Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Châu Á lần thứ 6

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự Thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Công giáo Châu Á lần thứ 6 tại Haemi, khoảng 150 km phía nam Seoul, ngày 17 tháng 8 năm 2014.  AFP

Gia Minh - RFA - 17.08.2014 - Thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Công giáo Châu Á lần thứ sáu do giáo hoàng Phan Xi Cô chủ sự diễn ra vào chiều hôm nay kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ 5 ngày của người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã đến bán đảo Triều Tiên.

Quang cảnh

Địa điểm diễn ra thánh lễ là tại thành Haemi thuộc thành phố Seosan. Đây là vùng đất thuộc giáo phận Daejeon nơi đăng cai tổ chức Đại hội Giới trẻ Công giáo Á Châu lần thứ sáu.

Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hảo, người phụ trách di dân tại một giáo xứ cách thủ đô Seoul chừng 40 kilomet cho biết vị trí của ông tại khu vực diễn ra thánh lễ như sau:

Giới trẻ đến rất đông ở trong cũng như ngoài sân; những người có vé vào sân đã vào gần hết. Số người vào sân cũng chia ra hai ba lớp chứ không phải tất cả được vào lễ đài chính. Như tôi đây, khi vào thành này tôi phải vào cửa đông, vào rồi chỉ đứng ngoài vòng rào. Nơi tôi đứng, chút nữa đây Đức Thánh Cha sẽ đi qua để đến lễ đài.

Thành này rộng mấy héc ta là một thành cổ, một bên có những nhà cổ, một bên là công trường. Ngày xưa khi vua quan có việc gì xử lý thì đến công trường, một dạng như thế.

Họ làm bàn thờ dạng một cổng tam quan như hồi xưa.

Một công nhân Việt Nam hiện đang làm việc tại Hàn Quốc cũng cho biết:

Tôi đang ở trung tâm, ngay bên ngoài của hàng rào. Tôi tên Dự ở Bùi Chu.

Ấn tượng

Linh mục Gioan Baotixita là người tham gia buổi lễ phong chân phước cho 124 vị tử vì đạo Hàn Quốc diễn ra vào ngày thứ bảy, thuật lại những ấn tượng của buổi lễ cũng như đánh giá về tác động chuyến thăm của người đứng đầu giáo hội đến Hàn Quốc trong mấy ngày qua, và một vài so sánh với tình hình truyền giáo tại Việt Nam:
Tôi nghĩ sau chuyến thăm của giáo hoàng này, giáo dân tại Hàn Quốc sẽ tăng mạnh. Theo thống kê cách đây chừng vài chục năm, đến nay giáo hội Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần. Tôi nghĩ, trong đợt này giáo hội Hàn Quốc sẽ tăng con số rất mạnh, rất nhanh. Linh mục Gioan Baotixita
Tôi nghĩ sau chuyến thăm của giáo hoàng này, giáo dân tại Hàn Quốc sẽ tăng mạnh. Theo thống kê cách đây chừng vài chục năm, đến nay giáo hội Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần. Tôi nghĩ, trong đợt này giáo hội Hàn Quốc sẽ tăng con số rất mạnh, rất nhanh. Lý do sự hiện diện của Đức Giáo hoàng khích lệ tinh thần của anh chị em, tinh thần của giới trẻ. Tinh thần của giới trẻ đó sẽ lan truyền ra. Đặc biệt tại Hàn Quốc trong thời gian qua, truyền hình, báo chí truyền thông tập trung đưa tin về chuyến thăm của Đức Giáo hoàng. Đương nhiên khi truyền thông đưa tin thì giống như truyền giáo, hình thức tuyên truyền. Mà truyền thông chỉ đưa những nét tích cực, tốt đẹp không; nên tôi nghĩ hiệu quả sẽ đến.

Thứ nữa đối với người dân Hàn Quốc, ai có tôn giáo rồi thì đã rõ, còn những ai chưa có tôn giáo, thì khái niệm về tôn giáo của họ như tờ giây trắng, giờ ai viết vào điều gì, họ in hằn điều đó, nên việc đón nhận tôn giáo rất dễ dàng.

Chứ không phải như Việt Nam. Tại Việt Nam, khái niệm về tôn giáo có thể do sống, do xã hội… rồi do giáo dục nữa; ( chẳng hạn như chúng tôi đi lễ này thì họ nói có gì đâu đó là lễ của phương Tây…), tôi hay nói đùa với anh chị em trong cộng đoàn là khái niệm về tôn giáo tại Việt Nam bị ‘lập trình’ rồi, mà gỡ đi hơi khó.

Đối với những anh chị em Công giáo Việt Nam bên này, người nào có tâm tình tôn giáo, cộng thêm tâm tình với giáo hội, qua chuyến thăm của Giáo hoàng, họ có thể can đảm hơn, có thể căn tính tôn giáo của họ rõ ràng hơn; ví dụ như thế. Tôi hy vọng như vậy, vì sáng nay trời mưa, nhưng họ vẫn đội mưa để đi; như thế tinh thần khá cao.

Người công nhân Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết giá trị về mặt tâm linh khi anh đến tham dự thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Công giáo Á Châu lần thứ sáu tại Hàn Quốc:

Tôi rất hồi hộp và có tâm trạng rất muốn được gặp Đức Thánh Cha. Tôi nghĩ rằng đây là lần duy nhất trong đời tôi được gặp. Cảm nhận của tôi rất phấn khởi và nhiều xúc động, vì ở nhà chưa bao giờ cảm nhận được một không khí lễ hội như thế này. Dịp này tạo cho tôi sự an tâm hơn vì có sự hiện diện của Đức Thánh Cha, phần nào đó như người cha nâng đỡ tôi mạnh mẽ hơn để sống tốt hơn trong đời sống đạo.
Tôi nghĩ tâm tình của tôi cũng như của bất cứ người nào có tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, ai cũng ước muốn quê hương mình một lần được tổ chức đại hội giới trẻ khắp thế giới, khắp châu lục, đặc biệt có một lần nào đó đón Đức Giáo hoàng đến thăm đất nước chúng tôi như Hàn Quốc. LM. Nguyễn Đức Hảo
Ước vọng

Tại Việt Nam, số giáo dân Công giáo La Mã được cho biết khoảng chừng 6-7 triệu người. Mỗi khi nói đến mối quan hệ giữa Vatican và Việt Nam, người ta thường đề cập đến khả năng một chuyến viếng thăm của một vị giáo hoàng. Và bản thân của một số giáo hoàng như đương kim giáo hoàng và những vị tiền nhiệm đều bày tỏ mối quan tâm đến giáo hội Việt Nam; tuy nhiên chưa có một giáo hoàng nào đến thăm đất Việt.

Đây là mong mỏi của nhiều giáo dân như trình bày của linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đức Hảo:

Tôi nghĩ tâm tình của tôi cũng như của bất cứ người nào có tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, ai cũng ước muốn quê hương mình một lần được tổ chức đại hội giới trẻ khắp thế giới, khắp châu lục, đặc biệt có một lần nào đó đón Đức Giáo hoàng đến thăm đất nước chúng tôi như Hàn Quốc. Hai đất nước này đều là châu Á, dân số Hàn quốc bằng một nửa dân số Việt Nam. Người Công giáo thì chừng 10-11%, hơn Việt Nam một chút, nhưng số giáo dân thì Việt Nam đông hơn. Tâm tình của tôi và cũng như của những người khác là trong tương lai gần, chứ không phải tương lai xa, được đón tiếp Đức Giáo hoàng và đón chào bạn bè thế giới, chí ít là Châu Á như ngày lễ hôm nay. Vừa là ngày lễ tôn giáo nhưng cũng mang tính lễ hội châu lục.

Bán đảo Triều Tiên hiện bị chia cắt thành hai miền như Việt Nam trước đây. Tình hình giáo hội tại Bắc Triều Tiên hiện nay được cho biết cũng bị chính quyền cộng sản Bình Nhưỡng khống chế và không để phát triển một cách tự do như ở miền nam. Thống kê cho thấy vào thập niên 80 của thế kỷ trước, nam Hàn chỉ có chừng 1 triệu 7 tín đồ Công giáo nhưng đến nay con số được phát triển lên hơn 5 triệu người.

Với sự phát triển nhanh chóng của những giáo hội như Hàn Quốc, Vatican nhìn về Châu Á như là một cánh đồng truyền giáo của giáo hội dù rằng hiện nay cả châu lục này chỉ mới có 3,2 giáo dân Công giáo mà thôi.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/papal-mass-n-yout-skore-08172014053253.html


***


Đức Giáo Hoàng kết thúc chuyến thăm Nam Triều Tiên



Đức Giáo Hoàng chuẩn bị cử hành Thánh lễ hoà giải tại nhà thờ chính ở Seoul, Nam Triều Tiên, ngày 18/8/2014.

VOA - 18.08.2014 - Ðức Giáo Hoàng Phanxicô hôm nay kết thúc chuyến viếng thăm châu Á đầu tiên của Ngài với lời kêu gọi hoà giải giữa Nam Triều Tiên và đối thủ không đội trời chung cộng sản Bắc Triều Tiên.

Đức Giáo Hoàng đưa ra lời kêu gọi hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đầy biến động trong một Thánh lễ tại nhà thờ Myeongdong ở Seoul với sự tham dự của tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye. Đức Giáo Hoàng nói hoà giải chỉ có thể thực hiện được qua sự tha thứ, cho dù việc này dường như “không thể có được, thiếu thực tế và đôi khi không thể chấp nhận được.”

“Chúng ta hãy cầu nguyện, cho sự xuất hiện những cơ hội mới về đối thoại, gặp gỡ và giải quyết những khác biệt, cho sự bao dung liên tục trong việc cung cấp trợ giúp nhân đạo cho những người thiếu thốn, và cho sự thừa nhận sâu xa hơn rằng tất cả những người Triều Tiên là anh em, chị em, là thành viên của một gia đình, một dân tộc.”

Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp một nhóm nhỏ các phụ nữ lớn tuổi đã từng bị buộc làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên trong nhiều thập niên cho đến khi Thế chiến Thứ hai chấm dứt vào năm 1945.

Một trong những phụ nữ được gọi là “an úy phụ” đã tặng Đức Giáo Hoàng một kẹp cài áo hình con bướm mà Đức Giáo Hoàng đeo trên áo trong suốt Thánh lễ. Con bướm là biểu tượng cho chiến dịch của những phụ nữ này đòi Nhật Bản thừa nhận và đền bù cho việc đối xử với họ.

Trong chuyến đi thăm Nam Triều Tiên 5 ngày, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích các quốc gia cộng sản như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên mở đối thoại với Vatican.

Các giới chức Công giáo tại Nam Triều Tiên kêu gọi Bình Nhưỡng gởi một phái đoàn của Hiệp hội Công giáo Triều Tiên đến Seoul tham dự Thánh lễ, nhưng Bình Nhưỡng đã bác bỏ lời mời này, viện cớ những cuộc tập trận chung hàng năm giữa Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ cũng bắt đầu vào ngày hôm nay.

Miền Bắc đã thề mở một cuộc tấn công phủ đầu “không thương tiếc” chống lại miền Nam nếu những cuộc tập trận diễn ra.

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam