Bùi Tín - 12.08.2013 - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Nghị định số 72 về «Quản lý, cung cấp, xử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng». Ngày ban hành là 15/7/2013 và ngày bắt đầu có hiệu lực là 1/9/2013.
Nghị định72 (NĐ72) dài gần 20 và gồm có 6 chương, 46 điều, với rất nhiều mục, khoản nhỏ. Những ai muốn tìm hiểu phải kiên nhẫn lắm mới đọc nổi từ đầu đến cuối, vì chính kiến không rõ ràng, càng đọc càng khó hiểu và càng thấy không sao thực hiện nổi, cả từ phía người dùng internet đến các cơ quan chuyên môn của chính quyền, muốn quản lý chặt chẽ thông tin trong xã hội bằng luật lệ cứng nhắc lại vừa mập mờ khó hiểu.
Đến nay các blogger tự do trong nước đã nêu lên vấn đề NĐ72 «cấm các mạng internet cá nhân không được tổng hợp tin tức, không được cung cấp tin tổng hợp» là điều kỳ lạ, không rõ ràng; sao lại cấm tổng hợp tin tức, phạm vi cấm đến đâu. Việc tổng hợp tin tức là việc làm hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, về chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội, thể thao, văn hóa, sao lại cấm, mà làm sao cấm nổi. Mọi người chờ đợi sự giải thích của Bộ Thông tin - Truyền thông và của Ban Cơ yếu Chính phủ và bộ Quốc phòng, là 2 cơ quan được NĐ72 giao trách nhiệm và quyền hạn áp dụng NĐ này không những trên lãnh thổ VN mà còn đối với các cơ quan truyền thông quốc tế về những tin tức liên quan đến Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà NĐ72 mới ban hành đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các cơ quan thông tin báo chí quốc tế. Từ thủ đô Paris, Pháp, Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans Frontières) tố cáo NĐ72 là «thêm một bằng chứng về thái độ thù địch với tự do truyền thông của chính quyền Việt Nam», còn Ủy ban bảo vệ các nhà báo (Committee to Protect Journalists) từ New York đã ra ngay tuyên bố lên án NĐ72 chà đạp quyền tự do bất khả xâm phạm của những nhà báo độc lập, vi phạm các công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cần phải bị hủy bỏ.
Có thể khẳng định không chút ngại ngùng NĐ72 là vi hiến, phạm pháp, trái ngược với các quyền tự do công dân được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, cho nên nó vô lý, không có lý do tồn tại. Chính quyền Việt Nam đã khét tiếng là bịt miệng làng báo chặt chẽ nhất, là «sát thủ internet loại hung dữ nhất», để Việt Nam bị xếp loại là nước thứ 172/186 về tự do báo chí trên thế giới. Nó vô lý vì bản chất lỳ lợm của một chính quyền sợ sự thật, sợ sự minh bạch công khai, sợ công luận.
Xin nhớ tự do thông tin, tự do báo chí, tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền là những điều kiện không thể nhân nhượng để được gia nhập TPP - Hiệp định chiến lược kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Việt Nam đang mong muốn được vào TPP để thu nhiều lợi ích trong thương mại, vừa hứa hẹn sẽ điều chỉnh chính sách theo hướng công khai, minh bạch, vậy mà ra NĐ72 ngay vào lúc này, như thế có phải là tự mình mâu thuẫn với chính mình, tự mình vả vào mặt mình không?
Việc thực thi NĐ72 cũng sẽ cực kỳ bế tắc, bế tắc ngay từ ngày nó có giá trị. Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ quản lý ra sao hàng 30 triệu máy điện toán, internet công và tư trong cả nước, sẽ xử lý ra sao các mạng mà họ cho là phạm pháp, sẽ phải bao nhiêu phiên tòa để xét xử các vụ vi phạm? Cấm thông tin tổng hợp, cấm các mạng không được cung cấp tin tổng hợp, thực hiện độc quyền thông tin tổng hợp của nhà nước chỉ là những «sáng kiến» đầy ảo tưởng trong cơn bế tắc. NĐ72 sẽ là một Nghị định vô dụng, không thể nào áp dụng được. Nó đi ngược lại cuộc sống tự do đang được giành lại từng bước của cả một dân tộc đang thức tỉnh. Nó đi ngược thời đại mà Việt Nam là một thành viên không thể nào sống riêng biệt.
Đây là một Nghị định vô lý, vô duyên, vô dụng. Không hơn, không kém. Lại rất có hại cho những người cố đẻ ra nó. Xin cứ chờ xem.
Nghị định72 (NĐ72) dài gần 20 và gồm có 6 chương, 46 điều, với rất nhiều mục, khoản nhỏ. Những ai muốn tìm hiểu phải kiên nhẫn lắm mới đọc nổi từ đầu đến cuối, vì chính kiến không rõ ràng, càng đọc càng khó hiểu và càng thấy không sao thực hiện nổi, cả từ phía người dùng internet đến các cơ quan chuyên môn của chính quyền, muốn quản lý chặt chẽ thông tin trong xã hội bằng luật lệ cứng nhắc lại vừa mập mờ khó hiểu.
Đến nay các blogger tự do trong nước đã nêu lên vấn đề NĐ72 «cấm các mạng internet cá nhân không được tổng hợp tin tức, không được cung cấp tin tổng hợp» là điều kỳ lạ, không rõ ràng; sao lại cấm tổng hợp tin tức, phạm vi cấm đến đâu. Việc tổng hợp tin tức là việc làm hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, về chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội, thể thao, văn hóa, sao lại cấm, mà làm sao cấm nổi. Mọi người chờ đợi sự giải thích của Bộ Thông tin - Truyền thông và của Ban Cơ yếu Chính phủ và bộ Quốc phòng, là 2 cơ quan được NĐ72 giao trách nhiệm và quyền hạn áp dụng NĐ này không những trên lãnh thổ VN mà còn đối với các cơ quan truyền thông quốc tế về những tin tức liên quan đến Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà NĐ72 mới ban hành đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các cơ quan thông tin báo chí quốc tế. Từ thủ đô Paris, Pháp, Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans Frontières) tố cáo NĐ72 là «thêm một bằng chứng về thái độ thù địch với tự do truyền thông của chính quyền Việt Nam», còn Ủy ban bảo vệ các nhà báo (Committee to Protect Journalists) từ New York đã ra ngay tuyên bố lên án NĐ72 chà đạp quyền tự do bất khả xâm phạm của những nhà báo độc lập, vi phạm các công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cần phải bị hủy bỏ.
Có thể khẳng định không chút ngại ngùng NĐ72 là vi hiến, phạm pháp, trái ngược với các quyền tự do công dân được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, cho nên nó vô lý, không có lý do tồn tại. Chính quyền Việt Nam đã khét tiếng là bịt miệng làng báo chặt chẽ nhất, là «sát thủ internet loại hung dữ nhất», để Việt Nam bị xếp loại là nước thứ 172/186 về tự do báo chí trên thế giới. Nó vô lý vì bản chất lỳ lợm của một chính quyền sợ sự thật, sợ sự minh bạch công khai, sợ công luận.
Xin nhớ tự do thông tin, tự do báo chí, tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền là những điều kiện không thể nhân nhượng để được gia nhập TPP - Hiệp định chiến lược kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Việt Nam đang mong muốn được vào TPP để thu nhiều lợi ích trong thương mại, vừa hứa hẹn sẽ điều chỉnh chính sách theo hướng công khai, minh bạch, vậy mà ra NĐ72 ngay vào lúc này, như thế có phải là tự mình mâu thuẫn với chính mình, tự mình vả vào mặt mình không?
Việc thực thi NĐ72 cũng sẽ cực kỳ bế tắc, bế tắc ngay từ ngày nó có giá trị. Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ quản lý ra sao hàng 30 triệu máy điện toán, internet công và tư trong cả nước, sẽ xử lý ra sao các mạng mà họ cho là phạm pháp, sẽ phải bao nhiêu phiên tòa để xét xử các vụ vi phạm? Cấm thông tin tổng hợp, cấm các mạng không được cung cấp tin tổng hợp, thực hiện độc quyền thông tin tổng hợp của nhà nước chỉ là những «sáng kiến» đầy ảo tưởng trong cơn bế tắc. NĐ72 sẽ là một Nghị định vô dụng, không thể nào áp dụng được. Nó đi ngược lại cuộc sống tự do đang được giành lại từng bước của cả một dân tộc đang thức tỉnh. Nó đi ngược thời đại mà Việt Nam là một thành viên không thể nào sống riêng biệt.
Đây là một Nghị định vô lý, vô duyên, vô dụng. Không hơn, không kém. Lại rất có hại cho những người cố đẻ ra nó. Xin cứ chờ xem.