Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Đôi lời về bài viết của tác giả Liên Sơn

Người Buôn Gió - 04.09.2014 - Tác giả Liên Sơn mới đây có ra mắt dư luận một bài viết có nhan đề - Nói đôi chút về mộng mị dân chủ- được nhiều trang website tự do đăng tải. Bài viết đã dấy lên dư duận nhiều , thậm chí có những phê phán gay gắt hoặc những nhận định về động cơ của người viết.

Tuần nay đọc đi đọc lại bài của Liên Sơn, định không muốn viết gì về những vấn đề nội bộ đấu tranh dân chủ. Đây là những vấn đề rất dễ gây đụng chạm, có lẽ chính vì thế tác giả bài viết - Nói đôi chút về mộng mị dân chủ - phải dùng bút danh. Thực ra tôi không ngại gì chuyện va chạm. Chỉ nghĩ mình mổ xẻ vấn đề nội bộ đấu tranh, bọn dư luận viên nhảy vào xâu xé, nên vì thế cố gắng né tránh đến mức tối đa.

https://www.danluan.org/tin-tuc/20140830/lien-son-noi-chut-ve-mong-mi-dan-chu#comment-127597

Bài viết của Liên Sơn chia làm 3 phần, tác giả tô đậm từng mục.

Phần 1 sùng bái cá nhân.
Mục đầu tác giả nói về sự tôn sùng cá nhân và đưa ra ví dụ về các nhân vật như Bùi Hằng, Minh Hạnh, Phương Uyên, Cù Huy Hà ...trước tiên phải khẳng định có sự tôn sùng những nhân vật này như tác giả đã đặt ra. Nhưng có một điều quan trọng là sự tôn sùng đó có ở thời điểm nào.? Đây là mấu chốt cần chính xác.

Ví dụ những người này đang hoạt động, và dư luận thấy những hoạt động của họ, tất cả tôn sùng họ như Liên Sơn nói thì chẳng nói làm gì. Vì lúc đó có thể phải bàn đến chuyện sự tôn sùng thái quá những người ấy đi quá xa so với vị trí họ đang đứng hay không.

Trích đoạn bài viết - Nói đôi chút về mộng mị dân chủ.

'' Cố nhiên, các danh xưng đẹp đẽ/ kiêu hãnh này thể hiện lòng yêu mến hay thậm chí là sự kỳ vọng lớn lao. Nhưng liệu nó có cần thiết trong giai đoạn này? Khi mà chúng ta chưa cần lắm một trò chơi mang tên phân cấp bằng danh xưng..
Chính “danh xưng sùng bái” thái quá đó dẫn tới hiện tượng, đưa vị trí của một số người bất đồng chính kiến đi quá xa, và lên quá cao so với vị trí mà những người ấy đang đứng. ''


Nhưng Liên Sơn đã bỏ qua một điều, sự tôn sùng này chỉ rộ lên khi những con người trên đã phải trả giá đắt trong chốn lao tù. Mà khi họ trong đó mới được tôn sùng, thì họ chả có cơ hội nào để dùng '' bằng cấp danh xưng '' gây ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh. Cả Bùi Hằng lẫn Cù Huy Hà Vũ khi bên ngoài hoạt động, những điều tiếng dèm pha về họ không hiếm trong dư luận. Chỉ khi họ bị vào tù rồi, thiên hạ mới đánh giá sự mất mát của họ, vì tình thương yêu với người bị gông cùm, xiềng xích mà thiên hạ nhắc nhở đến nhiều. Tạo thành cái lý do mà Liên Sơn nói là tôn sùng.

Đến cả Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh cũng vậy. Trước khi họ bị bắt, chả ai nhắc nhở gì đến họ, mọi việc họ làm trong âm thầm. Đến khi họ ngồi trong tù rồi, thiên hạ lúc đó mới biết đến và ca tụng họ.

Đến khi Cù Huy Hà Vũ, Phương Uyên, Minh Hạnh và cả nhiều người trước kia đã được tôn sùng khi ở tù như Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung khi ra tù, đều trở thành những người bình thường, khiêm tốn. Chả ai trong số họ đi quá những gì ở vị trí của họ. Thậm chí họ hoà mình vào cuộc đấu tranh như bao nhiêu người khác. Không nề hà như Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh...

Như Bùi Hằng ở lần bắt thứ nhất tại Thanh Hà, đông đảo mọi người đều hướng về chị. Tôn vinh chị, nhưng khi chị ra thì những lời đó thưa dần. Không phải thiên hạ bạc bẽo, mà sự tôn sùng đã chuyển hướng cho những người khác đang trong chốn lao tù như Minh Hạnh, Phương Uyên....

Chúng ta thấy việc phân cấp danh xưng hay tôn sùng trước kia của dư luận ảnh hưởng đến họ không.Và họ có dùng sự tôn sùng ấy để làm gì ảnh hưởng đến phong trào không. Câu trả lời là không.

Vì sự tôn sùng ấy chỉ dành cho người ngã ngựa, như người sa cơ. Nó là lời tri ân, chia sẻ với hoàn cảnh của họ lúc đó. Cũng như việc thăm hỏi, chia sẻ với những người bạn bất ngờ bị bệnh phải nằm viện.

Tôi nghĩ sự ca tụng hay tôn sùng mà Liên Sơn nói về họ là sai lầm về thời điểm. Mà thời điểm tôn sùng như đã nói, chỉ có khi họ đã ở trong tù, họ không thể nào biết đến sự tôn sùng ấy mà làm gì đi quá vị trí của mình gây ảnh hưởng đến phong trào. Và dù họ có biết thì họ cũng chả có cách gì để gây ảnh hưởng đến phong trào.

Còn khi họ ra khỏi nhà tù, họ cũng chẳng nhớ đến những danh xưng ấy nữa. Hầu hết họ đều khiêm tốn và thậm chí còn dưới cả mức vị trí của mình. Nói họ đi quá là không đúng chút nào.

Mục thứ hai Liên Sơn nói đến việc dư luận cho rằng chính quyền đang sợ hãi.

Ngay trong phần này, Liên Sơn lại nói đến một đoạn bác lại phần 1.

''Một Bùi Hằng chưa phải là cái gì đó để nhà nước Việt Nam phải sợ hãi. Kể cả những người bị cầm tù trước đó và sau này như Lê Quốc Quân, Nguyễn Tiến Trung, Uyên-Kha, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định….''


Ở đây Liên Sơn chính mình khẳng định những người được tôn sùng ấy chả là cái gì để nhà nước VN phải sợ hãi. Thế mà ở mục trên Liên Sơn lại cho rằng sự tôn sùng sẽ khiến họ đi quá xa, hay sẽ gây ảnh hưởng xấu đến phong trào đấu tranh.

Tôi nghĩ Liên Sơn chưa đủ bao quát để nhìn sự tôn sùng xuất hiện như thế nào. Vì thế tác giả cứ nhặt hiện tượng thời điểm rồi đưa vào bài viết. Chính vì thế mới xảy ra chuyện lúc đầu lo lắng sự tôn sùng sẽ làm thế nọ, thế kia...sau cùng đoạn khác lại khẳng định những người được tôn sùng chả là cái gì cả.

trích đoạn phần 2
'' Thế nên, một Cù Huy Hà Vũ ở nước ngoài “chữa bệnh” cũng không khác gì một Lê Thị Công Nhân ở trong nước - “Thời hạn quản chế của tôi đã kết thúc từ hơn một năm nay, nhưng cuộc sống vẫn không hề thay đổi mà còn bị bóp nghẹt hơn ”
Có lẽ đến đây thì không cần phải nói thêm về việc tác giả Liên Sơn nói về sự tôn sùng cá nhân , phân cấp danh xưng sẽ ảnh hưởng đến phong trào nữa. Tự tác giả cũng đã khẳng định ở phần thứ 2 này.

Dẫn chứng có thể sai, dẫn đến kết luận sai là chuyện thường. Tuy nhiên khách quan nói ở phần thứ hai Liên Sơn nói đến việc nhiều người nghĩ chính quyền VN sợ hãi thì có thể không sai. Bởi vì chính quyền VN vẫn còn nắm được trong tay đội ngũ công cụ bạo lực khổng lồ, cũng như nhiều phương tiện truyền thông. Nói sợ hãi là quá, nhưng nói không sợ hãi cũng chẳng phải. Nếu nói đúng thì những tổ chức, con người mà Liên Sơn chê trách ấy, ít nhiều đã khiến nhà cầm quyền lo lắng.

Những bằng chứng về sự lo lắng của nhà cầm quyền khi các tổ chức xã hội dân sự, cá nhân đấu tranh thiết nghĩ quá nhiều, không cần phải dẫn giải.

Ở phần 1 Liên Sơn sai toàn phần, ở phân 2 Liên Sơn sai một nửa.

Phần thứ 3 về vấn đề tổ chức.
Ở phần này, ý kiến cá nhân tôi đồng ý hoàn toàn với những gì tác giả nói. Những điểm yếu trong kết cấu của các tổ chức Liên Sơn vạch ra là hiện hữu. Cần nhìn rõ để khắc phục. Nhưng có điều nếu đọc kỹ phần này, ngoài sự khách quan muốn xây dựng phong trào nói chung, tác giả Liên Sơn đã phê phán hành động của các nhóm khác, hàm ý muốn để cao nhóm của mình, một nhóm mà đang tự hào rằng mình hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả, không khoe khoang khoác lác như nhóm khác. Tuyên truyền tiếp cận người dân bằng nhiều hình thức dễ gần....

Chính ý đồ này của tác giả là nội dung khởi nguồn của bài viết.

Một người như Phạm Chí Dũng quá lành để viết ra một bài như thế này, người ta nói là của Phạm Chí Dũng. Tôi thì không tin.

Tuy nhiên thì tôi vui vì có những người như Liên Sơn đấu tranh với nhà cầm quyền cộng sản. Một người nhiều mưu lược và thủ đoạn như vậy mới có thể vạch được kế hoạch đối phó với nhà cầm quyền cộng sản. Để thành công Lý Thuỵ bán cụ Phan, Tào Tháo giết Lã Bá Xa để không ảnh hưởng đến mưu tính của mình. Liên Sơn và nhóm của mình có tố chất để làm được điều ấy, ắt cũng có tố chất thành công khi đối đầu với nhà cầm quyền Việt Nam.

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam