Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Vietnam’s Blogosphere: The Battleground for Rival Factions of the Ruling Communists

Vietnam
Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung (C) smiles as he walks behind Vietnamese Communist Party's Secretary General Nguyen Phu Trong (L) and President Truong Tan Sang (R) toward the late president Ho Chi Minh's mausoleum prior to the opening of the National Assembly's second annual session in Hanoi on October 22, 2012. HOANG DINH NAM / AFP / Getty
 
Patrick Boehler Time World - Vietnam’s ruling Communist Party is not looking back on a good year. The country’s economy is in trouble; the authoritarian leadership is split; and what appear to be rival Communist Party factions, seeking to rouse the dissenting voices of social media for their own ends, have unleashed a wave of online protests that has become increasingly difficult to contain.

Over the last year, blogs purporting to feature insider dirt on Vietnam’s ruling elite have caused an avalanche of criticism against those close to Prime Minister Nguyen Tan Dung. One blog, Quanlambao (Officials Doing Journalism), appeared in the spring, publishing allegations of murky ties between big business and members of the Prime Minister’s family. Quanlambao alleged, for example, that the Prime Minister’s 34-year-old daughter Nguyen Thanh Phuong, an investment manager with a Swiss university degree, was bidding for contracts with disgraced tycoon Nguyen Duc Kien, who was arrested on corruption charges in August. Phuong vehemently denies any impropriety, and the attacks have been so virulent that Tuong Vu, associate professor of political science at the University of Oregon, speculates they must have been “launched by a faction or some interests who want the Prime Minister to go away.”

By September, the Prime Minister had had enough of Quanlambao and signed an administrative order No. 7169, instructing officials to clamp down on the publication of such blogs and, paradoxically, not to read them in the firstplace. A month later, Quanlambao had gone quiet, but its brazen style had already inspired journalists to establish other anonymous blogs featuring stories that they could not report on in government-controlled media. “Rival factions in the party have tried to use online blogs to counter other factions,” says Vu. “But now the blogosphere has gone out of the control of the government.”

According to Carlyle A. Thayer, emeritus professor of political science at the University of New South Wales in Canberra and a longtime Vietnam watcher, the new blogs have set “the house on fire and are being read by everyone.” Danlambao (People Doing Journalism) is one of the most popular blogs. It notched up half a million page views on Sept. 12 — the day of the Prime Minister’s antiblogging decree — according to an open letter by its anonymous editorial team. “Our contributors include not only independent newsgatherers and freelancers, but also reporters from mainstream media and informants from within the government,” the letter said. Danlambao, along with similar blogs like Cau Nhat Tan and Xuandienhannom, has covered dissident trials, forced relocations, official waste and graft, the country’s struggling real estatemarket and Vietnam’s territorial disputes with China.

The world of social media is also becoming a forum for dissent. Facebook is booming in the Southeast Asian nation. Almost a million Vietnamese joined the network each month over the past half-year, making Vietnam the country with the highest growth rate in Facebook users globally, according to the social-media analysts at Socialbakers. Over the year, the total number of users, who are mostly young, urban and educated, doubled to 10 million — a ninth of the population — prompting some of the country’s most outspoken journalists to move from blogging to publishing on Facebook. One of these is San Truong, better known as Huy Duc, who is currently a Nieman fellow at Harvard University. He has some 5,000 friends and 13,000 followers on Facebook, where he regularly publishes articles commenting on the latest conflicts between the Prime Minister and political rival President Truong Tan Sang. “People like me won’t have to go back to official media as long as we can debate online,” he says.

Poor economic performance has exacerbated social dissatisfaction. The country fell from 112th in 2011 to 123rd place this year in Transparency International’s Corruption Perception Index. High-profile corruption has dominated the news throughout the year and made appearances in popular culture too. The hit television series Dan Troi (Heaven’s Altar) portrayed the lives of a corrupt provincial party secretary, a businessman and a corruption TV station director, bribing their way up to higher positions and greater wealth — a fictional tale that seemed all too real to many Vietnamese. In April, Pham Thanh Binh, chief executive of state-owned Vinashin, was sentenced to 20 years in prison for bringing the country’s largest shipbuilding company to the brink of bankruptcy. In August, Nguyen Duc Kien, a banking and soccer tycoon, was arrested for “illegal business.” Weeks later, police in neighboring Cambodia arrested Duong Chi Dung, chairman of Vietnam’s largest shipping line Vinalines, who went on the run after the company defaulted on more than $2 billion in debt, according to official media reports.

Prime Minister Dung has meanwhile been overseeing a period of high inflation, with consumer prices up 9.4% on average every month this year compared with last, according to official figures. Government economic strategy, heavily reliant on propping up large state-owned companies, seems to be flagging. On Dec. 24, the country’s General Statistics Office reported the lowest economic-growth rate in 13 years — the lowest among its Southeast Asian neighbors. Foreign investment pledges fell by 14% this year, Moody’s has downgraded the country’s government bonds (citing “a high degree of macroeconomic instability”), and the country’s benchmark VN Index was Asia’s worst performing stock index last year.

To be sure, while Vietnam’s woes are providing plenty of material for dissenting voices, dissenters don’t have a free pass just yet. On Nov. 20, a court upheld a six-year prison sentence against soldier turned blogger Dinh Dang Dinh, aprominent democracy advocate. The decision came two months after three leading representatives of the dissident group Free Journalists Club were convicted of “conducting propaganda against the state.” The most prominent of them, blogger Nguyen Van Hai, also known as Dieu Cay, was sentenced to 12 years in prison and 5 years of house arrest. Fellow blogger Ta Phong Tan was sentenced to 10 years in prison and 5 years of house arrest. Tan’s mother died after setting herself on fire in July to protest her daughter’s detention.

Despite these setbacks, a culture of protest is growing. For now, nationalist demonstrations against neighboring China’s investments in Vietnam and its territorial claims in the South China Sea outnumber protests against official corruption or in favor of democracy. But the tendency is for young nationalists to form united fronts with other dissenting groups, including democracy activists. “You can see that the links have become stronger,” says Vu. “Now they have started to link to farmers protesting against land grabs, they have started to link to Christians who contest government religious politics.” While many still believe that antigovernment blogs are tolerated because their existence suits certain factions of the Communist Party, it is safe to assume that the deepening of ties between opposition groups was never the intention of any apparatchik — and that may make 2013 an even more difficult year for the Vietnamese government than 2012.

Source: Patrick Boehler Time World

**********

 
Patrick Boehler
 
Diên Vỹ chuyển ngữ

Đảng Cộng sản Việt Nam đương quyền không xem năm ngoái là năm tốt đẹp. Nền kinh tế quốc gia đang gặp khó khăn, giới lãnh đạo độc tài đang bị chia rẽ; và có vẻ như là những bè phái kình địch trong Đảng Cộng sản trong khi tìm cách lôi kéo những tiếng nói đối kháng trên mạng xã hội để phục vụ cho mục đích của mình, đã tạo ra một làn sóng phản kháng trên mạng ngày càng trở nên khó kềm chế.
 
Trong năm qua, các trang blog chuyên đưa ra những tin tức sau hậu trường của giới lãnh đạo cầm quyền đã tạo ra một cơn bão chỉ trích những người thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một trang blog có tên là Quan Làm Báo, xuất hiện trong mùa xuân vừa qua, đăng tải những cáo buộc về mối liên hệ mờ ám giữa các doanh nghiệp lớn và những người thân trong gia đình Thủ tướng. Ví dụ như Quan Làm Báo cáo giác rằng người con gái 34 tuổi của ông là Nguyễn Thanh Phượng, một giám đốc đầu tư với bằng đại học Thụy Sĩ, đang tranh hợp đồng với trùm tài phiệt Nguyễn Đức Kiên, người bị bắt giữ vì tội danh tham nhũng hồi tháng Tám. Phượng khăng khăng bác bỏ tất cả những hành động mờ ám, những tấn công độc địa đến mức Vũ Tường, một phó giáo sư ngành khoa học chính trị thuộc Đại học Oregon cho rằng chúng phải được “phát tán bởi một thành phần hoặc nhóm lợi ích nào đấy muốn loại bỏ Thủ tướng.”
 
Đến tháng Chín, Thủ tướng đã thấy quá đủ với Quan Làm Báo nên đã ký một công văn số 7169, ra lệnh nhân viên dập tắt những hoạt động của các blog tương tự, và ngược đời nhất là, không được đọc chúng. Một tháng sau, Quan Làm Báo đã lắng tiếng, nhưng phong cách mạnh bạo của nó đã khuyến khích những nhà báo khác tạo ra những trang blog nặc danh khác chuyên đăng tải những bài viết mà họ không thể đăng được trên môi trường truyền thông nhà nước. “Các phe nhóm kình địch bên trong đảng đã tìm cách dùng những trang blog để phản công lại những bè phái khác,” ông Vũ nói. “Nhưng giờ đây chính quyền đã không thể kiểm soát được không gian blog.”
 
Theo Carlyle A. Thayer, giáo sư danh dự ngành khoa học chính trị Đại học New South Wales ở Canberra và là một nhà theo dõi Việt Nam kỳ cựu, những trang blog mới đã “châm mồi lửa và ai cũng đọc chúng.” Dân Làm Báo là một trong những trang blog nổi tiếng nhất. Nó có đến nửa triệu lượt đọc vào ngày 12 tháng Chín - ngày mà Thủ tướng ban hành chỉ thị cấm viết blog - căn cứ theo bức thư mở của nhóm biên tập ẩn danh của trang blog này. “Những cộng tác viên của chúng tôi bao gồm không những những người săn tin độc lập và phóng viên tự do, mà còn có những nhà báo của truyền thông chính thống và những người cung cấp tin từ chính phủ,” bức thư viết. Dân Làm Báo, cùng với những trang blog tương tự như Cầu Nhật Tân và Xuân Diện Hán Nôm đã tường thuật những vụ án xử các nhà bất đồng, những vụ tịch thu đất đai, những câu chuyện về quan chức hoang phí và ăn hối lộ, tình hình thị trường nhà đất đang suy yếu trên cả nước và những tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
 
Thế giới truyền thông xã hội cũng đang trở thành diễn đàn của những người chống đối. Facebook đang bùng nổ trên quốc gia Đông nam Á này. Trong nửa năm qua, mỗi tháng có gần một triệu người Việt đăng ký tham gia mạng lưới này, biến Việt Nam thành một quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng về lượng người sử dụng Facebook cao nhất trên toàn cầu, trang mạng phân tích truyền thông xã hội SocialBakers cho biết. Trong năm qua, tổng số người sử dụng, đa số là thanh niên thành thị có học, đã tăng gấp đôi đến 10 triệu - chiếm một phần chín dân số - khiến cho một số nhà báo mạnh miệng nhất trong nước chuyển từ blog sang Facebook. Một trong những người này là Trương Huy San, còn có tên là Huy Đức, hiện đang theo học tại Đại học Harvard bằng học bổng Nieman. Ông có khoảng 5 nghìn bạn bè và 13 nghìn người theo dõi trên Facebook, nơi ông thường xuyên đăng các bài viết nhận định về những tranh chấp mới nhất giữa Thủ tướng Dũng và đối thủ chính trị là Chủ tịch Trương Tấn Sang. “Những người như tôi không phải quay lại ngành truyền thông chính thức một khi chúng tôi có thể thảo luận được trên mạng,” ông nói.
 
Hiệu quả kinh tế thấp kém cũng làm tăng thêm nỗi bất mãn xã hội. Quốc gia này đã bị tụt hạng từ 112 vào năm 2011 xuống 123 trong năm qua trong bảng Chỉ số Nhận Thức Tham Nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế. Những vụ tham nhũng lớn đã chiếm lĩnh báo chí trong suốt cả năm và cũng đã xuất hiện trên nền văn hoá đại chúng. Bộ phim truyền hình ăn khách Đàn Trời miêu tả đời sống của một bí thư tỉnh uỷ tham ô, một doanh nhân và một giám đốc đài truyền hình tham nhũng, họ đã dùng tiền hối lộ để tiến thân và làm giàu - một câu chuyện hư cấu nhưng lại quá quen thuộc với nhiều người Việt. Vào tháng Tư, Phạm Thanh Bình, tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước Vinashin đã bị kết án tù 20 năm vì đã đưa công ty đóng tàu lớn nhất nước đến bờ phá sản. Vào tháng Tám, Nguyễn Đức Kiên, một ông trùm ngân hàng và bóng đá, đã bị bắt giữ vì “kinh doanh bất hợp pháp.” Vài tuần sau đó, cảnh sát ở nước láng giềng Cambodia đã bắt giữ Dương Chí Dũng, chủ tịch Vinalines, tập đoàn hàng hải lớn nhất Việt Nam, người đã bỏ trốn sau khi công ty bị vỡ nợ với hơn 2 tỉ Mỹ kim, truyền thông nhà nước cho biết.
 
Trong khi đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang quản lý một giai đoạn kinh tế có tỉ lệ lạm phát cao, với giá dùng tăng ở mức trung bình 9,4% mỗi tháng so với một năm về trước, số liệu của chính phủ cho biết. tiêuChiến lược kinh tế nhà nước, phần lớn nương tựa vào việc dựng nên những doanh nghiệp nhà nước lớn dường như đang bị đình trệ. Ngày 24 tháng Mười hai, Tổng cục Thống kê công bố tỉ lệ tăng trưởng ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua - thấp nhất so với các quốc gia láng giềng Đông nam Á. Cam kết đầu tư nước ngoài giảm 14% trong năm qua, công ty xếp hạng tín dụng Moody’s đã hạ điểm công trái chính phủ (với lý do “mức bất ổn cao trong kinh tế vĩ mô”), và chỉ số chuẩn mực VN Index là cổ phần có hiệu quả thấp nhất trong chỉ số cổ phần châu Á trong năm ngoái.
 
Tuy nhiên, trong khi những khó khăn ở Việt Nam đã cung cấp rất nhiều nguyên liệu cho những tiếng nói chống đối, những người phản kháng cũng vẫn không được yên ổn. Vào ngày 20 tháng Mười một, một toà án phúc thẩm đã giữ nguyên bản án 20 năm tù đối với Đinh Đăng Định, một cựu quân nhân trở thành blogger và là một nhà cổ xuý dân chủ nổi tiếng. Quyết định này xảy ra hai tháng sau khi ba người đứng đầu nhóm Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bị kết án “tuyên truyền chống phá nhà nước.” Người nổi tiếng nhất trong họ là blogger Nguyễn Văn Hải, còn có tên là Điếu Cày, đã bị kết án 12 năm tù và 5 năm giam giữ tại gia. Người bạn của ông là blogger Tạ Phong Tần bị kết án 10 năm tù và 5 năm giam giữ tại gia. Mẹ của Tần qua đời sau khi tự hoả thiêu vào tháng Bảy để phản đối việc con mình bị bắt giữ.
 
Bất chấp những cản trở trên, một trào lưu phản kháng đang lớn dần. Hiện tại những cuộc tuần hành mang tính dân tộc chống lại những đầu tư tại Việt Nam cũng như những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của nước láng giềng Trung Quốc đã vượt qua con số những cuộc biểu tình chống quan chức tham nhũng và đòi hỏi dân chủ. Nhưng mục đích của chúng là để cho giới trẻ có tinh thần dân tộc kết hợp với những nhóm chống đối khác, bao gồm cả những người hoạt động dân chủ, thành một mặt trận đoàn kết. “Ta có thể thấy mối liên hệ này ngày càng mạnh hơn,” ông Vũ nói. “Giờ đây họ đã bắt đầu tạo kết nối với các nông dân đấu tranh chống tịch thu đất đai, họ bắt đầu tạo kết nối với những người Thiên Chúa giáo đang phản đối các chính sách về tôn giáo của chính quyền.” Trong khi nhiều người vẫn cho rằng các trang blog chống chính phủ vẫn được khoan nhượng vì sự tồn tại của chúng có lợi cho một số thành phần nào đó của Đảng Cộng sản, và có thể giả định rằng sự liên kết chặt chẽ hơn của các nhóm chống đối chắc chắn không là ý định của bất kỳ cán bộ Đảng nào - và điều này có thể làm cho 2013 trở thành một năm khó khăn hơn cho chính quyền Việt Nam so với 2012.

http://12bennuoc.blogspot.com.au/2013/01/khong-gian-blog-viet-chien-tuyen-giua.html

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam