Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Tình trạng thuyền nhân trên đảo Manus


Sơ đồ đảo Manus, Papua New Guinea, nơi những người vượt biên đến Úc sẽ định cư. AFP

Bộ Di trú Úc cũng công bố phúc trình chỉ trích mạnh mẽ tình hình ở trung tâm thanh lọc trên đảo Manus. Phúc trình cho biết cuộc sống của người tỵ nạn tại trung tâm ở Papua New Guinea gặp nhiều rủi ro về an toàn và y tế, nơi sinh sống của những người này chật chội, nóng nực, ẩm thấp và nước uống không đủ cho mọi người đồng thời hệ thống điện có thể không an toàn trong điều kiện ẩm ướt. Cao Ủy Tị Nạn LHQ cũng đưa ra bản phúc trình cho biết tất cả mọi người bị giam giữ ở Papua New Guinea đều có những dấu hiệu khủng hoảng tinh thần.

Tường An, thông tín viên RFA - 2013-08-16 - Hiện tượng thuyền nhân vượt biển đến Úc ngày càng nhiều là đề tài tranh cãi của chính phủ Úc.

Vừa qua, Thủ tướng Úc Kevin Rudd tuyên bố thuyền nhân đến Úc sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để định cư ở Úc mà họ được chuyển đến đảo quốc Papua New Guinea (PNG) để chờ thanh lọc.

Cuộc sống trong trại tạm cư

Anh Thành, một thuyền nhân được chuyển đến đảo Manus tháng 6 vừa qua nói về tình trạng hiện tại của các thuyền nhân trên đảo này:

«Cuộc sống ở đây thì không được ổn lắm. Vệ sinh, môi trường chỗ ăn ở không tốt. Trạm xá ở đấy thì quá nghèo nàn. Bệnh gì cũng uống Panadol, đau bụng cũng Panadol, đau đầu cũng Panadol. Cái nào cũng Panadol cả »

Với diện tích 2100 m² và 43.000 dân, Manus là đảo lớn thứ 5 của đảo quốc Papua New Guinea (PNG), nằm phía Tây Nam Thái Bình Dương, cách trung tâm Úc châu 2372 km, và cách thành phố địa đầu phía Bắc Úc Cap York chỉ 150 km đường chim bay. Miền núi lửa xa xưa được bao bọc bởi bạt ngàn rừng nhiệt đới này theo tiến sĩ Nguyễn Phương Mai trong một bài đăng trên BBC được mệnh danh là « điểm tận cùng của thế giới văn minh mà tục ăn thịt người chỉ mới được bỏ cách đây vài chục năm » nay có thể sẽ là vùng đất định cư vĩnh viễn của thuyền nhân tị nạn đến Úc.

Để chặn đứng làn sóng người di dân bằng đường biển, Thủ Tướng Úc, ông Kevin Rudd, ngày 19/7 vừa qua thông báo các thuyền nhân đến Úc bất hợp pháp sẽ không còn có cơ hội định cư ở Úc, họ sẽ bị gửi sang Papua New Guinea để thanh lọc và ngay cả trong trường hợp được coi là người tị nạn thật sự cũng phải ở lại đảo quốc này hay đi quốc gia khác chứ không được định cư ở Úc. Chính phủ PNG đã đồng ý
nới rộng trung tâm dành cho người tị nạn hiện nay từ sức chứa 200 người lên thành 3000 người.
Thức ăn thì nhiều, nhưng mà nhiều lúc không biết họ nấu thế nào ăn vào bị đau bụng thi nhau chạy…. Thỉnh thoảng mất nước họ không báo trước nên có lúc cả ngày không có nước để tắm rửa. - Luân, một người tị nạn
Phản ứng của dân Úc khá chia rẽ về quyết định này, một số thì đòi chính phủ phải áp dụng biện pháp cứng rắn với chương trình có tên là “Go back where you come from” (Hãy quay về đất nước của các người) hay những quảng cáo “Nếu bạn tới đây bằng tàu, thuyền mà không có visa, bạn sẽ không được định cư ở Úc » ( If you come here by boat without a visa, you won’t be settled in Australia) và kéo các thuyền này trở lại indonesia như chính phủ của Thủ tướng Paul Howard .Trong khi đó, Bà Christine Milne, lãnh tụ Đảng Xanh (Green Party) đã đả kích là “ngày nước Úc xấu hổ”. Bà cáo buộc chính phủ đã ném người tị nạn vào một chỗ người ta sẽ không có cơ hội bảo đảm an toàn cũng như cơ hội làm việc hoặc một đời sống có phẩm giá.

Một trong những trại tạm giam (theo cách gọi của các thuyền nhân) trên đảo Manus gồm có hai khu : 1 khu dành cho gia đình và 1 khu dành cho thanh niên độc thân. Họ ở trong những căn lều dã chiến. Trại có khoảng 55 lều với hơn 300 thuyền nhân, trong đó có 79 thuyền nhân Việt Nam, người Việt thì bị dồn khoảng 5-6 người vào 1 lều, anh Thành nói :

«Mỗi người một lều, nhưng mà không biết sau này Việt Nam thì 5 người một lều, 6 người một lều, không biết có phải phân biệt đối xử hay không nhưng mà đi ăn, đá bóng….Việt Nam mình cũng hay bị thua thiệt !! »

Trại tạm cư cho người tị nạn trên đảo Manus.

Bộ Di trú Úc cũng công bố phúc trình chỉ trích mạnh mẽ tình hình ở trung tâm thanh lọc trên đảo Manus. Phúc trình cho biết cuộc sống của người tỵ nạn tại trung tâm ở Papua New Guinea gặp nhiều rủi ro về an toàn và y tế, nơi sinh sống của những người này chật chội, nóng nực, ẩm thấp và nước uống không đủ cho mọi người đồng thời hệ thống điện có thể không an toàn trong điều kiện ẩm ướt. Cao Ủy Tị Nạn LHQ cũng đưa ra bản phúc trình cho biết tất cả mọi người bị giam giữ ở Papua New Guinea đều có những dấu hiệu khủng hoảng tinh thần.

Một thanh niên khác trong trại tị nạn tên Luân cũng cho biết do thời tiết nóng ẩm, chỗ ở chật chội, thiếu vệ sinh nên dễ sinh bệnh:

«Thức ăn thì nhiều, nhưng mà nhiều lúc không biết họ nấu thế nào ăn vào bị đau bụng thi nhau chạy…. Thỉnh thoảng mất nước họ không báo trước nên có lúc cả ngày không có nước để tắm rửa.»

Nếu lúc trước, thuyền nhân của biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã phải bỏ ra từ 5-7 đến cả chục cây vàng để có một chỗ ngồi nhỏ bé trên thuyền tìm đường tị nạn cộng sản thì ngày hôm nay, lớp thuyền nhân thế kỷ 21 này cũng phải trả hàng ngàn đô la cho các tay môi giới cũng để đi tìm tự do trên các chiếc thuyền mong manh.

Với 63 thuyền nhân và 2 tàu công chen chút trên môt con thuyền ngang khoảng 2 mét, dài khoảng 10 mét, sau 10 lên đênh trên biển thuyền anh Thành được tàu Úc vớt , sau 4 ngày họ được đưa vào trại Darwin ngày 15 tháng 4, sau đó khoảng 1 tháng rưởi họ được đưa ra đảo Manus cho tới nay đã gần 2 tháng. Anh Thành kể lại :

«Đưa tiền cho họ rồi họ dàn xếp cho mình qua Indonesia, rồi từ Indo đi qua đây bằng thuyền mất khoảng 10 ngày sau đó họ bắt vào họ nhốt trên thuyền lớn 4 ngày thì họ cho vào đất liền, tất cả là 14 ngày.»

Trường hợp của Luân thì phải trả 7000 đô-la cho môi giới. Sau đó anh được đưa từ Việt Nam sang indonesia bằng máy bay, ở Indo, anh phải đổi máy bay lần nữa và sau đó được đưa ra thuyền.

«Em đóng hết 7000 đô, ở Việt Nam em trả một nửa, sang Indo, trước khi lên thuyền trả một nửa. Bay từ Hà Nội, Việt Nam sang Indonesia, ở Indo, chuyển máy bay 1 lần rồi sau đó mới tới tàu. Khi cảnh sát Úc bắt tụi em lên tàu thì họ đối xử với tụi em tốt lắm, họ đưa bọn em lên, họ ghi tên, rồi họ cho ăn uống nữa… »

Lịch sử lập lại

Lịch sử hình như lập lại sau 35 năm Việt Nam « đổi mới », nếu sau ngày 30 tháng 4 năm 75 hàng triệu người chấp nhận hiểm nguy trên những con thuyền mong manh để trốn khỏi chế độ Cộng sản thì hôm nay những thuyền nhân mới này cũng bỏ tài sản, sự nghiệp, hy sinh tính mạng để tìm đến thế giới tự do. Thành và Luân đều là những sinh viên trong nhóm sinh viên công giáo Nghệ An mà vừa qua 14 người đã bị kết án từ 3 đến 13 năm tù. Để thoát khỏi sự quấy nhiễu của công an, họ đã chọn con đường trốn đi. Thành cho biết lý do vượt biên :

«Thứ nhất là ở quê hương thì em không có tự do ngôn luận, không có tự do tôn giáo. Ở nhà thì cũng bị quấy rầy…rồi...mình học, sinh hoạt bên chỗ sinh viên, về nhà thì công an tổ chức theo dõi, công việc làm không được tốt nên sau đó mình trốn đi qua bên này. Khi em qua đây thì em thấy mình được thật sự chứng kiến tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Ở quê hương em thật sự không có chứng kiến những cái đó.»

Ở Manus, các trại viên không được ra ngoài và không được phát tiền mà họ được tính điểm qua các sinh hoạt trong trại. Các hoạt động, học tập được cộng điểm và sử dụng điểm đó để mua các vật dụng, mỗi buổi học hay tất cả các hoạt động đều được 2 điểm. Tối đa là mỗi người 50 điểm. Ngoài các buổi học tập, thể thao, cầu nguyện. Anh Thành dùng thì giờ để dạy tiếng Anh cho các trại viên Việt Nam khác.
Khi em qua đây thì em thấy mình được thật sự chứng kiến tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Ở quê hương em thật sự không có chứng kiến những cái đó. - Thành, một người tị nạn
Thuyền nhân được vớt khi vượt biển đến Úc

Tuy cuộc sống tại trại thanh lọc Manus chưa phải là điểm cuối của cuộc hành trình gian nan nhưng so với quê hương Nghệ An thì đã là một thiên đường nhỏ. Luân hồn nhiên nói :

«Em thấy ở tù bên này mà sướng hơn ở bên nhà, cách đối xử….nhân quyền họ cao lắm !!! »

Thông kê của bộ Di Trú Úc ghi nhận năm 2010 có 31 thuyền nhân Việt Nam, năm 2011 có 101 người, năm 2012 chỉ có 46 thuyền nhân nhưng đến 6 tháng đầu năm nay thì con số tăng vọt đên 759 người. Hôm Chủ Nhật 14 Tháng Bảy vừa qua, lại có 84 người Việt Nam đã vượt biên đến nước Úc. Tổng cộng từ năm 2010 đến thời điểm này đã có trên 1000 thuyền nhân Việt Nam đến Úc. Ngoại trưởng Bob Carr nói tổng số thuyền nhân năm nay gồm Việt Nam, Iran, irak, Afganistan, Srilanka sẽ có thể lên đến 50.000 người. Từ năm 2010 cho tới nay đã có trên 800 người thiệt mạng trên con đường vượt biển đến Úc.

Để ngăn chặn làn sóng tị nạn mới, ngày 19/7 Thủ tướng Kevin Rudd đưa ra 3 giải pháp cứng rắn cho nan đề thuyền nhân : “Một, họ vẫn sẽ bị giam giữ. Hai, họ trở về quê cũ. Ba, họ định cư ở một nước khác mà họ có quyền cư trú. Họ không có quyền cư trú ở Úc”. Liền sau đó, chính phủ Úc đã trục xất 15 thuyền nhân trên đảo Manus trở về Việt Nam. Theo anh Thành, có lẽ đó là những thuyền nhân đến Úc vì lý do kinh tế :

«Ở chỗ em có mấy người đăng ký về, đa số những người về họ đặt mục đích khác ….thì họ về. Có những người ở đây 3-4 tháng nhưng cái xác định ban đầu của họ là kinh tế nên họ về. Còn đa số những người còn ở lại là những người bất đồng chính kiến hoặc là tôn giáo, tự do ngôn luận…những người đó thì họ ở lại cả. »

Mặc dù lo ngại trước chính sách khắc khe của thủ tướng Kevin Ruud, nhưng số thuyền nhân còn lại vẫn nuôi hy vọng được ở lại Úc , được hoà nhập vào cộng đồng, được sống trong một xã hội tự do, nhân quyền thật sự :

«Ý muốn cuối cùng của em là được sống tự do, không bị giam cầm như thế này nữa. Rất muốn được tham gia, hoà nhập vào cộng đồng, không bị giam cầm như thế này nữa.»

Theo bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) do Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF) có trụ sở tại Anh, công bố ngày 14/6/2012 thì Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trong danh sách 151 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, thế nhưng 3 thập kỷ sau biến cố 1975, vẫn còn những thuyền nhân chấp nhận từ giã cái hạnh phúc ấy để tìm đến bến bờ Tự Do trên những chiếc thuyền mong manh như số phận của họ.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/boat-pp-manus-island-ta-08162013110325.html

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam