Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho nghỉ việc vì phản đối phát biểu của
Tổng Bí thư Ðảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Trà Mi - VOA - 28.02.2013 - Cộng
đồng những người sinh hoạt net và các blogger Việt Nam đang truyền tay
nhau ký tên vào bản Tuyên bố bày tỏ tình đoàn kết và ủng hộ đối với một
nhà báo trẻ vừa bị đuổi việc vì chỉ trích lãnh đạo của đảng cộng sản
Việt Nam.
Ký giả Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình và Xã hội bị đe dọa truy tố và bị đuổi việc hôm 26/2, chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi viết bài blog thẳng thắn phản biện trước phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong lời phát biểu được truyền hình toàn quốc hôm 25/2, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói những kêu gọi thay đổi điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội là biểu hiện của sự “suy thoái” tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” cần phải xử lý.
Trong bài blog phản hồi, ký giả Kiên viết rằng tuyên bố của ông Trọng chỉ là ý muốn của riêng ông và của đảng cộng sản, chứ không phải của toàn dân. Nhà báo Kiên nói anh mong muốn bỏ điều 4 Hiến pháp, muốn đa đảng, dân chủ tại Việt Nam.
Bản lên tiếng mang tên “Lời Tuyên bố Công dân Tự do” được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội ngày 28/2 đã thu hút nhiều người ký tên chỉ vài giờ sau khi xuất hiện.
Bản Tuyên bố lặp lại những nguyện vọng mà ký giả Kiên trình bày trong bài phản biện, bao gồm một thể chế chính trị tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội tại Việt Nam.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những người tham gia ký tên đầu tiên, nói về thông điệp chính của bản Tuyên bố này:
“Kêu gọi sự thay đổi cơ chế chính trị của đất nước để đưa đất nước tiến lên, không bị trì trệ nữa. (Chúng tôi) đòi hỏi một thiết chế dân chủ cho đất nước vì bao nhiêu người đã hy sinh để đấu tranh cho điều đó. Ngay cả ông Hồ Chí Minh hồi trước đã nói là đấu tranh cho sự độc lập, tự do, và một chế độ dân chủ, mà từ hồi đó tới giờ vẫn chưa có. Tới thế kỷ thứ 21 rồi mà mấy chục năm qua Việt Nam vẫn chưa đạt được một thiết chế dân chủ, chưa có được một nhà nước thật sự ‘do dân, vì dân’. Cho nên, thông điệp của bản Tuyên bố này nói lên điều đó. Anh Kiên, chính anh Kiên nói ra điều đó và đã đồng cảm với tất cả mọi người cho nên được sự hưởng ứng của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Chuyện này là do các bạn trẻ khởi xướng.”
Một blogger trẻ có bút danh Trầm Tử cho rằng bản Tuyên bố có thể không có tác dụng gì đối với nhà cầm quyền, nhưng là một sự đánh động, kêu gọi quan tâm của mọi người, nhất là giới trẻ, về trách nhiệm với tình hình đất nước:
“Một bản lên tiếng như vậy, mình nghĩ, dù có đến tay những người cầm quyền đi chăng nữa thì họ cũng không có phản ứng gì tích cực đâu. Cái này là một thông điệp cho giới trẻ, nhất là những công dân mạng. Ngoài cuộc sống thực tế, việc lên tiếng rất khó khăn. Cho nên, cộng đồng mạng như một mối dây liên kết mang thông điệp chung đến giới trẻ và thức tỉnh giới trẻ trong điều kiện đất nước đang lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong cái khó khăn đó, những sự liên kết như vậy tạo thêm sức mạnh và thêm cơ hội để Việt Nam có thể có một thay đổi tích cực nào đó trong tương lai.”
Những người ký tên khẳng định công dân Việt Nam có quyền tuyên bố đòi hỏi những thay đổi dân chủ vì đó là hành xử quyền cơ bản của con người bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ tư tưởng. Họ nói những quyền này “mỗi người sinh ra tự nhiên đã có”, “không phải do đảng cộng sản ban cho”.
Vẫn
theo bản Tuyên bố, những người nào chống lại các quyền này là “phản
động”, “đi ngược lại với lợi ích của nhân dân” và “xu hướng tiến bộ của
nhân loại”.
Những người ký tên trong Lời Tuyên bố Công dân Tự do nhấn mạnh họ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”.
Phản hồi trước sự ủng hộ này, ký giả Kiên bày tỏ cảm nghĩ:
“Hai hôm nay tôi đã được sự hỗ trợ tinh thần rất to lớn từ phía cộng đồng blogger cũng như những người bạn trên Facebook. Những chia sẻ của họ làm cho tôi vững tin hơn. Tôi thật sự bất ngờ về chuyện đó. Nó hơn những gì tôi suy nghĩ về cái ý thức dân chủ-tự do ở Việt Nam. Đó là một trong những điều ngoài sự mong đợi của tôi.”
Cộng đồng cư dân mạng Việt Nam kêu gọi mọi người biến “Lời Tuyên bố Công dân Tự do” thành cầu nối liên kết người dân Việt đấu tranh vì nền dân chủ cho đất nước.
Ký giả Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình và Xã hội bị đe dọa truy tố và bị đuổi việc hôm 26/2, chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi viết bài blog thẳng thắn phản biện trước phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong lời phát biểu được truyền hình toàn quốc hôm 25/2, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói những kêu gọi thay đổi điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội là biểu hiện của sự “suy thoái” tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” cần phải xử lý.
Trong bài blog phản hồi, ký giả Kiên viết rằng tuyên bố của ông Trọng chỉ là ý muốn của riêng ông và của đảng cộng sản, chứ không phải của toàn dân. Nhà báo Kiên nói anh mong muốn bỏ điều 4 Hiến pháp, muốn đa đảng, dân chủ tại Việt Nam.
Kêu
gọi sự thay đổi cơ chế chính trị của đất nước để đưa đất nước tiến lên,
không bị trì trệ nữa. (Chúng tôi) đòi hỏi một thiết chế dân chủ cho đất
nước vì bao nhiêu người đã hy sinh để đấu tranh cho điều đó. Ngay cả
ông Hồ Chí Minh hồi trước đã nói là đấu tranh cho sự độc lập, tự do, và
một chế độ dân chủ, mà từ hồi đó tới giờ vẫn chưa có...
Bản Tuyên bố lặp lại những nguyện vọng mà ký giả Kiên trình bày trong bài phản biện, bao gồm một thể chế chính trị tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội tại Việt Nam.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những người tham gia ký tên đầu tiên, nói về thông điệp chính của bản Tuyên bố này:
“Kêu gọi sự thay đổi cơ chế chính trị của đất nước để đưa đất nước tiến lên, không bị trì trệ nữa. (Chúng tôi) đòi hỏi một thiết chế dân chủ cho đất nước vì bao nhiêu người đã hy sinh để đấu tranh cho điều đó. Ngay cả ông Hồ Chí Minh hồi trước đã nói là đấu tranh cho sự độc lập, tự do, và một chế độ dân chủ, mà từ hồi đó tới giờ vẫn chưa có. Tới thế kỷ thứ 21 rồi mà mấy chục năm qua Việt Nam vẫn chưa đạt được một thiết chế dân chủ, chưa có được một nhà nước thật sự ‘do dân, vì dân’. Cho nên, thông điệp của bản Tuyên bố này nói lên điều đó. Anh Kiên, chính anh Kiên nói ra điều đó và đã đồng cảm với tất cả mọi người cho nên được sự hưởng ứng của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Chuyện này là do các bạn trẻ khởi xướng.”
Một blogger trẻ có bút danh Trầm Tử cho rằng bản Tuyên bố có thể không có tác dụng gì đối với nhà cầm quyền, nhưng là một sự đánh động, kêu gọi quan tâm của mọi người, nhất là giới trẻ, về trách nhiệm với tình hình đất nước:
“Một bản lên tiếng như vậy, mình nghĩ, dù có đến tay những người cầm quyền đi chăng nữa thì họ cũng không có phản ứng gì tích cực đâu. Cái này là một thông điệp cho giới trẻ, nhất là những công dân mạng. Ngoài cuộc sống thực tế, việc lên tiếng rất khó khăn. Cho nên, cộng đồng mạng như một mối dây liên kết mang thông điệp chung đến giới trẻ và thức tỉnh giới trẻ trong điều kiện đất nước đang lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong cái khó khăn đó, những sự liên kết như vậy tạo thêm sức mạnh và thêm cơ hội để Việt Nam có thể có một thay đổi tích cực nào đó trong tương lai.”
Những người ký tên khẳng định công dân Việt Nam có quyền tuyên bố đòi hỏi những thay đổi dân chủ vì đó là hành xử quyền cơ bản của con người bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ tư tưởng. Họ nói những quyền này “mỗi người sinh ra tự nhiên đã có”, “không phải do đảng cộng sản ban cho”.
Tôi
đã được sự hỗ trợ tinh thần rất to lớn từ phía cộng đồng blogger cũng
như những người bạn trên Facebook. Những chia sẻ của họ làm cho tôi vững
tin hơn...Nó hơn những gì tôi suy nghĩ về cái ý thức dân chủ-tự do ở
Việt Nam. Đó là một trong những điều ngoài sự mong đợi của tôi...
Những người ký tên trong Lời Tuyên bố Công dân Tự do nhấn mạnh họ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”.
Phản hồi trước sự ủng hộ này, ký giả Kiên bày tỏ cảm nghĩ:
“Hai hôm nay tôi đã được sự hỗ trợ tinh thần rất to lớn từ phía cộng đồng blogger cũng như những người bạn trên Facebook. Những chia sẻ của họ làm cho tôi vững tin hơn. Tôi thật sự bất ngờ về chuyện đó. Nó hơn những gì tôi suy nghĩ về cái ý thức dân chủ-tự do ở Việt Nam. Đó là một trong những điều ngoài sự mong đợi của tôi.”
Cộng đồng cư dân mạng Việt Nam kêu gọi mọi người biến “Lời Tuyên bố Công dân Tự do” thành cầu nối liên kết người dân Việt đấu tranh vì nền dân chủ cho đất nước.