Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2012-12-07: Bài viết mang tựa đề: "Tình thế quá hiểm nghèo, tự đảng lo không nỗi đâu" của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đang được cư dân mạng hào hứng chia sẻ. Mặc Lâm có thêm chi tiết về bài viết thuyết phục này.
Tàu khu trục Thanh Đảo thuộc Hải quân Trung Quốc tại một cảng ở thành phố
Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, ngày 27 tháng 02 năm 2012. AFP PHOTO
Âm mưu xâm lược
Nếu từng cầm một tờ báo trong tay người đọc Việt Nam không khó khi nhận ra rằng Trung Quốc đang tiến đến rất gần bờ biển Việt Nam bằng hành động chứ không còn là những động tác dọa dẫm hay thăm dò.
Những bài báo ấy trước đây khó xuất hiện cho dù đó là tờ Tuổi Trẻ hay Thanh Niên, những tờ báo được tiếng là tiên phong có các bài viết bứt phá và dẫn đầu cho làng báo cả nước. Không phải báo chí Việt Nam thiếu phóng viên tài năng nhưng cái thiếu duy nhất của họ là không được bảo vệ bởi luật pháp, cụ thể là Luật Báo chí.
Mặc dù bây giờ báo chí có thể loan tải những tin tức về Biển Đông từ nguồn của TTXVN, có nghĩa là tin đã qua sàng lọc, nhưng những tin tức đó không nói lên được ý nguyện nhân dân, tức là người đọc báo.
Nhiều nhà báo yêu nghề tới nỗi bỏ viết vì cảm thấy bị xúc phạm khi suốt ngày bị đè nén bởi không được quyền viết lên sự thật, hay ít ra phản ảnh được những gì mà nhân dân đang nghĩ. Có người quyết định về hưu khi sức cống hiến của họ còn rất sung mãn, đặc biệt trong những đề tài về sự vẹn toàn lãnh thổ hay bất công xã hội. Những cây viết vừa lành nghề vừa dư lòng tự trọng ấy tuy vắng mặt trên các tờ báo danh tiếng nhưng những bài viết của họ vẫn hàng ngày xuất hiện đều đặn trên các mạng xã hội như blog hay facebook để chuyển tải những ưu tư của họ trong vấn đề nhức buốt hiện nay: Biển Đông.
Bài viết mới nhất của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh trên blog của ông là một trong những bài quan trọng cho thấy sự bức xúc của một bộ phận nhà báo tuy nhỏ nhưng tiếng nói của họ vẫn đủ sức lay động hằng triệu con tim, những người theo dõi thông tin trên mạng Internet.
Bộ phận nhiệt tình yêu nước, thấy rõ âm mưu xâm lược của Trung cộng thì lại bị đàn áp nhiều quá nên cũng trở nên chán ngán, oán ghét và nghi ngờ xa lánh đảng và nhà nước. Huỳnh Ngọc ChênhBài viết có tựa: "Tình thế quá hiểm nghèo, tự đảng lo không nổi đâu!"
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phân tích những sự việc mới nhất đang diễn ra cho thấy việc Trung Quốc sẽ nuốt trọn Biển Đông là điều hiển nhiên khó chối cãi. Sau khi ngang nhiên cắt cáp tàu Bình Minh 2 họ tiếp tục tuyên bố cho phép cảnh sát địa phương của đảo Hải Nam có quyền bắt giữ, trục xuất ngư dân Việt Nam khi họ đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Cái ngày mà quyết định này có hiệu lực là ngày 1 tháng 1 năm 2013 cũng là ngày mà nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho là ngày Biển Đông biến mất trên bản đồ Việt Nam.
Bài viết không lên án sự nhẫn nhịn của chính phủ Việt Nam nhưng phân tích sự nhẫn nhịn ấy là không phù hợp với lòng tham vô biên của một đất nước luôn săn đuổi và tìm cách khuất phục nước Nam trong nhiều ngàn năm. Bài viết chứng minh rằng sự nhẫn nhục ấy của chính quyền sẽ dẫn tới mất nước và đây là lúc phải thức tỉnh sau một thời gian dài bị ru ngủ bởi các miếng mồi của người phương Bắc.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đưa ra những nhận xét khó thể phủ nhận về hiện tượng của xã hội đối với vấn đề Biển Đông cho thấy lòng dân đang ly tán một cách đáng quan ngại:
"Do những tác động từ phía đảng và nhà nước, người dân hiện nay bị phân hóa thành các bộ phận theo các xu hướng sau đây:
– Quá chán ngán vì mất lòng tin nên phó mặc cho đảng và nhà nước làm gì thì làm, TC làm gì thì làm, mọi chuyện đều gác ngoài tai.
– Tin tưởng mù quáng vào đảng và nhà nước nên yên tâm phó thác cho đảng và nhà nước lo, tự dối lòng mình để được yên ổn lương tâm trước nguy cơ mất nước.
– Vì bị bưng bít thông tin, không được kích hoạt lòng yêu nước nên hoàn toàn thờ ơ trước thời cuộc, không hề biết gì, chỉ biết chăm lo riêng tư hoặc lo hưởng thụ cá nhân.
– Bộ phận nhiệt tình yêu nước, thấy rõ âm mưu xâm lược của Trung cộng thì lại bị đàn áp nhiều quá nên cũng trở nên chán ngán, oán ghét và nghi ngờ xa lánh đảng và nhà nước."
Bản đồ hình lưỡi bò do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP photo.
Khi được hỏi về nhận xét của ông đối với lực lượng thanh niên, giới được xem là rường cột hiện nay của nước nhà đối với vấn đề Biển Đông, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết:
“Phần lớn thì họ thờ ơ do những nguyên nhân thông tin bị bưng bít, bị nhà nước hướng họ vào những mối quan tâm khác. Rồi một bộ phận thật sự quan tâm thì họ bức xúc, muốn tỏ bày. Tỏ bày bằng cách đi biểu tình hay bằng những cách khác thì bị đàn áp. Mà đàn áp dữ dội, nặng nề có người bị bắt vì vậy cho nên những bộ phận đó trở nên e sợ, bị ảnh hưởng bởi những tác động đó nên bây giờ có biết thì cũng chỉ đắng cay chế diễu, hay đùa cợt chứ còn không dám biểu lộ bức xúc của mình ra. Một phần lớn còn lại thì không quan tâm rồi.”
“Phần lớn thì họ thờ ơ do những nguyên nhân thông tin bị bưng bít, bị nhà nước hướng họ vào những mối quan tâm khác. Rồi một bộ phận thật sự quan tâm thì họ bức xúc, muốn tỏ bày. Tỏ bày bằng cách đi biểu tình hay bằng những cách khác thì bị đàn áp. Mà đàn áp dữ dội, nặng nề có người bị bắt vì vậy cho nên những bộ phận đó trở nên e sợ, bị ảnh hưởng bởi những tác động đó nên bây giờ có biết thì cũng chỉ đắng cay chế diễu, hay đùa cợt chứ còn không dám biểu lộ bức xúc của mình ra. Một phần lớn còn lại thì không quan tâm rồi.”
Người dân thờ ơ?
Nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng là nhà báo kỳ cựu đã từng viết cho Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị cho biết cảm nghĩ của ông về bài viết này:
“Tôi cũng đồng quan điểm với điều lo ngại của anh Huỳnh Ngọc Chênh. Tôi thấy rằng đất nước đã trở nên thờ ơ bỏi rất nhiều người đang thờ ơ. Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra rất bình thường. Buổi chiều cuối tuần nhà hàng vẫn đông, mọi chuyện vẫn bình thường hết thì không ai coi chuyện cảnh báo đó là quan trọng đâu. Tôi nghĩ nếu Biển Đông mất nó sẽ ảnh hưởng tới đời sống của đất nước, của người dân từ cái cụ thể mà hiện giờ thì tôi chưa hình dung nó cụ thể như thế nào, tôi chỉ khái quát rằng nước mất thì ăn chơi cũng chả còn. Nếu chấp nhận ăn chơi vẫn còn thì chấp nhận chúng ta như một phiên bang của Trung Quốc. Điều này thì tôi xin khẳng định lại cả ngàn năm họ không làm được thì bây giờ họ cũng không thề làm được chuyện đó.”
Nhà báo Phạm Thành, một cây bút lão luyện của Đài Phát Thanh Việt Nam, cũng là chủ trang blog Bà Đầm Xòe cho biết nhận xét của ông:
Hầu như báo giới tuy khác quan điểm về cách đối phó với Trung Quốc nhưng đều đồng tình rằng chính phủ đã quá mềm yếu nếu không muốn nói là nhu nhược trong cách ứng xử với Trung Quốc. Từ chỗ yếu đuối này đã tạo những bậc thang khiến Bắc Kinh mạnh dạn leo cao hơn trong canh bạc gian lận này. Nhà báo Đỗ Trung Quân nhận xét:
“Tôi cũng nghĩ chính phủ nhu nhược. Thoạt đầu tôi nghĩ chính phủ nhượng bộ. Sau đó tôi nghĩ chính phủ nhu nhược và đến bây giờ thì đành phải nói thật rằng tôi nghĩ trong chính phủ có những người bị mua chuộc. Tôi xin không dám nói hết nhưng có những người bị mua chuộc nhưng 90 triệu dân này không chấp nhận chuyện đó.”
Nhà báo Phạm Thành nhấn mạnh tới một yếu tố khác từ sự nhu nhược này: yếu tố bầy đàn của một bộ phận không nhỏ cán bộ nhà nước:
“Không phải là dân Việt Nam không biết, các lực lượng đều biết chuyện này nhưng theo mình thì những lực lượng chính từ trí thức cho đến các nhà khoa học cho đến công an, quân đội, học sinh, sinh viên và những người hiểu biết thì đa số vẫn nuôi một ý thức trong đầu là mọi việc có đảng lo, có nhà nước lo mình không việc gì phải lo.
Những người đó biết và vẫn ủng hộ theo cái ngã này là nhiều. Vẫn tin theo nhà nước và khi nhà nước nhập vào Trung Quốc thì họ vẫn theo. Cái lực lượng này mình thấy hơi nhiều. Không phải người dân không biết, người ta biết hết nhưng đa số họ yên phận. Đa số gắn mình vào cái cỗ máy quyền lực của nhà nước và ăn theo, đi theo đường lối đó. Cái điều này nó còn nguy hại hơn là người ta không biết.
Theo quan sát của tôi thì người ta phản ứng một cách yếu ớt, căn nguyên ở chỗ đó và đây cũng là một tín hiệu, nó báo hiệu sự mất nước của dân tộc mình quá rõ và quá cận kề rồi.”
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh vẫn tin rằng bây giờ vẫn còn kịp nếu nhà nước thức tỉnh và có biện pháp đánh động bầu nhiệt huyết trong thanh niên, ông nói:
“Tuy nhiên nếu bây giờ mình kích hoạt thì tất cả sẽ trở lại bởi vì tôi tin tưởng rằng tuổi trẻ Việt Nam người ta không thờ ơ đâu. Lâu nay người ta được bao cấp lòng yêu nước, cái gì cũng để nhà nước lo, đảng lo cho nên làm cho họ không quan tâm tới. Cái gốc là nhà nước cần phải tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, đưa những thông tin cho thấy tình hình đã hiểm nghèo đe dọa từ xâm lược phương Bắc đến cho thanh niên người ta biết thì lòng yêu nước sẽ được kích động lên và tôi nghĩ rằng cũng không trễ lắm.”
Sự lo âu từ bài viết của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh không chấm dứt khi câu cuối cùng ông viết: "Nhanh lên chứ không còn kịp nữa..." như một lời thúc hối kiệt sức vì ông biết rõ chính quyền hiện tại không thể tự mình thức tỉnh bởi họ là một tập thể bị ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố khó thể cắt bỏ những sợi dây oan nghiệt ấy.
---
* trích từ câu cuối của bài viết.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng là nhà báo kỳ cựu đã từng viết cho Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Tiếp Thị cho biết cảm nghĩ của ông về bài viết này:
“Tôi cũng đồng quan điểm với điều lo ngại của anh Huỳnh Ngọc Chênh. Tôi thấy rằng đất nước đã trở nên thờ ơ bỏi rất nhiều người đang thờ ơ. Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra rất bình thường. Buổi chiều cuối tuần nhà hàng vẫn đông, mọi chuyện vẫn bình thường hết thì không ai coi chuyện cảnh báo đó là quan trọng đâu. Tôi nghĩ nếu Biển Đông mất nó sẽ ảnh hưởng tới đời sống của đất nước, của người dân từ cái cụ thể mà hiện giờ thì tôi chưa hình dung nó cụ thể như thế nào, tôi chỉ khái quát rằng nước mất thì ăn chơi cũng chả còn. Nếu chấp nhận ăn chơi vẫn còn thì chấp nhận chúng ta như một phiên bang của Trung Quốc. Điều này thì tôi xin khẳng định lại cả ngàn năm họ không làm được thì bây giờ họ cũng không thề làm được chuyện đó.”
Nhà báo Phạm Thành, một cây bút lão luyện của Đài Phát Thanh Việt Nam, cũng là chủ trang blog Bà Đầm Xòe cho biết nhận xét của ông:
Tôi thấy rằng đất nước đã trở nên thờ ơ bỏi rất nhiều người đang thờ ơ. Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra rất bình thường. Đỗ Trung Quân“Mình thực sự lo ngại. Cái bài của anh Huỳnh Ngọc Chênh mình hoàn toàn chia sẻ. Khả năng mình trở thành một quận của Trung Quốc cho đến thời điểm này thì mình thấy nó quá gần, quá rõ và cái khả năng sau ngày mùng một Trung Quốc ra tối hậu thư thì rất đáng lo ngại. Phản ứng của Việt Nam là một cái gì đó rất là yếu ớt, nó che đậy một cái âm mưu thật nào đó giữa lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam.”
Hầu như báo giới tuy khác quan điểm về cách đối phó với Trung Quốc nhưng đều đồng tình rằng chính phủ đã quá mềm yếu nếu không muốn nói là nhu nhược trong cách ứng xử với Trung Quốc. Từ chỗ yếu đuối này đã tạo những bậc thang khiến Bắc Kinh mạnh dạn leo cao hơn trong canh bạc gian lận này. Nhà báo Đỗ Trung Quân nhận xét:
“Tôi cũng nghĩ chính phủ nhu nhược. Thoạt đầu tôi nghĩ chính phủ nhượng bộ. Sau đó tôi nghĩ chính phủ nhu nhược và đến bây giờ thì đành phải nói thật rằng tôi nghĩ trong chính phủ có những người bị mua chuộc. Tôi xin không dám nói hết nhưng có những người bị mua chuộc nhưng 90 triệu dân này không chấp nhận chuyện đó.”
Nhà báo Phạm Thành nhấn mạnh tới một yếu tố khác từ sự nhu nhược này: yếu tố bầy đàn của một bộ phận không nhỏ cán bộ nhà nước:
“Không phải là dân Việt Nam không biết, các lực lượng đều biết chuyện này nhưng theo mình thì những lực lượng chính từ trí thức cho đến các nhà khoa học cho đến công an, quân đội, học sinh, sinh viên và những người hiểu biết thì đa số vẫn nuôi một ý thức trong đầu là mọi việc có đảng lo, có nhà nước lo mình không việc gì phải lo.
Những người đó biết và vẫn ủng hộ theo cái ngã này là nhiều. Vẫn tin theo nhà nước và khi nhà nước nhập vào Trung Quốc thì họ vẫn theo. Cái lực lượng này mình thấy hơi nhiều. Không phải người dân không biết, người ta biết hết nhưng đa số họ yên phận. Đa số gắn mình vào cái cỗ máy quyền lực của nhà nước và ăn theo, đi theo đường lối đó. Cái điều này nó còn nguy hại hơn là người ta không biết.
Theo quan sát của tôi thì người ta phản ứng một cách yếu ớt, căn nguyên ở chỗ đó và đây cũng là một tín hiệu, nó báo hiệu sự mất nước của dân tộc mình quá rõ và quá cận kề rồi.”
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh vẫn tin rằng bây giờ vẫn còn kịp nếu nhà nước thức tỉnh và có biện pháp đánh động bầu nhiệt huyết trong thanh niên, ông nói:
“Tuy nhiên nếu bây giờ mình kích hoạt thì tất cả sẽ trở lại bởi vì tôi tin tưởng rằng tuổi trẻ Việt Nam người ta không thờ ơ đâu. Lâu nay người ta được bao cấp lòng yêu nước, cái gì cũng để nhà nước lo, đảng lo cho nên làm cho họ không quan tâm tới. Cái gốc là nhà nước cần phải tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, đưa những thông tin cho thấy tình hình đã hiểm nghèo đe dọa từ xâm lược phương Bắc đến cho thanh niên người ta biết thì lòng yêu nước sẽ được kích động lên và tôi nghĩ rằng cũng không trễ lắm.”
Sự lo âu từ bài viết của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh không chấm dứt khi câu cuối cùng ông viết: "Nhanh lên chứ không còn kịp nữa..." như một lời thúc hối kiệt sức vì ông biết rõ chính quyền hiện tại không thể tự mình thức tỉnh bởi họ là một tập thể bị ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố khó thể cắt bỏ những sợi dây oan nghiệt ấy.
---
* trích từ câu cuối của bài viết.