Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Giáo dân Việt Nam hy vọng gì ở Tân Giáo Hoàng?

Hàng chục ngàn giáo dân Công giáo tại Quảng trường Thánh Phê-rô 
chờ đợi Tân Giáo Hoàng xuất hiện ngày 13 tháng 3 năm 2013.
Courtesy vatican.va

Vui mừng

RFA - Hàng chục ngàn giáo dân Công giáo đứng chờ trong mùa lạnh tại Quảng trường Thánh Phê-rô đã nhảy múa reo mừng khi khói trắng bốc lên từ nhà nguyện Sistine vào lúc 7 giờ 5 phút, giờ địa phương. Họ đồng thanh hô lớn “Habemus Papam” nghĩa là “chúng ta đã có Đức giáo hoàng”, trong khi chuông Thánh đường Thánh Phê-rô reo vang hòa nhịp với hàng chục tháp chuông khắp thủ đô Roma cùng reo mừng vị chủ chăn mới. Đó chính là Đức Thánh Cha Francisco, đến từ châu Mỹ La-tinh. Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, Linh mục Phan Văn Lợi đã chia sẻ cảm tưởng của mình trong vui mừng khi đón nhận tin có Đức Tân Giáo Hoàng:

“Chúng tôi rất vui mừng khi mà thấy Giáo hội lại có một vị lãnh đạo mới để làm cho Giáo hội mở ra với thế giới. Cái tin Đức Giáo Hoàng Francis lên ngôi đó làm cho chúng tôi có những nhận xét, tuy là Ngài 76 tuổi, nhiều người đã mong đợi một vị Giáo Hoàng trẻ hơn, nhưng mà chắc chắn đó là do sự Chúa tác động vào Ngài.
Chúng tôi rất vui mừng khi mà thấy Giáo hội lại có một vị lãnh đạo mới để làm cho Giáo hội mở ra với thế giới. LM Phan Văn Lợi
Vị Giáo Hoàng này có được tiếng là một người quan tâm đến những vấn đề xã hội và Ngài sống rất nghèo khó thì chúng tôi mong rằng nếp sống của Ngài cũng như sự quan tâm của Ngài sẽ là sự thăng tiến mới cho vấn đề công lý ở trên thế giới. Hy vọng Ngài chứng kiến những bất công ở trong quê hương của Ngài thì Ngài cũng sẽ thấy rằng những bất công đó đang còn tồn tại ở những nơi khác,nhất là những nước độc quyền cộng sản, cụ thể là Trung Quốc và Việt nam.”

Cùng hiệp thông với hàng ngàn tín hữu Công giáo trên khắp thế giới đón chờ một Tân Giáo Hoàng cho Giáo hội, Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại cũng đã thức suốt đêm để theo dõi sự kiện. Chia sẻ sự vui mừng và phấn khởi khi vị Tân Giáo Hoàng xuất hiện, Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại cũng cho rằng vị Tân Giáo Hoàng đến đúng vào thời điểm khó khăn của Giáo hội thì chắc chắn sẽ có cái giá trị của nó và sẽ có những thay đổi tốt đẹp hơn cho Giáo hội Công giáo:

Tân Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio Francis I, xuất hiện ở cửa sổ ban công Nhà thờ St Peter sau khi 
được bầu làm Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo La Mã vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 tại Vatican. Courtesy vatican.va

“Cái cảm giác của tôi là rất vui mừng vì Giáo hội đã có vị Giáo Hoàng mới, rất là nhanh, nhanh hơn người ta dự đoán và nó có yếu tố bất ngờ:Ngài là một vị không ai dự đoán trước nhưng mà lại được làm GiáoHoàng. Đây là một sự kiện đặc biệt trong Giáo hội và chắc chắn Chúa muốn nói gì đó với Giáo hội qua sự kiện này, muốn tạo ra một vị lãnh đạo mới. Đúng như là Cha Giám Tỉnh của giòng Chúa Cứu Thế đã nói mà tôi thấy rất là tâm đắc, đó là ở mỗi một thời điểm Chúa biết chọn ai để phù hợp với thời điểm đó. Vâng, và tôi nghĩ thời điểm này Gíáo hội đang đứng trước nhiều khó khăn thì việc Chúa chọn một vị Giáo Hoàng mới chắc chắn nó sẽ có giá trị của nó ở thời điểm này. Và tôi cũng rất là hy vọng sẽ có một cái gì đó mới mẽ diễn ra trong Giáo hội.”

Hy vọng sẽ có những thay đổi

Blogger Nguyễn Hữu Vinh, một tín hữu Công giáo tại Việt Nam cũng hân hoan đón mừng tin này và ông cho rằng ông cũng hy vọng với một vị Giáo Hoàng đến từ châu Mỹ sẽ có giúp nhiều thay đổi và tiến bộ hơn trong đường lối ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam.

“Là một tín hữu Công giáo thì cũng như tín hữu Công giáo ở khắp nơi trên thế giới, chúng tôi hân hoan đónh nhận tin mừng này. Chúng tôi hy vọng rằng có được một Tân Giáo Hoàng thì việc thay đổi sẽ có nhiều tiến bộ hơn trong các đường lối của Vatican đối với Việt Nam. Chúng tôi là một đất nước ở vùng Đông Nam Á, là một vùng vẫn còn thuộc bộ Quyền giáo hiện nay. Do đó,việc Đức Gíáo Hoàng lấy tước hiệu Francisco Đệ Nhất, chúng tôi thấy rất hy vọng, đặc biệt Người xuất thân từ Argentina, là một đất nước có nhiều hoàn cảnh mà tôi thấy có nhiều điểm tương đồng. Hy vọng trong đường lối của Vatican sắp tới đối với Việt Nam có những tác dụng sâu sắc hơn; Cũng như là có những thực tế hơn để đất nước chúng tôi có được những lời cầu nguyện, những hành động cụ thể cho nó phù hợp hơn với tình hình thực tế ở Việt Nam. Và qua đó tôi cũng hy vọng Giáo hội ở Việt Nam sẽ có những cái ân huệ tốt hơn cũng như là đất nước Việt Nam của chúng tôi có những thuận lợi hơn trong các vấn đề này.”
Hy vọng trong đường lối của Vatican sắp tới đối với Việt Nam có những tác dụng sâu sắc hơn. Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Một tín hữu trẻ Công giáo Việt Nam, anh Phao-lô Thành Nguyễn, cũng hân hoan đón nhận tin vui và anh cũng mong muốn vị Đức Giáo Hoàng mới sẽ có cái nhìn cởi mở hơn về những điều luật của Hội Thánh, vốn trước giờ còn quá khắt khe, để hầu giúp gắn kết lại gần hơn với Giáo hội:

“Tin Giáo Hoàng được bầu sáng nay với tước hiệu Francis, không thể diễn tả được; nhưng một cách nào đó, giống như vì sự mong chờ của mình mà Chúa ban cho mình một vị Giáo Hoàng mới. Em đón nhận nó với sự hân hoan và niềm hy vọng rất lớn. Là một người trẻ, thì em mong muốn là vị Giáo Hoàng này sẽ cởi mở hơn dành cho giới trẻ. Những thao thức của giới trẻ về những điều luật của Hội Thánh từ trước đến giờ như luật tránh thai, luật này, luật kia, thì bằng cách nào đó Gíáo hội hãy cởi mở hơn và công khai đối thoại thẳng thắn với giới trẻ về điều này. Bây giờ giới trẻ người ta quan tâm đến những điều còn ràng buộc như vấn đề hôn nhân… mà những điều đó là những điều ngăn trở rất lớn để giới trẻ gắn kết với Hội Thánh. Em hy vọng, Đức Giáo Hoàng mới nhìn nhận vấn đề này để tìm ra một hướng chung nhằm giải quyết những vấn đề của giới trẻ để họ có thể gần gũi hơn với Hội Thánh.”

Kính thưa quý vị, với ít nhất 77 phiếu chọn, tức là 2/3 tổng số 115 cử tri Hồng Y, Tân Giáo Hoàng Francisco đã được bầu chọn trong vòng bầu phiếu lần thứ năm vào ngày thứ nhì của cuộc bầu cử và là chiều thứ tư trong tuần. Đây được xem là một thời hạn nhanh nhất trong nhiều năm nay. Và là một bất ngờ lớn giữa bối cảnh không có ai là ứng viên sáng giá trong lần mật nghị này. Năm nay 76 tuổi, vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo La mã, là vị Giáo Hoàng đầu tiên hơn một ngàn năm đến từ một đất nước không phải là Châu Âu.

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam