Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Người Việt Nam tiếp tục trốn khỏi "thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa"

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng - Danlambao - Viết theo bản tin của hãng Thông Tấn AP ngày 9 tháng 5 năm 2013.
 
Được phỏng vấn qua điện thoại từ trại giam Villawood Immigration Detention Center, ngoại ô thủ đô Sydney, ông Trương Chi Liêm từ chối cho biết về trường hợp của ông, nhưng ông nói “thà tôi chết ở đây chớ không trở về Việt Nam”.
 
Tấm hình dưới đây được chụp vào rạng sáng ngày 14 tháng Tư năm 2013, một nhóm người tị nạn Việt Nam đổ bộ vào cầu tàu Đảo Giáng Sinh (Christmas Island) của Úc. Sau gần 40 năm sống với chế độ cộng sản, nhóm khoảng 40 người Việt Nam dùng tàu đánh cá vượt biển lần nữa, theo lời kể của những người chúng kiến tại bãi biển.

Ảnh - Chris Brummitt, Associated Press, May 9, 2013.

Chỉ trong năm nay, 460 người Việt Nam gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em đã đến bờ biển Úc. Sự tăng vọt nầy liên quan đến sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, dù rằng sự suy sụp kinh tế cũng có thể giải thích cho chuyến đi đầy mạo hiểm nầy.

Chiếc ghe gỗ chở người tị nạn Việt Nam cập vào đảo Giáng Sinh vào buổi sáng tháng Tư năm nay xuất phát từ tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam cách đảo Giáng Sinh 2300 cây số.

Sau khi đến Úc, những người tị nạn Việt Nam nầy bị giam cách ly. Nhà cầm quyền không tiết lộ bất cứ chi tiết nào về tôn giáo, nguyên quán của họ tại Việt Nam.

Được phỏng vấn qua điện thoại từ trại giam Villawood Immigration Detention Center, ngoại ô thủ đô Sydney, ông Trương Chi Liêm từ chối cho biết về trường hợp của ông, nhưng ông nói “thà tôi chết ở đây chớ không trở về Việt Nam”.

Người đàn ông 23 tuổi nầy đã rời Việt Nam 5 năm qua và bị giam tại Nam Dương 18 tháng trên đường tìm đến Úc. Ông nói nếu người Việt Nam chỉ ra đi vì lý do kinh tế, họ sẽ không chấp nhận hành trình nguy hiểm nầy, đối diện với đàn áp, đe dọa bởi chánh quyền họ mới phải chấp nhận ra đi.

Một số người Việt đến nước Úc từ Việt nam qua ngả Nam Dương, theo cùng hành trình mà những người Nam Á và Trung Đông đã đánh dấu từ nhiều thập niên trước dù là chặng đường nầy dài và đầy gian nguy.

Chánh quyền Úc và Việt Nam liệt những người nầy là dân tị nạn kinh tế, không cho họ được hưởng quyền tị nạn chánh trị, nhưng những nhà hoạt động xã hội, những luật sư Việt nam tại Úc phản bác lại cách thức phân loại nầy và họ nghi ngờ cách thức thanh lọc của Úc.

Những nhà hoạt động xã hội, những luật gia nầy nêu lên những quan ngại rằng nếu Úc không cho họ định cư, Việt Nam không chấp nhận họ hồi hương. Họ sẽ đi đâu.

Vấn đề tị nạn là vấn đề nhạy cảm với chánh quyền Việt Nam, nó phơi bày bề trái cuộc sống mà họ tuyên truyền rằng cuộc sống của người dân trong nước rất tốt đẹp.

Ngay sau chiến thắng của người cộng sản, người Việt bị ngược đãi, hành hạ, bỏ nước ra đi gây chấn động lương tri nhân loại. Thảm trạng đó làm se lòng người Hoa Kỳ và đồng minh họ, và họ lập tức chấp nhận tình trạng tị nạn của người Việt Nam. Gần 900,000 người Việt vượt biển, vượt biên bằng đường bộ được chấp nhận định cư tại Hoa Kỳ, Canada và Úc.

Việt Nam vẫn duy trì chế độ độc đảng. Nhà cầm quyền cộng sản gia tăng đàn áp, bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến, kể cả những nhà báo mạng, những vị lãnh đạo tôn giáo đòi hỏi quyền tự do tôn giáo. Tổ chức Theo Dỏi Nhân Quyền (Human Rights Watch) cáo buộc nhà cầm quyền Hà Nội tra tấn tù nhân thường xuyên. Nhóm Thiên Chúa Giáo đã công bố những phúc trình về những cái chết đầy nghi vấn của những người bị giam giữ trong nhà tù Việt Nam.

Những quan sát viên độc lập về nhân quyền cho biết tình trạng đàn áp tại Việt Nam trong hai năm qua gia tăng nghiêm trọng.

Những thuyền nhân vừa mới đến Úc nầy, theo ông Kaye Bernard, người ủng hộ dân tị nạn, cho rằng một nhóm trong họ là những người Thiên Chúa Giáo biểu tình đòi tự do tôn giáo gần nhà thờ Chánh Tòa Hà Nội, những người khác là dân oan khiếu kiện việc họ bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cướp đất họ.

Ông Peter Hansen, một luật sư, và là chuyên gia về Việt Nam cố vấn cho một số người tị nạn, trong những khiếu nại mà ông lưu ý, ông cho rằng ông không thể giải thích được lý do tại sao con số người tị nan gia tăng trong năm nay, nhưng có điều ông biết chắc là những người nầy không phải đi tị nạn kinh tế. Và ông cũng lưu ý chánh quyền Úc là chưa có những qui chế cho những người tị nạn tôn giáo của những giáo phái nhỏ ở Việt Nam.

Nước Úc là điểm chọn lựa của nhiều người tị nạn, nhưng trong năm nay họ đã có quá nhiều người tị nạn đến rồi. Trước áp lực của dân chúng, chánh quyền Canberra đã tìm cách làm nản lòng người tị nạn bằng cách giam họ nơi các đảo để cách ly với luật sư họ. Những nhà phê bình cho rằng Úc tránh né trách nhiệm quốc tế khi áp dụng các biện pháp nầy.

Úc có chủ đích gây khó khăn cho người tị nạn Việt nam để chánh quyền Hà Nội nhận lại những công dân họ, nhưng họ thất vọng vì Hà Nội không bày tỏ dấu hiệu nào muốn nhận những người mà họ cho rằng không thể nào sống với họ được. Họ muốn phủi gánh nặng đó cho nhà cầm quyền Úc.

Trong 101 người tị nạn Việt Nam đến Úc năm 2011, chỉ có 6 người bị từ chối cấp qui chế tị nạn ở Úc.

Gần 40 năm sống dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa, nơi mà người cộng sản cho rằng người dân của họ có mọi quyền tự do một ngàn lần hơn người dân tại các nước tư bản. Tại sao người Việt Nam vẫn liều chết trong những chiếc thuyền đánh cá nhỏ cố vượt đại dương để đi tìm điều gì? Điều nầy một lần nữa xác nhận rằng với người cộng sản, chúng ta không thể nào biết được khi nào họ bắt đầu sự chân thật, và khi nào họ chấm dứt sự lừa dối.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/05/nguoi-viet-nam-tiep-tuc-tron-khoi-thien.html#more

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam