Ảnh minh họa. RFA files
Câu lạc bộ nhóm công tác tại Paris vừa phát động phong trào gửi thiệp Giáng sinh và Tết cho những tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Từ Paris Ông Nguyễn Quốc Nam, thành viên của Câu lạc bộ cho Kính Hòa buổi phỏng vấn sau đây về phong trào gửi thiệp này.
Ông Nguyễn Quốc Nam: Trước hết cho tôi gửi lời chào đến các thính giả đài Á châu tự do. Chúng tôi là Câu lạc bộ phối hợp công tác tại Paris. Trong một buổi họp của anh em chúng tôi, chị Ca Dao có đưa ra ý kiến đó và chúng tôi cùng nhau thực hiện. Lý do thì chắc ai cũng hiểu, có những người tù được nhiều người biết đến, nhưng có rất nhiều người không được biết đến, và chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không được quyền quên những người đã có những hy sinh lớn lao cho tự do dân chủ, và hiện đang ở trong ngục tù. Những người nào đã qua cảnh ngục tù thì hiểu được rằng sự cô đơn nó rất là vĩ đại. Trong khi đó, anh chị em chúng ta ở hải ngoại có tất cả, cho nên chúng nghĩ rằng cái bổn phận tối thiểu của anh chị em chúng ta là dành ra một giây phút nào đó để nhớ đến những người đang ở trong ngục tù cộng sản. Đó là lý do chúng tôi đã chấp nhận ngay ý tưởng đó của chị Ca Dao và phát động chiến dịch đó ngay.
Ông Nguyễn Quốc Nam: Thưa anh chúng tôi nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng rất là bận bịu, nhưng nếu chúng ta bỏ ra bỏ ra ít thì giờ, tự mình chọn lấy một tấm thiệp thì nó rất là có ý nghĩa. Thứ nhất là nơi nào chúng ta sống cũng có những biểu tượng, ví dụ như tháp Eiffel bên Pháp hay tượng nữ thần tự do bên Mỹ,… thì nó sẽ làm cho anh chị em trong tù biết rằng khắp nên trên thế giới chúng ta nghĩ đến họ. Đó là về mặt hình thức.
Về nội dung thì chúng tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ nên viết như viết cho một người thân của mình, nỗi lòng của chúng ta quan hoài đến họ, chứ không viết những gì có thể gây phiền phức. Dĩ nhiên là những nguwofi đã đấu tranh thì họ không sợ sệt đâu, nhưng chúng ta làm như vậy thì họ sẽ dễ kiểm soát sự sợ hãi của mình, không gây phiền toái không cần thiết.
Đó là về hình thức và nội dung, còn cách gửi thì chúng tôi nghĩ là nếu anh chị em chúng ta có tấm lòng thì nên tự gửi đi thì nó có ý nghĩa rất là lớn. Một người trong chúng ta gửi một tấm thiệp như vậy thì sẽ có cả trăm ngàn tấm thiệp đổ về. Như vậy chúng ta làm cho họ cảm thấy là họ không tranh đấu trong cô đơn. Nhưng rủi khi chính quyền ngăn cản những tấm thiệp không cho họ nhận, thì chúng tôi cũng đã đánh tiếng cho những người ở trong tù biết là họ không cô đơn. Thì từ chính quyền, địa phương nơi nhận thiệp chúng ta cũng đạt được mục tiêu của mình.
Xin nhắc lại là về hình thức thì chúng ta lấy một tấm thiệp nơi địa phương, việc này cho thấy là không có gì xếp đặt trước mà là do tấm lòng của chúng ta, những người sống rải rác trên toàn thế giới quan tâm đến họ. Bà con vào trang thiepchotunhan.blogspot.fr sẽ được sự chỉ dẫn rõ ràng.
Kính Hòa: Những địa chỉ để gửi thiệp đến có bao gồm cả bà con thân nhân của những người tù không? Và Câu lạc bộ đã có bao nhiêu địa chỉ như vậy?
Ông Nguyễn Quốc Nam: Hiện nay thì anh chị em chúng tôi thu thập từ gia đình cũng như thân hữu 187 địa chỉ. Trong số này có cả những địa chỉ nằm trong rừng, không có tên đường và thành phố. Chúng tôi hy vọng rằng Trăm tay thì vỗ nên kêu, an hem khắp thế giới bổ túc cho chúng tôi, bổ túc cho chúng ta thì đúng hơn, một danh sách đầy đủ để chúng ta có thể tiếp tục việc làm này không chỉ có một lần này thôi.
Chúng tôi cũng có những địa chỉ của gia đình những người tù nữa.
Kính Hòa: Xin anh cho biết một chút về Câu lạc bộ phối hợp công tác Paris!
Ông Nguyễn Quốc Nam: Câu lạc bộ tập hợp tất cả các an hem không phân biệt xu hướng, đảng phái nghề nghiệp gì cả. Câu lạc bộ phối hợp công tác, như cái tên của nó nói, là anh chị em quay quần với nhau trong tình yêu thương. Anh chị em chúng tôi đến từ tất cả các phương trời, có thể là những đảng phái, những hội đoàn, nhưng cũng có thể là một người hết sức bình thường. Nguyên tắc làm việc của chúng tôi rất đơn giản, chúng tôi không phải là một tổ chức chính trị, hội đoàn gì cả, bất cứ ai cũng có thể đưa ra sáng kiến, ví dụ như chị Ca Dao đưa ra sáng kiến về phong trào gửi thiệp này. Rồi nếu chúng tôi đồng ý với nhau thì cùng dốc sức mà làm. Còn nếu ai không đồng ý thì việc ai nấy làm, không chống phá nhau.
Câu lạc bộ được thành lập được năm năm rồi, và chúng tôi thấy có chổ trống nào mà người ta chưa làm thì chúng tôi làm, đưa ý kiến ra rồi phối hợp với nhau, bàn thảo với nhau.
Kính Hòa: Phối hợp và bàn thảo về tương lai của Việt Nam phải không ạ?
Ông Nguyễn Quốc Nam: Dĩ nhiên, dĩ nhiên, chúng tôi không đến với nhau để bàn chuyện trên trời dưới đất. Phong trào gửi thiệp này là một bằng chứng. Chúng tôi chỉ bàn thảo những việc cần thiết cho phòng trào tự do dân chủ của Việt Nam mà thôi.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chris-for-pris-of-concie-12102013113556.html