Ảnh: Ông Lê Nguyên Hồng là người thắt caravate màu vàng, đứng cạnh 2 con trai, chụp tại phi trường Sydney. Ảnh do tác giả gởi
Tường An, thông tín viên RFA, Paris - 2013-06-16 Sau gần 5 năm trong trại tạm cư ở Thái lan, nhà đấu tranh Dân Chủ Lê Nguyên Hồng đã được định cư tại Úc. Thông Tín Viên Tường An có cuộc phỏng vấn ông Lê Nguyên Hồng.
Cuộc đấu tranh cho dân chủ
Tường An : Kính chào ông Lê Nguyên Hồng, xin có lời chào và chúc mừng ông đã được đến xứ sở tự do . Xin ông có thể cho biết ông đến Úc bao giờ ạ
Lê Nguyên Hồng : Trước hết tôi xin kính chào quý thính giả của đài Á Châu Tự Do. Tôi cùng hai đứa con đến Úc định cư, xuống phi trưởng Sydney ngày 5 tháng 6 năm 2013. Hiện tôi đang sống tại Sydney cùng với gia đình một người bạn.
Tường An : Xin ông có thể cho biết quá trình dấn thân vào con đường đấu tranh cho Dân Chủ , Nhân quyền của ông bắt đầu từ lúc nào và diễn tiến ra sao ạ.
Lê Nguyên Hồng : Nếu nói về cá nhân tôi và việc làm của cá nhân tôi thì tôi nghĩ tôi chưa làm được gì để lên tiếng đòi Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam và tham gia Khối 8406. Bản thân tôi cũng cũng đã gặp những khó khăn khi bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam o ép mình về vấn đề gỗ trên Tây Nguyên, ra Hà nội thì cũng gặp rất nhiều khó khăn. Từ 20 tuổi thì đã bị 1 nhóm bộ đội đánh ngày giữa chợ Tân Nguyên. Sau này khi trưởng thành và có gia đình riêng thì tôi thấy ở địa phương của tôi có nhiều bức xúc quá nên tôi đã phải lên tiếng.
Cuộc đấu tranh cho dân chủ
Tường An : Kính chào ông Lê Nguyên Hồng, xin có lời chào và chúc mừng ông đã được đến xứ sở tự do . Xin ông có thể cho biết ông đến Úc bao giờ ạ
Lê Nguyên Hồng : Trước hết tôi xin kính chào quý thính giả của đài Á Châu Tự Do. Tôi cùng hai đứa con đến Úc định cư, xuống phi trưởng Sydney ngày 5 tháng 6 năm 2013. Hiện tôi đang sống tại Sydney cùng với gia đình một người bạn.
Tường An : Xin ông có thể cho biết quá trình dấn thân vào con đường đấu tranh cho Dân Chủ , Nhân quyền của ông bắt đầu từ lúc nào và diễn tiến ra sao ạ.
Lê Nguyên Hồng : Nếu nói về cá nhân tôi và việc làm của cá nhân tôi thì tôi nghĩ tôi chưa làm được gì để lên tiếng đòi Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam và tham gia Khối 8406. Bản thân tôi cũng cũng đã gặp những khó khăn khi bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam o ép mình về vấn đề gỗ trên Tây Nguyên, ra Hà nội thì cũng gặp rất nhiều khó khăn. Từ 20 tuổi thì đã bị 1 nhóm bộ đội đánh ngày giữa chợ Tân Nguyên. Sau này khi trưởng thành và có gia đình riêng thì tôi thấy ở địa phương của tôi có nhiều bức xúc quá nên tôi đã phải lên tiếng.
Tôi đã viết 1 bài tường trình khá là chi tiết để xin gặp Phan văn Khải lúc đó đang làm Thủ tướng Việt Nam , tôi đòi đối thoại và chất vấn ông đó về tình hình đất nước, đặc biệt là về mãi lộ, ăn chặn, sách nhiễu những người làm ăn buôn bán, những người lái xe trên đường. ông Lê Nguyên HồngVào ngày 3 tháng 3 năm 2003 tôi đã viết 1 bài tường trình khá là chi tiết để xin gặp Phan văn Khải lúc đó đang làm Thủ tướng Việt Nam , tôi đòi đối thoại và chất vấn ông đó về tình hình đất nước, đặc biệt là về mãi lộ, ăn chặn, sách nhiễu những người làm ăn buôn bán, những người lái xe trên đường. Ngay từ lúc đó thì công an, an ninh tìm hiểu theo dõi về tôi rất là kỹ càng và họ trực tiếp xuất hiện tại nhà tôi và thông báo cho tôi biết tất cả những việc tôi làm thì đã có người kiểm soát
Ảnh: Logo của Khối 8406
Quá trình đấu tranh Dân Chủ bắt đầu và tiến hành từng bước như thế trong cuộc đời ông, năm 2005, ông phải chạy vào Sài Gòn, ở đó ông tiếp xúc với nhà Dân chủ Đỗ Nam Hải. Năm 2008, ông chính thức tham gia khối 8406. Ông tiếp tục viết lên những bài báo với mục đích tố cáo tham nhũng, hối lộ để mong có thế cải tổ được chế độ.
Tuy nhiên, sau 1 một thời gian, nhận thức những việc làm của mình có thể bị bắt bớ, trù dập nên ông đã quyết định vượt thoát khỏi Việt Nam ngõ hầu tìm một môi trường khác để có thể tiếp tục viết. Thoát khỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt của công an, ông đã trốn khỏi cơ sở làm ăn của gia đình ngày 7/5/2008 để đến Kam-Pu-Chia và sau đó đến Thái lan ngày 1/8/2008. Ông Lê Nguyên Hồng kể lại quá trinh vượt thoát như sau :
Vượt biên để tiếp tục tranh đấu
Việc tôi tham gia vào khối 8406 là cả 1 quá trình mà tôi có tìm hiểu và tôi cũng có ghi chép lại để có thể nói lên ý tưởng của mình để có thể thay đổi cái chế độ đó, tôi biết là khi tôi viết thì tôi có thể bị bắt và bị cầm tù ngay lập tức cho nên tôi quyết định chạy ra nước ngoài để có thể viết lên tất cả những ý tưởng của mình và đưa lên phổ biến trên mạng. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngày 7 tháng 5 năm 2008 vẫn có 1 số công an khoảng 5-6 người canh gác trước cửa tiệm ăn nhà tôi. Việc công an gác nhà tôi như vậy, tôi vượt ra ngoài rất khó khăn. Tôi chuẩn bị một dây thừng ở cửa sổ sau nhà và thoát ra ngoài. Tôi vượt biên sang Kam-Phu-Chia, tôi ở đó khoảng 3 tháng , sau đó thì tôi tiếp tục chạy sang Thái lan.
Tôi nghĩ rằng đấu tranh là một nhu cầu, và cái nhu cầu của tôi thì chưa dừng lại khi mà chế dộ Cộng sản ở Việt Nam vẫn còn tồn tại, khi đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục gieo rắc những đau thương cho Dân chủ và Nhân quyền Việt Nam thì tôi vẫn còn tiếp tục đấu tranh và hiện tại tôi đã kết hợp đấu tranh, viết bài trên internet để chống lại chế độ Cộng sản ở Việt Nam một cách ôn hoà.
Ngoài ra, tôi đã là một thành viên của khối 8406, tôi là người viết blog, tôi đã chọn cách làm như thế và tôi chọn một tổ chức để mình đứng , và như thế đã đủ. Tuy nhiên đối với những tổ chức như là khối 1706 là khối yểm trợ cho Tự do , Dân chủ thì không ảnh hưởng gì cho việc đấu tranh của tôi. Còn việc tham gia một tổ chức hay đảng phái khác thì tôi sẽ không tham gia thêm một tổ chức nào nữa »
Nước Việt Nam đã thống nhất nhưng như một nghịch lý, những cánh chim Việt lại phải bay đi khắp bốn phương trời để tìm Tự do, và dù ở đâu, những tâm hồn Việt lại vẫn mong một ngày được thở trên chính quê hương mình, nhưng là một quê hương không còn tiếng kêu gào của dân oan mất đất, của những bàn tay nhuốm máu dân mình. Xin mượn lời kêu gọi của ông Lê Nguyên Hồng trong những ngày đầu trên xứ sở Tự Do để kết thúc bài phỏng vấn này :
Đồng bào trong và ngoài nước cần bắt tay đoàn kết, yểm trợ lẫn nhau. Ở hải ngoại và quốc nội cùng chung một lòng giải thể chế độ Cộng sản thì mới có cơ hội đưa Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam và chế độ Cộng sản không thể sửa chữa được nữa mà nó phải được thay bằng quyền lực của Nhân dân.
Quá trình đấu tranh Dân Chủ bắt đầu và tiến hành từng bước như thế trong cuộc đời ông, năm 2005, ông phải chạy vào Sài Gòn, ở đó ông tiếp xúc với nhà Dân chủ Đỗ Nam Hải. Năm 2008, ông chính thức tham gia khối 8406. Ông tiếp tục viết lên những bài báo với mục đích tố cáo tham nhũng, hối lộ để mong có thế cải tổ được chế độ.
Tuy nhiên, sau 1 một thời gian, nhận thức những việc làm của mình có thể bị bắt bớ, trù dập nên ông đã quyết định vượt thoát khỏi Việt Nam ngõ hầu tìm một môi trường khác để có thể tiếp tục viết. Thoát khỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt của công an, ông đã trốn khỏi cơ sở làm ăn của gia đình ngày 7/5/2008 để đến Kam-Pu-Chia và sau đó đến Thái lan ngày 1/8/2008. Ông Lê Nguyên Hồng kể lại quá trinh vượt thoát như sau :
Vượt biên để tiếp tục tranh đấu
Việc tôi tham gia vào khối 8406 là cả 1 quá trình mà tôi có tìm hiểu và tôi cũng có ghi chép lại để có thể nói lên ý tưởng của mình để có thể thay đổi cái chế độ đó, tôi biết là khi tôi viết thì tôi có thể bị bắt và bị cầm tù ngay lập tức cho nên tôi quyết định chạy ra nước ngoài để có thể viết lên tất cả những ý tưởng của mình và đưa lên phổ biến trên mạng. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngày 7 tháng 5 năm 2008 vẫn có 1 số công an khoảng 5-6 người canh gác trước cửa tiệm ăn nhà tôi. Việc công an gác nhà tôi như vậy, tôi vượt ra ngoài rất khó khăn. Tôi chuẩn bị một dây thừng ở cửa sổ sau nhà và thoát ra ngoài. Tôi vượt biên sang Kam-Phu-Chia, tôi ở đó khoảng 3 tháng , sau đó thì tôi tiếp tục chạy sang Thái lan.
Tôi tham gia vào khối 8406 là cả 1 quá trình mà tôi có tìm hiểu và tôi cũng có ghi chép lại để có thể nói lên ý tưởng của mình để có thể thay đổi cái chế độ đó, tôi biết là khi tôi viết thì tôi có thể bị bắt và bị cầm tù ngay lập tức cho nên tôi quyết định chạy ra nước ngoài để có thể viết lên tất cả những ý tưởng của mình. ông Lê Nguyên HồngNgày 4 tháng 6 năm 2013, ông được chính thức được nhận định cư tại Úc, ngày 5 tháng 6 ông cùng hai con trai 23 và 25 tuổi đặt chân đến Sydney. Khi được hỏi về những ngày sắp tới trên quê hương thứ 3, ông cho biết sẽ tiếp tục viết và trung thành với khối 8406 mà ông đã là thành viên từ năm 2008 :
Tôi nghĩ rằng đấu tranh là một nhu cầu, và cái nhu cầu của tôi thì chưa dừng lại khi mà chế dộ Cộng sản ở Việt Nam vẫn còn tồn tại, khi đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục gieo rắc những đau thương cho Dân chủ và Nhân quyền Việt Nam thì tôi vẫn còn tiếp tục đấu tranh và hiện tại tôi đã kết hợp đấu tranh, viết bài trên internet để chống lại chế độ Cộng sản ở Việt Nam một cách ôn hoà.
Ngoài ra, tôi đã là một thành viên của khối 8406, tôi là người viết blog, tôi đã chọn cách làm như thế và tôi chọn một tổ chức để mình đứng , và như thế đã đủ. Tuy nhiên đối với những tổ chức như là khối 1706 là khối yểm trợ cho Tự do , Dân chủ thì không ảnh hưởng gì cho việc đấu tranh của tôi. Còn việc tham gia một tổ chức hay đảng phái khác thì tôi sẽ không tham gia thêm một tổ chức nào nữa »
Nước Việt Nam đã thống nhất nhưng như một nghịch lý, những cánh chim Việt lại phải bay đi khắp bốn phương trời để tìm Tự do, và dù ở đâu, những tâm hồn Việt lại vẫn mong một ngày được thở trên chính quê hương mình, nhưng là một quê hương không còn tiếng kêu gào của dân oan mất đất, của những bàn tay nhuốm máu dân mình. Xin mượn lời kêu gọi của ông Lê Nguyên Hồng trong những ngày đầu trên xứ sở Tự Do để kết thúc bài phỏng vấn này :
Đồng bào trong và ngoài nước cần bắt tay đoàn kết, yểm trợ lẫn nhau. Ở hải ngoại và quốc nội cùng chung một lòng giải thể chế độ Cộng sản thì mới có cơ hội đưa Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam và chế độ Cộng sản không thể sửa chữa được nữa mà nó phải được thay bằng quyền lực của Nhân dân.