Hội nghị Trung ương 7dự kiến kéo dài đến ngày 11/05/2013 (DR)
Thanh Phương - rfi - Hôm nay, 02/05/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến kéo dài đến ngày 11/05, hội nghị trung ương lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế tiếp tục trì trệ, đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng vẫn gay gắt.
Theo báo chí chính thức, trong bài phát biểu khai mạc, tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết là Hội nghị trung ương 7 sẽ xem xét và quyết định 6 vấn đề lớn. Bên cạnh việc « hoàn thiện hệ thống chính trị » và « tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận », ông Nguyễn Phú Trọng nêu lên vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tuy tổng bí thư Đảng kêu gọi các ủy viên trung ương phải «chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân», nhưng ông nhấn mạnh Nhà nước sẽ vẫn do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tức là sẽ không chấp nhận những kiến nghị đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp.
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết hội nghị lần này sẽ sơ kết một năm thực hiện « Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng Đảng ». Nhưng không ai chờ đợi là sẽ có những thay đổi nhân sự sau hội nghị trung ương 7, mặc dù các ủy viên trung ương sẽ cho ý kiến về dự kiến quy hoạch cán bộ « cấp chiến lược » cho nhiệm kỳ tới, tức Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Xin nhắc lại là trong Hội nghị Trung ương 6 ngày 15/10/2012, mặc dù Bộ Chính trị đã « đề nghị » được kỷ luật đối với tập thể và kỷ luật đối với « một ủy viên Bộ Chính trị » ( mà ai cũng biết đó là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ), nhưng rốt cuộc Hội nghị Trung ương 6 đã không kỷ luật một ai, kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng, người bị xem là chịu trách nhiệm chính về tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát tăng trở lại, tham nhũng tràn lan và khủng hoảng ngân hàng.
Hội nghị Trung ương 7 lần này cũng diễn ra trong bối cảnh đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng vẫn diễn ra gay gắt và kinh tế Việt Nam ngày càng trì trệ. Trước hội nghị, đã có những tin đồn về việc đổi tiền, trong khi đó, chính sách quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước thì bị chỉ trích nặng nề.
Về vấn đề tham nhũng, không biết có phải là trùng hợp thời điểm hay không, nhưng trước Hội nghị Trung ương 7, một vụ được gọi là « trốn thuế lớn nhất lịch sử » diễn ra dưới thời Bí thư Thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2004, với số tiền thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng, liên quan đến công ty đầu tư bất động sản CIPUTRA ở Hà Nội, đã bị phanh phui. Cũng như mọi khi, chống tham nhũng có thể sẽ là cái cớ để các phe đấu đá với nhau trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thanh Phương - rfi - Hôm nay, 02/05/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến kéo dài đến ngày 11/05, hội nghị trung ương lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế tiếp tục trì trệ, đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng vẫn gay gắt.
Theo báo chí chính thức, trong bài phát biểu khai mạc, tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết là Hội nghị trung ương 7 sẽ xem xét và quyết định 6 vấn đề lớn. Bên cạnh việc « hoàn thiện hệ thống chính trị » và « tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận », ông Nguyễn Phú Trọng nêu lên vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tuy tổng bí thư Đảng kêu gọi các ủy viên trung ương phải «chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân», nhưng ông nhấn mạnh Nhà nước sẽ vẫn do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tức là sẽ không chấp nhận những kiến nghị đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp.
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết hội nghị lần này sẽ sơ kết một năm thực hiện « Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng Đảng ». Nhưng không ai chờ đợi là sẽ có những thay đổi nhân sự sau hội nghị trung ương 7, mặc dù các ủy viên trung ương sẽ cho ý kiến về dự kiến quy hoạch cán bộ « cấp chiến lược » cho nhiệm kỳ tới, tức Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Xin nhắc lại là trong Hội nghị Trung ương 6 ngày 15/10/2012, mặc dù Bộ Chính trị đã « đề nghị » được kỷ luật đối với tập thể và kỷ luật đối với « một ủy viên Bộ Chính trị » ( mà ai cũng biết đó là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ), nhưng rốt cuộc Hội nghị Trung ương 6 đã không kỷ luật một ai, kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng, người bị xem là chịu trách nhiệm chính về tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát tăng trở lại, tham nhũng tràn lan và khủng hoảng ngân hàng.
Hội nghị Trung ương 7 lần này cũng diễn ra trong bối cảnh đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng vẫn diễn ra gay gắt và kinh tế Việt Nam ngày càng trì trệ. Trước hội nghị, đã có những tin đồn về việc đổi tiền, trong khi đó, chính sách quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước thì bị chỉ trích nặng nề.
Về vấn đề tham nhũng, không biết có phải là trùng hợp thời điểm hay không, nhưng trước Hội nghị Trung ương 7, một vụ được gọi là « trốn thuế lớn nhất lịch sử » diễn ra dưới thời Bí thư Thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2004, với số tiền thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng, liên quan đến công ty đầu tư bất động sản CIPUTRA ở Hà Nội, đã bị phanh phui. Cũng như mọi khi, chống tham nhũng có thể sẽ là cái cớ để các phe đấu đá với nhau trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.