Ông Smith bày tỏ hy vọng và lạc quan với VOA Việt Ngữ rằng dự luật lần này sẽ qua được Thượng viện.
Nguyễn Trung - 08.05.2013 - Một dự luật thúc đẩy tự do và nhân quyền có tên gọi ‘Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013’ đã được công bố hôm nay tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Dự luật này do dân biểu Chris Smith chủ xướng với đồng bảo trợ là các nhà lập pháp quan tâm tới tình hình chính trị Việt Nam như ông Ed Royce và Frank Wolf.
Trả lời riêng VOA Việt Ngữ bên lề buổi công bố, ông Smith cho biết dự luật đưa ra năm nay có nhiều điểm giống với năm ngoái.
Dân biểu này nói: “Những điểm chính trong dự luật lần này bao gồm việc ngưng các khoản viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam ở mức của năm 2012 cho tới khi nào có các tiến bộ quan trọng và nghiêm túc trong lĩnh vực nhân quyền, gồm có việc thả tù nhân chính trị và tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Ngoài ra, dự luật còn đề cập tới vấn nạn buôn người đang ngày càng xấu đi tại Việt Nam. Chúng tôi cũng kêu gọi Tòa Bạch Ốc liệt Việt Nam vào danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo”.
Nhà ngoại giao kỳ cựu người Mỹ, ông Grover Joseph Rees, là một trong những người lên phát biểu ủng hộ tại buổi lễ công bố.
Nguyễn Trung - 08.05.2013 - Một dự luật thúc đẩy tự do và nhân quyền có tên gọi ‘Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013’ đã được công bố hôm nay tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Dự luật này do dân biểu Chris Smith chủ xướng với đồng bảo trợ là các nhà lập pháp quan tâm tới tình hình chính trị Việt Nam như ông Ed Royce và Frank Wolf.
Trả lời riêng VOA Việt Ngữ bên lề buổi công bố, ông Smith cho biết dự luật đưa ra năm nay có nhiều điểm giống với năm ngoái.
Dân biểu này nói: “Những điểm chính trong dự luật lần này bao gồm việc ngưng các khoản viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam ở mức của năm 2012 cho tới khi nào có các tiến bộ quan trọng và nghiêm túc trong lĩnh vực nhân quyền, gồm có việc thả tù nhân chính trị và tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Ngoài ra, dự luật còn đề cập tới vấn nạn buôn người đang ngày càng xấu đi tại Việt Nam. Chúng tôi cũng kêu gọi Tòa Bạch Ốc liệt Việt Nam vào danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo”.
Nhà ngoại giao kỳ cựu người Mỹ, ông Grover Joseph Rees, là một trong những người lên phát biểu ủng hộ tại buổi lễ công bố.
Tôi nghĩ rằng năm nay dân biểu Chris Smith hy vọng rằng Thượng viện quan tâm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, thay vì chỉ có chú trọng tập trung duy trì mối quan hệ thân cận với chính phủ nước này bằng mọi giá. Ông Grover Joseph Rees nói.
Ông nói với VOA Việt Ngữ rằng mục tiêu chính của dự luật là thu hút sự chú ý, nhất là tại Thượng viện, về những gì đang thực sự xảy ra tại Việt Nam.
Cựu đại sứ nói: “Tôi nghĩ rằng năm nay dân biểu Chris Smith hy vọng rằng Thượng viện quan tâm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, thay vì chỉ có chú trọng tập trung duy trì mối quan hệ thân cận với chính phủ nước này bằng mọi giá”.
Dự luật cần phải vượt qua Hạ và Thượng viện Mỹ trước khi chính thức trở thành luật.
Trong các năm trước, các dân biểu Hoa Kỳ đã thông qua dự luật gắn viện trợ của Mỹ với việc Việt Nam phải bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên, dự luật đã bị chặn tại Thượng viện.
Ông Smith bày tỏ hy vọng và lạc quan với VOA Việt Ngữ rằng dự luật lần này sẽ qua được Thượng viện.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức tại Thượng viện vì chúng tôi nghĩ rằng năm nay vấn đề nhân quyền ở Việt Nam còn tệ hơn năm ngoái và một năm trước nữa. Tình hình đã xấu đi một cách có hệ thống. Tôi đã làm việc về nhiều dự luật có liên quan tới nhân quyền. Nếu lần đầu tiên không được thông qua thì cứ phải tiếp tục thúc đẩy dự luật đó cho tới khi nào được thông qua thì thôi’.
Theo ông Rees, thượng viện Mỹ thường thông qua các dự luật với đa số phiếu thuận là 61 trên 100, vì thế cho nên, dự luật có thể bị chặn chỉ vì gặp phải sự chống đối của một thượng nghị sĩ.
Cựu đại sứ Mỹ tại Đông Timor cho hay, ông biết thông tin về việc cựu Thượng nghị sĩ John Kerry không thông qua dự luật về nhân quyền Việt Nam vì ông cho rằng Washington nên có cách tiếp cận mang tính hòa giải đối với Hà Nội.
Cựu đại sứ nói: “Tôi nghĩ rằng năm nay dân biểu Chris Smith hy vọng rằng Thượng viện quan tâm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, thay vì chỉ có chú trọng tập trung duy trì mối quan hệ thân cận với chính phủ nước này bằng mọi giá”.
Dự luật cần phải vượt qua Hạ và Thượng viện Mỹ trước khi chính thức trở thành luật.
Trong các năm trước, các dân biểu Hoa Kỳ đã thông qua dự luật gắn viện trợ của Mỹ với việc Việt Nam phải bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên, dự luật đã bị chặn tại Thượng viện.
Ông Smith bày tỏ hy vọng và lạc quan với VOA Việt Ngữ rằng dự luật lần này sẽ qua được Thượng viện.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức tại Thượng viện vì chúng tôi nghĩ rằng năm nay vấn đề nhân quyền ở Việt Nam còn tệ hơn năm ngoái và một năm trước nữa. Tình hình đã xấu đi một cách có hệ thống. Tôi đã làm việc về nhiều dự luật có liên quan tới nhân quyền. Nếu lần đầu tiên không được thông qua thì cứ phải tiếp tục thúc đẩy dự luật đó cho tới khi nào được thông qua thì thôi’.
Theo ông Rees, thượng viện Mỹ thường thông qua các dự luật với đa số phiếu thuận là 61 trên 100, vì thế cho nên, dự luật có thể bị chặn chỉ vì gặp phải sự chống đối của một thượng nghị sĩ.
Cựu đại sứ Mỹ tại Đông Timor cho hay, ông biết thông tin về việc cựu Thượng nghị sĩ John Kerry không thông qua dự luật về nhân quyền Việt Nam vì ông cho rằng Washington nên có cách tiếp cận mang tính hòa giải đối với Hà Nội.
Tôi đã làm việc về nhiều dự luật có liên quan tới nhân quyền. Nếu lần đầu tiên không được thông qua thì cứ phải tiếp tục thúc đẩy dự luật đó cho tới khi nào được thông qua thì thôi. Dân biểu Chris Smith nói.
Dân biểu Ed Royce, hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, bày tỏ hy vọng rằng với việc ông Kerry không còn làm việc tại Thượng viện, ‘công lý sẽ thắng thế’.
Việt Nam chưa lên tiếng về dự luật mới được công bố, nhưng trước đây, Hà Nội từng nói Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 ‘dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam’.
Nhân quyền được coi là một vấn đề gây trở ngại trong mối quan hệ giữa Hà Nội – Washington.
Hồi tháng Tư, dân biểu Chris Smith cũng đã chủ trì buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam, tập trung vào vấn đề tự do tôn giáo, quyền của người thiểu số cũng như nạn buôn người.
Cũng trong tháng Tư, tại buổi điều trần về vấn đề nhân quyền và chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun nói rằng Washington nhận thấy ‘còn nhiều việc cần phải làm ở các nước như Việt Nam nhằm bảo đảm rằng tất cả mọi công dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí’.
Việt Nam chưa lên tiếng về dự luật mới được công bố, nhưng trước đây, Hà Nội từng nói Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 ‘dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam’.
Nhân quyền được coi là một vấn đề gây trở ngại trong mối quan hệ giữa Hà Nội – Washington.
Hồi tháng Tư, dân biểu Chris Smith cũng đã chủ trì buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam, tập trung vào vấn đề tự do tôn giáo, quyền của người thiểu số cũng như nạn buôn người.
Cũng trong tháng Tư, tại buổi điều trần về vấn đề nhân quyền và chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun nói rằng Washington nhận thấy ‘còn nhiều việc cần phải làm ở các nước như Việt Nam nhằm bảo đảm rằng tất cả mọi công dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí’.