Trong công nghị lúc 11 giờ sáng ngày 11-2, trước sự hiện diện của các Hồng y và Giám mục,
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã tuyên bố từ nhiệm bằng tiếng La-tin. AFP
Tường An, thông tín viên RFA, Paris - 2013-02-13 - Tin Đức Giáo Hoàng Benedic XVI đôt ngột tuyên bố thoại nhiệm đã làm xôn xao dư luận thế giới. Từ Paris, Thông tín viên Tường An ghi nhận một số cảm tưởng của Cộng đồng Công giáo Âu Châu.
Tải xuống - download
Quyết định của Đức Giáo Hoàng làm xôn xao thế giới
Trong công nghị lúc 11 giờ sáng ngày 11-2, trước sự hiện diện của các Hồng y và Giám mục, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã tuyên bố bằng tiếng La-tin, được Giám mục Trần Đức Anh, làm việc tại radio Vantican dịch ra như sau:
Anh em rất thân mến.
“Tôi triệu tập anh em đến dự Công nghị này không phải để chỉ nói về 3 cuộc phong thánh, nhưng còn để thông báo cho anh em một quyết định rất quan trọng đối với đời sống Giáo Hội. Sau khi nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức khoẻ của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa………
…Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005, kể từ ngày 28 tháng 2 năm 2013 sắp tới, Tòa Roma, Tòa Thánh Phêrô sẽ trống tòa từ lúc 20 giờ và những ai có thẩm quyền cần phải triệu tập Mật Nghị Hồng Y để bầu vị Giáo Hoàng mới…..”
Tôi triệu tập anh em đến dự Công nghị ...để thông báo cho anh em một quyết định rất quan trọng đối với đời sống Giáo Hội. Sau khi nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức khoẻ của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa... Đức Giáo Hoàng Benedict XVISau khi được phát ngôn nhân của toà thánh Vatican là Cha Federico Lombardi xác nhận, tin được truyền đi nhanh chóng, trong suốt buổi trưa ngày hôm ấy, hầu như tất cả các kênh truyền hình Âu Châu chỉ nói đi nói lại về tin này.
Tin này gây ngạc nhiên không những cho thế giới bên ngoài mà còn cho cả Cộng đồng công giáo thường xuyên theo dõi các hoạt động của Vatican . Giáo sư Thần học Nguyễn Đăng Trúc hiện đang giảng dạy tại đại học Strasbourg, Pháp quốc cho biết:
“Tin Đức Giáo Hoàng vừa rồi từ chức là điều ngạc nhiên không những cho thế giới bên ngoài mà cho cả ngay trong môi trường của người Công Giáo. Ngay cả các Đức Hồng Y, người ta cũng rất là ngạc nhiên. Cái phản ứng chung của các nhà lãnh đạo Công Giáo ở các nước thì họ dùng hai chữ rất “ngạc nhiên” và rất “thán phục”.
Hầu hết các báo chí trên thế giới đều chạy tin Đức Giáo Hoàng Benedict XVI
đã công bố từ nhiệm hom611 tháng 2, 2013. AFP
Từ Đức, Linh Mục Đỗ Ngọc Hà, thuộc chủng viện Berlin cũng chia sẻ sự ngạc nhiên của ông:
“Đối với tôi thì thật sự tôi cũng ngạc nhiên vì chúng tôi mặc dù ở trong giáo hội nhưng cũng không có nghe Ngài nói về vấn để mà Ngài từ chức. Trong Hội thánh Công Giáo từ trước đến giờ chưa bao giờ có một vị Giáo Hoàng nào mà trong thời gian đang đương nhiệm như vậy mà vì vấn đề sức khoẻ mà từ chức.”
Nhưng riêng với Giáo sư Nguyễn Học Tập, hiện cư ngụ tại Ý, từng học về thần học tai Roma, thì đối với ông và các Hồng y trong Vatican không hẳn là một bất ngờ vì đã có những chỉ dấu báo hiệu trước, ông nói:
Lần đầu trong lịch sử một Đức Giáo Hoàng từ nhiệm
Kể từ 600 năm trở lại đây, Đức Giáo Hoàng Benedic XVI là Đức Giáo Hoàng duy nhất từ nhiệm khi còn đang tại chức. Trước đó chỉ có một Giáo hoàng tự nguyện từ nhiệm vài tháng trước khi nhậm chức vào năm 1294, đó là Giáo hoàng Celestine V. Năm 1991, sau khi bị đột quị, sức khỏe của Giáo hoàng Benedict XVI có phần giảm sút đi nhiều. Năm 2012, sau chuyến công du Mexico và Cuba trong dịp lễ phục sinh Ngài đã tỏ ra rất mệt mỏi. Và mặc dù Tòa thánh Vatican khẳng định quyết định từ chức của giáo hoàng là do sức khỏe chứ không vì lý do nào khác. Nhưng căn cứ vào những tin tức chung quanh Roma, giáo sư Nguyễn Học Tập cho rằng ngoài lý do sức khoẻ còn nhiều lý do khác nữa gây nên những áp lực khiến cho Đức Giáo Hoàng quyết định từ chức.
“Đối với tôi thì thật sự tôi cũng ngạc nhiên vì chúng tôi mặc dù ở trong giáo hội nhưng cũng không có nghe Ngài nói về vấn để mà Ngài từ chức. Trong Hội thánh Công Giáo từ trước đến giờ chưa bao giờ có một vị Giáo Hoàng nào mà trong thời gian đang đương nhiệm như vậy mà vì vấn đề sức khoẻ mà từ chức.”
Nhưng riêng với Giáo sư Nguyễn Học Tập, hiện cư ngụ tại Ý, từng học về thần học tai Roma, thì đối với ông và các Hồng y trong Vatican không hẳn là một bất ngờ vì đã có những chỉ dấu báo hiệu trước, ông nói:
Kể từ 600 năm trở lại đây, Đức Giáo Hoàng Benedic XVI là Đức Giáo Hoàng duy nhất từ nhiệm khi còn đang tại chức. Trước đó chỉ có một Giáo hoàng tự nguyện từ nhiệm vài tháng trước khi nhậm chức vào năm 1294“Không có bất ngờ đâu, đài truyền hình Ý có nói hồi sáng, Ngài có in ra một quyển sách, trong đó Ngài nói một cách chung chung là : Đức Giáo Hoàng cũng có thể- khi mà thấy công chuyện mà không có thể trôi chảy thì cũng có thể từ chức. Có lẽ Ngài cũng báo trước chứ không phải là không .”
Lần đầu trong lịch sử một Đức Giáo Hoàng từ nhiệm
Kể từ 600 năm trở lại đây, Đức Giáo Hoàng Benedic XVI là Đức Giáo Hoàng duy nhất từ nhiệm khi còn đang tại chức. Trước đó chỉ có một Giáo hoàng tự nguyện từ nhiệm vài tháng trước khi nhậm chức vào năm 1294, đó là Giáo hoàng Celestine V. Năm 1991, sau khi bị đột quị, sức khỏe của Giáo hoàng Benedict XVI có phần giảm sút đi nhiều. Năm 2012, sau chuyến công du Mexico và Cuba trong dịp lễ phục sinh Ngài đã tỏ ra rất mệt mỏi. Và mặc dù Tòa thánh Vatican khẳng định quyết định từ chức của giáo hoàng là do sức khỏe chứ không vì lý do nào khác. Nhưng căn cứ vào những tin tức chung quanh Roma, giáo sư Nguyễn Học Tập cho rằng ngoài lý do sức khoẻ còn nhiều lý do khác nữa gây nên những áp lực khiến cho Đức Giáo Hoàng quyết định từ chức.
Vatican là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới, với diện tích chỉ
vẻn vẹn có 0,44 km2, lọt thỏm trong thành Rome. Wikipedia
“Một trong những lý do đó là cách đây 3 tháng Đức Giáo Hoàng có mổ tim. Sức khoẻ của Ngài cũng không còn dồi dào như trước kia. Nhưng mà có lẽ nó còn nhiều vấn đề. Có người cho rằng Đức Giáo Hoàng này có đường hướng suy nghĩ thủ cựu, classique ! Cách đây chừng 3-4 tháng có tin ( tuy không biết có chắc chắn rõ ràng như vậy không ) có những nhóm có chủ trương giết Ngài nữa. Còn ngoài ra, có những vụ họ ăn cắp tài liệu mật của Đức Giáo Hoàng để mà phổ biến ra ngoài. Nhưng không biết đó có phải là lý do chính hay không ? Có thể vì tinh thần đứng trước những vấn đề khó khăn không chỉ trong toà thánh Vatican không mà còn những vấn để trên cả thế giới, cho nên có lẽ Ngài thấy rằng Ngài không còn đủ sức khoẻ và tinh thần để tiếp tục.”
Thủ Tướng Đức Angela Merkel tỏ thái độ tôn kính trước quyết định của Đức Giáo Hoàng, Bà nói “ nếu Đức Giáo Hoàng đã suy nghĩ chính chắn để đi đến quyết định này thì tôi tôn trọng nó. “
Không phải vì Âu Châu không muốn có một Đức Giáo Hoàng người Âu châu mà vì sự thay đổi này có thể sẽ đem đến một động lực mới cho Giáo Hội La Mã. bà Bernadette ChiracTổng thống François Holland cho biết “đây là một quyết định hoàn toàn có tính nhân bản và chúng ta phải tôn kính. Một Đức Giáo Hoàng khác sẽ được chọn lựa.”
Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc nói lên sự thán phục của mình trước hành đông mà ông đánh giá là can đảm:
“Thán phục bởi lẽ thứ nhất cái quyết định này cách đây 600 năm chứ có tình trạng như vậy xảy ra. Thứ hai nữa là vì cái đó nó mới mẽ. Người ta chờ đợi nơi Ngài là 1 vị Giáo Hoàng luôn luôn tuân thủ cái truyền thống đã 600 năm. Bây giờ thấy cái cử chỉ của Ngài đó lần này tỏ ra Ngài là người có can đảm: trung thành với quan điểm của Ngài, đồng thời tuân phục luật của Giáo Hội nên người ta rất thán phục.”
Vatican cho biết sau khi toà thánh bắt đầu trống toà lúc 20 giờ Roma ngày 28/2/2013, ĐGH sẽ di chuyển ra lâu đài Gandolfo trong khi chờ đợi Nữ Đan Viện trong nội thành Vatican sửa chửa xong, và ngài sẽ cư ngụ tại đó. Vị trí của Giáo hoàng sẽ bỏ trống cho tới khi một vị tân giáo hoàng được bầu chọn, dự kiến vào tháng 3 năm 2013.
Linh Mục Đỗ Ngọc Hà lạc quan trước viễn ảnh Vatican sẽ có một ĐGH khác nhiều sức khoẻ hơn để phục vụ.”
“Tôi nghĩ rằng thời điểm này, thời đại văn minh này thì có thể người khác lên thì có thể làm việc tốt hơn hoặc là có nhiều kết quả hơn. Bác sĩ có nói Ngài không nên đi lại nhiều, không nên đi xa nữa nên ví dụ như một Đức Giáo Hoàng trẻ thì Ngài sẽ đi thăm các nơi, đi tới giáo dân thì có thể nó gần gủi, qua đó Ngài có thể truyền đạt ước nguyện của Ngài đến các giáo dân. Đức Giáo Hoàng Benedict thứ XVI rất là thông thái và sáng suốt nên cái điều mà Ngài quyết định như vậy, tôi nghĩ có thể là điều đáng mừng cho Giáo Hội trong tương lai.”
Riêng bà Bernadette Chirac hy vọng sẽ có một Đức Giáo Hoàng người Châu Phi hoặc Châu Mỹ La-tinh. « Không phải vì Âu Châu không muốn có một Đức Giáo Hoàng người Âu châu mà vì sự thay đổi này có thể sẽ đem đến một động lực mới cho Giáo Hội La Mã ». Vợ của cựu Tổng thống Pháp Jaques Chirac khẳng định.
Giáo hoàng Benedict XVI, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, người Đức, tên thật là Joseph Ratzinger, chuyên về thần học, ông nói được 10 ngôn ngữ và có chơi dương cầm rất giỏi. Ông trở thành Giáo hoàng hồi tháng 4-2005, sau khi Giáo hoàng John Paul II qua đời, Ông là Giáo Hoàng thứ 8 đến từ nước Đức và là Giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội La Mã. Hồng Y Ratzinger cũng là người già nhất khi nhậm chức Giáo hoàng vào lúc ông 78 tuổi.
Giáo dân VN ở hải ngoại nghĩ gì trước tin Đức Giáo Hoàng thoái vị
Hiền Vy, thông tín viên RFA - 2013-02-13
Phần đông giáo dân Việt Nam ở thành phố Houston tiểu bang Texas đã tỏ ra ngạc nhiên, xúc động và khâm phục Đức Giáo Hoàng Benedict 16 khi ngài tuyên bố thoái vị.
Phần đông giáo dân Việt Nam ở thành phố Houston tiểu bang Texas đã tỏ ra ngạc nhiên, xúc động và khâm phục Đức Giáo Hoàng Benedict 16 khi ngài tuyên bố thoái vị.
Hầu hết các báo chí trên thế giới đều chạy tin Đức Giáo Hoàng Benedict XVI
đã công bố từ nhiệm hôm 11 tháng 2, 2013. AFP
Tải xuống - download
Sáng thứ Hai, ngày 11 tháng Hai năm 2013, nhằm ngày mùng 2 Tết Quí Tỵ, khi miền Đông Bắc nước Mỹ vẫn đang chìm trong trận bão tuyết và Houston với những cơn mưa Xuân thì tin Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 tuyên bố thoái vị, được truyền đi trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình cũng như trên internet làm giáo dân Công giáo nhiều nơi trên thế giới ngỡ ngàng và xúc động.
Một cái gương cho những người phục vụ trong GHCG
Kỹ sư Trịnh Tiến Tinh cho biết, khi nghe tin Đức Giáo Hoàng thoái vị, ông rất sửng sốt:
"Phải nói là sửng sốt vô cùng bởi vì từ trước đến giờ tôi chưa từng nghe đến vụ ĐGH thoái vị bao giờ. Cho đến khi nghe tin này thì tôi mới biết được là trước đây cũng đã có một vị giáo hoàng đã thoái vị, khoảng năm 1293. Tôi nghĩ đây là một cái điềm gì, hay là một cái gì đã báo cho biết là sắp có một sự thay đổi rất là lớn, không những cho Giáo hội Công giáo mà còn có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi của cả toàn cầu nữa.
Nhưng suy nghĩ lại thì tôi thấy đây cũng là một cái ơn đặc biệt mà Chúa soi sáng cho Ngài để Ngài nghĩ đến giáo hội và Ngài từ chức bởi vì Chúa soi sáng khi Ngài còn đủ sáng suốt để biết rằng sức khỏe không cho phép Ngài để phục vụ gần hai tỉ người Công giáo trên hoàn cầu thì Ngài mới nhường chỗ cho người có sức khỏe hơn, có thể là đầu óc còn minh mẫn hơn. Đây là cái gương sáng cho tất cả những người phục vụ trong giáo hội Công giáo noi theo".
Chúa soi sáng khi Ngài còn đủ sáng suốt để biết rằng sức khỏe không cho phép Ngài để phục vụ gần hai tỉ người Công giáo trên hoàn cầu thì Ngài mới nhường chỗ cho người có sức khỏe hơn, có thể là đầu óc còn minh mẫn hơn. Kỹ sư Trịnh Tiến TinhCòn nhà báo Nguyễn Phi Thọ nói rằng sự thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 là do sức khỏe của Ngài nên không có gì lạ:
"Chuyện Đức Giáo Hoàng từ nhiệm là chuyện rất đặc biệt nhưng mà theo tôi thì đến 90% là do sức khỏe. Ngài không điều hành Giáo hội nổi thì sự từ nhiệm cũng là điều tốt thôi. Chuyện đó bình thường thôi chứ không đến nỗi gì mà người ta lại làm lớn chuyện. Mấy năm gần đây, Ngài rất là yếu, Vatican đã nói trước rồi, nhưng Ngài vẫn cố làm việc thôi!"
Bà Vũ Thanh Thủy, giám đốc đài phát thanh Saigon-Houston chia sẻ rằng bà cũng rất sửng sốt và giao động khi nghe tin Đức Giáo Hoàng thoái vị. Tuy nhiên khi bình tâm lại thì bà nhận thấy Ngài là người rất can đảm và khiêm tốn khi quyết định thoái vị:
"Chính vì hành động này của Ngài, càng nghĩ kỹ thì càng thấy Ngài là người rất can đảm và rất khiêm tốn mới tự nhận biết mình và tự thú nhận cái sự hạn hẹp của con người như vậy. Cho nên tôi nghĩ là Đức Giáo Hoàng đã làm một cái gương rất là khó làm cho các vị lãnh đạo trên thế giới vì đường tâm linh, đường đạo không hề bị ai chống phá, không hề bị ai đảo chánh, lật đổ hay là tranh chấp mà Ngài còn tự nhận ra, tự biết mình như vậy để mà thoái vị, nhường chỗ cho người thích hợp hơn với thời đại mới. Đó là cái gương rất là cần thiết cho thời đại ngày nay, nhất là đối với những người lãnh đạo ở ngoài đời"
LM Vũ Thành, nguyên Chủ tịch Cộng đồng Công Giáo Việt Nam, Tổng giáo phận Galveston - Houston, chia sẻ cảm tưởng của ông, trước tin Đức Giáo Hoàng thoái vị:
"Chúng tôi cũng hơi ngỡ ngàng vì việc đó quá mới mẻ bởi vì người Công
giáo vẫn coi chức Giáo Hoàng là cho đến khi Ngài chết, cũng giống như
các linh mục của chúng tôi là linh mục đời đời. Bây giờ Ngài từ chức là
vì lý do tuổi già. Ngài đã triệu tập các Hồng Y trên toàn thế giới về,
gọi là Mật Nghị Hồng Y trong mấy ngày trước đây. Một phần để bàn về Giáo
Hội mà trong đó Ngài đã trình bày ý định của Ngài. Tôi nghĩ rằng các
Đức Hồng Y đã cho ý kiến và như vậy là Ngài thấy yên tâm để tuyên bố từ
chức".
Linh mục Bác sĩ Phạm hữu Tâm cho biết là khi đọc được tin Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 thoái vị, qua internet, ông không tin đó là sự thật. Nhưng sau khi phối hợp với những nguồn tin khác và biết là tin chính xác thì ông cho rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng rất dũng cảm:
...không hề bị ai đảo chánh, lật đổ hay là tranh chấp mà Ngài còn tự nhận ra, tự biết mình như vậy để mà thoái vị, nhường chỗ cho người thích hợp hơn với thời đại mới. Đó là cái gương rất là cần thiết cho thời đại ngày nay, nhất là đối với những người lãnh đạo ở ngoài đời. Bà Vũ Thanh Thủy"Hành động của Ngài rất là dũng cảm bởi vì Ngài thấy có những cái hậu quả, đồng thời nó có những cái điều mà có thể mang nặng đến cho Ngài nhưng mà Ngài vẫn dũng cảm để làm chuyện này, sau khi Ngài đã suy nghĩ, cầu nguyện chín chắn.
Hành động của Ngài là một hành động cách mạng, bởi vì lâu nay phần đông tín hữu cũng như nhiều người trên thế giới nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 là một người rất bảo thủ, hay gò bó trong những truyền thống của giáo hội. Tuy nhiên hành động lần này đi ngược lại cái truyền thống thông thường của Giáo hội, như chúng ta thấy, là khoảng 700 năm nay thì chưa có vị Giáo hoàng nào từ nhiệm. Cho nên chúng ta thấy vị Giáo hoàng này không phải là một vị Giáo hoàng bảo thủ nhưng Ngài có cái nhìn rất là cách mạng về cái tiến trình của giáo hội.
Ngài có tình yêu sâu xa cho Giáo hội. Một ngôi vị Giáo Hoàng trông coi 1.2 tỷ người Công giáo trên toàn thế giới là một trách nhiệm rất nặng nề. Có lẽ Ngài thấy nhu cầu của Giáo Hội bây giờ rất là rộng lớn, đặc biệt là xã hội bây giờ đi ngược chiều với giá trị của tin mừng và Ngài cảm thấy sức khỏe của Ngài không cho phép Ngài có thể đối đầu, cũng như có thể đáp ứng những nhu cầu của giáo hội. Vì vậy tôi nghĩ, khi từ chức như vậy thì Ngài hy vọng có một người trẻ hơn lên thay thế Ngài, sẽ đáp ứng những nhu cầu này của Giáo hội cho nên tôi thấy Ngài có một tình yêu sâu xa cho giáo hội trong cái quyết định này của Ngài"
Trước những lời đồn đoán cũng như bàn tán về vị Giáo Hoàng tương lai, LM Phạm Hữu Tâm tâm sự rằng không dễ gì để có Giáo Hoàng gốc Á Đông vào thời điểm này:
"Trong Hồng Y Đoàn - tức là những vị có tư cách; thứ nhất là để được chọn lựa làm Giáo hoàng, thứ hai là những vị có thể bỏ phiếu cho những người khác làm giáo hoàng - có rất nhiều vị Hồng Y từ Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Cho nên thời gian sau này có rất nhiều lời đồn đóan, hy vọng là vị Giáo hoàng kế tiếp sẽ không phải là từ khối Âu Châu. Những vị Hồng Y từ các nước Á Đông hay Châu Mỹ La Tinh hay Phi châu thì tôi nghĩ chưa có sự quen biết cũng như chưa có uy tín rộng lớn đối với tất cả các vị hồng y trong hồng y đoàn mà muốn được bầu thì phải có uy tín với nhiều người thì mới được bầu. Cho nên mong muốn thì có mà có lẽ hy vọng thì không"
Còn LM Vũ Thành thì cho rằng những đức Hồng Y của Hoa Kỳ cũng có nhiều hy vọng được tiến cử:
"Các Hồng Y của Mỹ bây giờ làm việc bên Roma cũng nhiều, chẳng hạn như đức Hồng Y Daniel DiNardo của Houston, Ngài cũng mới ngoài 50, hay là đức Hồng Y, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ở New York. Nhưng mà cái gì cũng vậy, người ta nhắm đến một người có khả năng để có thể chịu đựng được tất cả sức ép của thời đại bây giờ. Tức là người có thể lý cũng như tâm lý vững mạnh"
Trong niềm xúc động của nhiều người trước tin thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, chúng tôi xin mượn lời của bà Vũ Thanh Thủy để chấm dứt phóng sự này:
"Với sự thay đổi, những biến chuyển quá nhanh của các vấn đề trên thế giới, chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Riêng trong chuyện Đức Giáo Hoàng thì càng suy nghĩ tôi càng thấy là Ngài đang muốn dạy cho tất cả chúng ta một bài học về sự tự xét lại mình và tự nhận biết mình. Biết được khả năng của mình, biết được sự hạn hẹp của con người và khiêm tốn chấp nhận điều đó và nên vì quyền lợi chung của tập thể hơn là quyền lợi cá nhân"
Trước những lời đồn đoán cũng như bàn tán về vị Giáo Hoàng tương lai, LM Phạm Hữu Tâm tâm sự rằng không dễ gì để có Giáo Hoàng gốc Á Đông vào thời điểm này:
"Trong Hồng Y Đoàn - tức là những vị có tư cách; thứ nhất là để được chọn lựa làm Giáo hoàng, thứ hai là những vị có thể bỏ phiếu cho những người khác làm giáo hoàng - có rất nhiều vị Hồng Y từ Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Cho nên thời gian sau này có rất nhiều lời đồn đóan, hy vọng là vị Giáo hoàng kế tiếp sẽ không phải là từ khối Âu Châu. Những vị Hồng Y từ các nước Á Đông hay Châu Mỹ La Tinh hay Phi châu thì tôi nghĩ chưa có sự quen biết cũng như chưa có uy tín rộng lớn đối với tất cả các vị hồng y trong hồng y đoàn mà muốn được bầu thì phải có uy tín với nhiều người thì mới được bầu. Cho nên mong muốn thì có mà có lẽ hy vọng thì không"
Còn LM Vũ Thành thì cho rằng những đức Hồng Y của Hoa Kỳ cũng có nhiều hy vọng được tiến cử:
"Các Hồng Y của Mỹ bây giờ làm việc bên Roma cũng nhiều, chẳng hạn như đức Hồng Y Daniel DiNardo của Houston, Ngài cũng mới ngoài 50, hay là đức Hồng Y, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ở New York. Nhưng mà cái gì cũng vậy, người ta nhắm đến một người có khả năng để có thể chịu đựng được tất cả sức ép của thời đại bây giờ. Tức là người có thể lý cũng như tâm lý vững mạnh"
Trong niềm xúc động của nhiều người trước tin thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, chúng tôi xin mượn lời của bà Vũ Thanh Thủy để chấm dứt phóng sự này:
"Với sự thay đổi, những biến chuyển quá nhanh của các vấn đề trên thế giới, chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Riêng trong chuyện Đức Giáo Hoàng thì càng suy nghĩ tôi càng thấy là Ngài đang muốn dạy cho tất cả chúng ta một bài học về sự tự xét lại mình và tự nhận biết mình. Biết được khả năng của mình, biết được sự hạn hẹp của con người và khiêm tốn chấp nhận điều đó và nên vì quyền lợi chung của tập thể hơn là quyền lợi cá nhân"