BBC - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ‘nhận trách nhiệm’ trước Quốc hội, trước Đảng và trước dân về những khuyết điểm trong quản lý, điều hành kinh tế trong phiên họp Quốc hội vừa khai mạc sáng thứ Hai ngày 22/10.
Kỳ họp lần thứ tư của Quốc hội khóa 13 được khai mạc không lâu sau khi Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Trung ương Đảng kết thúc hai tuần họp kín với kết luận ‘không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị’.
Vị ‘ủy viên Bộ Chính trị’ vốn hiện đang là tâm điểm cơn bão chính trị ở Việt Nam được dư luận rộng rãi cho là đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lời nhận trách nhiệm của ông Dũng được đưa ra sau động thái tương tự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cách nay đúng một tuần khi ông thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ‘thành thật nhận lỗi’ vì những yếu kém của Đảng và sai phạm của đảng viên.
Khác với thường lệ, bản báo cáo của Thủ tướng Dũng trước Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội đất nước có hẳn một phần nói về việc tự kiểm điểm trong nội bộ chính phủ của ông.
Lời nhận lỗi của ông Dũng có một loạt những ngôn từ mạnh mẽ và quyết liệt.
Theo tường thuật của truyền thông trong nước, thủ tướng đã ‘nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ’.
Ông đề cập cụ thể đến sai phạm của Chính phủ trong việc kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế dẫn đến những ‘tổn thất nghiêm trọng’ ở Vinashin và Vinalines.
Ông cho biết tập thể Chính phủ và từng thành viên đã ‘thành khẩn nhìn nhận những yếu kém’ và ‘chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất’ trong việc thực thi chức trách.
'Hành động quyết liệt'
Thủ tướng Dũng hứa hẹn trước các đại biểu Quốc hội rằng bản thân ông và toàn bộ nội các của ông sẽ ‘nghiêm khắc với mình’, ‘đoàn kết nhất trí’, ‘nỗ lực cao nhất’, ‘hết lòng hết sức’, và ‘hành động quyết liệt’.
Ông cam kết chính phủ của ông sẽ hành động ‘tất cả vì tổ quốc, vì nhân dân, vì Đảng, vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước’.
Trong hàng cử tọa lắng nghe bài diễn văn của ông Dũng có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số cựu lãnh đạo như nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương và cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An.
Tổng kết lại công việc điều hành trong thời gian qua, Thủ tướng Dũng cho biết chính phủ của ông đã ‘đạt và vượt 10 trên 15 chỉ tiêu’ theo kế hoạch đề ra trong bối cảnh ‘nhiều khó khăn thách thức’.
Một số thành tích quan trọng mà ông Dũng nêu ra là ‘lạm phát được kiềm chế’, ‘kinh tế vĩ mô ổn định hơn’, và ‘tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước’.
Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận một số yếu kém của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô vẫn bất ổn, nguy cơ lạm phát trở lại, nợ xấu của ngân hàng tăng, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh còn cao, đời sống nhân dân khó khăn...
Ông đề ra mục tiêu cho năm 2013 là: tăng trưởng kinh tế ở mức 5,5%, so với 5,2% trong năm nay, xuất khẩu tăng 10%, bội chi ngân sách không vượt 4,8% GDP và tạo thêm khoảng 1,6 triệu việc làm.
Thủ tướng Dũng hứa hẹn trước các đại biểu Quốc hội rằng bản thân ông và toàn bộ nội các của ông sẽ ‘nghiêm khắc với mình’, ‘đoàn kết nhất trí’, ‘nỗ lực cao nhất’, ‘hết lòng hết sức’, và ‘hành động quyết liệt’.
Ông cam kết chính phủ của ông sẽ hành động ‘tất cả vì tổ quốc, vì nhân dân, vì Đảng, vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước’.
Trong hàng cử tọa lắng nghe bài diễn văn của ông Dũng có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số cựu lãnh đạo như nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương và cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An.
Thủ tướng đã 'nhận lỗi' trước Quốc hội
Tổng kết lại công việc điều hành trong thời gian qua, Thủ tướng Dũng cho biết chính phủ của ông đã ‘đạt và vượt 10 trên 15 chỉ tiêu’ theo kế hoạch đề ra trong bối cảnh ‘nhiều khó khăn thách thức’.
Một số thành tích quan trọng mà ông Dũng nêu ra là ‘lạm phát được kiềm chế’, ‘kinh tế vĩ mô ổn định hơn’, và ‘tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước’.
Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận một số yếu kém của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô vẫn bất ổn, nguy cơ lạm phát trở lại, nợ xấu của ngân hàng tăng, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh còn cao, đời sống nhân dân khó khăn...
Ông đề ra mục tiêu cho năm 2013 là: tăng trưởng kinh tế ở mức 5,5%, so với 5,2% trong năm nay, xuất khẩu tăng 10%, bội chi ngân sách không vượt 4,8% GDP và tạo thêm khoảng 1,6 triệu việc làm.