Tiến sỹ Lý Tiểu Binh nhận định rằng thời gian tới Việt Nam và Trung Quốc
'sẽ lại trải qua những thăng trầm trong mối quan hệ'.
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Hai nước hiểu lầm ý định của nhau cũng như có những tính toán sai lầm trong hoạt động quân sự. Vì thế, cả hai bên đều chịu tổn thất nặng về về sinh mạng trong cuộc chiến ngắn ngủi.
Chỉ trong có 4 tuần, Trung Quốc thiệt hại nhân mạng là 23 nghìn người, tức là mỗi ngày có 1.300 người chết. Còn phía Việt Nam là 34 nghìn người. Con số thương vong quá lớn. Đó là một cuộc chiến thảm khốc đối với cả hai phía.
VOA: Khi phát động cuộc chiến, Trung Quốc muốn dạy Việt Nam ‘một bài học’, nhưng trong cuốn ‘Lịch sử Quân đội Trung Quốc Hiện đại’, ông viết rằng Hà Nội cũng tin là đã dạy cho quân đối phương một bài. Đó là những bài học gì, thưa ông?
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Chúng hàm ý nhiều điều. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Đặng Tiểu Bình, muốn ngăn không cho Việt Nam mở rộng ảnh hưởng sang các quốc gia láng giềng như Campuchia, nhất là khi Việt Nam đưa 200 nghìn quân vào chiếm đóng nước này năm 1977 và 1978.
Chính phủ Việt Nam khi ấy cũng có các chính sách hung hăng trên biên giới với Trung Quốc không những trên đất liền và còn ngoài biển khơi thuộc biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) cũng như các chính sách đối với các Hoa Kiều ở Việt Nam. Ông Đặng muốn chấm dứt tất cả những điều đó.
Nhưng theo tôi, quân đội Việt Nam cũng đã dạy cho đối phương Trung Quốc một bài học. Quân đội Trung Quốc khi ấy thì ngoài lỗi thời còn đánh giá thấp khả năng chiến đấu hiệu quả của quân đội Việt Nam. Ngoài ra, họ còn đánh giá sai tinh thần chiến đấu chống sự xâm lăng của người dân Việt. Chính vì lẽ đó, phía Việt Nam nghĩ rằng họ đã dạy cho Bắc Kinh một bài học.
VOA:Thưa Tiến sỹ, Trung Quốc thường kỷ niệm cuộc chiến biên giới như thế nào, và báo chí có đưa tin về sự kiện này không?
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Có. Hiện giờ chính phủ cho phép truyền thông đưa tin về việc quân đội Trung Quốc đã chiến đấu dũng cảm như thế nào để ca ngợi hình ảnh anh dũng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa và cũng đồng thời sử dụng việc này để cảnh báo dân chúng rằng Việt Nam vẫn còn là một chủ đề tiềm ẩn, nếu ta không muốn nói đến từ vấn đề.
Ngày nay đó không phải là vấn đề trên đất liền, mà xoay quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Họ cũng dùng cuộc chiến biên giới để cảnh báo quần chúng trong nước về khả năng xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tôi biết là có những cuộc kỷ niệm quy mô nhỏ trong quân đội cho những vị tướng từng tham gia cuộc chiến biên giới. Dù cuộc chiến kết thúc nhưng xung đột vẫn tiếp diễn tới những năm 80, cho nên thế hệ lãnh đạo quân sự hiện thời ở Trung Quốc là các cựu chiến binh từng chiến đấu ở Việt Nam.
Giờ họ trở thành các chỉ huy hàng đầu. Họ ca ngợi các giá trị của họ cũng như lưu giữ thời kỳ chiến đấu vì đó là cuộc chiến cuối cùng mà Trung Quốc tiến hành với một nước khác. Vì thế họ dùng nó để khuếch trương những gì họ trải qua.
VOA: Từ cuộc chiến biên giới hơn 30 năm trước tới các vấn đề tranh chấp ở biển Đông, theo ông, Việt Nam có nên đặt kỳ vọng vào Trung Quốc?
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Việt Nam tin rằng họ có sự ủng hộ trên toàn quốc từ người dân cũng như các phương tiện truyền thông. Chính phủ tuyên bố chủ quyền đối với những quần đảo trên vùng biển đó. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại sự hung hăng của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông.
Họ tin rằng phía Trung Quốc sẽ thiết lập một hội nghị, diễn đàn, tôi không muốn dùng từ hợp tác, để bao gồm các nước tranh chấp nhằm giải quyết vấn đề mà không có sự can thiệp của bên ngoài, nhất là ảnh hưởng của Mỹ. Phía Việt Nam đã bắt đầu trao đổi với Trung Quốc nhưng họ không tin là họ được đối xử một cách bình đẳng.
Việt Nam muốn có sự tham gia và ủng hộ của các nước khác như Mỹ và Nhật Bản cộng với sự ủng hộ của các nước khác để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Có. Hiện giờ chính phủ cho phép truyền thông đưa tin về việc quân đội Trung Quốc đã chiến đấu dũng cảm như thế nào để ca ngợi hình ảnh anh dũng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa và cũng đồng thời sử dụng việc này để cảnh báo dân chúng rằng Việt Nam vẫn còn là một chủ đề tiềm ẩn, nếu ta không muốn nói đến từ vấn đề.
Ngày nay đó không phải là vấn đề trên đất liền, mà xoay quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Họ cũng dùng cuộc chiến biên giới để cảnh báo quần chúng trong nước về khả năng xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tôi biết là có những cuộc kỷ niệm quy mô nhỏ trong quân đội cho những vị tướng từng tham gia cuộc chiến biên giới. Dù cuộc chiến kết thúc nhưng xung đột vẫn tiếp diễn tới những năm 80, cho nên thế hệ lãnh đạo quân sự hiện thời ở Trung Quốc là các cựu chiến binh từng chiến đấu ở Việt Nam.
Giờ họ trở thành các chỉ huy hàng đầu. Họ ca ngợi các giá trị của họ cũng như lưu giữ thời kỳ chiến đấu vì đó là cuộc chiến cuối cùng mà Trung Quốc tiến hành với một nước khác. Vì thế họ dùng nó để khuếch trương những gì họ trải qua.
VOA: Từ cuộc chiến biên giới hơn 30 năm trước tới các vấn đề tranh chấp ở biển Đông, theo ông, Việt Nam có nên đặt kỳ vọng vào Trung Quốc?
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Việt Nam tin rằng họ có sự ủng hộ trên toàn quốc từ người dân cũng như các phương tiện truyền thông. Chính phủ tuyên bố chủ quyền đối với những quần đảo trên vùng biển đó. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ lên tiếng chống lại sự hung hăng của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông.
Họ tin rằng phía Trung Quốc sẽ thiết lập một hội nghị, diễn đàn, tôi không muốn dùng từ hợp tác, để bao gồm các nước tranh chấp nhằm giải quyết vấn đề mà không có sự can thiệp của bên ngoài, nhất là ảnh hưởng của Mỹ. Phía Việt Nam đã bắt đầu trao đổi với Trung Quốc nhưng họ không tin là họ được đối xử một cách bình đẳng.
Việt Nam muốn có sự tham gia và ủng hộ của các nước khác như Mỹ và Nhật Bản cộng với sự ủng hộ của các nước khác để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Họ cũng dùng cuộc chiến biên giới để cảnh báo quần chúng trong nước về khả năng xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tiến sỹ Lý Tiểu Binh nói.
VOA:Theo đánh giá của ông, liệu có khả năng Bắc Kinh lại muốn dạy cho Việt Nam một bài học mới nữa không?
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Tôi nghĩ là có. Vị thế của chính quyền hiện thời ở Trung Quốc khá mạnh. Họ lợi dụng và cổ xúy tinh thần dân tộc để huy động sự hậu thuẫn chính trị nhằm chống lại bất kỳ tuyên bố nào của Nhật Bản đối với quần đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) hay của Việt Nam và Philippines đối với quần đảo Trường Sa.
Họ đã thể hiện và chứng tỏ sức mạnh quân sự bằng cách triển khai cả không lực và lực lượng hải quân, trong đó hàng không mẫu hạm mới tại vùng biển lân cận. Nó cho thấy họ chứng tỏ khả năng quân sự nhằm thị uy để các nước khác không đưa ra thêm các tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với với các hòn đảo ở biển Đông. Năm 1974 quân đội Trung Quốc tấn công các chiến hạm của quân đội miền Nam Việt Nam và lên chiếm các hòn đảo kể từ đó. Họ nói rằng nếu ai đó đến chiếm các hòn đảo đó, họ sẽ ra tay bảo vệ lãnh thổ của mình.
VOA: Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy của Việt Nam từng nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ rằng với chủ nghĩa bá quyền và ý đồ thâu tóm biển Đông của Bắc Kinh, thì việc đàm phán với Trung Quốc là điều không hiệu quả. Ý kiến của ông ra sao?
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Đó chỉ là một khía cạnh. Còn có những quan điểm khác nữa. Cả hai chính phủ cần các giải pháp kinh tế cho những khó khăn trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. Họ đang tìm kiếm các nguồn lực và các cơ hội mới. Họ từng có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tranh chấp như thương mại vùng biên, nhập cư hay buôn bán vũ khí. Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp thông qua thỏa thuận song phương với Việt Nam.
Trung Quốc có thể thiết lập bàn đàm phán và mời phía Việt Nam, dù tôi cũng không biết liệu việc đó có dẫn tới bất kỳ điều gì hay không. Nhưng đó là cơ hội để họ bàn thảo với nhau về chủ quyền các quần đảo. Tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ mở đàm phán với Việt Nam trước khi tiến hành với Nhật Bản và Philippines về vấn đề chủ quyền lãnh hải.
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Tôi nghĩ là có. Vị thế của chính quyền hiện thời ở Trung Quốc khá mạnh. Họ lợi dụng và cổ xúy tinh thần dân tộc để huy động sự hậu thuẫn chính trị nhằm chống lại bất kỳ tuyên bố nào của Nhật Bản đối với quần đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) hay của Việt Nam và Philippines đối với quần đảo Trường Sa.
Họ đã thể hiện và chứng tỏ sức mạnh quân sự bằng cách triển khai cả không lực và lực lượng hải quân, trong đó hàng không mẫu hạm mới tại vùng biển lân cận. Nó cho thấy họ chứng tỏ khả năng quân sự nhằm thị uy để các nước khác không đưa ra thêm các tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với với các hòn đảo ở biển Đông. Năm 1974 quân đội Trung Quốc tấn công các chiến hạm của quân đội miền Nam Việt Nam và lên chiếm các hòn đảo kể từ đó. Họ nói rằng nếu ai đó đến chiếm các hòn đảo đó, họ sẽ ra tay bảo vệ lãnh thổ của mình.
VOA: Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy của Việt Nam từng nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ rằng với chủ nghĩa bá quyền và ý đồ thâu tóm biển Đông của Bắc Kinh, thì việc đàm phán với Trung Quốc là điều không hiệu quả. Ý kiến của ông ra sao?
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Đó chỉ là một khía cạnh. Còn có những quan điểm khác nữa. Cả hai chính phủ cần các giải pháp kinh tế cho những khó khăn trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. Họ đang tìm kiếm các nguồn lực và các cơ hội mới. Họ từng có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tranh chấp như thương mại vùng biên, nhập cư hay buôn bán vũ khí. Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp thông qua thỏa thuận song phương với Việt Nam.
Trung Quốc có thể thiết lập bàn đàm phán và mời phía Việt Nam, dù tôi cũng không biết liệu việc đó có dẫn tới bất kỳ điều gì hay không. Nhưng đó là cơ hội để họ bàn thảo với nhau về chủ quyền các quần đảo. Tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ mở đàm phán với Việt Nam trước khi tiến hành với Nhật Bản và Philippines về vấn đề chủ quyền lãnh hải.
Họ nói rằng nếu ai đó đến chiếm các hòn đảo đó, họ sẽ ra tay bảo vệ lãnh thổ của mình. Tiến sỹ Lý Tiểu Binh nói.
VOA: Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh nói chung?
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Mối quan hệ này có những thăng trầm, lên xuống và trải qua cả mặn nồng lẫn chua chát. Họ đều cần tới nhau. Họ đều coi nhau là các chính phủ cộng sản.
Nhưng mỗi nước đều có những lợi ích quốc gia riêng. Cho nên theo tôi, trong thời gian gần, cả hai nước sẽ lại trải qua những thăng trầm trong mối quan hệ, có lúc tranh cãi rồi lại hợp tác.
Theo tôi, chúng ta sẽ không chứng kiến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hay chiến tranh trong tương lai gần vì cả hai nước đều gặp khó khăn về kinh tế và đang trong giai đoạn chuyển đổi chính trị. Họ đều muốn mối quan hệ này có lợi thay vì gây tổn hại cho chính quyền.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn này sẽ được phát sóng trong chương trình 'Câu chuyện Việt Nam' của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào lúc 10 giờ tối (giờ Hà Nội) ngày 23/2 trên sóng trung bình 256mét41, tức 1,170 KHZ. Chương trình cũng được truyền trực tiếp trên mạng tại địa chỉ: www.voatiengviet.com. Mời quý vị đón nghe. Xin chân thành cám ơn quý vị.
http://www.voatiengviet.com/content/cuoc-chien-bien-gioi-viet-trung-nhin-tu-phia-ben-kia/1607349.html
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh: Mối quan hệ này có những thăng trầm, lên xuống và trải qua cả mặn nồng lẫn chua chát. Họ đều cần tới nhau. Họ đều coi nhau là các chính phủ cộng sản.
Nhưng mỗi nước đều có những lợi ích quốc gia riêng. Cho nên theo tôi, trong thời gian gần, cả hai nước sẽ lại trải qua những thăng trầm trong mối quan hệ, có lúc tranh cãi rồi lại hợp tác.
Theo tôi, chúng ta sẽ không chứng kiến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hay chiến tranh trong tương lai gần vì cả hai nước đều gặp khó khăn về kinh tế và đang trong giai đoạn chuyển đổi chính trị. Họ đều muốn mối quan hệ này có lợi thay vì gây tổn hại cho chính quyền.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn này sẽ được phát sóng trong chương trình 'Câu chuyện Việt Nam' của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào lúc 10 giờ tối (giờ Hà Nội) ngày 23/2 trên sóng trung bình 256mét41, tức 1,170 KHZ. Chương trình cũng được truyền trực tiếp trên mạng tại địa chỉ: www.voatiengviet.com. Mời quý vị đón nghe. Xin chân thành cám ơn quý vị.
http://www.voatiengviet.com/content/cuoc-chien-bien-gioi-viet-trung-nhin-tu-phia-ben-kia/1607349.html