Ảnh: Khoa Xét nghiệm BV Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) - nơi diễn ra tình trạng
"nhân bản" hàng ngàn xét nghiệm để trục lợi từ quỹ BHYT gây bức xúc dư
luận thời gian qua
(NLĐO) - “Ăn của dân không từ một chỗ nào, từ tiền BHYT của thương binh. Cháu nghèo trường dân tộc cũng bị hiệu trưởng, ban giám hiệu “ăn” gần 3 tỉ đồng. Đến liều vắc-xin con con cũng ăn của các cháu!” - Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 11-9.
(NLĐO) - “Ăn của dân không từ một chỗ nào, từ tiền BHYT của thương binh. Cháu nghèo trường dân tộc cũng bị hiệu trưởng, ban giám hiệu “ăn” gần 3 tỉ đồng. Đến liều vắc-xin con con cũng ăn của các cháu!” - Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 11-9.
Sáng 11-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến Báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2009-2012.
Khẳng định chính sách BHYT đạt kết quả nhưng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng bày tỏ sự lo lắng đối với các chính sách an sinh. Trong đó, chính sách y tế về đến địa phương thì “biến dạng”.
Bà Nguyễn Thị Doan bức xúc kể: Sáng 11-9, VTV1 đưa tin ở Hà Tĩnh, MTTQ xã biển thủ tiền hỗ trợ người nghèo (6 triệu đồng/hộ) và chỉ bị phát hiện khi báo chí vào cuộc.
Phó Chủ tịch nước phê báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT chưa “sắc nét” vì chưa nêu rõ được thực trạng để đưa ra biện pháp khắc phục.
Theo Phó Chủ tịch nước, do công tác thanh tra, kiểm tra chưa tốt, pháp luật không nghiêm dẫn đến “vi phạm sau lớn hơn vi phạm trước”. Bà Nguyễn Thị Doan đặt vấn đề tại sao có sự "nhờn thuốc", vô lương tâm của một số cán bộ ngành y tế, từ việc bác sĩ kê đơn thuốc đắt để bán, mang thiết bị vào bệnh viện thu tiền... Thanh tra, kiểm tra không phát hiện thì phải làm rõ trách nhiệm.
“Ăn của dân không từ một chỗ nào, từ tiền BHYT của thương binh. Cháu nghèo trường dân tộc cũng bị hiệu trưởng, ban giám hiệu “ăn” gần 3 tỉ đồng. Đến liều vắc-xin con con cũng ăn của các cháu” - bà Nguyễn Thị Doan gay gắt.
Phó Chủ tịch nước bộc bạch: “Đi giám sát nhiều nơi, càng đi càng thấy buồn vì lần nào cũng phát hiện ra sai phạm dù người dân vẫn tin vào chính sách của Nhà nước. Buồn vì chính sách tốt đẹp của Nhà nước đến với dân là bị méo mó, san xẻ”.
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cũng không đồng tình với báo cáo khi mới chỉ liệt kê ra 5 đối tượng dẫn đến yếu kém từ Quốc hội đến Bộ Y tế… mà chỉ thấy “ai cũng có 1 tí trách nhiệm nhưng chẳng ai chịu trách nhiệm. Họp xong, giám sát xong vẫn chừng đó thôi”.
Thể hiện sự bức xúc, ông Sơn chỉ thẳng báo cáo không làm rõ vấn đề y đức và dẫn ví dụ Bệnh viện Hoài Đức “nhân bản” kết quả xét nghiệm và trạm y tế xã ở Thăng Bình, Quảng Nam làm cả giấy giả, đóng dấu giả để trục lợi.
“Tôi thấy 2 việc này bức xúc vô cùng, có đem ra bắn cũng đáng. Trách nhiệm dẫn đến việc này do ai?” - ông Sơn gay gắt. Ông Sơn cho rằng không thể để báo cáo “lấy lòng nhau” mà phải làm rõ trách nhiệm chính, 5 đối tượng thì Bộ trưởng Y tế là chịu trách nhiệm chính cũng cần phải làm rõ ra, không có gì phải nể nang.
Tham gia phát biểu, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng thành tựu BHYT Việt Nam là rất đáng khích lệ. Về những tồn tại trong BHYT vừa qua, người đứng đầu ngành y tế đổ lỗi cho sự chồng chéo, không rõ chức năng nhiệm vụ giữa các ngành.
Khẳng định chính sách BHYT đạt kết quả nhưng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng bày tỏ sự lo lắng đối với các chính sách an sinh. Trong đó, chính sách y tế về đến địa phương thì “biến dạng”.
Bà Nguyễn Thị Doan bức xúc kể: Sáng 11-9, VTV1 đưa tin ở Hà Tĩnh, MTTQ xã biển thủ tiền hỗ trợ người nghèo (6 triệu đồng/hộ) và chỉ bị phát hiện khi báo chí vào cuộc.
Phó Chủ tịch nước phê báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT chưa “sắc nét” vì chưa nêu rõ được thực trạng để đưa ra biện pháp khắc phục.
Theo Phó Chủ tịch nước, do công tác thanh tra, kiểm tra chưa tốt, pháp luật không nghiêm dẫn đến “vi phạm sau lớn hơn vi phạm trước”. Bà Nguyễn Thị Doan đặt vấn đề tại sao có sự "nhờn thuốc", vô lương tâm của một số cán bộ ngành y tế, từ việc bác sĩ kê đơn thuốc đắt để bán, mang thiết bị vào bệnh viện thu tiền... Thanh tra, kiểm tra không phát hiện thì phải làm rõ trách nhiệm.
“Ăn của dân không từ một chỗ nào, từ tiền BHYT của thương binh. Cháu nghèo trường dân tộc cũng bị hiệu trưởng, ban giám hiệu “ăn” gần 3 tỉ đồng. Đến liều vắc-xin con con cũng ăn của các cháu” - bà Nguyễn Thị Doan gay gắt.
Phó Chủ tịch nước bộc bạch: “Đi giám sát nhiều nơi, càng đi càng thấy buồn vì lần nào cũng phát hiện ra sai phạm dù người dân vẫn tin vào chính sách của Nhà nước. Buồn vì chính sách tốt đẹp của Nhà nước đến với dân là bị méo mó, san xẻ”.
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cũng không đồng tình với báo cáo khi mới chỉ liệt kê ra 5 đối tượng dẫn đến yếu kém từ Quốc hội đến Bộ Y tế… mà chỉ thấy “ai cũng có 1 tí trách nhiệm nhưng chẳng ai chịu trách nhiệm. Họp xong, giám sát xong vẫn chừng đó thôi”.
Thể hiện sự bức xúc, ông Sơn chỉ thẳng báo cáo không làm rõ vấn đề y đức và dẫn ví dụ Bệnh viện Hoài Đức “nhân bản” kết quả xét nghiệm và trạm y tế xã ở Thăng Bình, Quảng Nam làm cả giấy giả, đóng dấu giả để trục lợi.
“Tôi thấy 2 việc này bức xúc vô cùng, có đem ra bắn cũng đáng. Trách nhiệm dẫn đến việc này do ai?” - ông Sơn gay gắt. Ông Sơn cho rằng không thể để báo cáo “lấy lòng nhau” mà phải làm rõ trách nhiệm chính, 5 đối tượng thì Bộ trưởng Y tế là chịu trách nhiệm chính cũng cần phải làm rõ ra, không có gì phải nể nang.
Tham gia phát biểu, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng thành tựu BHYT Việt Nam là rất đáng khích lệ. Về những tồn tại trong BHYT vừa qua, người đứng đầu ngành y tế đổ lỗi cho sự chồng chéo, không rõ chức năng nhiệm vụ giữa các ngành.