Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện.
RFA file Screen capture
Ỷ Lan, thông tín viên RFA - 2013-03-10 - Thông tín viên Ỷ Lan của Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về lời kêu gọi ủng hộ dân chủ đa nguyên của Ngài.
Tôn giáo và tổ quốc
Ỷ Lan: Kính bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, vừa qua từ Thanh Minh Thiền viện ở Saigon Đức Tăng Thống đã ban hành Lời tuyên bố hậu thuẫn cho Dân chủ đa nguyên. Kính xin Đức Tăng Thống cho biết lý do vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã lên tiếng như thế?
ĐTT Thích Quảng Độ: Đơn giản lắm, là vì người xưa nói đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Nghĩa là người ta cùng một lập trường với nhau thì rất thêm thông cảm lắm.
Bởi vì Giáo hội cũng mấy chục năm nay đang và vẫn tiếp tục tranh đấu cho nền dân chủ đa nguyên. Cách đây đã 13 năm, tức là vào năm 2001, Giáo hội đã lên tiếng kêu gọi cho một nền chính trị đa nguyên, đưa ra Tám điểm cứu nguy đất nước. Rồi đến năm Ất Dậu, 5 năm sau, lại kêu gọi dân chủ đa nguyên mà gọi là Ba Đảng. Tức là một đảng khuynh tả, một đảng khuynh hữu và đảng trung lập. Như vậy, nói đến vấn đề tranh đấu cho dân chủ, tự do cho Việt Nam thì có thể nói là Giáo hội đi đầu.
Bởi vì những năm đó cũng rất là ít ỏi, vắng tiếng nói của các đoàn thể khác. Bây giờ đây tôi mừng cái là những tổ chức đang lên tiếng đây. Chẳng hạn như “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” của 72 vị đảng viên cao cấp. 72 người đó toàn là công thần của chế độ. Thế rồi “Lời tuyên bố của các Công dân Tự do” cũng phần lớn là đảng viên cả. Thì chính bây giờ những người Cộng sản họ đang ý thức vấn đề bây giờ không dân chủ tự do hóa thì đất nước vẫn cứ tụt hậu. Không thể nào theo đuổi được cho kịp đà tiến của các nước khác.
Bây giờ vấn đề dân chủ hóa là vấn đề có thể nói quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Mà bây giờ các giới từ trong đảng Cộng sản họ cũng đã ý thức điều đó. Đó là dấu hiệu rất mừng.
Ỷ Lan: Đức Tăng Thống có nhắc đến việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đi đầu trong việc đòi hỏi dân chủ đa nguyên. Xin hỏi Giáo hội là một tổ chức tôn giáo, cần tự do tôn giáo, sao lại cần dân chủ đa nguyên?
ĐTT Thích Quảng Độ: Bởi vì tôn giáo đâu có thể tách rời được cuộc sống của toàn dân? Mình là thành phần của một dân tộc, một đất nước, dù mình theo tôn giáo nào, thì trước hết mình phải có bổn phận, có trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với sự tồn vong của đất nước mà cái giáo hội đó đang liên kết với, chặt chẽ với, tức là tổ quốc Việt Nam.
Dù tôn giáo nào cũng thế. Mình thờ Phật, thờ Chúa, bất cứ ai... Nhưng trên hết và trước hết là mình phải có Tổ quốc, Tổ Hùng Vương và Tổ quốc. Mà nếu tổ quốc mất thì mình, Phật pháp còn đâu ở cái đất nước này? Chẳng hạn như bây giờ Cộng sản để Tàu mà nó chiếm đi, thì Phật giáo cũng tiêu vong thôi. Cho nên cơ bản vẫn phải là Tổ quốc. Mà Đức Phật cũng dạy vậy.
Mình là thành phần của một dân tộc, một đất nước, dù mình theo tôn giáo nào, thì trước hết mình phải có bổn phận, có trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với sự tồn vong của đất nước mà cái giáo hội đó đang liên kết với, chặt chẽ với, tức là tổ quốc Việt Nam. ĐTT Thích Quảng ĐộNhư sự sụp đổ kinh tế vừa rồi chẳng hạn. Cũng chỉ vì độc đảng đấy thôi. Chứ nếu đa đảng thì người ta kiểm soát lẫn nhau, nền kinh tế không đến nỗi bi đát như hiện giờ.
Bây giờ vấn đề dân chủ hóa là vấn đề có thể nói quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Mà bây giờ các giới từ trong đảng Cộng sản họ cũng đã ý thức điều đó. Đó là dấu hiệu rất mừng.
Ỷ Lan: Đức Tăng Thống có nhắc đến việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đi đầu trong việc đòi hỏi dân chủ đa nguyên. Xin hỏi Giáo hội là một tổ chức tôn giáo, cần tự do tôn giáo, sao lại cần dân chủ đa nguyên?
ĐTT Thích Quảng Độ: Bởi vì tôn giáo đâu có thể tách rời được cuộc sống của toàn dân? Mình là thành phần của một dân tộc, một đất nước, dù mình theo tôn giáo nào, thì trước hết mình phải có bổn phận, có trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với sự tồn vong của đất nước mà cái giáo hội đó đang liên kết với, chặt chẽ với, tức là tổ quốc Việt Nam.
Dù tôn giáo nào cũng thế. Mình thờ Phật, thờ Chúa, bất cứ ai... Nhưng trên hết và trước hết là mình phải có Tổ quốc, Tổ Hùng Vương và Tổ quốc. Mà nếu tổ quốc mất thì mình, Phật pháp còn đâu ở cái đất nước này? Chẳng hạn như bây giờ Cộng sản để Tàu mà nó chiếm đi, thì Phật giáo cũng tiêu vong thôi. Cho nên cơ bản vẫn phải là Tổ quốc. Mà Đức Phật cũng dạy vậy.
Thành ra mối quan tâm ấy là của chung, của toàn dân Việt Nam, không phân biệt tôn giáo hay là dân tộc này dân tộc khác. Tất cả sáu mươi mấy dân tộc đang sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với sự tồn vong của đất nước Việt Nam. Thì Giáo hội là một trong đó, nên Giáo hội phải quan tâm.
Ý dân là ý trời
Đại sứ Hoa Kỳ David Shear và Thượng tọa Thích Quảng Độ bắt tay sau cuộc thảo luận
về tự do tôn giáo và nhân quyền tại TPHCM ngày 17/8. Courtesy US Embassy.
Ỷ Lan: Bạch Hòa thượng nhắc đến hai bản văn "Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp" và "Lời tuyên bố của các Công dân Tự do" gợi ý từ bài viết của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thì kính xin Đức Tăng Thống cho biết có điều gì quan trọng trong hai văn kiện này khiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất quan tâm hậu thuẫn?
ĐTT Thích Quảng Độ: Cái “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” rất quan trọng là bởi vì cái Hiến pháp hiện hành đặc biệt Điều 4 dành toàn quyền cho Đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước, thì như vậy là họ độc quyền lãnh đạo tất cả các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục. Tất cả đều do Cộng sản chỉ huy và đặt kế hoạch, như vậy họ chỉ làm trước hết củng cố vị thế cho Đảng Cộng sản.
Tôi mừng cái là ngay giờ đây Kiến nghị này cũng như cái bản Công dân Tự do đây, không là tất cả nhưng hầu hết là đảng viên Cộng sản chủ trương, đề xướng, mong rằng toàn dân nhân cơ hội này cũng nên lên tiếng, mười người lên tiếng, trăm người lên tiếng, rồi nghìn người lên tiếng, trăm nghìn người lên tiếng, thì tôi tin chắc rằng Đảng Cộng sản không thể làm lơ được nữa.
Ỷ Lan: Câu hỏi chót, kính xin Đức Tăng Thống có lời gì gửi đến đồng bào các giới và đồng bào Phật tử?
ĐTT Thích Quảng Độ: Tôi mong muốn rằng tất cả Tăng Ni, Phật tử hoặc toàn dân Việt Nam nữa, nỗ lực ủng hộ hai cái Văn kiện này để cho nó có thể đi đến thực hiện hóa một cách tốt đẹp.
Tôi cũng mong Đảng Cộng sản biết lắng tai nghe tiếng nói của dân, điều hành vận nước như thế nào cho nó phù hợp để đáp ứng nguyện vọng của dân. Mà người dân thì thực sự ra tôi biết, tôi đã sống gần dân tôi biết, tính họ cộc lắm, đòi mãi mà không được là họ nổi xung đó. Mà họ nổi xung thì khó ngăn cản. Có thể rồi vạn người họ tràn ra đường. Không lẽ các ông bắn giết hết ư? Không được đâu ! Người xưa thì gọi là Ý dân là Ý trời.
Cho nên nhân dịp này tôi cũng đề nghị với Đảng Cộng sản là nên lắng nghe nguyện vọng của toàn dân trong lúc này mà thỏa mãn đi, để tránh một tai họa lớn, rất là nguy hiểm, không phải chỉ riêng đảng Cộng sản thiệt thòi đâu mà toàn dân cũng thiệt thòi.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống đã dành cuộc phỏng vấn đặc biệt này cho Đài Á Châu Tự Do.
ĐTT Thích Quảng Độ: Tôi mong muốn rằng tất cả Tăng Ni, Phật tử hoặc toàn dân Việt Nam nữa, nỗ lực ủng hộ hai cái Văn kiện này để cho nó có thể đi đến thực hiện hóa một cách tốt đẹp.
Tôi cũng mong Đảng Cộng sản biết lắng tai nghe tiếng nói của dân, điều hành vận nước như thế nào cho nó phù hợp để đáp ứng nguyện vọng của dân. Mà người dân thì thực sự ra tôi biết, tôi đã sống gần dân tôi biết, tính họ cộc lắm, đòi mãi mà không được là họ nổi xung đó. Mà họ nổi xung thì khó ngăn cản. Có thể rồi vạn người họ tràn ra đường. Không lẽ các ông bắn giết hết ư? Không được đâu ! Người xưa thì gọi là Ý dân là Ý trời.
Cho nên nhân dịp này tôi cũng đề nghị với Đảng Cộng sản là nên lắng nghe nguyện vọng của toàn dân trong lúc này mà thỏa mãn đi, để tránh một tai họa lớn, rất là nguy hiểm, không phải chỉ riêng đảng Cộng sản thiệt thòi đâu mà toàn dân cũng thiệt thòi.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống đã dành cuộc phỏng vấn đặc biệt này cho Đài Á Châu Tự Do.