Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Thiên thạch gây hoảng loạn vùng Ural của Nga

Hình ảnh được trang Chelyabinsk.ru cung cấp cho thấy hình ảnh vẫn thạch trên bầu trời Chelyabinsk, 15/2/2013.  (AP Photo/Chelyabinsk.ru) 
Hình ảnh được trang Chelyabinsk.ru cung cấp cho thấy hình ảnh 
vẫn thạch trên bầu trời Chelyabinsk, 15/2/2013. (AP Photo/Chelyabinsk.ru)


Tiểu hành tinh:
Một vật thể bằng đá tương đối nhỏ, thụ động, xoay quay quanh mặt trời.
Sao chổi:
Một vật thể tương đối nhỏ mà băng có thể bốc hơi trong ánh sáng mặt trời để tạo ra một lớp bụi và khí, và đôi khi tạo thành một cái đuôi.
Thiên thạch:
Một hòn đá ngoài không gian, thường là một mảnh từ một tiểu hành tinh hoặc một phần sao chổi đi vào bầu khí quyển Trái đất. Nhiều thiên thạch bị đốt cháy do ma sát và nhiệt.
Vẫn thạch:
Thiên thạch còn lại sau khi đi hết hành trình xuyên qua bầu khí quyển Trái đất và va chạm với bề mặt Trái đất.
Ông Jim Green nói rằng các “quả bóng lửa” loại này xảy ra mỗi ngày nhưng chúng ta hầu như không thấy chúng bởi vì chúng thường rơi xuống đại dương hoặc những khu vực hẻo lánh.

Nhà chức trách nói hơn 1.100 người ở khu vực Chelyabinsk bị thương và nhiều người trong số họ bị thương do kính vỡ.

Viện Hàn lâm Khoa học của Nga nói rằng thiên thạch nặng 10 tấn này tiến vào khí quyển trái đất với vận tốc ít nhất 54.000 km giờ.

Thiên thạch này đâm xuống Trái đất chỉ vài giờ trước khi một tiểu hành tinh với tên gọi 2012 DA14 dự báo sẽ bay qua với khoảng cách gần với Trái đất.

Tuy nhiên, vụ thiên thạch rơi ở Nga không có liên hệ gì đến tiểu hành tinh vừa kể.






Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam