Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Quốc Tế Lao Động ... CỨU TÔI VỚI!




Cái ngày gọi là Quốc Tế Lao Động, 1 tháng 5, này có MỘT điểm LẠ và có VÀI điểm NGỘ NHẬN.

Cái LẠ đầu tiên là ở chổ nó phát sinh từ một sự kiện xãy ra ở Mỹ nhưng Mỹ không lấy ngày này làm ngày lễ nhưng cái nước khác thì lại gọi nó là ngày lễ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG.

Vào ngày 1 tháng 5 năm 1886 có một vụ sự kiện đáng nhớ xãy ra tại Haymaket, thành phố Chicago, Hoa Kỳ. Trong một cuộc biểu tình đình công lớn đòi giới hạn giờ làm việc 8 tiếng một ngày, xãy ra một vụ ném bom vào cảnh sát, sau đó nhiều loạt đạn bắn ra làm chết 4 người biểu tình. Các nhân chứng mục kích cho rằng loạt đạn này phát ra từ phía cảnh sát. Sự kiện này xãy ra tạo tiền đề cho sự nhượng bộ của giới chủ nhân Mỹ trước giai cấp thợ thuyền. Tổ chức Công Đoàn Mỹ cũng ra đời từ đây. Công nhân Mỹ từ đó chỉ làm việc tối đa 8 giờ một ngày. Nếu có làm thêm thì phải được trả thêm tiền phụ trội. Tuy nhiên, Quốc Hội Mỹ khởi đầu không muốn chọn ngày này làm ngày lễ vì lo sẽ gợi lên sự bất mãn. Thay vào đó họ chọn ngày thứ hai đầu tháng 9 hàng năm làm ngày Lễ Lao Động.

Năm 1989, trong khoá họp đầu tiên của Quốc Tế Hai Công Sản tại Paris, ngày lễ 1/5 tưởng nhớ vụ thảm sát ở Chicago được đưa vào nghị trình. Đến phiên họp thứ hai năm 1891 thì ngày này được chính thức đặt tên là ngày Quốc Tế Lao Động.

Chứ QUỐC TẾ dể gây ngộ nhận là "toàn thế giới" và dẫn đến suy nghĩ là Mỹ là nước duy nhất làm KHÁC ... toàn thế giới. Nhưng thật ra chữ QUỐC TẾ (international) ở đây chỉ QUỐC TẾ HAI Cộng Sản (Second International). Ngày lễ này sau đó cũng được QUỐC TẾ BA Cộng Sản tiếp nhận sau khi Liên Sô ra đời năm 1917 và trở thành ngày lễ chính của các quốc gia có nền tảng chính quyền Xã Hội Dân Chủ (Social Democratic) như Pháp và chính quyền Xã Hội Chủ Nghĩa (Socialist) như Liên Sô, Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba.

Mặc dù ăn mừng ngày lễ này, nhưng giai cấp công nhân ở các nước CS còn lại , Tàu Hàn Cu Việt, rất ít khi biết được nguồn gốc của nó và những quyền lợi nào giai cấp công nhân đã đấu tranh được sau ngày này. Trong khi những nước Tư Bản thì thực thi nghiêm chỉnh 8 giờ làm việc một ngày, còn nhân công ở các xứ CS vẫn làm cật lực hơn 8 giờ mà không hề được hưởng lương phụ trội. Trẻ em đôi lúc còn bị bóc lột làm việc nhiều giờ với mức lương rẻ mạt để phụ vụ giai cấp LÃNH ĐẠO. Công Đoàn chỉ là bức bình phong để tiếp tay với chính quyền bóc lột nhân dân.

Ngược dòng lịch sử, có đôi lúc Mỹ muốn nhận lại ngày này cho mình thay vì để QUỐC TẾ CS lạm dụng. Năm 1921, Quốc Hội Mỹ có ý định vinh danh ngày này thành ngày MỸ HOÁ (Americanization Day). Nhưng sau đó thi Quốc Hội chọn ngày khác làm Lễ Lao Động như ngày nay và gọi ngày này là MAY DAY.

Chính chữ MAY DAY lại gây ra một ngộ nhận khác khi nhận thấy nó trùng hợp với từ KÊU CỨU của phi công hay thuyền trưởng khi máy bay hay thuyền bè gặp tại nạn trên không và trên biển. Nhiều người cho rằng, ảnh hưởng của sự kiện thảm sát 4 người biểu tình tại Chicago năm 1886 đã để lại ấn tượng dữ dội lên văn hoá Mỹ đến độ đồng hoá sự kiện này với những TAI NẠN KHỦNG KHIẾP.

Nhưng không, đó chỉ là sự NGỘ NHẬN cuối cùng.

Chữ MAY DAY ngẩu nhiên đồng âm mới một cụm từ tiếng Pháp "Venez m'aider", có nghĩa là "Đến Cứu Tôi với", rồi gọi tắt là M'AIDER (giúp tôi, help me). M'aider tiếng Pháp được viết là MAYDAY tiếng Anh để cầu cứu ...

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam