọc kỹ càng như thế nào, mỗi công dân tự mình theo dõi cuộc tranh cử suốt cả năm, cân nhắc về chính sách cụ thể của mỗi ứng cử viên, cả về tư tưởng chính trị, chủ trương mọi mặt khi cầm quyền, cho đến đạo đức cá nhân trong gia đình, tư cách công dân trong suốt cuộc đời, để cuối cùng người có tâm và có tầm cao hơn sẽ được lựa chọn, xứng đáng là người đứng đầu của nước dân chủ vào loại thuần thục nhất, cường quốc toàn diện số 1 của thế giới văn minh.

Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 sắp diễn ra vào ngày 8/11 này.

Đa số các cuộc thăm dò dư luận đều cho rằng ứng cử viên của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton có nhiều hy vọng thắng ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump với đa số áp đảo.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Các nhà báo quốc doanh cần làm gì khi bị công an tấn công?

Một phóng viên bị tấn công ở Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Phạm Chí Dũng - Việt Nam vào buổi hoàng hôn của chế độ cũng hệt như thời hậu Lê. Đất nước hỗn mang, lòng người ly tán, kiêu binh cùng cướp giật nổi dậy hoành hành. Tư tưởng cố thủ trong vỏ bọc “không nghe, không thấy, không biết” của rất nhiều nhà báo có thẻ và phóng viên không thẻ đã và đang bị đòn tấn công hội đồng của nạn công an trị bóc gỡ trần trụi.

Trong vực thẳm nuốt sống mọi thứ, không có ai là ngoại lệ. Sẽ còn những nhà báo quốc doanh phải trải nghiệm trận đòn hung bạo của lớp kiêu binh công an, nếu họ tiếp tục cam chịu cái thân phận tủi nhục ấy.

Ngay sau khi một nhà báo quốc doanh là Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị một nhóm công an của Đội cảnh sát hình sự công an huyện Đông Anh (Hà Nội) lao vào hành hung, một nhà báo quốc doanh khác là Nguyễn Trung Bảo đã phải than chua chát đến mức cay độc: “Trận đòn hôm nay với các nhà báo nên xảy ra nhiều hơn nữa, và sẽ tất yếu như vậy thôi. Để các nhà báo hiểu rằng thân phận của họ thật ra không khác gì những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, chống Formosa... mà có những kẻ trong số họ đã bĩu môi cười khẩy với câu hỏi muôn thuở: ‘Làm vậy thì được gì?’”.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Dân chúng Việt Nam tin vào ai?

Hòa Ái - Qua hai sự kiện cứu trợ khẩn cấp nạn nhân mưa lũ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh và khởi kiện Nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây nên thảm họa môi trường, vấn đề niềm tin của người dân Việt Nam được đề cập đến. Họ tin ai để gửi gắm tiền cứu trợ, cũng như tin ai hướng dẫn họ khởi kiện Formosa?

Hiện tượng MC Phan Anh

MC Phan Anh, một người dẫn chương trình truyền hình, được truyền thông chính thống và các mạng xã hội đặc biệt nhắc đến sau khi anh xuất hiện trong một chương trình talkshow “60 Phút Mở” với chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?”, do VTV1 phát sóng vào tối 29/5/2016. Những ai quan tâm đến thời cuộc tại Việt Nam trong thời gian người dân nôn nóng kêu gọi Chính phủ Hà Nội công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh Bắc miền Trung đều cho rằng chương trình “60 Phút Mở” đó thực chất là một cuộc đấu tố đối với MC Phan Anh, nhằm định hướng dư luận không nên chia sẻ các thông tin nóng liên quan đến sự cố thảm họa môi trường biển. Thế nhưng, cộng đồng cư dân mạng lại bày tỏ sự ủng hộ dành cho MC Phan Anh vì đã lên tiếng về môi trường sống ở Việt Nam.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Luật về Hội: Đảng quyết siết hay để ngỏ cửa vào TPP và nhận viện trợ?

Quả táo tẩm thuốc độc 

Dự thảo Luật về Hội năm 2016 đang đứng trước nguy cơ bị cùng số phận của Hiến pháp năm 2013. Lẽ nào giới quan chức đảng, quốc hội và chính phủ lại không nhận ra một sự thật quá trần trụi rằng sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua mà vẫn giữ nguyên những nội dung cực kỳ bảo thủ như “kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo” và “sở hữu đất đai toàn dân”, từ năm 2014 đến nay lượng tín dụng cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam đã giảm hẳn, còn số viện trợ không hoàn lại từ các chính phủ Bắc Âu đối với Việt Nam cũng xuống dốc thê thảm?

Không những giảm tín dụng và viện trợ, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát tiển Á châu (ADB) - 3 chủ nợ lớn nhất của Việt Nam - còn bắt đầu siết trả nợ đối với chính thể này từ năm 2014. Đến năm 2015, Việt Nam đã bị bắt buộc phải trả số nợ nước ngoài lên đến 20 tỷ USD. Còn trong năm 2016, kế hoạch trả nợ là 12 tỷ USD, tuy nhiên nhiều người cho rằng số nợ thực sự phải trả còn cao hơn. Những năm 2017 và 2018, nợ nước ngoài phải trả cũng có thể vọt lên 15-20 tỷ USD mỗi năm…
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

‘Nhóm cá mập’ Bộ Công Thương tiếp tục hoành hành

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa) tại lễ đón Thủ tướng Lào tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, ngày 15/5/2016.
Phạm Chí Dũng - Chỉ “nghỉ xả hơi” khoảng 5 tháng sau Đại hội XII và giữa hai lần bầu bán cùng tuyên thệ không mệt mỏi của “tam trụ”, nhóm lợi ích Bộ Công Thương lại quẫy đạp đùng đùng khiến dư luận xã hội phải liên tưởng đến hình ảnh hàm răng sắc nhọn đặc biệt của loài cá mập trắng ăn thịt người ở vùng biển Caribê.

Ngay sau khi Bộ Công Thương có bộ trưởng mới là ông Trần Tuấn Anh, một nhân vật “đặc biệt” vì là con ruột ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước, cơ quan này đã gây nhiều bất ngờ khiến dư luận phẫn nộ.

‘Đi đêm’ và ‘bế vào quy hoạch’

Bất ngờ đầu tiên là có nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Công Thương “đi đêm” với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và cố ý làm trái để dự án thép Hoa Sen - Cà Ná của doanh nghiệp này được “bế” vào quy hoạch, trong lúc trước đó dự án này không hề nằm trong danh sách quy hoạch đó. Cú “đi đêm” này lại diễn ra trong bối cảnh việc xử lý hậu quả của vụ Formosa Hà Tĩnh vẫn cực kỳ tắc trách và dư luận kịch liệt lên án những hậu quả nặng nề không tránh khỏi về môi trường và môi sinh của dự án thép Hoa Sen - Cà Ná.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Điều tiết và xả lũ của thủy điện: Kinh nghiệm ở Bắc Mỹ

Đỗ Tùng - Nhiều năm nay mỗi khi có tin lũ lụt ở Việt Nam là hầu như có dính dáng đến việc xả lũ của các nhà máy thủy điện. Trong tuần qua báo chí đăng nhiều tin tức về lũ lụt ở miền Trung, đặc biệt là ở Hà Tĩnh và việc xả lũ của thủy điện Hố Hô. Tác giả muốn chia sẻ một số kinh nghiệm ở Bắc Mỹ về vấn đề này.

Trước hết, tất cả những dự án sử dụng nước, từ thủy điện, thủy nông, đến cấp thủy, giao thông thủy, v.v.. đều phải tuyệt đối tuân theo hai nguyên tắc sau đây:

1. Nước là tài nguyên chung của mọi người, không phải của riêng ai, nên tất cả những người sử dụng nước đều có bổn phận và quyền lợi bình đẳng.

2. Khi một cá nhân hay tập thể sử dụng nước làm thiệt hại đến tài sản hay tính mạng của người khác thì phía thiệt hại có thể đưa nội vụ ra tòa để phân xử. Tòa án phải độc lập và phán xét dựa trên những phương pháp và kỹ thuật điều tiết và xả lũ tốt nhất hiện có (best available technology) chứ không phải dựa trên bất cứ quy trình, quy phạm nào hết.

Cả hai nguyên tắc nói trên hầu như hoàn toàn vắng mặt ở Việt Nam.

Khai thác và sử dụng tài nguyên nước hay bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào khác cũng phải tuyệt đối tuân thủ hai nguyên tắc nói trên thì mới bảo đảm sự công bằng của xã hội.

Sau đây là sơ lược một số phương pháp và kỹ thuật mà một nhà máy thủy điện cần phải có để có thể điều tiết và xả lũ có hiệu quả.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Tự đốt thẻ tài xế taxi Mai Linh để phản đối hành vi đồng loã với công an và Formosa



CTV Danlambao – Một tài xế taxi Mai Linh đã tự đốt thẻ nhân viên của mình sau khi lãnh đạo công ty này từ chối phục vụ những người dân khiếu kiện Formosa hôm 18/10/2016.

Trong một đoạn clip đang được chia sẻ rộng rãi trên facebook, người tài xế này lên tiếng chỉ trích ông Hồ Huy – chủ tịch tập đoàn Mai Linh vì đã “quá hèn” và “chỉ nghĩ đến bản thân”.

“Hôm nay tôi sẽ chính thức tẩy chay Mai Linh, tôi sẽ đốt tấm thẻ của tôi cho ông thấy. Tấm thẻ này đối với tôi không còn tác dụng gì nữa.

Tôi ủng hộ cha Đặng Hữu Nam, và tôi ủng hộ người dân Hà Tĩnh khiếu kiện đòi Formosa cút khỏi Việt Nam. Chào ông!”, người tài xế này nói. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Khi một đất nước thiếu ‘người tử tế’?

Những cá nhân tổ chức cứu trợ đồng bào miền Trung. Photo: Facebook Nguyễn Lân Thắng


‘Một hiện tượng lạ’

Rất nhiều nhà bình luận, nhà văn hoá từng có những bài viết trong đó nêu ra ý kiến rằng có vẻ như sự tử tế đang mất dần trong xã hội Việt Nam. Sự vô cảm, bàng quang trước những mất mát, khó khăn của người khác dường như cũng bắc cầu với sự sợ hãi và mất niềm tin. Cái xấu và cái tốt, thiện và ác cũng khó có được sự phân ranh rạch ròi.

Và có lẽ chính vì những vấn đề thuộc về phần lớn qui chuẩn cho một xã hội văn minh nên rất dễ dàng nảy sinh ra những phản ứng được gọi tên là “hiện tượng”.

Bắt đầu từ chính đóng góp cá nhân của mình, MC Phan Anh đã tạo ra một “hiện tượng” trong xã hội Việt Nam, ngay vào thời điểm mà người ta cần sự giúp đỡ lẫn nhau nhất.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Dân hay Formosa, chính quyền phải chọn

Nguyễn Anh Tuấn 

(1) Chính phủ Việt Nam thì giao kèo với Formosa trong vòng bí mật, tự đứng ra nhận 500 triệu USD của Formosa rồi đưa ra phương án bồi thường cho người dân vừa thấp vừa bất hợp lý. 



(2) Tòa án Việt Nam thì trả lại đơn kiện Formosa của người dân địa phương, đóng lại cánh cửa tìm công lý trong ôn hòa cuối cùng của họ, với lý do là Chính phủ đã có phương án bồi thường rồi, mặc kệ người dân có đồng tình với phương án đó hay không. 

(3) Nay thì cảnh sát cơ động Việt Nam túc trực bên trong Formosa, ăn cơm trong căn-tin Formosa để bảo vệ Formosa như hình bên dưới. Ngay cả khi với mục đích là bảo vệ tài sản nhà đầu tư thì những hình ảnh này cũng rất tệ về mặt chính trị, khi mà chính Formosa là thủ phạm hủy hoại sinh kế của nhân dân trong vùng. Lực lượng cảnh sát lẽ ra nên dựng các lán trại dã chiến (vốn không mất quá nhiều thời gian) để ăn ngủ trong đó, thay vì 'cùng một chiến hào' với Formosa như vậy. 



Trước câu hỏi của người dân miền Trung: "Chọn ai, Formosa hay Dân?", chính quyền dường như đã có một câu trả lời không thể rõ ràng hơn. 

Thế thì đã đến lượt nhân dân sẽ chọn. 

Những người nắm quyền của Đảng Cộng sản VN hiện nay chắc chắn sẽ có một ngày nhớ lại những quyết định trên của họ như những sai lầm lớn nhất, trên phương diện bảo vệ sự lãnh đạo tuyệt đối của họ. 

Nhưng cùng lúc đó, một cách tình cờ, đây có lẽ lại là những đóng góp lớn nhất của họ trong việc đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển tiếp chính trị nhằm thoát khỏi một thể chế đã tha hóa, và mở ra một trang sử mới cho đất nước. 

N.A.T. 


Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng: Ông Trọng, ông còn lú cho đến bao giờ?

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng - ...Tôi nhớ lại câu nói của ông Hoàng Norodom Shihanouk của Cambodia nhận xét về người lãnh đạo cộng sản “trong một trăm người Cambodia có đến 99 người ngu, một người khôn; trong một trăm người Việt Nam có đến 99 người khôn, chỉ có một người ngu. Nhưng cái may mắn của Cambodia là một người khôn đó là lãnh đạo 99 người ngu, và ở Việt Nam một người ngu đó lãnh đạo 99 người khôn”.

Kinh nghiệm dân gian không sai chút nào khi người Hà Nội gọi ông Trọng là Trọng Lú! Đến nước nầy rồi, không thể giấu tình trạng tham nhũng tràn lan mọi nơi, từ trung ương đến địa phương, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất mà hậu quả là toàn dân phải gánh chịu cả Bảy Chục năm nay. Ông Trọng công khai tuyên bố tình trạng tham nhũng trầm trọng với cử tri tại quận Ba Đình ngày 17/10/2016.

Tới bây giờ họ thấy nhân dân chỉ còn những vật thực tối thiểu để kéo dài cuộc sống, không còn gì để vơ vét thêm. Ngược lại bọn họ có quá nhiều tài sản, lớp chuyển ra nước ngoài giấu, lớp gởi họ hàng, lớp đem đầu tư trá hình ra ngoại quốc, họ thấy tạm đủ nên công khai nhìn nhận quốc nạn tham nhũng như là sự thú nhận để làm dịu sự căm phẫn từ dân chúng. Tóm lại, một bên không còn gì đáng để mà vơ vét, một bên vét đầy túi nên có vài lời tự thú cho bớt cơn tức giận từ dân. Người cộng sản đang chơi ván bài đó.

Trọng thú nhận nạn tham nhũng là từ mọi thành phần cán bộ trong đảng nên chống tham nhũng “là ta đánh vào ta”, ta đánh chính ta, Trọng Lú đánh Trọng Lú, cộng sản tham ô đánh bọn tham ô cộng sản đây. Thử hỏi có ai tự đánh mình bao giờ không? Đó chỉ là sự lập lại trò bịp bợm mà người cộng sản đã áp dụng từ thời cải cách ruộng đất mà Hồ Chí Minh đã giả khóc trước quốc dân để xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng. Trò hề vừa dở vừa lố bịch họ cứ đem ra gạt dân mình hoài.

Bị tố cáo nhận một tượng bằng vàng 50 ký, hai căn biệt thự siêu sang, đem bán sang tay để trở thành người trong sạch nhất của đảng cướp. Trò hề nầy dân tộc Việt đã thấy, đã chán ghét cả 70 năm rồi mà Trọng và bọn họ vẫn trơ trẻn lập lại. Trơ trẽn hay khinh khi dân tộc nầy có dám làm gì bọn họ không? Hay cả hai vừa trơ trẻn vừa thách thức cả dân tộc?
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Người dân chết vì “Đúng quy trình”

Nhà cửa, ruộng vườn chìm trong biển nước vì xả lũ.


Mặc Lâm - Lũ lụt ba tỉnh miền Trung năm nay được xem là khủng khiếp ngay cả nếu so với trận lụt năm 2010. Thiệt hại nhân mạng tài sản người dân quá lớn không có gì bù đắp nổi và báo chí đã lần ra nguyên nhân làm cho thiên tai lớn hơn chính là quy trình xả lũ của thủy điện Hố Hô nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Trái tim của Quyền lực Thứ Tư

TuanKhanh - Mới đây, trong chuyện ngư dân bị Formosa xả độc tố làm biển chết, bà Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) Nguyễn Thị Hải Vân nói rằng không có gì phải ầm ĩ, vì ngư dân mất biển, nhưng “đi làm phu khuân vác thì tức là đã có việc làm”. Tự kiểm duyệt hiện thực, chỉ chừa lại phần tật nguyền trong suy nghĩ của mình, cũng là một nỗi đau không bờ bến đang ăn sâu trong lòng dân tộc này. Giống như ban Tuyên giáo, người đàn bà này cố che mắt mình, cố che mắt cả những người nghe bà nói, và chứng minh rằng thiếu nhân cách thì không sao, cũng vẫn có thể làm người.

Trong nhiều ngày, tôi cố theo dõi xem báo chí sẽ viết gì về lần diễn đầu tiên của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn. Thế nhưng có một cái gì đó im lặng đến kỳ lạ sau ngày 18/9 đó – ngày mà ca sĩ Khánh Ly được phép hát ở ngay tại Sài Gòn, sau 41 năm đi xa khỏi quê hương của mình, và gần 5 năm đi loanh quanh nơi chốn cũ, ước rằng mình có thể cất lên tiếng hát nơi thành đô trong kỷ niệm.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Về bệnh 'nghiện bạo lực' của ngành Công an


Bùi Tín - ... Cơn "nghiện bạo lực của ngành công an" rồi sẽ còn nặng nề hơn, phổ biến hơn, khó chữa hơn. Công dân Việt Nam lương thiện rồi sẽ còn chết bí hiểm trong đồn công an, nhà báo bị đấm đá đến hộc máu, các cô bán hàng rong sẽ còn bị túm tóc lôi xềnh xệch dài dài, các em học sinh sẽ tiếp tục bị ép cung oan ức đến tự sát và hàng năm Bộ Công an vẫn được trao cờ, phát huân chương, phong tướng, tuyên dương "Anh hùng" một cách tự nhiên. Chế độ này đang tiến đến thời mạt vận!

Các vụ Công an đánh đập, chửi bới, tra tấn, giết hại công dân đang xảy ra ngày càng nhiều. Hơn 200 người dân đã bị thiệt mạng theo nhiều kiểu trong ba năm qua trong cơ quan công an và trong các trại tạm giam, trại giam đã nói lên thái độ hung bạo của một lực lượng từng được ngành tuyên huấn của đảng tô vẽ là "Bạn của dân", là "Thanh bảo kiếm bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân". Họ được tuyên dương chịu vất vả, thức thâu đêm cho nhân dân ngủ yên, luôn có thái độ nhân từ, bác ái, kính già, yêu trẻ, thương người cơ nhỡ, tàn tật, được dân tin yêu gọi là "anh, chị công an quý mến".
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Cộng sản dùng kế sách lỗi thời làm phép thử với HĐGM Việt Nam khóa XIII?


Paulus Lê Sơn - “Nếu cộng sản thành công trong việc trục xuất được Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam ra khỏi Nghệ An thì mục tiêu tiếp theo sẽ là Đức cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh”.

Ngày 07.10.2016, UBND tỉnh Nghệ An ra công văn yêu cầu trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam ra khỏi Nghệ An được Ông Lê Xuân Đại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký thay Chủ tịch trên văn thư số 7533/UBND-NC. Theo đó yêu cầu "Cụ Giám Mục Vinh chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Đặng Hữu Nam và không bố trí Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An".

Cha Nam từ một người giúp người dân hiểu đúng bản chất sự thật đang diễn ra tại Nghệ An, nhất là Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh gây ra t hảm họa môi trường biển Việt Nam. Cha Nam đã hành động vì những người dân bị thất nghiệp, bị bệnh tật, bị thất học vì đại nạn ô nhiễm biển do Formosa và quan chức từ tỉnh đến trung ương gây ra.

Thế nhưng theo truyền thống cộng sản luôn vu khống, bịa đặt và nhục mạ những Giáo sĩ luôn lên tiếng cho sự thật và phẩm giá của con người. Và giờ đây, cộng sản lại cho rằng cha Nam đang nói xấu đảng, xuyên tạc bịa đặt và kích động Giáo dân gây mất trật tự, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Giáo hội Công giáo?!
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Ôi! Nước tôi, một đất nước “toàn thất”!

Người Miền Nam - Danlambao - Tới ngày hôm nay, trước thực trạng đất nước tan tành từ kinh tế, xã hội, chính trị cho đến đạo đức, trật tự xã hội và thế thái nhân tình, tôi chỉ còn biết nghiến răng cau mặt, tràn nước mắt vì phẫn uất, mà thốt lên: Ôi! Nước tôi, một đất nước “toàn thất”! (nhị thập tứ thất).

- THẤT BẠI thuộc về toàn dân, là bởi vì:

- THẤT TÂM là bọn cầm quyền! chúng có hình dạng con người, nhưng lại mất lương tâm, nhân tính, cư xử tàn bạo với kẻ bị trị là dân!

- THẤT TÍN đó là “chính phủ”!chuyên lừa bịp, xảo trá, quy tụ những kẻ xuất thân từ nghèo đói mạt rệp thành một đảng cướp hại dân! 

- THẤT HỌC là đám lãnh đạo. Chúng cai trị dân bằng cái đầu ngu xuẩn nhưng tham lam. Để tránh chống đối, chúng kết nạp những kẻ:

- THẤT ĐỨC là hàng quan chức, tha hồ hành dân, bóc lột dân để làm giàu! Muốn ngu dân, ru ngủ dân, chúng tuyên truyền man trá:

- THẤT THIỆT: đặc tính truyền thông, báo chí, truyền hình, truyền thanh, được định hướng, chỉ đạo, khiến dân chúng u mê hoang tưởng!

- THẤT NHÂN: đó là luật pháp! chúng lợi dụng những thứ luật rừng, chuyên để trấn áp hành hạ dân theo ý của bọn cầm quyền!
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Lê Anh Hùng - Thảm hoạ Formosa Hà Tĩnh: Tội ác mang tên Nguyễn Phú Trọng


Sự vô cảm, vô trách nhiệm khó chấp nhận của nhà lãnh đạo tối cao

Thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra bắt đầu bùng phát ở Miền Trung từ đầu tháng 4/2016. Vụ việc chấn động nhân tâm này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người Việt, khiến công chúng trong cả nước đi từ bất ngờ đến hoang mang lo lắng và phẫn nộ.

Trong bối cảnh đó, ngày 21 & 22/4/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Những tưởng người đứng đầu hệ thống chính trị ở Việt Nam sẽ thăm hỏi, động viên hàng vạn đồng bào bỗng nhiên bị lâm vào cảnh dở sống dở chết trước khi đưa ra những quyết sách hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết hậu quả, ổn định tình hình. Nhưng không, trong suốt hai ngày trời trên đất Hà Tĩnh, ngài TBT đã không hề hé răng lấy nửa lời về thảm hoạ khủng khiếp đó, chẳng thèm ngó ngàng gì đến đám dân đen khốn khổ trong khi vẫn điềm nhiên đến Vũng Áng để “kiểm tra tiến độ” dự án Formosa Hà Tĩnh.

Rời khỏi Hà Tĩnh, ông ta lại tiếp tục im thin thít về vụ việc. Hơn ba tháng sau, trong Hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp diễn ra ngày 18/7, lần đầu tiên ông ta mới nhắc đến sự vụ đang khiến dư luận sục sôi kia khi phát biểu: “Sự cố cá chết… gây khó khăn cho công tác bầu cử” (!). Câu phát ngôn lạnh lùng, vô cảm đó nhanh chóng trở thành đề tài đàm tiếu của dân chúng.

Sự bàng quan, vô cảm đến mức không thể chấp nhận được của nhà lãnh đạo quốc gia lại càng khiến người ta phải đặt câu hỏi về trách nhiệm của ông ta trong vụ thảm hoạ môi trường thế kỷ này.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Mỹ kêu gọi phóng thích blogger Mẹ Nấm

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.












Trà Mi - Chính phủ Mỹ ngày 11/10 kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phóng thích một blogger nổi tiếng về các hoạt động ôn hòa cổ súy cho nhân quyền tại Việt Nam.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm) bị công an khám xét nhà và bắt khẩn cấp ở Nha Trang hôm 10/10 với tội danh vi phạm điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước.’

Truyền hình Công an Nhân dân nói Quỳnh ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’ viết bài trên mạng xã hội và trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài để ‘xuyên tạc đường lối chính sách của đảng’, ‘kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam với một số quốc gia láng giềng’, ‘nói xấu’ lãnh đạo Việt Nam, ‘phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’ và ‘gây phương hại đến an ninh quốc gia.’

Đoạn video truyền thông nhà nước chiếu cảnh bắt giữ blogger Mẹ Nấm cho thấy trong số các tang vật bị xem là ‘tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội’ thu giữ tại nhà blogger này có những biểu ngữ chống Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông và yêu cầu khởi tố Formosa, thủ phạm gây thảm họa môi trường miền Trung, cùng các khẩu hiệu ‘Cá cần nước sạch,’ ‘Dân cần minh bạch.’

Bộ Ngoại giao Mỹ nói cùng với các vụ bắt giữ gần đây, trường hợp mới nhất này làm lu mờ tiến bộ nhân quyền của Việt Nam, yếu tố lâu nay gây trở ngại bang giao Việt-Mỹ và khơi mào những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an bắt khẩn cấp


Danlambao - Thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) vừa bị công an bắt khẩn cấp vào sáng nay, 10/10/2016, với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 bộ luật hình sự.

Lúc 11:30’, nhà riêng của nữ blogger này tại 24A Đặng Tất, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã bị công an ập vào khám xét. Ít phút sau, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an còng tay áp giải vào bên trong nhà.

Bị bắt vì điều 88

Người dân địa phương cho biết, hàng chục công an gồm đủ mọi thành phần đã được huy động tham gia vào vụ bắt bớ. Đến 13 giờ trưa cùng ngày, quá trình khám xét vẫn đang tiếp tục diễn ra, xung quanh khu nhà vẫn đang bị bao vây phong toả.

Toàn bộ máy tính và nhà cửa đều bị khám xét, lục tung. Đồng thời, những người thân sống cùng khu nhà với cô Quỳnh đều bị khống chế theo kiểu "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Thậm chí công an còn trèo lên cả nóc nhà để lục lọi.

Theo lời một người thân trong gia đình, phía CA khi xông vào khám nhà đã đọc một văn bản được nói là "lệnh của viện kiểm sát". Tuy nhiên, khi gia đình cô Quỳnh yêu cầu được xem trực tiếp tờ lệnh thì phía CA đã từ chối và không đưa.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Cử nhân đi ăn trộm chó, chất xám bị tha hóa hay giọt nước tràn ly?


GDVN - Nếu các trường chỉ quan tâm lợi ích của mình, tuyển sinh ồ ạt, đào tạo hời hợt và hệ thống giáo dục vẫn chưa chịu chuyển mình thì sẽ còn mưng mủ, bưng bít.

Hôm nay, cạnh nhà tôi, một người hàng xóm chân lấm tay bùn mở tiệc mừng đứa con đầu lòng đỗ Đại học, tôi cảm nhận được niềm hy vọng sẽ thoát nghèo thoát khổ từ ánh mắt hân hoan của cả gia đình họ nhưng lại giật mình bởi những con số thất nghiệp làm xã hội đảo điên.

Tôi lo cho ánh mắt ấy, nụ cười ấy sẽ tắt lịm trước sự thật phũ phàng - cử nhân, Thạc sỹ đang thất nghiệp hơn bao giờ hết!

“Công an phường Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương đã tạm giữ đối tượng Lương Trung Kiên, cử nhân Luật, 34 tuổi, quê Đắk lắk, tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh về hành vi… ăn trộm chó, mèo”. [1]Tôi bỗng dưng liên tưởng đến sự việc làm xôn xao dư luận mấy hôm nay.

Nỗi buồn của một nền giáo dục cho ra lò hơn 225.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp được bồi thêm một vết dao vô cùng đau đớn.

Có lẽ, đối với nhiều người đây chỉ là tin “cướp – hiếp – giết” thường nhật trên báo nếu không biết hung thủ của vụ việc trên là một cử nhân Luật đã tốt nghiệp gần 10 năm nay.

Chẳng cần phải dè dặt vì anh chàng đã trình ra trước công an cả thẻ sinh viên, bảng điểm có chữ ký còn sắc nét của Hiệu trưởng một trường Đại học lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Chính phủ nợ các linh mục Kỳ Anh một lời cảm ơn


Clip: FB Hoi Dong Huong Ky Anh

Nguyễn Anh Tuấn - Theo dõi toàn cảnh sự kiện Formosa thất thủ vào Chủ nhật tuần trước (2/10) không khó để nhận thấy trong khi các lực lượng an ninh hoàn toàn bất ngờ, vỡ trận và rời bỏ hàng ngũ, chính các linh mục đã giữ cho đám đông không xông vào đốt trụi Formosa, dù đấy là giải pháp nhanh nhất để bà con Kỳ Anh đạt được mục tiêu "đóng Formosa - mở tương lai" của họ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các linh mục nơi đây (đặc biệt là linh mục Trần Đình Lai) không lấy uy tín cá nhân của mình ra để giữ sự ôn hòa của đám đông?

- Formosa chắc chắn sẽ bị đốt trụi trong cơn giận dữ của cả chục ngàn người. Sau đó, người dân địa phương có thể bị dư luận coi là 'bạo động' song Chính phủ Việt Nam mới chính là đối tượng lãnh hậu quả nặng nề nhất, bởi lẽ, theo Thỏa thuận Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - Đài Loan, phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 10 tỷ USD mà Formosa đã bỏ ra đầu tư.

Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công trầm trọng hiện nay, số tiền trên sẽ là gánh nặng cực kỳ to lớn cho Chính phủ. Mà đó là còn chưa kể tới những tổn hại lớn lao khác từ hành động giả định trên đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam.

Thế lý do gì khiến các linh mục ngăn đoàn người lại?

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Nước cờ sai lầm của Bộ Công An ở Hà Tĩnh

Nguyễn Anh Tuấn - Mặt trận thứ hai được mở là truyền thông, bắt đầu bằng những bài viết quy chụp, bôi nhọ bà con ngư dân theo Công giáo, xuyên tạc, bóp méo vai trò của các linh mục trong cuộc tranh đấu bảo vệ không gian sinh tồn cho người dân miền Trung, và lên cao trào bằng bản tin đặc biệt hôm nay của VTV1 dẫn "Thông báo chính thức của Bộ Công an về tổ chức khủng bố Việt Tân".

Ngay sau cuộc biểu tình khiến Formosa thất thủ hôm Chủ nhật vừa rồi, Bộ Công an đã có những động thái ứng phó đầu tiên.

Một mặt, họ tung các lực lượng cảnh sát cơ động tinh nhuệ nhất và những toán an ninh dày dặn kinh nghiệm trấn áp biểu tình nhất đến Vũng Áng, quyết không để tái diễn tình trạng bị động như hôm rồi.

Người dân địa phương cho biết tuyến Quốc lộ 1A đoạn ngang trước cổng KCN Formosa dày đặc các xe biển xanh ngược xuôi quần đảo, các chốt an ninh được tăng cường. Mọi thứ dường như được chuẩn bị cho 'một trận đánh lớn' - thuật ngữ được các tướng công an ưa dùng, bất luận kẻ địch trong những trận đánh lớn ấy của họ đôi khi chỉ là dân lành không tấc sắt trong tay.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Không thấy mùi tử tế trong Huy Đức

Trần Hồng Tâm - Ông Trọng giả mù không thấy cá chết trắng trời trắng đất trải dài 240 km bờ biển miền Trung. Ông giả điếc không nghe những tiếng than khóc của dân chài miền Trung. Ông vẫn đến thăm và ca ngợi Formosa Hà Tĩnh vào ngày 22/4/2016. Sao không thấy Huy Đức định hướng gì cho dư luận?

Khi cuốn sách Bên Thắng Cuộc tung ra thị trường, tôi cố tìm mua đọc liền một mạch. Tập 1 “Giải Phóng” không mấy hứng thú, chỉ kể lại những câu chuyện vượt biên mà ai cũng biết. Tập 2 “Quyền Bính” chứa đựng nhiều thông tin bị bưng bít trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam nên tôi đọc cẩn thận hơn. Nhất là những trận đánh một mất một còn giữa hai nguời vừa là đồng chí, vừa là anh em: Linh – Kiệt.

Ông Linh ra đòn, không trừ một thủ đoạn nào. Ông phao tin bà Cầm (vợ ông Kiệt) tham nhũng. Ông tố cáo ông Kiệt dùng tiền bạc nhà nước gây thanh danh cá nhân. Ông thao túng dư luận, vận động hậu trường, lôi kéo, bè phái để loại ông Kiệt ra khỏi ghế Thủ tướng. Hơn nữa, ông Linh còn dựng lên những vụ án cả chính trị lẫn kinh tế nhằm vặt lông bẻ cánh ông Kiệt. Kết quả là: Linh thắng, Kiệt thua. Cả miền Tây Nam bộ quê hương của ông Kiệt bị vò xé. Bộ trưởng, trợ lý, và người thân tín của ông Kiệt không lâm vòng lao lý thì cũng thân bại danh liệt.

Từ đó, tôi giành cho Huy Đức một sự tôn trọng đáng kể. Tôi xếp anh vào những tác giả viết thể loại không hư cấu (nonfiction) mà tôi đọc nhiều như chị Phạm Thị Hoài, Bùi Tín, Dương Thu Hương, hay Từ Huy.

Nhưng sự tôn trọng này cũng chẳng tày gang. Những ngày tiền Đại hội XII, càng đọc Huy Đức tôi càng thất vọng. Thất vọng toàn diện từ văn phong đến thái độ và đạo đức của người viết.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

71 năm Đảng Cộng sản cướp quyền: mảnh dư đồ rách nát

Bùi Tín - Đảng Cộng sản đã cướp chính quyền và ngự trị trên đất VN tròn 71 năm. Họ hứa hẹn một nền độc lập vững chắc, tự do cho toàn dân, theo phương châm "Không có gì quý hơn độc lập tự do" được coi là chân lý tuyệt vời. Nhưng rõ ràng đó chỉ là khẩu hiệu chết trên giấy, trên tường, trên môi, không thấy được trong cuộc sống. Cả dân tộc bị lừa dối bởi cái trò tuyên truyền hão, cố tình che dấu sự thật, khi chỉ có quan chức CS là có quyền tự do độc chiếm đặc quyền.

Nhìn kỹ trên bản đồ đất nước hình chữ S, không thấy khởi sắc ở đâu, chỉ toàn thấy một màu ảm đạm, đen tối, tang tóc, đúng là mảnh dư đồ rách nát. Từ phía Bắc là biên giới gần 2 ngàn km cho láng giềng nước lớn ngang nhiên xâm nhập, với hàng vạn người hàng ngày không giấy tờ, với hàng lậu, hàng độc hại, ma túy, côn đồ, thổ phỉ, kẻ cướp nội tạng công dân ta. Đó là một đường biên giới mà ta đã mất chủ quyền, một biên giới bị bỏ ngỏ toang hoang cho mọi kiểu tai ương và tội ác hàng ngày từ phương Bắc tràn xuống thâm nhập khắp nước ta.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Formosa - sự chấm dứt của triều đại cộng sản?


Paulus Lê Sơn - Tôi tin chắc rằng lực lượng công an, quân đội đang có sự chán chường và mệt mỏi không hề nhỏ trước sự lãnh đạo của đảng cộng sản và hiện trạng đất nước. Tất nhiên chúng ta không thể ngây thơ để tin tưởng rằng họ sẽ trở cờ và trở về với nhân dân. Những hình ảnh cảnh sát cơ động, quân đội chùn tay và cởi áo bỏ chạy trước sức mạnh của người dân Hà Tĩnh trong cuộc biểu tình ngày 02.10.2016 vừa qua là một tín hiệu đáng mừng... Động thái không dùng súng ống và dùi cui để đàn áp người dân Hà Tĩnh cho thấy một cái nhìn khách quan về giá trị nhân văn trong họ vẫn trỗi dậy.

Kể từ khi Formosa gây ra thảm họa môi trường biển cho Việt Nam, lòng dân khắp nơi sục sôi phẫn uất trước thái độ ngang ngược của chính công ty Formosa và sự lấp liếm bao che của nhà cầm quyền Hà Nội. Những hành động mập mờ, trắng đen lẫn lộn của nhà cầm quyền càng khiến cho người dân Việt Nam sục sôi và căm giận.

Hơn nửa năm đã trôi qua mà thảm họa Formosa vẫn còn nguyên đó, thậm chí mỗi ngày lại phát hiện nhiều hơn những hành động phá nát môi trường của công ty Formosa qua việc chôn lấp chất thải rắn rải khắp các tỉnh thành.

Những thực trạng xã hội tại Việt Nam đang diễn ra là chỉ dấu hết sức hiện hữu có vai trò to lớn để kết thúc triều đại cộng sản. Bài viết này chỉ dám lạm bàn về thảm họa Formosa mà không đề cập đến nguyên nhân kinh tế, quốc phòng cũng đang trong tình trạng suy thoái và nhiễu nhương.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Đoàn người mãnh dũng chiến đấu để đổi thay Đất Nước

Paulus Lê Sơn - Cả một ngày Chúa Nhật 02.10.2016, bản thân dù mệt dứ dừ nhưng có lẽ cái mệt này chả thấm thoát gì với anh chị em Nghệ Tĩnh đang căng sức chiến đấu chống lại thảm họa Formosa. Họ là những người bình thường, những nông dân, ngư dân nơi khô cằn sỏi đá đang làm nên những chiến công vĩ đại.

Tôi đã may mắn có nhiều dịp nói chuyện với người dân miền Trung, đặc biệt là người dân Nghệ An, Hà Tĩnh từ nhiều năm trước khi chưa bị bỏ tù nên cảm nhận rõ những căn tính cương trực. Họ sẵn sàng sống và cống hiến cho quê hương và cũng sẵn sàng để bảo vệ quê hương mình khi tổ quốc lâm nguy.

Hôm nay tôi hỏi họ vài câu chuyện xoay quanh việc họ xuống đường biểu tình đòi buộc Formosa phải đóng cửa vĩnh viễn tại Việt Nam. Họ trả lời tôi với một khẩu khí trầm hùng mà trải lòng chân chất.

Họ kể về những đau khổ và khó khăn từ khi Formosa gây ra thảm họa cho ngư dân Miền Trung và cho biển Việt Nam. Chị Xoan, một người dân tại Đông Yên trần tình: “Cuộc sống của chúng tôi khổ cực, nghề nghiệp đi biển bị chấm dứt, con cái đói khổ, học hành bị gián đoạn, tiền bồi thường thì chẳng đủ để cơm ăn qua ngày”.

“Mà chúng tôi không chả cần gì cái tiền bồi thường của Formosa, chúng tôi chỉ muốn một điều là Formosa phải rời khỏi Việt Nam vĩnh viễn” – chị nói tiếp.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Hà Tĩnh nổi dậy, Formosa thất thủ, công an quân đội tháo chạy



Danlambao - Lực lượng công an, quân đội đã phải tháo chạy tán loạn trước cuộc nổi dậy và biểu tình chống Formosa của hơn 10 ngàn người dân vào sáng ngày 2/10/2016 tại Hà Tĩnh. 

Sau các cuộc “công thành” dữ dội, video và hình ảnh biểu tình gửi đi từ hiện trường cho thấy cảnh những ngư dân tuyên bố chiến thắng bằng cách trèo lên bức tường Formosa và giơ cao những biểu ngữ đòi công ty gang thép này cút khỏi Việt Nam.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Hàng ngàn người biểu tình trước nhà máy Formosa Hà Tĩnh

Người biểu tinh trên nóc cổng của Formosa. RFA

Mặc Lâm - Vào lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 2 tháng 10 nhiều giáo dân của các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh như Đông Yên, Dũ Yên, Quý Hoà, Dũ Thành, Dũ Lộc, Xuân Sơn sau khi dự thánh lễ đã lần lượt tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa đặt tại Vũng Áng Hà Tĩnh. Theo ghi nhận của chúng tôi, ban đầu khoảng 4000 người ở cổng trước hơn 2 ngàn người còn lại tập trung ở cổng sau của nhà máy.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Diệt tham nhũng hay diệt lẫn nhau giữa các phe phái trong đảng CSVN?

Thiện Ý - Vụ án các cán bộ đảng viên cấp cao ở tỉnh Yên Bái sát hại nhau chưa tìm ra thủ phạm thì lại xảy ra vụ đánh tham nhũng Trịnh Xuân Thanh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang bị hụt vì đối tượng đã trốn thoát mà vẫn chưa xác định được đang lẩn trốn ở đâu. Đến nay nhiều tuần đã trôi qua chỉ có đồn đoán là ông Trịnh Xuân Thanh đã đào thoát được ra nước ngoài và nghi rằng ông ta đang có mặt ở Đức hoặc Canada. Bộ Công an Việt Nam đã gửi lệnh truy nã đến khắp nơi trong nước và cho cả cảnh sát quốc tế Interpol nhờ hỗ trợ.

Trước thực tế trên, người ta tự hỏi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe cánh đang phát động chiến dịch diệt trừ tham nhũng hay diệt trừ lẫn nhau giữa các phe phái trong đảng CSVN?

Theo nhận định của chúng tôi, câu trả lời tổng quát là "diệt tham nhũng là diện, diệt trừ nhau là điểm" hay nói cách khác bề ngoài là diệt tham nhũng, bên trong là diệt trừ nhau giữa các phe phái trong nội bộ đảng CSVN. Những phe phái này hình thành trên hai yếu tính là lợi ích và óc địa phương tạo ra mâu thuẫn đối kháng tiêu diệt lẫn nhau. Mâu thuẫn này đã có từ lâu ngay trong thời kỳ chiến tranh gọi là "Chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước"!
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam