Global Witness nói hai công ty của Việt Nam đang 'tàn phá môi trường'
BBC - Cập nhật: 05:28 GMT - thứ ba, 21 tháng 5, 2013 - Tổ chức vận động Global Witness vừa ra thông cáo khẳng định các bằng chứng của mình là xác thực, sau khi Hoàng Anh Gia Lai họp báo bác bỏ cáo buộc phá rừng.
Thông cáo ra tại Anh quốc hôm thứ Hai 20/5, mà BBC có trong tay, viết: "Global Witness khẳng định tính xác thực của các kết luận và bằng chứng đã đưa ra".
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã tổ chức họp báo hôm 17/5, trong đó Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức bác bỏ các cáo buộc phá rừng và vi phạm pháp luật trong phúc trình 'Các ông trùm cao su' (Rubber Barons) của Global Witness.
Phúc trình nói trên cáo buộc HAGL cùng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã có nhiều hoạt động "trái pháp luật" ở Lào và Campuchia, gây ảnh hưởng tới môi trường và vi phạm nhân quyền.
Global Witness nói trong thông cáo hôm thứ Hai: "Tổ chức của chúng tôi đã ghi lại các vi phạm có tính hệ thống tại các cơ sở trồng cao su của HAGL ở cả Campuchia và Lào trong năm 2012".
Bà Megan MacInnes, phụ trách vận động về đất đai của Global Witness, đưa thêm cáo buộc trong thông cáo mới: “Thay vì nhìn nhận các bằng chứng đưa ra trong báo cáo và cải thiện cuộc sống cho hàng trăm người bị ảnh hưởng ở địa phương, HAGL dường như chỉ tìm cách bảo vệ hình ảnh của mình trước công chúng".
"HAGL sẽ làm gì để chấm dứt tình trạng tàn phá mà công ty này đang gây ra?"
Thảo luận
Global Witness nói đã có cuộc gặp với đại diện HAGL hôm 22/8/2012 tại thành phố Pleiku để chuyển bằng chứng và khuyến cáo một số biện pháp giải quyết.
Tổ chức này cũng nói sau đó hai bên đã trao đổi qua email, và HAGL nói không muốn thực hiện các biện pháp này.
"Tháng Ba 2013 Global Witness viết thư cho HAGL yêu cầu cập nhật công ty đã có hành động gì kể từ tháng Tám 2012, nhưng HAGL không trả lời."
Global Witness cho hay đang bàn với ông Đoàn Nguyên Đức và các đồng nghiệp của ông về khả năng gặp gỡ lần nữa tại Pleiku vào tháng Sáu 2013.
Tuy HAGL ngỏ ý mời Global Witness thăm nông trường cao su, tổ chức vận động này nói họ tin rằng ngồi với nhau để bàn thảo biện pháp giải quyết thì có ích hơn, vì họ đã thăm các dự án của HAGL nhiều lần trong năm 2012.
Trong khi đó, báo trong nước cho hay giá cổ phiếu của HAGL dường như đang phục hồi trở lại sau khi rớt giá mạnh sau phúc trình của Global Witness.
Chốt phiên giao dịch ngày 14/5, cổ phiếu HAG tụt giá 1.400 đồng, tương ứng 6%.
Tuy nhiên theo báo Dân Trí, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 20/5, HAG "trở lại cầm cự được với mức giá tham chiếu 21.800 đồng".
Báo này cũng nhận định đã có các hoạt động giao dịch mạnh "diễn ra bất thường" xung quanh cổ phiếu HAG trong bối cảnh HAGL bị cáo buộc.
Global Witness nói đã có cuộc gặp với đại diện HAGL hôm 22/8/2012 tại thành phố Pleiku để chuyển bằng chứng và khuyến cáo một số biện pháp giải quyết.
Tổ chức này cũng nói sau đó hai bên đã trao đổi qua email, và HAGL nói không muốn thực hiện các biện pháp này.
"Tháng Ba 2013 Global Witness viết thư cho HAGL yêu cầu cập nhật công ty đã có hành động gì kể từ tháng Tám 2012, nhưng HAGL không trả lời."
Global Witness cho hay đang bàn với ông Đoàn Nguyên Đức và các đồng nghiệp của ông về khả năng gặp gỡ lần nữa tại Pleiku vào tháng Sáu 2013.
Tuy HAGL ngỏ ý mời Global Witness thăm nông trường cao su, tổ chức vận động này nói họ tin rằng ngồi với nhau để bàn thảo biện pháp giải quyết thì có ích hơn, vì họ đã thăm các dự án của HAGL nhiều lần trong năm 2012.
Trong khi đó, báo trong nước cho hay giá cổ phiếu của HAGL dường như đang phục hồi trở lại sau khi rớt giá mạnh sau phúc trình của Global Witness.
Chốt phiên giao dịch ngày 14/5, cổ phiếu HAG tụt giá 1.400 đồng, tương ứng 6%.
Tuy nhiên theo báo Dân Trí, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 20/5, HAG "trở lại cầm cự được với mức giá tham chiếu 21.800 đồng".
Báo này cũng nhận định đã có các hoạt động giao dịch mạnh "diễn ra bất thường" xung quanh cổ phiếu HAG trong bối cảnh HAGL bị cáo buộc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/05/130521_gw_reax.shtml