Giới hữu trách Việt Nam vừa bắt giữ một giáo viên trung học từng lên tiếng hô hào cho việc thiết lập một hệ thống chính trị đa đảng.
Hãng thông tấn AP hôm thứ Ba trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng ông Đinh Đăng Định, 49 tuổi, ở tỉnh Đắk Nông, đã bị bắt hồi tuần trước về tội gọi là “hoạt động tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.
Tin tức cho biết cảnh sát đã tìm thấy trong máy tính xách tay của nhà giáo này 19 tập tài liệu có nội dung mà nhà chức trách cho là “xuyên tạc, chống phá Nhà nước”.
Hồi đầu tháng này, cảnh sát ở tỉnh Phú Yên đã bắt 15 người thuộc một nhóm mà báo chí do nhà nước kiểm soát nói là “một tổ chức chính trị phản động” có mưu toan lật đổ chính quyền.
Chính phủ Cộng Sản Việt Nam không chấp nhận những ý kiến bất đồng và những người thách thức quyền cai trị độc đảng của họ có thể lãnh những án tù lâu năm.
http://www.voatiengviet.com
Phát biểu trên internet, một giáo viên bị 6 năm tù
NamViet: Tòa án tại Buôn Mê Thuột hôm nay tuyên bán 6 năm tù giam cho giáo viên Đinh Đăng Định về tội lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, hoạt động và tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật hình sự.
Ông Đinh Đăng Định, trước đây là giáo viên trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, huyện Tuy Đức, bị khởi tố với tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước’.
Một người theo dõi vụ việc cho biết về phiên tòa:Sáng nay lúc 12 giờ phiên xử thầy giáo Đinh Đăng Định đã kết thúc và án tù 15 năm.
Người này cũng cho biết một số thông tin về gia đình người thân của giáo viên Đinh Đăng Định liên quan vụ xử án đối với bản thân ông:
Họ không muốn trả lời đài, báo; họ rất sợ, họ không muốn tiếp xúc với những ai quan tâm.
Một điểm nữa gia đình anh ấy rất đơn độc. Từ trước đến giờ không có ai lên tiếng cho gia đình anh ấy nên cảm giác sợ hãi của gia đình anh ấy rất lớn.
Xin được nhắc lại, ông Đinh Đăng Định bị công an tỉnh Dak Nông bắt hồi tháng 10 năm ngoái. Lý do ông viết những bài đỏi hỏi đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Ông cũng có những bài viết phản đối việc chính quyền cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Dak Nông.
Người này cũng cho biết một số thông tin về gia đình người thân của giáo viên Đinh Đăng Định liên quan vụ xử án đối với bản thân ông:
Họ không muốn trả lời đài, báo; họ rất sợ, họ không muốn tiếp xúc với những ai quan tâm.
Một điểm nữa gia đình anh ấy rất đơn độc. Từ trước đến giờ không có ai lên tiếng cho gia đình anh ấy nên cảm giác sợ hãi của gia đình anh ấy rất lớn.
Xin được nhắc lại, ông Đinh Đăng Định bị công an tỉnh Dak Nông bắt hồi tháng 10 năm ngoái. Lý do ông viết những bài đỏi hỏi đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Ông cũng có những bài viết phản đối việc chính quyền cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Dak Nông.
…ông Đinh Đăng Định bị đưa ra xét xử hôm nay đó là chỉ vì ông dám sử dụng Internet để bày tỏ những ý kiến không thuận tai với chính quyền. Ông ta thực thi quyền cơ bản của mình là bày tỏ ý kiến. Lẽ ra không được bắt giữ ông ta, chứ đừng nói đến việc đem ra xét xử. ông Phil Robertson
Hồi tháng giêng năm nay giám sát nhân quyền Human Rights Watch từng yêu cầu EU nêu trường hợp giáo viên Đinh Đăng Định ra trong vòng thảo luận nhân quyền thường niên giữa hai phía.Vào tháng ba năm nay, Hoa Kỳ cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về trường hợp của giáo viên Đinh Đăng Định, và kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến của người dân.
Ngay sau khi phiên xử diễn ra, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách phân vụ Châu Á của Human Rights Watch, có phát biểu cho rằng nếu đúng sự thật thì lý do mà ông Đinh Đăng Định bị đưa ra xét xử hôm nay đó là chỉ vì ông dám sử dụng Internet để bày tỏ những ý kiến không thuận tai với chính quyền. Ông ta thực thi quyền cơ bản của mình là bày tỏ ý kiến. Lẽ ra không được bắt giữ ông ta, chứ đừng nói đến việc đem ra xét xử.
Biện pháp bỏ tù để buộc những tiếng nói chỉ trích phải im lặng một cách có hệ thống cho thấy rõ chính sách bất dung của nhà cầm quyền đối với quyền tự do ngôn luận đang là thách thức cho những chính sách và ưu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam. Ngoài ra tình hình đó cũng gây quan ngại về ý đồ của nhà cầm quyền đối với quyền tự do phát biểu trên Internet.
Ngay sau khi phiên xử diễn ra, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách phân vụ Châu Á của Human Rights Watch, có phát biểu cho rằng nếu đúng sự thật thì lý do mà ông Đinh Đăng Định bị đưa ra xét xử hôm nay đó là chỉ vì ông dám sử dụng Internet để bày tỏ những ý kiến không thuận tai với chính quyền. Ông ta thực thi quyền cơ bản của mình là bày tỏ ý kiến. Lẽ ra không được bắt giữ ông ta, chứ đừng nói đến việc đem ra xét xử.
Biện pháp bỏ tù để buộc những tiếng nói chỉ trích phải im lặng một cách có hệ thống cho thấy rõ chính sách bất dung của nhà cầm quyền đối với quyền tự do ngôn luận đang là thách thức cho những chính sách và ưu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam. Ngoài ra tình hình đó cũng gây quan ngại về ý đồ của nhà cầm quyền đối với quyền tự do phát biểu trên Internet.
http://namvietnetwork.wordpress.com
2 Responses “Phát biểu trên internet, một giáo viên bị 6 năm tù”
quanlambao: Một cảm giác buồn vô vọng và bất lực… Tại sao một điều vô lý đến như vậy vẫn có thể xảy ra? Người ta đã đúc kết rằng “Cái gì cũng có thể xảy ra ở Việt Nam” quả không ngoa chút nào. Những điều sáng rõ như ban ngày, chỉ vì những bài viết kiến nghị gởi đến những lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà bị tống vào tù, bị quy kết “chống phá chính quyền…”? Vậy những ông Đảng viên cộng sản, các ông vẫn ra rả suốt ngày rằng các ông là đầy tớ trung thành của nhân dân, vậy tại sao các ông không nghe người dân nói?
Việc nhà giáo Đinh Đăng Định bị kết án tù rõ ràng là bằng chứng không thể chối cãi của một đất nước bóp nghẹt quyền tối thiểu của con người – Quyền của một công dân, quyền phát biểu chính kiến đóng góp cho đất nước tốt đẹp hơn. Nếu một Đảng thật sự chân chính, “của dân, do dân và vì dân” như Đảng cộng sản vẫn hô hào thì tại sao các ông phải run sợ vì những tiếng nói trái chiều của một nhà giáo như ông Đinh Đăng Định?
Nói theo cách nói của Cộng sản thì ông Định đã phát biểu một cách có tổ chức, có trách nhiệm: Ông đã gởi đơn thư kiến nghị đến lãnh đạo Đảng và Chính Phủ, ông đã ký tên chính thức mà không phải thư nặc danh gây rối, ông cũng không làm bất cứ hành vi nào vi phạm luật pháp Việt Nam hiện hành. Rõ ràng ông hoàn toàn vô tội. Có chăng ông đã chỉ có một cái tội: Đó là tội biết yêu quê hương đất nước mình, biết đau nỗi đau của một người có trái tim, biết xót xa vì những sai trái, bất công diễn ra hàng ngày và những xâm phạm đến lợi ích quốc gia… Đó là trách nhiệm của một người có trái tim, có tri thức, có lương tâm. Cho dù những ý kiến của ông không được chấp nhận thì đó cũng không thể là cái tội để kết án?
Nhà giáo nghèo đến độ không có tiền thuê luật sư, nhưng cũng không được tòa án chỉ định luật sư bào chữa cho ông? Chẳng lẽ giới luật sư đã trốn hết vì sợ và vì không được trả tiền? Một đất nước sản sinh ra những con người vô cảm, sống chỉ biết lo thân vậy sao? Giới Luật sư, trí thức cũng không cảm thấy mình có lỗi khi để nhà giáo như Đinh Đăng Định đơn phương độc mã, không một ai có tiếng nói bảo vệ ông theo những điều khoản tối thiểu mà Luật Pháp cho phép? Tòa Án Đăc Nông rõ ràng đã vi phạm quyền tối thiểu của con người khi không cử Luật sư bào chữa cho ông. Rõ ràng họ đã chẳng cần làm cả cái việc giả hiệu cho có vẻ ‘dân chủ’!
Than ôi! Thân phận con người ở đất nước của chế độ độc đảng sao bèo bọt như con giun con dế, bất kể ai cũng có thể xéo đạp vậy sao!
Năm tháng sẽ trôi đi, song những gì đang diễn ra ở Việt Nam hôm nay sẽ là những viết nhơ để lại cho lịch sử và đến một ngày thế hệ tương lai khi học môn lịch sử trong nhà trường sẽ phải hổ thẹn mà giảng dạy rằng: “Đây là thời kỳ suy vong của một chế độ độc tài, tham nhũng, mục ruỗng, đầy rẫy bất công…”, cái ngày đó chắc chắn sẽ đến và con cháu của các người – Giới lãnh đạo đất nước đã đẩy dân tộc Việt Nam đến đau thương ngày hôm nay – sẽ hổ thẹn vì đã bị sinh ra trong một gia đình, dòng giống của những tên quan tham vô độ, hèn nhát, cai trị đất nước bởi sự độc tài, phát xít, bóp nghẹt quyền tối thiểu của con người…!
Việc nhà giáo Đinh Đăng Định bị kết án tù rõ ràng là bằng chứng không thể chối cãi của một đất nước bóp nghẹt quyền tối thiểu của con người – Quyền của một công dân, quyền phát biểu chính kiến đóng góp cho đất nước tốt đẹp hơn. Nếu một Đảng thật sự chân chính, “của dân, do dân và vì dân” như Đảng cộng sản vẫn hô hào thì tại sao các ông phải run sợ vì những tiếng nói trái chiều của một nhà giáo như ông Đinh Đăng Định?
Nói theo cách nói của Cộng sản thì ông Định đã phát biểu một cách có tổ chức, có trách nhiệm: Ông đã gởi đơn thư kiến nghị đến lãnh đạo Đảng và Chính Phủ, ông đã ký tên chính thức mà không phải thư nặc danh gây rối, ông cũng không làm bất cứ hành vi nào vi phạm luật pháp Việt Nam hiện hành. Rõ ràng ông hoàn toàn vô tội. Có chăng ông đã chỉ có một cái tội: Đó là tội biết yêu quê hương đất nước mình, biết đau nỗi đau của một người có trái tim, biết xót xa vì những sai trái, bất công diễn ra hàng ngày và những xâm phạm đến lợi ích quốc gia… Đó là trách nhiệm của một người có trái tim, có tri thức, có lương tâm. Cho dù những ý kiến của ông không được chấp nhận thì đó cũng không thể là cái tội để kết án?
Nhà giáo nghèo đến độ không có tiền thuê luật sư, nhưng cũng không được tòa án chỉ định luật sư bào chữa cho ông? Chẳng lẽ giới luật sư đã trốn hết vì sợ và vì không được trả tiền? Một đất nước sản sinh ra những con người vô cảm, sống chỉ biết lo thân vậy sao? Giới Luật sư, trí thức cũng không cảm thấy mình có lỗi khi để nhà giáo như Đinh Đăng Định đơn phương độc mã, không một ai có tiếng nói bảo vệ ông theo những điều khoản tối thiểu mà Luật Pháp cho phép? Tòa Án Đăc Nông rõ ràng đã vi phạm quyền tối thiểu của con người khi không cử Luật sư bào chữa cho ông. Rõ ràng họ đã chẳng cần làm cả cái việc giả hiệu cho có vẻ ‘dân chủ’!
Than ôi! Thân phận con người ở đất nước của chế độ độc đảng sao bèo bọt như con giun con dế, bất kể ai cũng có thể xéo đạp vậy sao!
Năm tháng sẽ trôi đi, song những gì đang diễn ra ở Việt Nam hôm nay sẽ là những viết nhơ để lại cho lịch sử và đến một ngày thế hệ tương lai khi học môn lịch sử trong nhà trường sẽ phải hổ thẹn mà giảng dạy rằng: “Đây là thời kỳ suy vong của một chế độ độc tài, tham nhũng, mục ruỗng, đầy rẫy bất công…”, cái ngày đó chắc chắn sẽ đến và con cháu của các người – Giới lãnh đạo đất nước đã đẩy dân tộc Việt Nam đến đau thương ngày hôm nay – sẽ hổ thẹn vì đã bị sinh ra trong một gia đình, dòng giống của những tên quan tham vô độ, hèn nhát, cai trị đất nước bởi sự độc tài, phát xít, bóp nghẹt quyền tối thiểu của con người…!
Nguyên Lão
http://quanlambao.blogspot.com/2012/08/thay-gi-qua-vu-ket-nha-giao-inh-ang-inh.html?spref=fb
nguoi-viet.com: Ông Ðinh Ðăng Ðịnh, một giáo viên trung học 49 tuổi, vừa bị tòa án ở tỉnh Ðắc Nông kết án 6 năm tù vì bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Luật Hình Sự CSVN. Ông là giáo viên môn hóa học tại trường trung học phổ thông Lê Quý Ðôn thuộc huyện Tuy Ðức.
Ông Ðịnh bị bắt ngày 21 tháng 10, 2011 sau khi đã viết nhiều bài phổ biến trên một số diễn đàn và báo mạng cổ võ dân chủ đa nguyên và đặc biệt chống khai thác bauxite.
Sau khi tốt nghiệp ngành hóa học từ Ðại Học Tổng Hợp Hà Nội năm 1985, ông Ðịnh dạy môn hóa học 3 năm trong binh chủng hóa học quân đội Việt Nam. Kế đến ông làm cho một số công ty sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu từ 1988 đến 1998. Bắt đầu từ 1998 ông dạy học tại các trường trung học từ tỉnh Bình Phước đến tỉnh Ðắc Nông.
Bản cáo trạng buộc tội ông Ðịnh trong thời gian dạy tại trường trung học Lê Quý Ðôn, rằng “móc nối với một số phần tử phản động trong nước viết bài và trả lời phỏng vấn của một số tổ chức ở nước ngoài có nội dung phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam và chống phá, xuyên tạc chủ trương đường lối nhà nước, nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân…”
Bên cạnh đó, tòa án còn cáo buộc ông Ðịnh “lưu trữ các tài liệu xuyên tạc thân thế sự nghiệp Hồ Chí Minh” và còn “thường xuyên liên lạc, trao đổi, bàn bạc với Nguyễn Trung Lĩnh, một đối tượng cầm đầu tổ chức phản động nhằm thành lập Ðảng Tự Do Dân Chủ Việt Nam.”
Gia đình nghèo khó, ông ra tòa không có luật sư biện hộ. Vợ ông lại bị công an đe dọa nên sợ hãi, không dám tiếp xúc với các luật sư ở xa hoặc các bằng hữu của chồng để có thể được tư vấn.
Tại phiên xử, ông Ðịnh phủ nhận các cáo buộc phi lý vì ông chỉ hành xử quyền phát biểu, quyền tự do ngôn luận của công dân như điều 69 của bản Hiến Pháp CSVN công nhận để trình bày quan điểm trước các vấn đề thời sự của đất nước.
Ông là một trong những người ký tên trên bản kiến nghị đòi ngừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vì dự án này không có tính khả thi kinh tế lại vô cùng nguy hại cho môi trường sống của hàng triệu người.
Chỉ từ đầu năm 2012 đến nay, ít nhất đã có 10 người ở Việt Nam bị nhà cầm quyền bỏ tù vì bị quy cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước.” Hơn một chục người khác sử dụng Internet viết phản biện xã hội, đã bị giam giữ từ năm ngoái đến nay, chưa biết ngày nào có án, gồm những người như Nguyễn Văn Hải (tức Blogger Ðiếu Cày), blogger Tạ Phong Tần, blogger Anhbasaigon tức Phan Thanh Hải.
Nhà cầm quyền CSVN “bịt miệng một cách có hệ thống bằng cách bỏ tù những người đả kích chế độ cho thấy họ không dung tha những ai dùng quyền tự do ngôn luận để chỉ trích chính sách nhà nước. Ðiều này tăng các quan ngại về chủ đích của nhà cầm quyền đối với những ai dùng Internet để phát biểu tự do,” ông Phil Robertson, phụ tá giám đốc khu vực Á Châu của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) phát biểu trong bản tuyên bố về vụ án ông Ðinh Ðăng Ðịnh.
Vào các ngày 10 và 11 tháng 6, 2012, khi ghé ngang Việt Nam trước khi đến thủ đô Cam Bốt tham dự hội nghị ASEAN, bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton lập lại cho nhà cầm quyền Việt Nam là muốn nâng mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ và mua các loại võ khí tối tân của Hoa Kỳ, thì phải cải thiện nhân quyền.
Ðiều này không thấy CSVN có gì thay đổi trong chủ trương đàn áp thẳng tay các người vận động dân chủ hóa đất nước.
Bà Clinton nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội là sự gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến hạn chế mối quan hệ giữa hai nước.
Hai ngày trước, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) ra bản tuyên bố đòi hỏi CSVN phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các bloggers Ðiếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon. Tổ chức kêu gọi Hà Nội chấm dứt đàn áp các người sử dụng quyền tự do phát biểu một cách ôn hòa.
Ông Ðịnh bị bắt ngày 21 tháng 10, 2011 sau khi đã viết nhiều bài phổ biến trên một số diễn đàn và báo mạng cổ võ dân chủ đa nguyên và đặc biệt chống khai thác bauxite.
Sau khi tốt nghiệp ngành hóa học từ Ðại Học Tổng Hợp Hà Nội năm 1985, ông Ðịnh dạy môn hóa học 3 năm trong binh chủng hóa học quân đội Việt Nam. Kế đến ông làm cho một số công ty sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu từ 1988 đến 1998. Bắt đầu từ 1998 ông dạy học tại các trường trung học từ tỉnh Bình Phước đến tỉnh Ðắc Nông.
Bản cáo trạng buộc tội ông Ðịnh trong thời gian dạy tại trường trung học Lê Quý Ðôn, rằng “móc nối với một số phần tử phản động trong nước viết bài và trả lời phỏng vấn của một số tổ chức ở nước ngoài có nội dung phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam và chống phá, xuyên tạc chủ trương đường lối nhà nước, nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân…”
Bên cạnh đó, tòa án còn cáo buộc ông Ðịnh “lưu trữ các tài liệu xuyên tạc thân thế sự nghiệp Hồ Chí Minh” và còn “thường xuyên liên lạc, trao đổi, bàn bạc với Nguyễn Trung Lĩnh, một đối tượng cầm đầu tổ chức phản động nhằm thành lập Ðảng Tự Do Dân Chủ Việt Nam.”
Gia đình nghèo khó, ông ra tòa không có luật sư biện hộ. Vợ ông lại bị công an đe dọa nên sợ hãi, không dám tiếp xúc với các luật sư ở xa hoặc các bằng hữu của chồng để có thể được tư vấn.
Tại phiên xử, ông Ðịnh phủ nhận các cáo buộc phi lý vì ông chỉ hành xử quyền phát biểu, quyền tự do ngôn luận của công dân như điều 69 của bản Hiến Pháp CSVN công nhận để trình bày quan điểm trước các vấn đề thời sự của đất nước.
Ông là một trong những người ký tên trên bản kiến nghị đòi ngừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vì dự án này không có tính khả thi kinh tế lại vô cùng nguy hại cho môi trường sống của hàng triệu người.
Chỉ từ đầu năm 2012 đến nay, ít nhất đã có 10 người ở Việt Nam bị nhà cầm quyền bỏ tù vì bị quy cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước.” Hơn một chục người khác sử dụng Internet viết phản biện xã hội, đã bị giam giữ từ năm ngoái đến nay, chưa biết ngày nào có án, gồm những người như Nguyễn Văn Hải (tức Blogger Ðiếu Cày), blogger Tạ Phong Tần, blogger Anhbasaigon tức Phan Thanh Hải.
Nhà cầm quyền CSVN “bịt miệng một cách có hệ thống bằng cách bỏ tù những người đả kích chế độ cho thấy họ không dung tha những ai dùng quyền tự do ngôn luận để chỉ trích chính sách nhà nước. Ðiều này tăng các quan ngại về chủ đích của nhà cầm quyền đối với những ai dùng Internet để phát biểu tự do,” ông Phil Robertson, phụ tá giám đốc khu vực Á Châu của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) phát biểu trong bản tuyên bố về vụ án ông Ðinh Ðăng Ðịnh.
Vào các ngày 10 và 11 tháng 6, 2012, khi ghé ngang Việt Nam trước khi đến thủ đô Cam Bốt tham dự hội nghị ASEAN, bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton lập lại cho nhà cầm quyền Việt Nam là muốn nâng mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ và mua các loại võ khí tối tân của Hoa Kỳ, thì phải cải thiện nhân quyền.
Ðiều này không thấy CSVN có gì thay đổi trong chủ trương đàn áp thẳng tay các người vận động dân chủ hóa đất nước.
Bà Clinton nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội là sự gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến hạn chế mối quan hệ giữa hai nước.
Hai ngày trước, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) ra bản tuyên bố đòi hỏi CSVN phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các bloggers Ðiếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon. Tổ chức kêu gọi Hà Nội chấm dứt đàn áp các người sử dụng quyền tự do phát biểu một cách ôn hòa.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=153169&zoneid=1