Trà Mi-VOA - 09.09.2013 - Một blogger bị chính quyền mời làm việc về việc ‘tụ tập đông người ra đại sứ quán nước ngoài’ sau khi đến tòa đại sứ Mỹ và Thụy Điển trao Tuyên bố 258 vận động áp lực Việt Nam hủy bỏ điều luật 258 về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Blogger Nguyễn Thu Trang là một thành viên trong cuộc quốc tế vận của Mạng lưới blogger Việt Nam đòi bãi bỏ điều luật mà họ cho là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
Trong thời gian từ cuối tháng bảy đến đầu tháng 8 vừa qua, cô cùng các blogger trẻ trong nước có buổi tiếp xúc và làm việc với đại sứ quán của Hoa Kỳ và Thụy Điển tại Hà Nội để bày tỏ sự bất bình của các ngòi bút độc lập muốn được tự do thể hiện quan điểm công dân, phản đối điều luật 258.
Cuối tuần rồi, blogger Thu Trang nhận được giấy của công an quận Hà Đông (Hà Nội) triệu tập vào ngày 9/10. Nội dung buổi làm việc được ghi rõ là ‘tụ tập đông người ra đại sứ quán nước ngoài’.
Tôi nói thẳng với họ (công an) Tuyên bố 258 là một kiến nghị sửa đổi luật pháp Việt Nam để giúp đảm bảo quyền tự do của công dân và cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Việc chúng tôi đến đại sứ quán Thụy Điển là quyền của công dân Việt Nam. Chúng tôi không vi phạm pháp luật gì cả... Blogger Nguyễn Ðình Hà.
Trước blogger Thu Trang một số blogger khác trong nhóm vận động đã bị mời làm việc với công an hoặc bị sách nhiễu, hay bị ngăn cản trong các cuộc hẹn gặp với các đại sứ quán nước ngoài để trao Tuyên bố 258.
Trong số này có blogger Nguyễn Đình Hà, người đi cùng với blogger Thu Trang trong cuộc gặp với đại sứ quán Thụy Điển đầu tháng 8 vừa qua và cũng từng phải làm việc với công an trong số 3 lần bị triệu tập liên quan đến cuộc quốc tế vận đầu tiên của giới blogger Việt Nam mà anh đang tham gia.
Blogger Nguyễn Đình Hà:
“Họ hỏi chúng tôi đến đại sứ quán để làm gì, do ai mời, đến cùng với những ai, vào trong đó nói cái gì. Giấy mời của tôi họ chỉ nói ‘làm việc về vấn đề có liên quan’. Đến khi đến cơ quan công an, tôi mới được biết là làm việc về việc tôi đã tới đại sứ quán Thụy Điển. Tôi nói thẳng với họ Tuyên bố 258 là một kiến nghị sửa đổi luật pháp Việt Nam để giúp đảm bảo quyền tự do của công dân và cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng nói thẳng với họ việc chúng tôi đến đại sứ quán Thụy Điển là quyền của công dân Việt Nam. Chúng tôi không vi phạm pháp luật gì cả.”
Trong khi giấy mời đối với blogger Nguyễn Đình Hà không ghi lý do và nội dung làm việc cụ thể thì giấy triệp tập của blogger Thu Trang lại nêu lý do về việc ‘tụ tập đông người ra đại sứ quán nước ngoài’. Về sự khác biệt này, blogger Đình Hà cho rằng:
“Tôi thấy rõ sự khác biệt về mặt che dấu của cơ quan công an ở mỗi địa phương có khác nhau. Giấy mời của tôi do công an phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, quận trung tâm của Hà Nội. Nó khác với [giấy mời của Trang] từ phường La Khê, quận Hà Đông, một quận mới thành lập từ tỉnh Hà Tây cũ. Cho nên, nó cũng có khác biệt về mặt trình độ và về mặt nghiệp vụ che dấu của công an cũng có khác nhau.”
Trong số này có blogger Nguyễn Đình Hà, người đi cùng với blogger Thu Trang trong cuộc gặp với đại sứ quán Thụy Điển đầu tháng 8 vừa qua và cũng từng phải làm việc với công an trong số 3 lần bị triệu tập liên quan đến cuộc quốc tế vận đầu tiên của giới blogger Việt Nam mà anh đang tham gia.
Blogger Nguyễn Đình Hà:
“Họ hỏi chúng tôi đến đại sứ quán để làm gì, do ai mời, đến cùng với những ai, vào trong đó nói cái gì. Giấy mời của tôi họ chỉ nói ‘làm việc về vấn đề có liên quan’. Đến khi đến cơ quan công an, tôi mới được biết là làm việc về việc tôi đã tới đại sứ quán Thụy Điển. Tôi nói thẳng với họ Tuyên bố 258 là một kiến nghị sửa đổi luật pháp Việt Nam để giúp đảm bảo quyền tự do của công dân và cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng nói thẳng với họ việc chúng tôi đến đại sứ quán Thụy Điển là quyền của công dân Việt Nam. Chúng tôi không vi phạm pháp luật gì cả.”
Trong khi giấy mời đối với blogger Nguyễn Đình Hà không ghi lý do và nội dung làm việc cụ thể thì giấy triệp tập của blogger Thu Trang lại nêu lý do về việc ‘tụ tập đông người ra đại sứ quán nước ngoài’. Về sự khác biệt này, blogger Đình Hà cho rằng:
“Tôi thấy rõ sự khác biệt về mặt che dấu của cơ quan công an ở mỗi địa phương có khác nhau. Giấy mời của tôi do công an phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, quận trung tâm của Hà Nội. Nó khác với [giấy mời của Trang] từ phường La Khê, quận Hà Đông, một quận mới thành lập từ tỉnh Hà Tây cũ. Cho nên, nó cũng có khác biệt về mặt trình độ và về mặt nghiệp vụ che dấu của công an cũng có khác nhau.”
Nội dung làm việc như vậy cũng thể hiện sự xâm phạm quyền tự do đi lại của công dân và những dân quyền cơ bản của công dân ngay tại đất nước Việt Nam này... Blogger Nguyễn Ðình Hà.
Cộng đồng mạng cho rằng việc bị triệu tập về điều gọi là ‘tụ tập đông người’ trong các cuộc gặp với giới chức ngoại giao nước ngoài là bằng chứng nữa cho thấy quyền con người và quyền công dân bị vi phạm đến mức nào ở Việt Nam giữa lúc Hà Nội vẫn tuyên bố với quốc tế là tôn trọng nhân quyền và cố tìm một ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Blogger Nguyễn Đình Hà:
“Nội dung làm việc như vậy cũng thể hiện sự xâm phạm quyền tự do đi lại của công dân và những dân quyền cơ bản của công dân ngay tại đất nước Việt Nam này. Các điều luật liên quan đến cấm tụ tập đông người hay xin phép để được tụ tập đông người đã vi phạm nhân quyền căn bản mà chúng tôi trước nay vẫn phản đối. Đó là điều hoàn toàn phi lý và xâm phạm đến quyền của công dân Việt Nam.”
Cuộc quốc tế vận phản đối điều 258 được Mạng lưới Blogger Việt Nam được khởi xướng sau các vụ bắt giữ liên tiếp 3 blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy vì điều 258.
Cuộc vận động đã đưa Tuyên bố 258 tới các cơ quan bảo vệ nhân quyền trên thế giới trong đó có Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, Uỷ ban Luật gia Quốc tế, Uỷ ban bảo vệ ký giả, Liên minh báo chí Đông Nam Á..v…vv.
Bất chấp các nỗ lực ngăn cản từ chính quyền, các blogger khẳng định Tuyên bố 258 này sẽ tiếp tục được chuyển đến các quốc gia có cơ quan ngoại giao tại Việt Nam ngoài các sứ quán đã đến như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Australia, và Đức.
Blogger Nguyễn Đình Hà:
“Nội dung làm việc như vậy cũng thể hiện sự xâm phạm quyền tự do đi lại của công dân và những dân quyền cơ bản của công dân ngay tại đất nước Việt Nam này. Các điều luật liên quan đến cấm tụ tập đông người hay xin phép để được tụ tập đông người đã vi phạm nhân quyền căn bản mà chúng tôi trước nay vẫn phản đối. Đó là điều hoàn toàn phi lý và xâm phạm đến quyền của công dân Việt Nam.”
Cuộc quốc tế vận phản đối điều 258 được Mạng lưới Blogger Việt Nam được khởi xướng sau các vụ bắt giữ liên tiếp 3 blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy vì điều 258.
Cuộc vận động đã đưa Tuyên bố 258 tới các cơ quan bảo vệ nhân quyền trên thế giới trong đó có Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, Uỷ ban Luật gia Quốc tế, Uỷ ban bảo vệ ký giả, Liên minh báo chí Đông Nam Á..v…vv.
Bất chấp các nỗ lực ngăn cản từ chính quyền, các blogger khẳng định Tuyên bố 258 này sẽ tiếp tục được chuyển đến các quốc gia có cơ quan ngoại giao tại Việt Nam ngoài các sứ quán đã đến như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Australia, và Đức.
http://www.voatiengviet.com/content/blogger-vietnam-bi-cong-an-moi-lam-viec-vi-tu-tap-bat-hop-phap/1745983.html