Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Cho tới nay cụ ông nầy đã cứu sống 2 triệu em bé tại Úc

60 năm hiến máu cứu sống những em bé từ trong bụng mẹ, cụ James được Australia gọi tên “người đàn ông có cánh tay vàng”. Ảnh: CNN 
Dòng máu ‘vàng’ của cụ ông cứu hơn 2 triệu mạng sống 

Mang kháng thể hiếm chữa căn bệnh nguy hiểm, suốt 60 năm nay cụ ông người Australia đều đặn cho đi những giọt máu của chính mình để đổi lấy tính mạng hàng triệu em bé sơ sinh.

Bề ngoài, cụ James Harrison giống như hàng triệu người tuổi xế chiều khác. Tình yêu của ông ở những năm tháng này dành hết cho con gái và các cháu ngoại. Ông thích chơi tem và thường tản bộ quanh nơi ở nằm trên bờ biển miền Trung Australia. 

Điều khác biệt khiến ông được cả nước gọi tên “người đàn ông với cánh tay vàng” nằm sâu trong từng mạch máu, nơi có những kháng thể cực kỳ đặc biệt. Đều đặn như một thói quen, suốt 60 năm qua, hầu như tuần nào ông James cũng hiến máu từ cánh tay phải, giúp các bác sĩ chữa căn bệnh giết chết nhiều trẻ sơ sinh, hội chứng Rhesus. 

Biến cố đưa người đàn ông đến với nghiệp hiến máu xảy ra năm 1951. Ông cụ năm nay 78 tuổi tâm sự: “Năm đó mới 14 tuổi, tôi phải phẫu thuật ngực để cắt bỏ một bên phổi. Vài ngày sau ca phẫu thuật, cha tôi kể rằng cần tới 13 lít máu để cứu sống tôi, nhờ những người cho máu mà tôi không quen biết”. 

Biết ơn nghĩa cử cao đẹp đã cứu sống mình, cậu thiếu niên James quyết tâm khi nào đủ lớn cũng sẽ cho đi những giọt máu giúp đỡ người khác. Đủ tuổi hiến máu, không lâu sau lần cho máu đầu tiên, James được các bác sĩ liên hệ vì trong máu chứa loại kháng thể hiếm, có thể là lời giải cho hội chứng Rhesus. 

“Australia năm 1967 trở về trước có hàng nghìn trẻ em tử vong mỗi năm mà bác sĩ không hiểu được nguyên nhân. Nhiều phụ nữ sẩy thai và trẻ sơ sinh chào đời với phần não tổn thương. Điều này thực sự rất kinh khủng”, Jemma Felkenmire, Hội chữ thập đỏ Australia giải thích. 

Về sau, các bác sĩ phát hiện ra đây là hội chứng Rhesus. Bệnh xảy ra khi máu của thai phụ có yếu tố Rhesus âm, trong khi thai nhi di truyền Rhesus dương từ bố. Hội chứng này khiến hệ miễn dịch người mẹ tạo kháng thể nhắm tới các tế bào hồng cầu của đứa trẻ trong bụng. Thông thường, thai kỳ lần đầu tiên không bị nguy hiểm, song trong những lần mang thai tiếp theo, kháng thể máu mẹ sẽ đi qua nhau con, tấn công hồng cầu. Trường hợp nặng nhất có thể làm đứa trẻ tổn thương não hoặc tử vong. 

Theo các bác sĩ, kháng thể đặc biệt ông Harrison sở hữu có thể giải quyết tình trạng này. Từ những năm 1960, ông hợp tác với các bác sĩ trong nghiên cứu chế tạo loại văcxin có tên là Anti-D, giúp thai phụ có Rhesus âm không sản sinh kháng thể tấn công máu em bé trong thai kỳ. Nhờ văcxin Anti-D, ông James góp phần cùng các bác sĩ cứu sống hơn 2 triệu trẻ sơ sinh. 2 triệu mạng sống được ở lại cuộc đời nhờ máu của một mình ông trong suốt 60 năm qua. 

“Mỗi bịch máu cứu người đều vô giá, nhưng đối với James lại đặc biệt khác thường hơn. Máu của ông được dùng để bào chế ra phương thuốc giúp các bà mẹ có nhóm máu nguy cơ làm hại chính đứa con chưa sinh của mình. Trong mỗi liều Anti-D do Australia sản xuất đều chứa máu của James. Khoảng 17% phụ nữ Australia đứng trước rủi ro của hội chứng Rhesus. Do đó, James đã giúp cứu rất nhiều mạng sống”, Jemma Felkenmire cho biết. 

Năm 2011, cụ James được tổ chức Kỷ lục Guiness trao danh hiệu người hiến máu nhiều nhất với 1.000 lần hiến máu. Ảnh: Reuters 
Một trong rất nhiều cuộc đời mang nợ những giọt máu vàng của cụ James là bé trai Samuel, vừa tròn 5 tuần tuổi. Mẹ bé, cô Kristy Pastor, lần đầu được tiêm Anti-D khi mang thai lần thứ hai. Nhờ những kháng thể đặc biệt của ông, bé trai Samuel kháu khỉnh chào đời khỏe mạnh, trở thành em bé thứ tư trong gia đình. 

“Khi đó, các bác sĩ cho biết tôi cần văcxin Anti-D. Tôi không nghĩ ngợi nhiều và bắt đầu tìm hiểu. Từ đó tôi biết về James và số lần ông đã hiến máu. Tôi rất biết ơn James. Ông ấy là người quên mình vì người khác khi tiếp tục hiến máu ở tuổi này. Nhờ đó chúng ta mới có thể tiếp tục tạo ra văcxin này”, người mẹ gửi lời cảm ơn tới cụ James. 

Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng vì sao James mang loại máu hiếm này. Một số đặt ra giả thuyết, có thể đây là kết quả sau khi nhận truyền máu khi ông phẫu thuật phổi. Cho tới nay, cụ James là một trong số 50 người Australia hiếm hoi mang kháng thể đặc biệt, theo Hội Chữ thập đỏ Australia. 

“Vai trò của James là không thể thay thế đối với chúng ta. Tôi không nghĩ ai khác có thể làm được những điều như ông đã làm. Tuy nhiên, chúng ta cần thêm nhiều người nữa để tiếp tục nhiệm vụ này. Ông sẽ không đủ khả năng để tiếp tục cống hiến trong vài năm nữa. Tôi mong rằng sẽ có thêm người hiến máu, người cũng có kháng thể đặc biệt này và có thể cứu thêm nhiều mạng sống nữa”, Jemma Felkenmire nói. 

Cụ James Harrison được xem là một người hùng của đất nước Australia và nhận được nhiều danh hiệu cao quý. Số lần hiến máu của cụ giờ đã vượt ngưỡng 1.000. Năm 2011, cụ James được trao kỷ lục Guiness người hiến máu nhiều nhất, với 1.000 lần. 

Dù vậy, cụ ông thừa nhận mình rất sợ kim và không dám nhìn dù chỉ một lần. Thay vào đó, người anh hùng với cánh tay vàng nhìn lên trần nhà hoặc các cô y tá. Ông có thể trò chuyện một chút với họ, nhưng tuyệt nhiên không nhìn thẳng vào cây kim đang đâm vào tay mình. “Tôi sợ máu và không chịu được đau”, cụ James chia sẻ. 

Khánh Hà (Theo CNN)



This man's blood has saved the lives of two million babies

By Samantha Bresnahan, CNN

The man with the golden arm
(CNN) On the surface, James Harrison is just an average guy. He loves his daughter and grandchildren, collects stamps, and goes for walks near his home on Australia's central coast. But it's what's under the surface that makes him extraordinary -- specifically, what's flowing in his veins.

Known as "The Man with the Golden Arm," nearly every week for the past 60 years he has donated blood plasma from his right arm. The reasons can be traced back to a serious medical procedure he underwent as a child.

"In 1951, I had a chest operation where they removed a lung -- and I was 14," recalls Harrison, who is now aged 78. 

"When I came out of the operation, or a couple days after, my father was explaining what had happened. He said I had (received) 13 units (liters) of blood and my life had been saved by unknown people. He was a donor himself, so I said when I'm old enough, I'll become a blood donor."

A deadly problem

Soon after Harrison became a donor, doctors called him in. His blood, they said, could be the answer to a deadly problem.

"In Australia, up until about 1967, there were literally thousands of babies dying each year, doctors didn't know why, and it was awful," explains Jemma Falkenmire, of the Australian Red Cross Blood Service. "Women were having numerous miscarriages and babies were being born with brain damage."


It was the result of rhesus disease -- a condition where a pregnant woman's blood actually starts attacking her unborn baby's blood cells. In the worst cases it can result in brain damage, or death, for the babies.

Rhesus disease happens when a pregnant woman has rhesus-negative blood (RhD negative) and the baby in her womb has rhesus-positive blood (RhD positive), inherited from its father. If the mother has been sensitized to rhesus-positive blood, usually during a previous pregnancy with an rhesus-positive baby, she may produce antibodies that destroy the baby's "foreign" blood cells.

Harrison was discovered to have an unusual antibody in his blood and in the 1960s he worked with doctors to use the antibodies to develop an injection called Anti-D. It prevents women with rhesus-negative blood from developing RhD antibodies during pregnancy.

"Australia was one of the first countries to discover a blood donor with this antibody, so it was quite revolutionary at the time," says Falkenmire.

Precious gift

Harrison's blood is precious. He and Anti-D are credited with saving the lives of more than 2 million babies, according to the Australian Red Cross blood service: That's 2 million lives saved by one man's blood.

"Every bag of blood is precious, but James' blood is particularly extraordinary," says Falkenmire. "His blood is actually used to make a life-saving medication, given to moms whose blood is at risk of attacking their unborn babies. Every batch of Anti-D that has ever been made in Australia has come from James' blood. 

"And more than 17% of women in Australia are at risk, so James has helped save a lot of lives."

One of those lives is that of baby Samuel, who is just five weeks old. His mother, Kristy Pastor, first received the Anti-D injection during her second pregnancy. With Harrison's antibodies in her blood, little Samuel is her fourth happy and healthy baby.

"They just said you needed the vaccine," she said. "I didn't think about it any further, and then looking into it a bit more, I found out about James and how amazing he is and how many donations he's made, and that it was all because of him.

"I'm grateful and I think James is really selfless to continue to donate, so that we can keep having this vaccine."


Doctors still aren't exactly sure why Harrison has this rare blood type but they think it might be from the transfusions he received when he was 14, after his lung surgery. He's one of no more than 50 people in Australia known to have the antibodies, according the Australian Red Cross blood service.

"I think James is irreplaceable for us," says Falkenmire.

"I don't think anyone will be able to do what he's done, but certainly we do need people to step into his shoes," she adds. "He will have to retire in the next couple years, and I guess for us the hope is there will be people who will donate, who will also ... have this antibody and become life savers in the same way he has, and all we can do is hope there will be people out there generous enough to do it, and selflessly in the way he's done." 

Harrison is considered a national hero, and has won numerous awards. He's now donated his plasma more than 1,000 times, but no matter how many times he's given blood there's one thing that will never change: "Never once have I watched the needle go in my arm," he says.

"I look at the ceiling or the nurses, maybe talk to them a bit, but never once have I watched the needle go in my arm. I can't stand the sight of blood, and I can't stand pain."

Source: CNN

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam