Mẹ Nấm
Chiều ngày 1/09/2012, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người. Đã có 4 công an bị tạm giữ gồm: Hoàng Ngọc Tuyên (SN 1980) - Phó công an xã Kim Nỗ, Nguyễn Trọng Kiên (SN 1991); Đoàn Văn Tuyến (SN 1983); Hoàng Ngọc Thức (SN 1988) đều là công an viên xã Kim Nỗ.
Theo kết quả điều tra, công an huyện Đông Anh làm rõ: Hồi 8h15 ngày 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức thi hành Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng của hộ gia đình ông Nguyễn Mậu Diệp (bố ông Nguyễn Mậu Thuận, SN 1958), tại đội 13, thôn Đoài, Kim Nỗ, Đông Anh. Quá trình cưỡng chế không xảy ra sự việc cản trở của hộ gia đình ông Diệp.Đến khoảng 13h30 cùng ngày, ông Nguyễn Đức Vọng-Trưởng Công an xã Kim Nỗ nhận được tin báo của ông Nguyễn Mậu Phú (SN 1957, trú ở thôn Đoài, Kim Nỗ, anh em họ với ông Thuận) trình báo về việc vợ ông là bà Đoàn Thị Bút (SN 1958), bị ông Thuận dùng gạch đánh gây thương tích.Trưởng Công an xã đã phân công anh Hoàng Ngọc Tuyên-Phó Công an xã và anh Nguyễn Mậu Thành-công an viên đến giải quyết vụ việc.Anh Tuyên phân công anh Thức và anh Tuyến (SN 1983), đều là công an viên phối hợp với anh Thành mời ông Thuận đến trụ sở Ban công xã làm việc.Ngay sau đó, anh Thành đã đến nhà ông Thuận (trong trạng thái say rượu) và chở ông Thuận bằng xe máy đến trụ sở Công an xã Kim Nỗ. Anh Nguyễn Mậu Công (SN 1979, là con trai ông Thuận) cũng đi xe máy theo sau.Khi đến trụ sở Ban Công an xã, các anh Nguyễn Trọng Kiên, Hoàng Ngọc Thức và Đoàn Văn Tuyến - Công an viên đã sử dụng khoá số 8 khoá tay ông Thuận ra phía sau rồi đưa ông Thuận vào ngồi ghế gỗ trong phòng làm việc của Công an xã.Đến khoảng 16h cùng ngày, thấy ông Thuận có biểu hiện khó thở, anh Tuyên yêu cầu anh Thức và anh Tuyến tháo khoá số 8, đưa ông Thuận lên giường phòng làm việc, dùng tay ép lồng ngực hô hấp nhân tạo cho ông Thuận.Đồng thời gọi điện cho chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1974) là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kim Nỗ và anh Lê Văn Bổng (SN 1971, là y sĩ Trạm y tế xã Kim Nỗ) đến cấp cứu. Chị Nguyễn Thị Hạnh và anh Lê Văn Bổng đo nhịp tim của ông Thuận thấy nhịp tim đập rời rạc, không đo được huyết áp nên yêu cầu ông Thuận đến Bệnh viện đa khoa Đông Anh cấp cứu.Bệnh viện đa khoa Đông Anh cấp cứu xác định ông Nguyễn Mậu Thuận được đưa vào viện lúc 16h45 trong tình trạng: Da lạnh, tím toàn thân, huyết áp không đo được, nhịp thở không thấy, đồng tử giãn tối đa, không có phản xạ ánh sáng, ngừng tuần hoàn ngoại biên.
Công an huyện Đông Anh tổ chức khám nghiệm hiện trường, pháp y tử thi xác định: gãy xương sườn số 6,7,8 bên trái. Bác sĩ pháp y cung cấp nạn nhân có bệnh xơ gan, trong tình trạng say rượu, khi bị ngoại lực tác động sẽ gây ngưng tim dẫn đến tử vong.
Khi
đọc kỹ thông tin các báo đưa ra, người đọc dễ dàng thấy rằng, cả 4
người tham gia đánh ông Thuận tuổi đời còn khá trẻ, người lớn nhất sinh
năm 1980 (32 tuổi) và người trẻ nhất 1991 (21 tuổi). Điều gì khiến họ
thẳng tay như thế với nạn nhân?
Đánh một người trong tình trạng say rượu? không có khả năng tự vệ (vì bị còng tay vào ghế) đến gãy 3 xương sườn?
Ông
Thuận - nạn nhân trong vụ án trên - không phải là tội phạm nguy hiểm
vậy thì lý do gì mà một lúc đến 4 công an viên cùng đánh đập ông dã man,
tàn nhẫn đến vậy?
Trước
hết, chính các tình tiết giảm nhẹ của các vụ án làm chết người trong
khi thi hành công vụ bị đưa ra xét xử cùng các bản án đối với những công
an viên đã từng đánh chết dân không đủ mạnh để răn đe họ.
Sau
nữa, nghiệp vụ kém cùng những ưu đãi thuộc dạng đặc quyền khiến cho
không ít công an viên quên mất chức năng và quyền hạn của mình trong khi
làm việc.
Tính
từ đầu năm 2012 đến nay, đã có hơn 9 người chết sau khi "được mời" làm
việc, hoặc bị tạm giữ tại đồn công an. Có lẽ con số đó là nhỏ nhoi so
với tỷ lệ dân số, nhưng tính theo thời gian và tăng dần cấp độ bạo lực
nghiêm trọng thì đó là điều đáng phải suy nghĩ với hệ thống luật pháp
hiện nay.
Công
an đánh người trong khi nạn nhân không thể tự vệ, điều này không khác
nào hành vi cố ý giết người trong cuộc sống thường ngày.
Đúng
- sai, theo tinh thần thượng tôn pháp luật đã có luật pháp phán xét,
công an không có quyền sử dụng các hình thức đánh đập để tra tấn nhằm
thị uy hoặc ép cung.
Đặc
biệt, với hoàn cảnh hiện tại của hệ thống pháp lý ở Việt Nam khi vai
trò của luật sư biện hộ chưa được công nhận ngay từ lúc công dân bị mời,
bị triệu tập làm việc với cơ quan chức năng thì việc lực lượng công an
sử dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ cần phải được xử nghiêm để
đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp với tất cả mọi người.
Mỗi lần đọc được tin công an đánh dân, có người chết trong/sau khi làm việc với công an, mọi người nghĩ gì?
Tôi
có đọc đâu đó có ý kiến cho rằng, công an cần phải sử dụng bạo lực để
nói chuyện phải trái với những đối tượng được cho là khó bảo, và đó là
điều đương nhiên. Chính những suy nghĩ như thế ít nhiều cổ vũ tính bạo
lực trong mỗi con người, dù chỉ là để nói, để gõ bàn phím cho sướng
tay.
"Bản
chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước
kiểu nào thì pháp luật kiểu đó." - Và một khi vẫn còn có ý kiến cho rằng
Việt Nam sử dụng luật rừng để bảo vệ ngành công an - lực lượng được
mệnh danh là "thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ" thì không thể xem đây
là đất nước văn minh được.
Không
thể biện minh cho việc ngày càng có nhiều người mất mạng trong đồn công
an, bởi cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin thì không gì có
thể che giấu mãi.
Lực
lượng công an ngoài việc nâng cao nghiệp vụ xem ra phải được huấn luyện
thêm kỹ năng đối thoại và phương pháp kiềm chế tính nóng giận để hạn
chế các tình huống "lỡ tay" như trên.
Và
quan trọng hơn hết, phải nghiêm trị các cá nhân lợi dụng chức vụ quyền
hạn sử dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ để làm gương để giữ đúng
chức năng thừa hành và bảo vệ luật pháp của lực lượng công an.