VOA - 27.05.2013 - Blogger Trương Duy Nhất, tác giả trang blog “Một góc nhìn khác”, đã bị
công an Việt Nam bắt giữ hôm 26/5 và trong cùng ngày, đã bị chuyển ra
Hà Nội để tiến hành điều tra.
Hãng tin AP hôm nay trích báo Tuổi Trẻ, xác nhận tin ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp hôm qua tại Đà Nẵng, ông bị tố cáo là “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều luật 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam”, một tội danh có thể bị phạt tới 7 năm tù.
Nói chuyện với ban Việt ngữ - VOA từ nước Đức, blogger Người Buôn Gió, tức ông Bùi Thanh Hiếu, bình luận:
“Anh Nhất thì anh ấy không hề đòi hỏi dân chủ, chống phá gì Đảng. Những bài viết của anh ấy xoay quanh những cái sự thật thật sự diễn ra, và cái cách làm việc, cách phát ngôn, những lời phát ngôn thì anh có bình luận. Tôi nghĩ rằng đấy là một cái quyền tự do ngôn luận tối thiểu của một công dân, bởi vì bình luận của anh ấy không mang tính chất phỉ báng hoặc xuyên tạc như mới đây ông Nguyễn Phú Trọng ông ấy nói phải chữa bệnh cho Đảng, anh Nhất anh ấy bảo là phải nói chính xác hơn là phải trị bệnh, căn bệnh nó nặng rồi thì phải trị, chứ không thể nào như là chỉnh đốn bệnh được mà phải trị bệnh. Thì đấy là một điều rất là bình thường, người ta đưa ra ý kiến thôi. ”
Hãng tin AP hôm nay trích báo Tuổi Trẻ, xác nhận tin ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp hôm qua tại Đà Nẵng, ông bị tố cáo là “lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều luật 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam”, một tội danh có thể bị phạt tới 7 năm tù.
Nói chuyện với ban Việt ngữ - VOA từ nước Đức, blogger Người Buôn Gió, tức ông Bùi Thanh Hiếu, bình luận:
“Anh Nhất thì anh ấy không hề đòi hỏi dân chủ, chống phá gì Đảng. Những bài viết của anh ấy xoay quanh những cái sự thật thật sự diễn ra, và cái cách làm việc, cách phát ngôn, những lời phát ngôn thì anh có bình luận. Tôi nghĩ rằng đấy là một cái quyền tự do ngôn luận tối thiểu của một công dân, bởi vì bình luận của anh ấy không mang tính chất phỉ báng hoặc xuyên tạc như mới đây ông Nguyễn Phú Trọng ông ấy nói phải chữa bệnh cho Đảng, anh Nhất anh ấy bảo là phải nói chính xác hơn là phải trị bệnh, căn bệnh nó nặng rồi thì phải trị, chứ không thể nào như là chỉnh đốn bệnh được mà phải trị bệnh. Thì đấy là một điều rất là bình thường, người ta đưa ra ý kiến thôi. ”
Tôi thấy là anh Nhất cũng tương tự như anh Cù Huy Hà Vũ. Anh Vũ chỉ trích một vài vị lãnh đạo của Đảng thôi, chứ anh ấy không đòi hỏi cái gì khác, mà anh cũng bị bắt, thì cái trường hợp này cũng tương tự... Blogger Người Buôn Gió.
VOA: Ông nói blogger Trương Duy Nhất không chống đối Đảng Cộng Sản mà chỉ nói lên sự thật, thế thì tại sao ông ấy bị bắt?
Người Buôn Gió: “Tôi thấy là anh Nhất thì cũng tương tự như anh Cù Huy Hà Vũ. Anh Vũ chỉ trích một vài vị lãnh đạo của Đảng thôi, chứ anh ấy không đòi hỏi cái gì khác, mà anh cũng bị bắt, thì cái trường hợp này cũng tương tự, như Cô Gái Đồ Long trước kia thì cô cũng có làm gì về chính trị đâu, cô ấy chỉ viết bài và đả động tới con của một ông Tướng thì cô ấy cũng bị bắt. Thì tôi nghĩ rằng cái trường hợp này là trường hợp bắt do cá nhân lãnh đạo nào đó muốn bắt anh ấy vì họ cho rằng anh ấy làm ảnh hưởng tới uy tín của họ.”
Tổ chức bênh vực nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho blogger Trương Duy Nhất “ngay lập tức và vô điều kiện”.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Á Châu của Human Rights Watch, mô tả điều 258 là một vi phạm pháp lý trắng trợn, chỉ phục vụ lợi ích của đảng cộng sản cầm quyền.
Blogger Trương Duy Nhất từng làm việc cho một tờ báo “lề phải” do nhà nước điều hành, cách đây hơn 2 năm ông nghỉ việc để chuyển sang viết blog.
Những bài bình luận thời sự của ông thường xuyên chỉ trích chính phủ, có bài kêu gọi Thủ Tướng Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản hãy từ chức.
Người Buôn Gió: “Tôi thấy là anh Nhất thì cũng tương tự như anh Cù Huy Hà Vũ. Anh Vũ chỉ trích một vài vị lãnh đạo của Đảng thôi, chứ anh ấy không đòi hỏi cái gì khác, mà anh cũng bị bắt, thì cái trường hợp này cũng tương tự, như Cô Gái Đồ Long trước kia thì cô cũng có làm gì về chính trị đâu, cô ấy chỉ viết bài và đả động tới con của một ông Tướng thì cô ấy cũng bị bắt. Thì tôi nghĩ rằng cái trường hợp này là trường hợp bắt do cá nhân lãnh đạo nào đó muốn bắt anh ấy vì họ cho rằng anh ấy làm ảnh hưởng tới uy tín của họ.”
Tổ chức bênh vực nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho blogger Trương Duy Nhất “ngay lập tức và vô điều kiện”.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Á Châu của Human Rights Watch, mô tả điều 258 là một vi phạm pháp lý trắng trợn, chỉ phục vụ lợi ích của đảng cộng sản cầm quyền.
Blogger Trương Duy Nhất từng làm việc cho một tờ báo “lề phải” do nhà nước điều hành, cách đây hơn 2 năm ông nghỉ việc để chuyển sang viết blog.
Những bài bình luận thời sự của ông thường xuyên chỉ trích chính phủ, có bài kêu gọi Thủ Tướng Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản hãy từ chức.
Cái chuyện này tôi thấy nó là chuyện bình thường. Anh ấy (Trương Duy Nhất) thấy là Đảng bây giờ sa sút trầm trọng, mất uy tín trong nhân dân, thì anh ấy kêu gọi ông Tổng Bí thư từ chức để một ông Tổng Bí thư khác lên làm, như thế thì không khi nào chống Đảng được... Blogger Người Buôn Gió.
Blogger Người Buôn Gió nói chỉ trích lãnh đạo cao cấp trong bộ máy nhà nước và Đảng là quyền tự do phát biểu của công dân:
“Cái chuyện này tôi thấy nó là chuyện bình thường. Bây giờ anh ấy thấy là Đảng bây giờ sa sút trầm trọng, mất uy tín trong nhân dân, thì anh ấy kêu gọi ông Tổng Bí thư từ chức để một ông Tổng Bí thư khác lên làm, như thế thì không khi nào chống Đảng được. Theo quan niệm của anh ấy thì làm như thế là tốt cho đảng. Còn anh thấy ông Thủ Tướng ông ấy điều hành kinh tế đất nước be bét quá thì anh ấy bảo ông đi xuống để một ông Thủ Tướng khác lên thay tốt hơn. Chứ đấy đâu phải là chống đối gì Đảng, chống lại nhà nước đâu.”
Tổ chức Ký giả Không biên giới trong tháng này mô tả Việt Nam là “nhà tù lớn thứ nhì thế giới đối với các công dân mạng”, với tổng cộng 31 blogger và nhà báo công dân đang bị giam cầm.
Hà Nội trước sau vẫn khẳng định là không có ai bị bắt giữ vì bày tỏ quan điểm ôn hòa ở Việt Nam, mà chỉ có những kẻ vi phạm luật pháp mới bị tống giam.
“Cái chuyện này tôi thấy nó là chuyện bình thường. Bây giờ anh ấy thấy là Đảng bây giờ sa sút trầm trọng, mất uy tín trong nhân dân, thì anh ấy kêu gọi ông Tổng Bí thư từ chức để một ông Tổng Bí thư khác lên làm, như thế thì không khi nào chống Đảng được. Theo quan niệm của anh ấy thì làm như thế là tốt cho đảng. Còn anh thấy ông Thủ Tướng ông ấy điều hành kinh tế đất nước be bét quá thì anh ấy bảo ông đi xuống để một ông Thủ Tướng khác lên thay tốt hơn. Chứ đấy đâu phải là chống đối gì Đảng, chống lại nhà nước đâu.”
Tổ chức Ký giả Không biên giới trong tháng này mô tả Việt Nam là “nhà tù lớn thứ nhì thế giới đối với các công dân mạng”, với tổng cộng 31 blogger và nhà báo công dân đang bị giam cầm.
Hà Nội trước sau vẫn khẳng định là không có ai bị bắt giữ vì bày tỏ quan điểm ôn hòa ở Việt Nam, mà chỉ có những kẻ vi phạm luật pháp mới bị tống giam.