Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

40 năm nhìn lại một con người?

undefined
 
Hoàng Thanh Trúc - Danlambao - Vì sao? Sau 40 năm, thì hôm nay “nhà nước, đảng” CSVN: “Lần đầu tiên, mới đưa văn bản gốc “Hiệp Định Paris” giới thiệu tới công chúng? (báo Tuổi Trẻ). 

Kính lão đắc thọ. Vì vậy dù rất cố gắng trong tiềm thức muốn dựa vào một chút gì đó từ đạo lý nhân văn để kính trọng một người phụ nữ lớn tuổi (86 tuổi) gọi nhà chí sĩ yêu nước Phan chu Trinh của thế kỷ trước (XX) là ông ngoại, nhưng trái tim tôi cứ lạnh lùng chống lại, khi nhìn hình ảnh bà mà lòng gợn gợn như muốn “buồn nôn”. Đó là Bà Nguyễn Thị Bình, Cựu PCT/Nước CHXH/CN/VN. 

Bởi ấn tượng từ hình ảnh 40 năm trước, bà được CSVN đặt vào vị trí “Bộ Trưởng ngoại giao, một quốc gia “không đất, không dân” trong Chính Phủ Cách Mạng /MTGP/MN” tại bàn Hội Đàm 4 bên để ký kết Hiệp Định Paris. Một bộ trưởng “ảo” trong một chính phủ “ma” của một quốc gia chỉ có trên giấy, để làm công cụ tay sai cho một chế độ theo chủ nghĩa “khát máu” nhất, mà loài người định danh là “CNCS Tội ác chống nhân loại” với hàng trăm triệu nạn nhân (Victims of Communism Memorial) trong đó có hàng triệu nạn nhân Việt Nam. 

Nguyên bộ trưởng ngoại giao của một quốc gia “không đất, không dân” của 
MTGP/MN Nguyễn Thị Bình “vinh hạnh” chỉ cái khoảnh khắc, 
hình ảnh của mình đặt bút ký “Lừa bịp quốc tế”tại Paris 1973 – Ảnh: V.DŨNG 

Hơn ai hết, chính bà đã biết số phận của cái “Chính Phủ Lâm Thời MTGP/MN” không đất, không dân, làm bù nhìn tay sai ấy sau 30/4/1975 nó ra sao rồi. Nhiều “đồng chí” cũ của bà như những miếng chanh vắt “hết nước” dưới bàn tay độc tài đầy thủ đoạn của CS Bắc Việt. Còn riêng bà thì hoan hỉ, 10 năm làm vật trang trí cho chế độ. 

40 năm thời gian thừa thải cho một trẻ thơ hoàn thiện, tự lớn lên trong nhân cách chuẩn mực một con người, nhưng sao 40 năm một con người khốn lớn, bạc mái đầu, nhưng nhân cách phẩm giá lại thấp xuống trước đồng bào nhân dân mình? Khi cứ lẫn tránh một chân lý: “Sự thật là chân lý của mọi chân lý”

90 triệu đồng bào cả nước và nhất là 40 triệu người dân miền Nam, có quyền đặt câu hỏi với bà Nguyễn Thị Bình, một trong 2 người thuộc phía CSVN đặt bút ký trong Hiệp Định Paris 1973 – Vì sao? Sau 40 năm thì hôm nay mới có: 

“… Lần đầu tiên, văn bản gốc Hiệp định Paris được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm Kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về VN…”(báo TuổiTrẻ).  Nếu “nhà nước, đảng” này nói đó là: “… sự phối hợp tài tình giữa mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao, sự ủng hộ của nhân dân yêu hòa bình thế giới để đi tới Hiệp định Paris giành lại hòa bình cho VN”?… (báo Tuổi Trẻ) –  Nó có thật sự mang lại Hòa Bình cho 2 miền đất nước VN theo đúng như tinh thần Hiệp Định mà bà Bình và CSVN đã đặt bút ký, và theo như lời họ rêu rao? 

Chữ ký của CS Bắc Việt và bà Nguyễn Thị Bình trong HĐ Paris 

40 năm nhìn lại, Hiệp Định Paris giống hệt như số phận của bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành viên của Liên Hiệp Quốc, là nước đã ký công nhận tuân thủ để thực thi. Nhưng CS/Việt Nam không thực hiện bản tuyên ngôn ấy và không hề phổ biến cho nhân dân Việt Nam biết rõ về Bản Tuyên Ngôn này, bưng bít suốt mấy mươi năm. Đại trà, đồng bào nhân dân Việt nam chỉ biết rõ, khi Internet nối mạng toàn cầu. 

Nếu Hiệp Định Paris là: “Mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam” (báo Hà Nội mới) thì tại sao các nội dung chi tiết tổng thể toàn bộ của 21 chương và 9 điều khoản của nó không được CSVN công khai phổ biến như “tôn vinh” hay “giáo dục” cho nhân dân và học sinh, sinh viên suốt 40 năm qua? 

9 Điều khoản Hiệp Định Paris: 

1. Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi Hiệp Định Geneva.. 

2. Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Chính Phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN. 

3. Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60 ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thoả thuận chi tiết của các phía Việt Nam. 

4. Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng. Nhân dân Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế". 

5. Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình. 

6. Để giám sát việc thực hiện hiệp định, một ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được thành lập. 

7. Lào và Campuchia giữ vị trí trung lập và tự chủ, không cho nước ngoài được phép giữ các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của hai nước này. 

8. Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh. 

9. Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam.

Các Ngoại trưởng quốc gia: Hoa Kỳ, Hung–ga–ri, Indonesia, Anh Quốc, Liên Xô, Canađa, Trung Quốc, Bắc Ireland cùng chứng kiến và ký xác nhận trong Hiệp Định này. 

Thưa bà Nguyễn Thị Bình, dù có là muộn màng, lẫn tránh sau 40 năm thì hôm nay, những ngày còn lại cuối cuộc đời, có thể nào bà trả lời cho toàn dân Việt Nam: Sau khi bà và CS Bắc Việt ký Hiệp Định Paris 1973 thì CS Bắc Việt và MTGP/MN đã tuân thủ được bao nhiêu điều khoản đã ký trong Hiệp Định trước cộng đồng quốc tế nói trên? Có phải vì những thực tế, Khi Mỹ rút hết quân đội, CS Bắc Việt nhanh chóng trở mặt, tiến hành tấn công miền Nam “lừa bịp” chà đạp Hiệp Định Paris xóa bỏ uy tín của một quốc gia với cộng đồng quốc tế. Thù hằn tù đày giết hại hàng trăm ngàn sỉ quan công chức miền Nam, ngược lại với “công ước tù binh” quốc tế và HĐ paris, phỉ báng đạo lý của dân tộc Việt Nam, như thế này: 

undefined

Nên “văn bản gốc Hiệp định Paris” nó không thể sớm phổ biến trong lòng dân tộc “hiếu hòa” 4000 năm văn hiến Việt Nam? Vì CSVN sợ đồng bào nhân dân trong nước và công luận quốc tế nhận ra những vi phạm trắng trợn các điều khoản trong Hiệp định, sẽ “lên án phỉ nhổ” xem đó là hành vi “mọi rợ, lưu manh” không thể có từ một “nhà nước” của một Quốc Gia với cộng đồng quốc tế văn minh và chính dân tộc mình!? Có đúng như vậy không? Hỡi “đảng ta” và bà Nguyễn thị Bình? 

Thưa bà Bình, quỹ thời gian còn lại cuộc đời bà không còn nhiều, là người có nhúng tay trong cuộc “kinh doanh” lớn của CSVN mà vốn liếng là “núi xương, sông máu” dân tộc, thì bà và CSVN không thể không nhẩm tính để biết kết quả mang lại từ gần 5 triệu nhân mạng đồng bào trải dài trên con đường 67 năm và từ cái “Hiệp Định Paris” có bàn tay bà ký ấy nó “lời lãi” ra sao?. 

Hy sinh ngần ấy máu xương, để lấy về một quốc gia: phía Bắc, phải tương nhượng gần 1000 km2 đất trời và Ải Nam Quan cho kẻ thù truyền kiếp, phía Đông cũng bị “bạn vàng, đồng chí” CS Trung Quốc xâm lược đảo biển lãnh hải quê nhà. 40 năm sau Hiệp Định Paris CSXHCNVN là quốc gia có số dân nghèo gần đứng đầu khu vực Asean (sau Campuchia) và duy nhất ở Châu Á, Việt Nam là quốc gia có nhiều phụ nữ phải tha hương “lấy chồng cầu thực” (300.000) tại 3 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. 

Nghiêm trọng hơn hết là lợi dụng “Hiệp Định Paris” do cái “Mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng CS Việt Nam” chủ trương “đẩy quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam” để biển Đông không còn ai “giám sát” răn đe, cho Trung Quốc ngang ngược đe dọa xâm lược chủ quyền bằng áp lực quân sự lên toàn vùng biển Đông của Việt Nam hiện nay. 

Cuối cùng xin gửi đến bà và CSVN một “điển tích” mà nhiều học sinh thuộc lòng, nhưng bà Nguyễn thị Bình và CSVN đặt lợi ích quyền lực đảng, quyền lợi cá nhân bầy đàn lên trên quyền lợi dân tộc để cố tình quên…

“Duật bạng tương tranh, ngư nhân đắc lợi” (Nghĩa đen) “Ngao cò tranh nhau khiến ngư ông được lợi”. (Nghĩa bóng) Sự tranh chấp kéo dài giữa hai bên, khiến cho người thứ ba được hưởng lợi. 

Chuyện kể rằng: Có một con ngao đang mở miệng kiếm ăn. Bỗng nhiên, một chú cò lội qua thấy thế bèn vươn cổ mổ ngay vào lòng chú ngao. Bị tấn công bất ngờ, ngao lập tức khép miệng lại, kẹp chặt cứng vào mỏ cò. Cò cố hết sức, vật vã mãi mà không sao gỡ được mỏ ra. Về phần mình, ngao cũng không thể nào mở miệng ra vì như vậy cò sẽ thoát nạn đồng thời cũng kéo theo ruột ngao ra ngoài. Hai bên giằng co vật vã thì ngư ông nhìn thấy, nhanh tay tóm gọn cả hai. Một bữa canh ngao nấu chua, một bữa thịt cò nướng than ngon lành bỗng dưng mà có... 

Câu tục ngữ từ điển tích “ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi” là một lời cảnh tỉnh: Sống trên đời cần phải trầm tỉnh, khôn ngoan đừng để kẻ khác lợi dụng đắc lợi bởi sự “rồ dại” của chính mình – Nhất là những kẻ cho là “lãnh đạo quốc gia”nhưng lại là phường “Giá áo túi cơm”.


Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam