Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Đỗ Sơn Trà: Xã hội Việt Nam không nhất thiết phải bình đẳng

Featured Image: Wikipedia Commons









Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng mình phải làm gì để có mặt trên trái đất này và chiến đấu như thế nào mới có được vị trí như ngày hôm nay không? Bản thân mỗi người, đều phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh từ trước khi xuất hiện. Khi đã được sinh ra có sự phát triển về thể chất và ý thức chúng ta lại bắt đầu với vô vàn thử thách khác nhau để có thể tồn tài và một chỗ đứng trong xã hội (như những việc cạnh tranh trong thi cử, công việc, cuộc sống,…). Và chính những điều đó đã cho ta thấy muốn tồn tại và phát triển xã hội này chúng ta phải cạnh tranh rất nhiều và đấy là một bản năng bẩm sinh trong mỗi con người chúng ta mà không thể nào thay đổi được. Bạn có thể thay đổi một người thuận chân phải có thể đá banh bằng chân trái của họ được nhưng bạn không thể nào thay đổi được bản năng bẩm sinh đó của họ. 

Câu hỏi đâu tiên được đặt ra rằng sự cạnh tranh và bình đẳng thì nó có tác động nhưng thế nào đối với sự phát triển của xã hội. Các bạn biết đó cạnh tranh là một hành động tranh đua, chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích tồn tại, sống còn giành lại lợi nhuận, địa vị, kiêu hãnh. Còn bình đẳng thì nó là điều gì đó mang nhiều khái niệm khác nhau ở từng lĩnh vực nhưng điều tôi muốn nói ở đây là cái hiểu chung của các bạn về bình đẳng. 

Ngay từ xã hội nguyên thủy con người đã phải cạnh tranh rất nhiều để tồn tại và sinh tồn, chính những sự cạnh tranh ấy của con người đã thúc đẩy xã hội vận động rất nhiều để tiến tới các hình thái xã hội tốt đẹp hơn. Cho đến ngày nay sự cạnh tranh chủ thể trong nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Ví dụ điển hình cho ta thấy giữa coca-cola và pepsi hai thương hiệu này đã không ngừng cạnh tranh với nhau và chính sự cạnh tranh ấy luôn đem lại cho người tiêu dụng về giá thành sản phẩm, chất lượng nước uống,… 

Nếu chúng ta không cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ làm trì trệ sự phát triển của xã hội. Các bạn biết đấy người Liên Xô họ đã thất bại trong việc tạo ra bình đẳng bằng cách dàn điều lợi nhuận và khi đó thì chẳng ai ham muốn làm việc chăm chỉ nữa và mô hình ấy nhanh chóng thất bại, kể cả xã hội Việt Nam chúng ta cũng thế chúng ta cũng cố gắng bằng việc dàn đều lợi nhuận này. 

Từ những dẫn chứng trên chúng ta có thể thấy cạnh tranh đóng vai trọng rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, thay vì tạo ra bình đẳng thì ta hãy tập trung tạo sự cạnh tranh, cạnh tranh một cách công bằng. Cạnh tranh đó đã trở thành một quy luật tự nhiên mà không thể nào thay đổi bằng cách tạo ra sự bình đẳng. 

Các bạn biết đó người ta luôn cho rằng đàn ông và đàn bà đều bình đẳng nhưng thực tế thì sao? Đến đây tôi sẽ dẫn một lời nói của Lý Quang Diệu đã bảo rằng: 
“Ban đầu tôi cũng tin rằng mọi đàn ông đàn bà đều bình đẳng… Giờ tôi biết rằng điều đó không có khả năng xảy ra bởi vì hàng triệu năm trong quá trình tiến hóa, con người đã tảng mát khắp nơi trên bề mặt trái đất này, bị cách ly với nhau, phát triển độc lập, có sự pha trộn khác nhau về chủng tộc, dân tộc, khí hậu, thổ nhưỡng… Đây là những điều tôi đã đọc được và khiểm nghiệm so với quan sát của mình. Chúng ta đọc rất nhiều. Thực tế rằng mọi thứ được in ra và được ba, bốn tác giả không có nghĩa là mọi thức ấy đúng sự thật. Có thể tất cả đều sai. Nhưng qua kinh nghiệm của bản thân… tôi kết luận: đúng, có sự khác biệt.” 
Vậy điều tôi muốn nói ở đây sự cạnh tranh đó đã trở thành bản năng, nếu biết không thể thay đổi được thì đừng cố gắng, nếu chúng ta cố gắng tạo ra sự bình đẳng mà biết điều đó không thể thì chúng ta đang tự mình làm cho xã hội suy thoái. Thay vì tạo ra bình đẳng thì hãy tạo ra sự cạnh tranh công bằng. Tôi cũng mong rằng đất nước mình sẽ phát triển ở tầm cao mới, người Việt Nam chúng ta sẽ tập trung vào giáo dục thê hệ trẻ, lựa chọn và trọng dụng những con người tài giỏi mà không quan tâm đến xuất thân của họ tạo cho họ một môi trường công bằng để họ cạnh tranh góp phần phát triển đất nước.

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam