Lê Đoàn Hùng - Bauxite Việt Nam
Ai cũng biết hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam cho đến nay đã trở thành một nguy cơ đẩy đất nước đến bên bờ vực thẳm, vì thế, không ít bậc thức giả có tâm huyết muốn đi sâu xem xét nguyên nhân của nó để tìm ra biện pháp phòng chống hữu hiệu hơn. Bên cạnh những nguyên nhân mà nhiều người đã nói như bộ máy cầm quyền độc đảng tự tung tự tác, tình trạng luật pháp lỏng lẻo, năng lực điều hành kém cỏi… dưới đây là bài viết của một cộng tác viên muốn đi sâu vào một nhân tố chưa được nói tới nhiều: nhân tố con người. BVN xin trân trọng đăng lên để bạn đọc xa gần tham khảo.Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là hiểm họa thực sự trên con đường phát triển của dân tộc. Nó không đứng riêng rẽ trong bức tranh tổng thể chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam mà ngược lại, tham nhũng đã, đang thể hiện sự liên hệ ràng buộc logic giữa các vấn đề xã hội với nhau. Nó là nguyên nhân, là chủ thể trong lĩnh vực này nhưng đồng thời cũng là hệ quả, là khách thể trong lĩnh vực khác. Truy tìm căn nguyên và giải pháp của quốc nạn tham nhũng, có những bài viết đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường; đã có nhiều bài viết đề cập đến sự cần thiết thực hiện cải cách thể chế quản lý nhà nước, đổi mới chính sách quản lý kinh tế, cũng như thay đổi khung pháp lý phòng chống tham nhũng. Liên tục từ năm 2000 đến nay, Việt Nam vẫn đều đều “lặn ngụp” trong nhóm các nước tham nhũng nghiêm trọng theo bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (chỉ số CPI dao động từ 2,4 đến 2,9/10) [1]. Phải chăng các vụ án được phanh phui như Đề án 112, PCI, PVN, PMU18, Vinashines, Vinalines… mới chỉ là “phần nổi” của những “tảng băng chìm”, phải chăng còn tiềm ẩn đâu đó cái ung nhọt, là gốc rễ gây nên căn bệnh tham nhũng mãn tính, kéo dài âm ỉ hết năm này sang năm khác? Bài viết này xin phân tích nhân tố con người trong tham nhũng và mối quan hệ đến các lĩnh vực trọng yếu khác của xã hội.
Bauxite Việt Nam
Trước hết, tham nhũng xuất phát từ tư tưởng “thích làm quan”, “một người làm quan cả họ được nhờ” đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người Việt chúng ta. Tư tưởng này có cội rễ từ chế độ phong kiến, chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng Nho giáo, lấy con đường khoa cử làm công danh sự nghiệp, trở thành “phụ mẫu chi dân” được “ăn mâm trên, ngồi chiếu trước” trong xã hội. Từ cuối thế kỷ 18, khi thế giới đã bước sang nền văn minh công nghiệp, bùng nổ các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, phát triển nền kinh tế thị trường thì đến nay, chúng ta vẫn bó mình trong tư tưởng ấy. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi hiện nay không phải làm quan để “trị nước an dân” mà chính là mộng ước được “vinh thân phì gia”. Từ anh sinh viên đại học, cao đẳng, đến các vị thạc sỹ, tiến sỹ, thậm chí đến anh học chẳng ra đầu ra đũa, đều mong ước được vào Đảng, trở thành cán bộ, viên chức, kiếm một chân trong các doanh nghiệp Nhà nước. Vì sao? Vì tính ổn định của nghề nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến thành “ông nọ bà kia” và mở rộng mối quan hệ trong giới quan trường nhằm ăn chia kiếm chác, “đục nước béo cò”. Một điều nghịch lý là các sinh viên học giỏi, những người có năng lực đều mong muốn làm việc trong môi trường các doanh nghiệp nước ngoài hoặc tư nhân với tính cạnh tranh cao, biết trân trọng chất xám; ngược lại, phần lớn trong chúng ta, thậm chí có anh cả đời đi học chưa từng đọc lấy một cuốn sách, nhờ ô dù, chạy chọt, mua bán, tranh nhau từng vị trí trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, bộ máy chính quyền. Chính ngay từ cái đầu vào nhơ bẩn, vị lợi đầy mưu toan ấy đã dẫn đến hàng loạt các hệ lụy về sau.
Thứ hai, lòng tham trong mỗi chúng ta chính là cội nguồn của tham nhũng. Lòng tham tồn tại trong con người là một điều kiện sinh học – xã hội tất yếu, khi điều kiện xã hội “cho phép”: cơ chế quản lý lỏng lẻo, hệ thống luật pháp sơ hở, không nghiêm minh lòng tham sẽ có cơ hội bùng phát. Trong nhiều trường hợp, con người ta vì tham lam mà bất chấp pháp luật, coi thường đạo lý, dùng đủ mọi thủ đoạn để tham ô tài sản, chiếm đoạt của công mặc nhiên không đếm xỉa đến hậu quả tai hại của nó. Lòng tham xuất phát từ cả hai phía người dân và cán bộ, viên chức Nhà nước.
Lòng tham của người dân trong nền tảng xã hội suy thoái đến mức báo động, mục ruỗng về văn hóa, xói mòn đạo đức – lối sống, hệ thống giáo dục khủng hoảng toàn diện, “rối loạn, mất phương hướng” càng trỗi dậy mạnh bạo, liều lĩnh hơn bao giờ hết [2]. Người ta sẵn sàng thỏa hiệp, cấu kết với nhau tạo thế đứng “chân trong – chân ngoài”, liên minh “nhà nước – tư nhân” cùng trục lợi. Từ xây dựng cơ bản, tài chính ngân hàng, khai thác khoáng sản, lâm ngư nghiệp, quản lý sử dụng đất đai, xuất nhập khẩu đến kinh doanh trái phép: hàng giả, các loại hình tệ nạn xã hội, luồn lách luật, trốn thuế… với sự “bảo trợ” của cán bộ tư pháp, công an, chính quyền địa phương và quản lý thị trường, v.v.
Giới tham quan dựa mác cha ông, nhờ vả, chạy chọt khi đã “đâm lao” càng tiếp tục “theo lao”. Chúng tuyển nạp, “đào tạo” những thế hệ F2, F3…, gia cố quyền lực bằng các “nhóm lợi ích” theo diện rộng và chiều sâu dàn trải trên nhiều lĩnh vực. Người trung thực, thẳng thắn, mưu cầu ích nước lợi dân bị đào thải, chèn ép, cô lập; kẻ mua quan bán chức, tham quyền hám lợi, kéo bè kết cánh thì nhởn nhơ, vương giả, rộng mở con đường “thăng quan tiến chức”. Bản chất lòng tham con người là không có giới hạn và một khi pháp luật không phát huy được hiệu quả, nó trở nên vô cùng nguy hiểm: từ nhỏ thành to, từ to đến trọng đại, từ kinh tế đến chính trị, ngoại giao… Liên kết “chân trong – chân ngoài” đã vươn vòi ra tầm quốc tế [3]. Trong khi đó, từ những năm 1990, đồng chí “mười sáu tốt” đã nắm bắt nỗi sợ hãi về “ý thức hệ”, củng cố niềm tin bằng những miếng mồi lợi nhuận kinh tế, qua đó lũng đoạn xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau, mưu đồ lệ thuộc hóa dân tộc ta trong nhiều thập niên nữa. Tham nhũng không những gây bất ổn phát triển kinh tế, suy yếu hệ thống quản lý, băng hoại đời sống xã hội mà còn đặc biệt nghiêm trọng đến sự tồn vong của quốc gia [4].
Thái độ bàng quan, thờ ơ, vô tất trách trước những xấu xa, sai trái và khiếp sợ, yếu hèn trước cường quyền là nguyên nhân thứ ba. Không biết từ lúc nào, câu cửa miệng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” đã trở thành tiền lệ, là luật bất thành văn của xã hội Việt Nam khi cần làm việc với các cơ quan nhà nước. Theo kết quả khảo sát “Kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công” ở Việt Nam (PAPI, 2011), tình trạng nhận hối lộ trong dịch vụ y tế công: 31%; xin việc vào làm trong khu vực nhà nước: 29%; xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 21%; để giáo viên quan tâm hơn tới học sinh ở trường: 17%; và trong xin cấp giấy phép xây dựng:16% [5]. Đặc thù của nhóm đối tượng này là lối sống vị kỷ, sợ mất thời gian, tránh phiền phức, ngại va chạm; tìm mọi cách để đạt được an toàn, thuận lợi, suôn sẻ trong công việc và cuộc sống của chính bản thân họ. Do đó, khi đối mặt với tệ quan liêu, hạch sách, cửa quyền giải pháp “chung chi, bôi trơn” được xem là phương án cứu cánh cho mục đích mưu sinh, học tập, kinh doanh… Như vậy, chính chúng ta đã tiếp tay không nhỏ cho bệnh tham nhũng sinh sôi, nảy nở. Chúng ta trở nên nhu nhược, khiếp sợ, buông xuôi trước những chướng tai, gai mắt và theo thời gian, chúng trở thành tính cách xấu xa của xã hội mà mặc nhiên được công nhận là điều “hết sức bình thường”. Như một hệ quả tất yếu, cách thức vòi vĩnh, nhũng nhiễu đồng thời được viết thành bài, thành vở cho nhiều cán bộ, Đảng viên, quản lý, lãnh đạo Nhà nước. Tham nhũng tích tụ và phát triển rộng khắp trên mọi mặt trận đời sống có phải do hệ thống giáo dục – đào tạo chưa kịp ra lò những “con người xã hội chủ nghĩa”, hay do luật chống tham nhũng, chính sách thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa phù hợp với đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của ta (?!).
Cuối cùng, chống tham nhũng đòi hỏi cần có tập thể những cá nhân khát khao thực thi công lý, dám đương đầu với các nhóm thế lực, dũng cảm đấu tranh vì một xã hội công bằng và minh bạch. Ở Việt Nam, bên cạnh hệ thống tư pháp và công an, lực lượng Phòng chống tham nhũng được bố trí hùng hậu từ Trung ương đến địa phương đứng đầu là Trưởng ban Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng hiệu quả hoạt động từ năm 2005 đến nay thế nào thì mọi người dân đều rõ… Thứ nhất, với kiểu đào tạo, tuyển chọn và qui hoạch cán bộ trong nhiều năm qua, liệu các vị đang nắm giữ trọng trách phòng chống tham nhũng và “thanh gươm, lá chắn” có phải là những người “khát khao thực thi công lý” hay không? Thứ hai, trong quá trình phát triển, bản thân anh cũng nằm trong đám “dây mơ, rễ má” thì dựa vào đâu để chống tham nhũng khi phải “há miệng mắc quai” vì không đủ uy ơn và trọng lượng? Thứ ba, trong bộ máy chính quyền, những người công minh, liêm chính lại không được đề bạt, cất nhắc và (nếu được) liệu anh có dũng khí trị tham nhũng không khi đối đầu với các phe phái, “nhóm lợi ích” và căn bệnh đã nhiễm vào máu, hay tiếp tục thí đi những “con tốt” làm mồi cho dư luận? Mặt khác, khi không hoàn thành nhiệm vụ, các quan chức nước ta rất biết cách thể hiện trách nhiệm trước toàn dân [6]. Chính điều này dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” và hiển nhiên, “thanh gươm, lá chắn” thay vì làm nhiệm vụ bảo vệ công lý đã biến thành công cụ che chắn, hỗ trợ cho bè lũ tham nhũng. Thứ năm, Quốc hội là cơ quan đại biểu quyền lực cao nhất của nhân dân, vậy tại sao không trao nhiệm vụ Phòng chống tham nhũng cho nhân dân dù biết rằng không có tai mắt nào hơn tai mắt của người dân và Nhà nước luôn cần phải soi mình vào nhân dân? Thứ sáu, tham nhũng mọc rễ từ thâm cung, tràn lan đến mọi ngóc ngách xã hội, không phải Đảng không biết, Đảng không nghe, Đảng không thấy, mà có lẽ Đảng do dự, cân nhắc vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng, vì một cuộc đại phẫu sẽ phương hại đến vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng! Giờ đây, khi “chiếc ghế” Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng được giao cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị cùng khối cơ quan Đảng ủy, người ta tự hỏi rằng, công cuộc phòng chống tham nhũng sẽ có tiến triển gì không hay lại là vấn đề “rượu mới bình cũ”?
Tóm lại, con người là chủ thể trong mọi mối quan hệ xã hội và ngược lại chính quan hệ xã hội đã quyết định bản chất con người. Thực trạng đất nước cho thấy, hiểm họa tham nhũng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với hệ thống chính trị, sự khủng hoảng nghiêm trọng nền giáo dục, sự gia tăng phân hóa giàu nghèo, sự suy đồi về đạo đức – văn hóa và xuống cấp trầm trọng về tinh thần dân tộc, bạc nhược, bàng quan, vô cảm trước vận mệnh tổ quốc. Trong đó, nguy cơ Việt Nam rơi vào vòng kiềm tỏa và âm mưu lệ thuộc hóa của chủ nghĩa bành trướng xâm lược Bắc Kinh là điều khó tránh khỏi. Chống quốc nạn tham nhũng trong bài toán tổng thể phức tạp của dân tộc bằng các biện pháp đổi mới hệ thống pháp luật, thay đổi thể chế quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ, “giật gấu vá vai” và tạm bợ trước bối cảnh hiện tại. Yêu cầu cấp thiết phải giải quyết nhân tố con người mới chính là chiến lược mang tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên, công cuộc “khai dân trí, chấn dân khí” không phải là chuyện một sớm một chiều. Chỉ khi nào chín mươi triệu đôi mắt, chín mươi triệu cái đầu giải phóng được lực cản, vượt thắng nỗi sợ hãi, chỉ khi đó chúng ta mới có tiền đề hiện thực hóa khát vọng của dân tộc. Hơn ai hết, Đảng phải hiểu điều này và vấn đề – chỉ còn là thời gian.
Chú dẫn
[1] – Số liệu công bố trên website của Tổ chức Minh bạch Thế giới. CPI – Coruption Perceptions
Index. http://archive.transparency.org/policy_research/surveys_indices/cpi/previous_cpi
[2] – Bản “Kiến nghị Cải cách, Hiện đại hóa Giáo dục” (Giáo sư Hoàng Tụy, 2009) nhận diện về khủng hoảng Giáo dục Việt Nam. Trong bài “Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại” đọc tại ngày lễ trao giải thưởng văn hoa Phan Châu Trinh (24/3/2011), ông nhấn mạnh: “Một đất nước mà người dân tin rằng “cái gì tiền không làm được thì nhiều tiền sẽ làm được” – một đất nước như thế thì giáo dục tụt hậu là tất yếu. Suy cho cùng sự nghiệp chấn hưng giáo dục tuỳ thuộc quyết định vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chừng nào tham nhũng còn nặng thì dối trá, lừa đảo còn phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, làm sao giáo dục có thể trung thực, lành mạnh được, nói chi đến hiện đại.”
[3] – Dự án xây dựng SVĐ Quốc Gia Mỹ Đình của nhà thầu HISG (Trung Quốc), Dự án Đại lộ Đông Tây với Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương PCI (Nhật Bản), Hợp đồng in Ɵền polymer với hai công ty Securency và Note Printing (Úc)…
[4] – “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”” (Bài viết “Phải biết hổ thẹn với Ɵền nhân” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đăng trên Tuổi trẻ 23/08/2012). Dư luận đặt ra câu hỏi: “Những người có tư tưởng xa lạ là những ai?”, “Tư tưởng xa lạ là tư tưởng như thế nào?”, ““Rắn” có phải là Trung Quốc ?!”…
Theo báo cáo của viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR, ĐHQGHN – 2011), tới 90% các
công trình điện lực, thủy điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hoá chất, công trình giao thông… đều do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm trong giai đoạn 2007 – 2010. Ngoài ra, đủ các loại hàng hóa từ may mặc, giày dép, đồ chơi trẻ em, lương thực – thực phẩm, hoa quả có hóa chất độc hại đến hàng giả, hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Việc cho Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan thuê 264.000 ha đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu trong đó 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới. Nguy hiểm nhất là Quyết định (167/2007/QĐ –TTg Nguyễn Tấn Dũng) cho phép Trung Quốc khai thác Dự án bauxite ở Tây Nguyên.
Quan điểm của người viết bài, chỉ có hai lý do: một là tham tiền, hai là sợ mất độc quyền lãnh đạo nên cần chỗ dựa về niềm tin chủ nghĩa cộng sản, dẫn đến yếu hèn, phó mặc cho Bắc Kinh xâu xé đất nước.
[5] – Kết quả nghiên cứu “Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính cộng cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2011” được xây dựng từ cuộc khảo sát trên phạm vi cả nước với 13.642 người dân tham gia trả lời phỏng vấn. Suy nghĩ của người viết, nếu số người tham gia lên đến hàng triệu, chục triệu chắc kết quả nghiên cứu sẽ vô cùng ấn tượng !
[6] – Thử đơn cử một vụ Vinalines. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ”. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ, giải thích, việc tách trách nhiệm từng bộ, ngành trong sai phạm là “quá sức” với Thanh tra Chính phủ, “chúng tôi chỉ có trách nhiệm quản lý nhà nước thôi”, và không quên “đá trái bóng” sang Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Ông Dương Chí Dũng do Thủ tướng trực tiếp điều động, bổ nhiệm”. Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: “Chúng ta quản lý con người, tập đoàn kiểu gì? Trước khi có kết luận, thanh tra phải đi lại 5 đến 10 lượt, yếu kém như thế nào thì lãnh đạo thừa biết rồi nhưng vẫn bất chấp đề bạt, phản cảm ghê gớm…”. Còn ông Vũ Đức Đam, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, lại cho rằng, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là “đúng quy trình, thẩm quyền”.
Tp. Hồ Chí Minh, 05/10/2012
L.Đ.H.
Lòng tham của người dân trong nền tảng xã hội suy thoái đến mức báo động, mục ruỗng về văn hóa, xói mòn đạo đức – lối sống, hệ thống giáo dục khủng hoảng toàn diện, “rối loạn, mất phương hướng” càng trỗi dậy mạnh bạo, liều lĩnh hơn bao giờ hết [2]. Người ta sẵn sàng thỏa hiệp, cấu kết với nhau tạo thế đứng “chân trong – chân ngoài”, liên minh “nhà nước – tư nhân” cùng trục lợi. Từ xây dựng cơ bản, tài chính ngân hàng, khai thác khoáng sản, lâm ngư nghiệp, quản lý sử dụng đất đai, xuất nhập khẩu đến kinh doanh trái phép: hàng giả, các loại hình tệ nạn xã hội, luồn lách luật, trốn thuế… với sự “bảo trợ” của cán bộ tư pháp, công an, chính quyền địa phương và quản lý thị trường, v.v.
Giới tham quan dựa mác cha ông, nhờ vả, chạy chọt khi đã “đâm lao” càng tiếp tục “theo lao”. Chúng tuyển nạp, “đào tạo” những thế hệ F2, F3…, gia cố quyền lực bằng các “nhóm lợi ích” theo diện rộng và chiều sâu dàn trải trên nhiều lĩnh vực. Người trung thực, thẳng thắn, mưu cầu ích nước lợi dân bị đào thải, chèn ép, cô lập; kẻ mua quan bán chức, tham quyền hám lợi, kéo bè kết cánh thì nhởn nhơ, vương giả, rộng mở con đường “thăng quan tiến chức”. Bản chất lòng tham con người là không có giới hạn và một khi pháp luật không phát huy được hiệu quả, nó trở nên vô cùng nguy hiểm: từ nhỏ thành to, từ to đến trọng đại, từ kinh tế đến chính trị, ngoại giao… Liên kết “chân trong – chân ngoài” đã vươn vòi ra tầm quốc tế [3]. Trong khi đó, từ những năm 1990, đồng chí “mười sáu tốt” đã nắm bắt nỗi sợ hãi về “ý thức hệ”, củng cố niềm tin bằng những miếng mồi lợi nhuận kinh tế, qua đó lũng đoạn xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau, mưu đồ lệ thuộc hóa dân tộc ta trong nhiều thập niên nữa. Tham nhũng không những gây bất ổn phát triển kinh tế, suy yếu hệ thống quản lý, băng hoại đời sống xã hội mà còn đặc biệt nghiêm trọng đến sự tồn vong của quốc gia [4].
Thái độ bàng quan, thờ ơ, vô tất trách trước những xấu xa, sai trái và khiếp sợ, yếu hèn trước cường quyền là nguyên nhân thứ ba. Không biết từ lúc nào, câu cửa miệng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” đã trở thành tiền lệ, là luật bất thành văn của xã hội Việt Nam khi cần làm việc với các cơ quan nhà nước. Theo kết quả khảo sát “Kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công” ở Việt Nam (PAPI, 2011), tình trạng nhận hối lộ trong dịch vụ y tế công: 31%; xin việc vào làm trong khu vực nhà nước: 29%; xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 21%; để giáo viên quan tâm hơn tới học sinh ở trường: 17%; và trong xin cấp giấy phép xây dựng:16% [5]. Đặc thù của nhóm đối tượng này là lối sống vị kỷ, sợ mất thời gian, tránh phiền phức, ngại va chạm; tìm mọi cách để đạt được an toàn, thuận lợi, suôn sẻ trong công việc và cuộc sống của chính bản thân họ. Do đó, khi đối mặt với tệ quan liêu, hạch sách, cửa quyền giải pháp “chung chi, bôi trơn” được xem là phương án cứu cánh cho mục đích mưu sinh, học tập, kinh doanh… Như vậy, chính chúng ta đã tiếp tay không nhỏ cho bệnh tham nhũng sinh sôi, nảy nở. Chúng ta trở nên nhu nhược, khiếp sợ, buông xuôi trước những chướng tai, gai mắt và theo thời gian, chúng trở thành tính cách xấu xa của xã hội mà mặc nhiên được công nhận là điều “hết sức bình thường”. Như một hệ quả tất yếu, cách thức vòi vĩnh, nhũng nhiễu đồng thời được viết thành bài, thành vở cho nhiều cán bộ, Đảng viên, quản lý, lãnh đạo Nhà nước. Tham nhũng tích tụ và phát triển rộng khắp trên mọi mặt trận đời sống có phải do hệ thống giáo dục – đào tạo chưa kịp ra lò những “con người xã hội chủ nghĩa”, hay do luật chống tham nhũng, chính sách thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa phù hợp với đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của ta (?!).
Cuối cùng, chống tham nhũng đòi hỏi cần có tập thể những cá nhân khát khao thực thi công lý, dám đương đầu với các nhóm thế lực, dũng cảm đấu tranh vì một xã hội công bằng và minh bạch. Ở Việt Nam, bên cạnh hệ thống tư pháp và công an, lực lượng Phòng chống tham nhũng được bố trí hùng hậu từ Trung ương đến địa phương đứng đầu là Trưởng ban Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng hiệu quả hoạt động từ năm 2005 đến nay thế nào thì mọi người dân đều rõ… Thứ nhất, với kiểu đào tạo, tuyển chọn và qui hoạch cán bộ trong nhiều năm qua, liệu các vị đang nắm giữ trọng trách phòng chống tham nhũng và “thanh gươm, lá chắn” có phải là những người “khát khao thực thi công lý” hay không? Thứ hai, trong quá trình phát triển, bản thân anh cũng nằm trong đám “dây mơ, rễ má” thì dựa vào đâu để chống tham nhũng khi phải “há miệng mắc quai” vì không đủ uy ơn và trọng lượng? Thứ ba, trong bộ máy chính quyền, những người công minh, liêm chính lại không được đề bạt, cất nhắc và (nếu được) liệu anh có dũng khí trị tham nhũng không khi đối đầu với các phe phái, “nhóm lợi ích” và căn bệnh đã nhiễm vào máu, hay tiếp tục thí đi những “con tốt” làm mồi cho dư luận? Mặt khác, khi không hoàn thành nhiệm vụ, các quan chức nước ta rất biết cách thể hiện trách nhiệm trước toàn dân [6]. Chính điều này dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” và hiển nhiên, “thanh gươm, lá chắn” thay vì làm nhiệm vụ bảo vệ công lý đã biến thành công cụ che chắn, hỗ trợ cho bè lũ tham nhũng. Thứ năm, Quốc hội là cơ quan đại biểu quyền lực cao nhất của nhân dân, vậy tại sao không trao nhiệm vụ Phòng chống tham nhũng cho nhân dân dù biết rằng không có tai mắt nào hơn tai mắt của người dân và Nhà nước luôn cần phải soi mình vào nhân dân? Thứ sáu, tham nhũng mọc rễ từ thâm cung, tràn lan đến mọi ngóc ngách xã hội, không phải Đảng không biết, Đảng không nghe, Đảng không thấy, mà có lẽ Đảng do dự, cân nhắc vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng, vì một cuộc đại phẫu sẽ phương hại đến vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng! Giờ đây, khi “chiếc ghế” Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng được giao cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị cùng khối cơ quan Đảng ủy, người ta tự hỏi rằng, công cuộc phòng chống tham nhũng sẽ có tiến triển gì không hay lại là vấn đề “rượu mới bình cũ”?
Tóm lại, con người là chủ thể trong mọi mối quan hệ xã hội và ngược lại chính quan hệ xã hội đã quyết định bản chất con người. Thực trạng đất nước cho thấy, hiểm họa tham nhũng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với hệ thống chính trị, sự khủng hoảng nghiêm trọng nền giáo dục, sự gia tăng phân hóa giàu nghèo, sự suy đồi về đạo đức – văn hóa và xuống cấp trầm trọng về tinh thần dân tộc, bạc nhược, bàng quan, vô cảm trước vận mệnh tổ quốc. Trong đó, nguy cơ Việt Nam rơi vào vòng kiềm tỏa và âm mưu lệ thuộc hóa của chủ nghĩa bành trướng xâm lược Bắc Kinh là điều khó tránh khỏi. Chống quốc nạn tham nhũng trong bài toán tổng thể phức tạp của dân tộc bằng các biện pháp đổi mới hệ thống pháp luật, thay đổi thể chế quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ, “giật gấu vá vai” và tạm bợ trước bối cảnh hiện tại. Yêu cầu cấp thiết phải giải quyết nhân tố con người mới chính là chiến lược mang tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên, công cuộc “khai dân trí, chấn dân khí” không phải là chuyện một sớm một chiều. Chỉ khi nào chín mươi triệu đôi mắt, chín mươi triệu cái đầu giải phóng được lực cản, vượt thắng nỗi sợ hãi, chỉ khi đó chúng ta mới có tiền đề hiện thực hóa khát vọng của dân tộc. Hơn ai hết, Đảng phải hiểu điều này và vấn đề – chỉ còn là thời gian.
Chú dẫn
[1] – Số liệu công bố trên website của Tổ chức Minh bạch Thế giới. CPI – Coruption Perceptions
Index. http://archive.transparency.org/policy_research/surveys_indices/cpi/previous_cpi
[2] – Bản “Kiến nghị Cải cách, Hiện đại hóa Giáo dục” (Giáo sư Hoàng Tụy, 2009) nhận diện về khủng hoảng Giáo dục Việt Nam. Trong bài “Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại” đọc tại ngày lễ trao giải thưởng văn hoa Phan Châu Trinh (24/3/2011), ông nhấn mạnh: “Một đất nước mà người dân tin rằng “cái gì tiền không làm được thì nhiều tiền sẽ làm được” – một đất nước như thế thì giáo dục tụt hậu là tất yếu. Suy cho cùng sự nghiệp chấn hưng giáo dục tuỳ thuộc quyết định vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chừng nào tham nhũng còn nặng thì dối trá, lừa đảo còn phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, làm sao giáo dục có thể trung thực, lành mạnh được, nói chi đến hiện đại.”
[3] – Dự án xây dựng SVĐ Quốc Gia Mỹ Đình của nhà thầu HISG (Trung Quốc), Dự án Đại lộ Đông Tây với Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương PCI (Nhật Bản), Hợp đồng in Ɵền polymer với hai công ty Securency và Note Printing (Úc)…
[4] – “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”” (Bài viết “Phải biết hổ thẹn với Ɵền nhân” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đăng trên Tuổi trẻ 23/08/2012). Dư luận đặt ra câu hỏi: “Những người có tư tưởng xa lạ là những ai?”, “Tư tưởng xa lạ là tư tưởng như thế nào?”, ““Rắn” có phải là Trung Quốc ?!”…
Theo báo cáo của viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR, ĐHQGHN – 2011), tới 90% các
công trình điện lực, thủy điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hoá chất, công trình giao thông… đều do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm trong giai đoạn 2007 – 2010. Ngoài ra, đủ các loại hàng hóa từ may mặc, giày dép, đồ chơi trẻ em, lương thực – thực phẩm, hoa quả có hóa chất độc hại đến hàng giả, hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Việc cho Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan thuê 264.000 ha đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu trong đó 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới. Nguy hiểm nhất là Quyết định (167/2007/QĐ –TTg Nguyễn Tấn Dũng) cho phép Trung Quốc khai thác Dự án bauxite ở Tây Nguyên.
Quan điểm của người viết bài, chỉ có hai lý do: một là tham tiền, hai là sợ mất độc quyền lãnh đạo nên cần chỗ dựa về niềm tin chủ nghĩa cộng sản, dẫn đến yếu hèn, phó mặc cho Bắc Kinh xâu xé đất nước.
[5] – Kết quả nghiên cứu “Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính cộng cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2011” được xây dựng từ cuộc khảo sát trên phạm vi cả nước với 13.642 người dân tham gia trả lời phỏng vấn. Suy nghĩ của người viết, nếu số người tham gia lên đến hàng triệu, chục triệu chắc kết quả nghiên cứu sẽ vô cùng ấn tượng !
[6] – Thử đơn cử một vụ Vinalines. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ”. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ, giải thích, việc tách trách nhiệm từng bộ, ngành trong sai phạm là “quá sức” với Thanh tra Chính phủ, “chúng tôi chỉ có trách nhiệm quản lý nhà nước thôi”, và không quên “đá trái bóng” sang Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Ông Dương Chí Dũng do Thủ tướng trực tiếp điều động, bổ nhiệm”. Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: “Chúng ta quản lý con người, tập đoàn kiểu gì? Trước khi có kết luận, thanh tra phải đi lại 5 đến 10 lượt, yếu kém như thế nào thì lãnh đạo thừa biết rồi nhưng vẫn bất chấp đề bạt, phản cảm ghê gớm…”. Còn ông Vũ Đức Đam, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, lại cho rằng, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là “đúng quy trình, thẩm quyền”.
Tp. Hồ Chí Minh, 05/10/2012
L.Đ.H.