Ảnh chụp kỉ niệm chung bên trong Basilica. Ảnh do tác giả gởi
Thanh trúc, RFA - 2013-06-27 - Sau 30 tháng Tư 1975, thế giới chỉ biết làn sóng người Việt ra khơi tìm tự do, gọi họ là thuyền nhân, chứ không nghe đến những câu chuyện băng rừng lội suối của những người tị nạn đường bộ mà nỗi đau, nỗi sợ hãi, sự nguy hiểm và cái chết rình chờ chẳng khác người đi tị nạn đường biển.
Ba mươi năm sau
Suốt thập niên 80 cho đến nửa đầu thập niên 90, đã bao người vĩnh viễn nằm lại trong rừng già hoặc trong những trại tị nạn hay trại tạm dung dọc biên giới Thái Lan- Kampuchia. Một số khác được các nước nhận cho định cư, lần lượt ra đi, xây lại cuộc đời mới tại một quốc gia thứ ba.
Ba mươi năm sau, Hội Ngộ Trại Tị Nạn Đường Bộ tại thành phố Montreal, tỉnh bang Quebec của Canada, diễn ra trong nụ cười, nước mắt và kỷ niệm. Đó là ngày thứ Bảy 22 tháng Sáu năm 2013, những người tị nạn đường bộ ba thập niên trước bây giờ mới gặp lại nhau một ngày của riêng họ.
Niềm vui hội ngộ chắc cảm động lắm, bởi Louis Lê, con trai một người tị nạn đường bộ hôm đó, bày tỏ với Thanh Trúc:
Dạ hiểu, tại vì Việt cộng vô, phải đi ra khỏi nước phải đi bộ, tới nước Mỹ để làm ra tiền để take care of gia đình. Hồi nhỏ lớn lên tới tuổi này con chưa thấy ba con khóc, thường ba không có khóc đâu, nhưng ngày này thấy bạn trong trại tị nạn thì không chữ để nói gì đâu, ba chỉ nói thấy bạn là vui lắm.
Cũng như Louis đến từ Texas, Nguyễn Thiên Lý từ Connecticut theo cha mẹ tới Montreal:
Thanh trúc, RFA - 2013-06-27 - Sau 30 tháng Tư 1975, thế giới chỉ biết làn sóng người Việt ra khơi tìm tự do, gọi họ là thuyền nhân, chứ không nghe đến những câu chuyện băng rừng lội suối của những người tị nạn đường bộ mà nỗi đau, nỗi sợ hãi, sự nguy hiểm và cái chết rình chờ chẳng khác người đi tị nạn đường biển.
Ba mươi năm sau
Suốt thập niên 80 cho đến nửa đầu thập niên 90, đã bao người vĩnh viễn nằm lại trong rừng già hoặc trong những trại tị nạn hay trại tạm dung dọc biên giới Thái Lan- Kampuchia. Một số khác được các nước nhận cho định cư, lần lượt ra đi, xây lại cuộc đời mới tại một quốc gia thứ ba.
Ba mươi năm sau, Hội Ngộ Trại Tị Nạn Đường Bộ tại thành phố Montreal, tỉnh bang Quebec của Canada, diễn ra trong nụ cười, nước mắt và kỷ niệm. Đó là ngày thứ Bảy 22 tháng Sáu năm 2013, những người tị nạn đường bộ ba thập niên trước bây giờ mới gặp lại nhau một ngày của riêng họ.
Niềm vui hội ngộ chắc cảm động lắm, bởi Louis Lê, con trai một người tị nạn đường bộ hôm đó, bày tỏ với Thanh Trúc:
Dạ hiểu, tại vì Việt cộng vô, phải đi ra khỏi nước phải đi bộ, tới nước Mỹ để làm ra tiền để take care of gia đình. Hồi nhỏ lớn lên tới tuổi này con chưa thấy ba con khóc, thường ba không có khóc đâu, nhưng ngày này thấy bạn trong trại tị nạn thì không chữ để nói gì đâu, ba chỉ nói thấy bạn là vui lắm.
Cũng như Louis đến từ Texas, Nguyễn Thiên Lý từ Connecticut theo cha mẹ tới Montreal:
Con thấy ba mẹ con vui lắm, ba mẹ con nhớ hết mọi chuyện đã xảy ra hồi đó. Con hiểu tại vì muốn có tự do mà ba mẹ phải bắt đầu một cuộc sống mới...con hiểu thêm nhiều hơn về những gì ba mẹ đã trải qua, bây giờ con cũng thấy vui...và yêu ba mẹ nhiều hơn. Nguyễn Thiên LýCon thấy ba mẹ con vui lắm, ba mẹ con nhớ hết mọi chuyện đã xảy ra hồi đó. Con hiểu tại vì muốn có tự do mà ba mẹ phải bắt đầu một cuộc sống mới. Con nghĩ qua tất cả những câu chuyện nghe được hôm nay thì con hiểu thêm nhiều hơn về những gì ba mẹ đã trải qua, bây giờ con cũng thấy vui lây với ba mẹ và yêu ba mẹ nhiều hơn.
Từ trái anh Trịnh Huy Chương, Soeur Andree Leblanc và anh Vũ Hoàng Quân. (ảnh tác giả gởi)
Đây cũng là dịp để tri ân những người không cùng máu mủ và màu da nhưng đã hết lòng giúp đỡ người tị nạn đường bộ trên đường vượt chết tìm sống. Một người trong ban tổ chức, anh Nguyễn Hoàng Quân, nằm trong số những người đầu tiên rời trại tị nạn đường bộ Dongrek sau khi được Canada nhận về Montreal, Quebec và định cư tại đó cho đến giờ:
Cho đến đầu năm 85 lúc tôi đi thì chỉ trại Dongrek đó thôi dân số trong trại khoảng hai ngàn người, nhưng thật ra trước đó, đầu 80, 81 thì có những trại khác nữa như NW82, trại NW9 …là những trại trước cái đợt của tôi tới. Người ta phỏng đón khoảng 8.000 người Việt Nam đi bằng đường bộ.
Cuối năm 1984 chúng tôi mới chính thức được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc nhận qui chế tị nạn. Lúc đo các phái đoàn của các nước trên thế giới bắt đầu phỏng vấn và những đợt đi định cư đầu tiên là năm 1985. Khi tôi đến đây, bỏ lại đằng sau những người bạn thân của tôi, thì khoảng thời gian đó thế giới biết rất nhiều về những thuyền nhân Boat People, nhưng mà những người vượt biên bằng đường bộ tức là Vietnamese Land People thì thế giới biết rất ít về họ.
Cùng với những bạn đường bộ may mắn đến Canada trước, anh Quân bắt đầu vận động sự chú ý đến những người vượt biên đường bộ đang sống vất vưỡng trong các trại tị nạn Nong Chang, Nong Chat và sau này là trại Dongrek vùng biên giới Thái Lan- Kampuchia:
Đầu tiên tôi gặp các Cha, các Thầy và các Xơ của nhà giòng Sainte Croix tức nhà giòng Thánh Giá ở đây. Người đầu tiên tôi gặp là Xơ Adrienne Milotte, bây giờ đã qua đời, sau đó tôi được giới thiệu tới Xơ Andrée Leblanc.
Khi tôi gặp Xơ Andrée Leblanc và coi như lần đầu tiên Xơ được nghe kể về trại tị nạn đường bộ thì nhà giòng Thánh Giá mới bắt đầu chuyển hướng về trại tị nạn biên giới. Ngoài Xơ Andrée Leblanc tôi có làm việc chung với Cha Pierre Dufour, với Thầy Jean Paul Gagnant, một vài vị đã qua đời rồi. Chỉ riêng với trại tị nạn đường bộ thì nhà giòng Sainte Croix bảo lãnh chừng một trăm người sang đây.
Đây cũng là dịp để tri ân những người không cùng máu mủ và màu da nhưng đã hết lòng giúp đỡ người tị nạn đường bộ trên đường vượt chết tìm sống. Một người trong ban tổ chức, anh Nguyễn Hoàng Quân, nằm trong số những người đầu tiên rời trại tị nạn đường bộ Dongrek sau khi được Canada nhận về Montreal, Quebec và định cư tại đó cho đến giờ:
Cho đến đầu năm 85 lúc tôi đi thì chỉ trại Dongrek đó thôi dân số trong trại khoảng hai ngàn người, nhưng thật ra trước đó, đầu 80, 81 thì có những trại khác nữa như NW82, trại NW9 …là những trại trước cái đợt của tôi tới. Người ta phỏng đón khoảng 8.000 người Việt Nam đi bằng đường bộ.
Cuối năm 1984 chúng tôi mới chính thức được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc nhận qui chế tị nạn. Lúc đo các phái đoàn của các nước trên thế giới bắt đầu phỏng vấn và những đợt đi định cư đầu tiên là năm 1985. Khi tôi đến đây, bỏ lại đằng sau những người bạn thân của tôi, thì khoảng thời gian đó thế giới biết rất nhiều về những thuyền nhân Boat People, nhưng mà những người vượt biên bằng đường bộ tức là Vietnamese Land People thì thế giới biết rất ít về họ.
Cùng với những bạn đường bộ may mắn đến Canada trước, anh Quân bắt đầu vận động sự chú ý đến những người vượt biên đường bộ đang sống vất vưỡng trong các trại tị nạn Nong Chang, Nong Chat và sau này là trại Dongrek vùng biên giới Thái Lan- Kampuchia:
Đầu tiên tôi gặp các Cha, các Thầy và các Xơ của nhà giòng Sainte Croix tức nhà giòng Thánh Giá ở đây. Người đầu tiên tôi gặp là Xơ Adrienne Milotte, bây giờ đã qua đời, sau đó tôi được giới thiệu tới Xơ Andrée Leblanc.
Khi tôi gặp Xơ Andrée Leblanc và coi như lần đầu tiên Xơ được nghe kể về trại tị nạn đường bộ thì nhà giòng Thánh Giá mới bắt đầu chuyển hướng về trại tị nạn biên giới. Ngoài Xơ Andrée Leblanc tôi có làm việc chung với Cha Pierre Dufour, với Thầy Jean Paul Gagnant, một vài vị đã qua đời rồi. Chỉ riêng với trại tị nạn đường bộ thì nhà giòng Sainte Croix bảo lãnh chừng một trăm người sang đây.
Khi tôi gặp Xơ Andrée Leblanc và coi như lần đầu tiên Xơ được nghe kể về trại tị nạn đường bộ thì nhà giòng Thánh Giá mới bắt đầu chuyển hướng về trại tị nạn biên giới. Anh Nguyễn Hoàng QuânNgoài nhà giòng Sainte Croix, tôi cũng được giới thiệu cho đi gặp hai người nữa, Cha Pierre Blanchard và Cha Roger Gosselin. Hai Cha bảo lãnh độ chừng 200 cho đến 250 người. Nhưng mà tổng số người tị nạn Việt Nam mà hai Cha bảo lãnh là độ chừng hai ngàn người.
Ảnh: Trại tỵ nạn đường bộ Dongrek ở biên giới Thái và Kampuchia. (ảnh tác giả gởi)
Trang đời tị nạn đã khép lại
Không phải tất cả người tị nạn đường bộ đều may mắn được một quốc gia thứ ba đón nhận. Thí dụ chỉ riêng trại Dongrek nơi anh Quân ở trước và chỉ cách biên giới Thái Lan khoảng một cây số:
Độ chừng vài trăm người quyết định hồi hương vì không còn hy vọng được đi định cư. Số còn lại, chừng bảy tám trăm người lúc bấy giờ, được chuyển đến trại Panat Nikom trên đất Thái. Cuối cùng, khoảng hai ba năm sau, 92, 93 gì đó, những người còn lại được đi định cư khắp nơi trên thế giới. Cũng có một số anh em qua tới đây.
Anh Chương, rời Việt Nam bằng đường bộ năm 1982, trôi nỗi từ trại này qua trại khác ở biên giới Thái Lan-Kampuchia cho đến khi gặp anh Quân. Cả hai đồng cam cộng khổ trong trại tị nạn Dongrek cho tới ngày anh Quân đi Canada trước, tiếp đó nhờ Xơ Leblanc giòng Sainte Croix bảo lãnh anh Chương về Montreal, Quebec, sau khi hồ sơ xin đi Mỹ của anh Chương không được chấp thuận:
Quân ở Nong Chat, Quân bị nhóm Khmer Đỏ bắt, còn em bị nhóm lính của Sihanouk bắt. Em tới Nong Chang cuối tháng Sáu. Nong Chang, Nong Chat là những trại tạm dung dọc theo biên giới Thái Miên.
Mùa khô năm 1983, hàng năm tới mùa khô thì cộng sản Việt Nam tấn công càn quét dọc biên giới, trại Nong Chang lúc đó khoảng 170 người chạy vào đất Thái. Cũng mùa khô năm đó trại Nong Chat cũng bị càn quét, tất cả chạy vào đất Thái, Hồng Thập Tự Quốc Tế gom lại thành một trại gọi là Nong Samet, sau đó đưa về trại Dong Rek gần biên giới Thái hơn.
Ban ngày nhờ có Hồng Thập Tự Quốc Tế hoặc những tổ chức UN hoặc là Medecins Sans Frontieres giúp đỡ cho mình. Nhưng ban đêm, sau khi những thiện nguyện viên này ra khỏi vùng đất đó, thì lính bắt đầu vào trại nào là cướp bóc rồi hãm hiếp phụ nữ. Đàn ông con trai nếu ai mà la thì nó bắt đem đi, có người bị đi mất luôn. Cuộc sống ở đó về đêm rất sợ hãi.
Là một trong những vị ân nhân hiện diện tại buổi hội ngộ mà anh em tị nạn đường bộ Canada vừa nhắc tên, nữ tu Andrée Leblanc của giòng Sainte Croix phát biểu một cách khiêm tốn:
Đối với tôi, lòng tri ân của những người tị nạn đường bộ hôm nay, sau ba mươi năm, cho tôi hiểu là họ muốn nói rằng chúng tôi đã mang cho họ cơ may về một cuộc sống mới. Bất kể cách gì và điều gì những người tị nạn đường bộ này muốn bày tỏ, điều tôi luôn giữ trong tâm mình là lòng can đảm của họ và và nỗi khát khao bằng mọi giá được sống cho ra sống, được thoát ra khỏi nghịch cảnh để tận hưởng cuộc sống tốt đẹp.
Vai trò và công việc của chúng tôi thật khiêm tốn, nhỏ bé so với sức sống mãnh liệt và sự thành công mà các bạn ấy có được cho chính mình hôm nay cũng như cho con cháu họ ngày sau.
Với anh Đỗ Siêu, cư ngụ tại San Francisco, California, nói lên được lời cảm ơn chân thành đến những người đã từng cứu giúp người tị nạn đường bộ phải là mục đích chính của ngày hội ngộ:
Lúc đó tôi mới 17 tuổi, tôi đi một mình, tại vì mình đi tìm tương lai đó cô, trên đường đi mình cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Tôi cảm thấy, nhất là thấy ân nhân của mình, họ từng làm y tá hay bác sĩ, giúp mình trong trại tị nạn. Khi mà thấy họ thì như là ước mong của mình được ngày này trả ơn cho họ.
Ở trong trại tị nạn lúc mà đang nổ bom hay chạy giặc ai cũng sống trong hoàn cảnh khổ sở đó thì không có dịp nào để mà cám ơn họ. Hôm nay đặc biệt thấy họ tới như vậy tức là trong đời sống của mình có câu trả lời, trang đời tị nạn của mình có thể khép lại, nhắn lại cho lương tâm của mình biết là cái chuyện này đã hiểu nhau rồi, có cơ hội để cám ơn nhau rồi. Họ cũng mừng khi thấy đời sống mình tiến bộ hơn hồi trước nhiều.
Theo ban tổ chức ngày hội ngộ, khoảng 250 người cùng gia đình đến Montreal để gặp lại nhau trong không khí bùi ngùi nhưng vô cùng náo nhiệt và ngập tràn cảm xúc. Đến từ Seattle, tiểu bang Washington, anh Phan Hưng, vượt biên đường bộ từ Sài Gòn cuối 1983:
Ba mươi năm sau mới gặp lại bạn bè, ngồi quây quần với nhau mà thoáng trong đầu những cảnh tượng xảy ra cho chúng tôi như đang sống lại ba mươi năm trước, nhắc lại những người đã giúp đỡ chúng tôi ở trong rừng.
Bây giờ nhìn lại thì hầu như tất cả những người ở đây đều hai thứ tóc hết rồi, có rất nhiều con cháu của những người tị nạn hồi xưa đến tham dự, rất ư là hân hạnh và vui mừng.
Mình cố gắng tới dự, rất xúc động, rất cảm ơn những người tổ chức cuộc hội ngộ này. Đây là dịp cho mình gặp lại bạn bè cũ, với lại quan trọng nhất là gặp lại những người ân nhân đã giúp mình hồi xưa. Trong những người đó là có Cha Thom và cô Martine. Hồi xưa tôi là người giúp cô trong trạm xá, giờ gặp lại tôi mừng quá, chúng tôi khóc rất nhiều. Bây giờ thì bao nhiêu lời cũng không đủ, quá mừng quá xúc động.
Hai ân nhân mà anh Siêu hay chị Vi vừa nhắc tên, chính là linh mục Thomas và bà y tá Martine Bourquin của Hội Chữ Thập Đổ Quốc Tế, làm việc trong các trại tị nạn đường bộ lúc bấy giờ.
Hiện cư ngụ tại quê nhà ở Thụy Sĩ, bay sang đây và gặp lại những người bà từng săn sóc giúp đỡ khi họ còn là dân tị nạn, cô Martine mà mọi người gọi một cách trìu mến như vậy, chia sẻ:
Thật cảm động khi có thể tìm lại những người bạn một thời của tôi, chỉ tiếc một số không thể đến dự được. Vui nhất là khi có nhiều người bảo là tôi có thể không nhớ họ chứ còn họ thì không bao giờ quên tôi, người nữ y tá lúc bấy giờ hãy con trẻ như họ. Buổi họp mặt này là điều vượt ngoài sức tưởng tượng của tôi, thế mà bây giờ nó là hiện thực, nó làm tôi như sống lại nối kết lại với quảng đời xa xưa nhưng luôn đong đầy những ký ức sống động, một quảng đời ấn tượng nhất trong cuộc đời của riêng tôi. Phải nói làm sao nhỉ, đúng rồi, sau 30 năm mà gặp lại những khuôn mặt thân ái như Vi, như Siêu và nhiều nhiều nữa, đối với tôi là một phép mầu.
Đối với những người trong ban tổ chức, ba ước muốn thừ nhất gặp lại nhau, thư hai cảm ơn các ân nhân, thứ ba cho con cháu hiểu vì sao cha mẹ phải làm người tị nạn đường bộ, đã trở thành hiện thực trong ngày Hội Ngộ Trại Tị Nạn Đường Bộ 22 tháng Sáu vừa qua.
Mục Đời Sống Ngươi Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngừng. Thanh Trúc kính chào, hẹn lại quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Trang đời tị nạn đã khép lại
Không phải tất cả người tị nạn đường bộ đều may mắn được một quốc gia thứ ba đón nhận. Thí dụ chỉ riêng trại Dongrek nơi anh Quân ở trước và chỉ cách biên giới Thái Lan khoảng một cây số:
Độ chừng vài trăm người quyết định hồi hương vì không còn hy vọng được đi định cư. Số còn lại, chừng bảy tám trăm người lúc bấy giờ, được chuyển đến trại Panat Nikom trên đất Thái. Cuối cùng, khoảng hai ba năm sau, 92, 93 gì đó, những người còn lại được đi định cư khắp nơi trên thế giới. Cũng có một số anh em qua tới đây.
Anh Chương, rời Việt Nam bằng đường bộ năm 1982, trôi nỗi từ trại này qua trại khác ở biên giới Thái Lan-Kampuchia cho đến khi gặp anh Quân. Cả hai đồng cam cộng khổ trong trại tị nạn Dongrek cho tới ngày anh Quân đi Canada trước, tiếp đó nhờ Xơ Leblanc giòng Sainte Croix bảo lãnh anh Chương về Montreal, Quebec, sau khi hồ sơ xin đi Mỹ của anh Chương không được chấp thuận:
Quân ở Nong Chat, Quân bị nhóm Khmer Đỏ bắt, còn em bị nhóm lính của Sihanouk bắt. Em tới Nong Chang cuối tháng Sáu. Nong Chang, Nong Chat là những trại tạm dung dọc theo biên giới Thái Miên.
Mùa khô năm 1983, hàng năm tới mùa khô thì cộng sản Việt Nam tấn công càn quét dọc biên giới, trại Nong Chang lúc đó khoảng 170 người chạy vào đất Thái. Cũng mùa khô năm đó trại Nong Chat cũng bị càn quét, tất cả chạy vào đất Thái, Hồng Thập Tự Quốc Tế gom lại thành một trại gọi là Nong Samet, sau đó đưa về trại Dong Rek gần biên giới Thái hơn.
Ban ngày nhờ có Hồng Thập Tự Quốc Tế hoặc những tổ chức UN hoặc là Medecins Sans Frontieres giúp đỡ cho mình. Nhưng ban đêm, sau khi những thiện nguyện viên này ra khỏi vùng đất đó, thì lính bắt đầu vào trại nào là cướp bóc rồi hãm hiếp phụ nữ. Đàn ông con trai nếu ai mà la thì nó bắt đem đi, có người bị đi mất luôn. Cuộc sống ở đó về đêm rất sợ hãi.
Ban ngày nhờ có Hồng Thập Tự Quốc Tế hoặc những tổ chức UN hoặc là Medecins Sans Frontieres giúp đỡ cho mình. Nhưng ban đêm, sau khi những thiện nguyện viên này ra khỏi vùng đất đó, thì lính bắt đầu vào trại nào là cướp bóc rồi hãm hiếp phụ nữ. Đàn ông con trai nếu ai mà la thì nó bắt đem đi mất luôn. Anh ChươngMùa khô năm 1985, cộng sản Việt Nam lại đánh vô lần nữa, tụi em cũng chạy một lần nữa. Lúc đó Quân đã được phái đoàn Canada chấp nhận cho đi định cư rồi, Quân nhờ nhà giòng Sainte Croix bên này, Xơ Leblanc là người ký giấy bảo trợ cho em. Em tới Canada tháng Sáu năm 1988.
Là một trong những vị ân nhân hiện diện tại buổi hội ngộ mà anh em tị nạn đường bộ Canada vừa nhắc tên, nữ tu Andrée Leblanc của giòng Sainte Croix phát biểu một cách khiêm tốn:
Đối với tôi, lòng tri ân của những người tị nạn đường bộ hôm nay, sau ba mươi năm, cho tôi hiểu là họ muốn nói rằng chúng tôi đã mang cho họ cơ may về một cuộc sống mới. Bất kể cách gì và điều gì những người tị nạn đường bộ này muốn bày tỏ, điều tôi luôn giữ trong tâm mình là lòng can đảm của họ và và nỗi khát khao bằng mọi giá được sống cho ra sống, được thoát ra khỏi nghịch cảnh để tận hưởng cuộc sống tốt đẹp.
Vai trò và công việc của chúng tôi thật khiêm tốn, nhỏ bé so với sức sống mãnh liệt và sự thành công mà các bạn ấy có được cho chính mình hôm nay cũng như cho con cháu họ ngày sau.
Với anh Đỗ Siêu, cư ngụ tại San Francisco, California, nói lên được lời cảm ơn chân thành đến những người đã từng cứu giúp người tị nạn đường bộ phải là mục đích chính của ngày hội ngộ:
Lúc đó tôi mới 17 tuổi, tôi đi một mình, tại vì mình đi tìm tương lai đó cô, trên đường đi mình cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Tôi cảm thấy, nhất là thấy ân nhân của mình, họ từng làm y tá hay bác sĩ, giúp mình trong trại tị nạn. Khi mà thấy họ thì như là ước mong của mình được ngày này trả ơn cho họ.
Ở trong trại tị nạn lúc mà đang nổ bom hay chạy giặc ai cũng sống trong hoàn cảnh khổ sở đó thì không có dịp nào để mà cám ơn họ. Hôm nay đặc biệt thấy họ tới như vậy tức là trong đời sống của mình có câu trả lời, trang đời tị nạn của mình có thể khép lại, nhắn lại cho lương tâm của mình biết là cái chuyện này đã hiểu nhau rồi, có cơ hội để cám ơn nhau rồi. Họ cũng mừng khi thấy đời sống mình tiến bộ hơn hồi trước nhiều.
Theo ban tổ chức ngày hội ngộ, khoảng 250 người cùng gia đình đến Montreal để gặp lại nhau trong không khí bùi ngùi nhưng vô cùng náo nhiệt và ngập tràn cảm xúc. Đến từ Seattle, tiểu bang Washington, anh Phan Hưng, vượt biên đường bộ từ Sài Gòn cuối 1983:
Ba mươi năm sau mới gặp lại bạn bè, ngồi quây quần với nhau mà thoáng trong đầu những cảnh tượng xảy ra cho chúng tôi như đang sống lại ba mươi năm trước, nhắc lại những người đã giúp đỡ chúng tôi ở trong rừng.
Bây giờ nhìn lại thì hầu như tất cả những người ở đây đều hai thứ tóc hết rồi, có rất nhiều con cháu của những người tị nạn hồi xưa đến tham dự, rất ư là hân hạnh và vui mừng.
Buổi họp mặt này là điều vượt ngoài sức tưởng tượng của tôi, thế mà bây giờ nó là hiện thực, nó làm tôi như sống lại nối kết lại với quảng đời xa xưa nhưng luôn đong đầy những ký ức sống động, một quảng đời ấn tượng nhất trong cuộc đời của riêng tôi. Bà y tá Martine BourquinChị Vi, đến từ Dallas Fort Worth, Texas:
Mình cố gắng tới dự, rất xúc động, rất cảm ơn những người tổ chức cuộc hội ngộ này. Đây là dịp cho mình gặp lại bạn bè cũ, với lại quan trọng nhất là gặp lại những người ân nhân đã giúp mình hồi xưa. Trong những người đó là có Cha Thom và cô Martine. Hồi xưa tôi là người giúp cô trong trạm xá, giờ gặp lại tôi mừng quá, chúng tôi khóc rất nhiều. Bây giờ thì bao nhiêu lời cũng không đủ, quá mừng quá xúc động.
Hai ân nhân mà anh Siêu hay chị Vi vừa nhắc tên, chính là linh mục Thomas và bà y tá Martine Bourquin của Hội Chữ Thập Đổ Quốc Tế, làm việc trong các trại tị nạn đường bộ lúc bấy giờ.
Hiện cư ngụ tại quê nhà ở Thụy Sĩ, bay sang đây và gặp lại những người bà từng săn sóc giúp đỡ khi họ còn là dân tị nạn, cô Martine mà mọi người gọi một cách trìu mến như vậy, chia sẻ:
Thật cảm động khi có thể tìm lại những người bạn một thời của tôi, chỉ tiếc một số không thể đến dự được. Vui nhất là khi có nhiều người bảo là tôi có thể không nhớ họ chứ còn họ thì không bao giờ quên tôi, người nữ y tá lúc bấy giờ hãy con trẻ như họ. Buổi họp mặt này là điều vượt ngoài sức tưởng tượng của tôi, thế mà bây giờ nó là hiện thực, nó làm tôi như sống lại nối kết lại với quảng đời xa xưa nhưng luôn đong đầy những ký ức sống động, một quảng đời ấn tượng nhất trong cuộc đời của riêng tôi. Phải nói làm sao nhỉ, đúng rồi, sau 30 năm mà gặp lại những khuôn mặt thân ái như Vi, như Siêu và nhiều nhiều nữa, đối với tôi là một phép mầu.
Đối với những người trong ban tổ chức, ba ước muốn thừ nhất gặp lại nhau, thư hai cảm ơn các ân nhân, thứ ba cho con cháu hiểu vì sao cha mẹ phải làm người tị nạn đường bộ, đã trở thành hiện thực trong ngày Hội Ngộ Trại Tị Nạn Đường Bộ 22 tháng Sáu vừa qua.
Mục Đời Sống Ngươi Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngừng. Thanh Trúc kính chào, hẹn lại quí vị tối thứ Năm tuần tới.