Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Lập bàn thờ trước ủy ban xã, đòi lại đường đi

Dân làng lập bàn thờ, treo cờ đòi lại đường đi vào miếu Bàn Thổ.

TPO - Từ đêm 24/3 đến sáng nay (26/3), hàng trăm người dân xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm, Hà Nội) kéo đến trước cổng UBND xã lập bàn thờ, tổ chức cúng lễ, yêu cầu UBND xã phải trả lại con đường dân sinh vào miếu Bàn Thổ.

Ông Chí – một người dân thôn Hạ (xã Mễ Trì) cho biết, đoạn đường dân sinh từ Miếu Bàn Thổ ở xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ tới trụ sở UBND xã Mễ Trì từ khi có làng đã được người dân tự đóng góp làm nên.

“Khi làng mở hội, chúng tôi chỉ có con đường duy nhất này để rước lễ. Sau đó, chính quyền xã đã bán đất công của làng cho Công ty Điện lực Từ Liêm mà không họp bàn với dân, cắt mất đường đi của dân. Bởi thế, từ đêm 24/3, toàn bộ dân làng đã thuê máy xúc, ô tô san gạt đoạn đường trên" - ông Chí nói.

Phát hiện sự việc, huyện Từ Liêm đã huy động công an, dân phòng… đến ngăn chặn người dân thi công con đường. Đến khoảng 3h sáng, khi lực lượng chức năng ra về, người dân tiếp tục hoàn thành nốt việc đổ bê tông con đường vào miếu.

Mời đọc thêm

Không thể nói: “Người Việt Nam ăn cắp”!

Một nhóm Nhà Giáo VN - Từ trước và gần đây, trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, đã rêu rao những chuyện làm phi pháp, phi đạo đức của “người VN”, hay đúng hơn là của những cán bộ CS VN và đồng bọn của họ, dính líu đến các vụ buôn lậu sừng tê, ma túy, gỗ lậu, và nhất là tệ nạn ăn cắp ăn trộm đồ vật ở các siêu thị nước ngoài, khi những kẻ xấu xa này có cơ hội ra nước ngoài bằng các con đường ngoại giao, du lịch, thậm chí du học hay “xuất khẩu lao động”, gây lên một nỗi bức xúc, khó chịu cho mọi người dân VN còn biết tôn trọng đạo đức và danh dự, danh dự cá nhân cũng như danh dự của dân tộc! Là những nhà giáo, dù đã nghỉ hưu do bất mãn hay do tuổi tác, chúng tôi thấy không thể im lặng mà chịu nhục mãi như thế này, đành phải lên tiếng để sự thật, sự đúng đắn trong những chuyện này được xác nhận và được tôn trọng. Xin nêu những sự đúng, sự thật ấy như sau:

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Chém gió hay chém người?

CanhCo: Tôi đọc bài viết của Thiếu tướng Lê Văn Cương bàn về chính sự Ukraine mà cảm thấy băn khoăn không biết mình chậm hiểu hay có một lý do gì đó khiến cả buổi chiều đầy nỗi bất an. Có cái gì đó chấp chới trong lòng vừa tức giận vừa dặn lòng phải tự kềm chế.

Phải nói thật, ông Cương là một trong số rất ít người mà tôi thích khi đọc các bài viết hay trả lời phỏng vấn của ông trên báo.

Không phải tôi thích vì lập luận sắc bén hay lời lẽ cứng rắn của ông trong các vấn đề chính trị mà tôi thích vì đề tài của ông chọn để đưa ra: Vấn đề Biển Đông và Trung Quốc.

Trong khi nói về nỗi lo mà cả nước gọi là nhạy cảm này ông Thiếu tướng nguyên Viện trưởng Viện chiến lược của Bộ Công an Lê Văn Cương xem ra có lợi thế hơn hẳn người khác. Có lẻ ông không bị ánh mắt theo dõi của đồng nghiệp vốn thường khiến cho người khác e dè, hai nữa với vị trí quan trọng như thế ông có thẩm quyền nói về những tham vọng của Trung Quốc đối với đất nước, một chủ đề mà ngay đến cấp cao hơn ông chục lần cũng không dám công khai nói tới.

Mời đọc thêm

Từ ăn mày đến ăn mày dĩ vãng

VietTuSaiGon: Ăn mày và ăn mày dĩ vãng, hai khái niệm này tuy hai mà một. Nếu như ăn mày là hành động (mang tính chuyên nghiệp) thời hiện tại, dùng mọi khả năng có được để xin ăn, để nhận lòng thương từ đồng loại thì ăn mày dĩ vãng nghe ra đáng sợ hơn.

Bởi đối tượng, chủ thể của ăn mày dĩ vãng hoàn toàn khác với ăn mày đơn thuần, ăn mày dĩ vãng bao hàm cả loại người/hạng người không hề đói kém hay khó khăn giống như ăn mày nhưng lại có hành tung và mục tiêu đậm chất ăn mày.

Ở một đất nước mà hai chữ ăn mày được xem như bình thường, như một nhóm nghề và đến một lúc nào đó, hai chữ này bị lạm dụng, đẩy lên mức ăn mày dĩ vãng và cũng xem đó là chuyện rất đỗi bình thường thì e rằng khó mà nói được đất nước đó “văn minh” cỡ nào.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Tổng thống đầu tiên Ukraine cảnh báo thế chiến nếu Nga xâm lăng Ukraine

Ông Leonid Kravchuk (trái), tổng thống đầu tiên của Ukraine nói chuyện với Thông tín viên VOA Steve Herman tại Kyiv

VOA - Tổng thống đầu tiên của Ukraine, ông Leonid Kravchuk, cảnh báo rằng nếu Nga xâm lăng lục địa nước ông thì đó có thể là bước khởi đầu của Thế Chiến Thứ Ba. Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho thông tín viên Steve Herman đài VOA tại Kyiv, ông Kravchuk cũng nói rằng ông không hối tiếc về việc đã ký từ bỏ võ khí hạt nhân của Ukraine.

Ông Kravchuk với tư cách là nhà lãnh đạo đầu tiên của quốc gia Ukraine độc lập cảnh báo rằng chiến tranh sẽ lan xa ra khỏi nước ông nếu binh sĩ Nga vượt qua biên giới.

Mời đọc thêm

Hành hung ngoài đường, hạ nhục sàm sỡ trong đồn và còn gì nữa?

Ảnh: Mẹ con chị Trần Thị Nga. RFA files

Mặc Lâm - 2014-03-25 - Sau khi dùng côn đồ tấn công người bất đồng chính kiến trên đường phố, nhà riêng nay lực lượng công an đã tiến sang một bước mới là hạ nhục, sàm sở với phụ nữ trong đồn công an. Mặc Lâm ghi nhận lại lời kể của các nạn nhân mới nhất sau đây.

Chế độ công an trị
Chị Trần Thị Nga, người có hộ khẩu chính thức tại Hà Nam nhưng đã trôi giạt tới nhiều thành phố vì bị sách nhiễu, đe dọa liên tục trong nhiều năm đến nỗi đi tới đâu chị và đứa con trai nhỏ bé cũng đều bị nhà trọ từ chối cho thuê và công an xuất hiện trên mọi ngả đường nơi nào có mặt chị.

Lý do chị bị ghi vào sổ đen là dám giúp đỡ công nhân xuất khẩu Đài Loan đòi lại quyền lợi của họ khi bị các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam lừa gạt hay trốn trách nhiệm đối với người lao động.

Mời đọc thêm

Những “thành quả” có 1 không 2

Ba cô gái kéo cày thay trâu ở Hưng Yên. Courtesy Tiền Phong

Thanh Quang - RFA - “Trâu cày” ở thế kỷ 21 - Hôm 16 tháng Ba vừa rồi, TS Nguyễn Thị Từ Huy có dịp đọc bài báo tựa đề “Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thây trâu” mà xem chừng như không dằn được bực tức. Đó là cảnh mà blog Dân Lầm Thang gọi là “Thiên đường mới: Người kéo bừa thay trâu”. Theo báo mạng trong nước, trong khi nhiều người vẫn còn đang ăn Tết, du xuân… thì nông dân ở nhiều nơi phải ra đồng làm việc. Và tại Hưng Yên, “không trâu, không tiền thuê máy, một số hộ nông dân phải dùng sức người kéo bừa”, như báo Tiền Phong từng mô tả:

“Sáng mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Sợi dây thừng được buộc vào hai đầu chiếc bừa, con trai ông Kháng vòng qua bụng, hai tay nắm chặt dây, kéo bừa đi. Đằng sau, ông Kháng lựa chiếc bừa đi theo bước chân con trai…

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Chị Trần Thị Nga bị côn an tấn công tình dục và đánh đập man rợ


Chị Trần Thị Nga tường thuật việc bị CA Hà Nội đánh đập và xúc phạm nhân phẩm một cách nghiêm trọng hôm 23/3.

Danlambao - Hôm 23/3/2014, chị Trần Thị Nga đã bị lực lượng CA tấn công tình dục và đánh đập tàn nhẫn tại trụ sở côn an phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Viên côn an tên Lê Mạnh Tuấn (số hiệu 121-641) là kẻ đã chỉ đạo thuộc cấp lột quần áo của chị Trần Thị Nga để khám xét. Chính tên Lê Mạnh Tuấn này cùng với nhiều tên côn an nam khác sau đó đã giở trò xàm xỡ và xúc phạm nhân phẩm chị Nga trong tình trạng gần như bị lột truồng. Đây là một hành vi cực kỳ đê tiện và bỉ ổi của ngành côn an Việt Nam.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Ukraine, Nga, Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc - 22.03.2014 - Trong sinh hoạt chính trị thế giới từ đầu năm 2014 đến nay, sự kiện Nga xâm lược bán đảo Crimea của Ukraine chắc chắn là sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý và gây nên nhiều phản ứng nhất. Các phản ứng ấy có thể chia ra làm ba loại: Một, phê phán Nga; hai, bênh vực Nga; và ba, dè dặt hoặc né tránh một thái độ rõ ràng dứt khoát.

Phản ứng đầu tiên chiếm đa số. Hầu hết các tổ chức siêu quốc gia (supranational) từ Liên Hiệp Âu Châu (European Union) đến Hội Đồng Âu Châu (Council of Europe), Hội đồng an ninh Liên Hiệp Quốc (UN Security Council), NATO đều tuyên bố Nga vi phạm chủ quyền của Ukraine. Hầu hết các quốc gia Tây phương cũng đều lên án hành động lấn chiếm phi pháp của Nga.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Báo động: CA Hà Nội vây hãm Thái Hà, con gái Bùi Hằng bị bắt cóc

Khoảng 30 công an, dân phòng mặc sắc phục đột nhật vào khuôn viên nhà thờ Thái Hà. Ảnh: Facebook Lê Thị Phương Anh

Cập nhật:
- Thái Hà rung chuông báo động, CA kéo đến vây hãm nhà thờ mỗi lúc một đông
- 23h15, công an mang thang đến nhà thờ, bắc loa đe dọa: "Nếu ông Phượng không mở cổng cho đoàn công tác ra, chúng tôi sẽ dùng biện pháp cưỡng chế"

Danlambao - Theo tin khẩn báo gửi đến Danlambao, tối ngày 22/3/2014, một thánh lễ cầu nguyện cho Công lý Hòa Bình và cho 3 người bị bắt tại Lấp Vò (Đồng Tháp) đã được diễn ra tại nhà thờ Thái Hà. Sau khi thánh lễ vừa kết thúc, hàng chục công an sắc phục và dân phòng đủ loại đã lập tức kéo đến bao vây nhà thờ Thái Hà. Hiện tại, Lúc 21h tối, khoảng 30 công an đã đột nhập vào bên trong khuôn viên nhà thờ để quấy phá.

Mời đọc thêm

Hà Nội: Anh Trương Văn Dũng bị CA đánh trọng thương bằng tuýp sắt


Danlambao - Lúc 13 giờ trưa ngày 22/3/2014, nhà hoạt động Trương Văn Dũng đã bị 4 viên công an thường phục dùng tuýp sắt đánh trọng thương gần khu vực cây xăng Nam Đồng (góc đường Hồ Đắc Di và Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội).

Hình ảnh anh Trương Văn Dũng với khuôn mặt be bét máu được phổ biến trên facebook ngay sau đó đã gây kinh hoàng vì tính chất tàn bạo của lực lượng côn an cộng sản. Mục đích trận đòn thù nhằm ngăn cản anh Trương Văn Dũng tham gia biểu tình đòi trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng vào lúc 09 giờ sáng mai, 23/3/2014 tại Bờ Hồ.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Tài sản đồ sộ của các quan ở đâu ra?


Văn Quang - Câu hỏi này không mới và cũng chưa bao giờ cũ. Ở đâu người dân cũng trố mắt, mỏi cổ, ngước nhìn trước mắt những dinh thự ngất ngưởng, bế thế nguy nga. Toàn là nhà các quan, không là quan đương chức đương quyền thì cũng là quan vừa nghỉ hưu hoặc cũng là nhà của con cháu các quan cả đấy. Dân làm ăn lương thiện thì quá ít hoặc có nhiều địa phương không hề có “đại gia chân đất” nào có được ngôi nhà đồ sộ như thế cả.

Tôi đã từng ở vùng quê nghèo hơn 4 năm và cũng đã có nhiều thì giờ đi thăm những địa phương sát biên giới Campuchia, có nơi biên giới chỉ là một cái barrière bằng một cái thân tre già cũ, chắn ngang con đường hẹp. 

Còn người dân thì 90% đều nghèo, đúng nghĩa là nghèo “mạt rệp”. Thế nhưng giữa những miền tưởng như hoang vu đó, nhiều nơi vẫn nổi lên vài cái biệt thự mới toanh, xây theo kiểu cách Tây Tàu đàng hoàng. Hỏi ra mới biết đó là của ông chủ tịch, bí thư xã, huyện chứ không có anh dân nào có nhà cửa như thế. 

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Hà Nội: Tường thuật buổi thảo luận của MLBVN về Quyền tự do đi lại

Blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành và Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phát biểu bắt đầu buổi thảo luận (Ảnh: CTV Danlambao)

Danlambao - Lúc 09h30 sáng ngày 20/3/2014, buổi thảo luận của Mạng Lưới Blogger Việt Nam với chủ đề "Công dân bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh - nhìn từ quan điểm Quốc tế" đã diễn ra tại quán cà-phê Joma Bakery Coffee (22 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Khoảng 30 người đã có mặt tại buổi thảo luận. Thành phần tham dự gồm có đại diện các sứ quán Đức, Úc, Thụy Điển, liên minh Châu Âu; TS Nguyễn Quang A, giáo sư Chu Hảo, ông Nguyễn Hoàng Đức... và các thành viên thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng

Binh sĩ vũ trang, được cho là lính Nga, bên ngoài căn cứ quân sự tại làng Perevalnoye gần thành phố Simferopol.

Nguyễn Hưng Quốc - 10.03.2014 - Những cảnh tượng đang xảy ra tại Ukraine, đặc biệt tại bán đảo tự trị Crimea có cái gì thật lạ lùng. Giới truyền thông quốc tế đồng loạt gọi đó là một cuộc xâm lược thô bạo của Nga nhưng lại không, hoặc chưa, gọi đó là một cuộc chiến tranh. Cho đến nay, đó là cuộc xâm lược chưa có tiếng súng, hoặc nếu có, toàn là những phát súng chỉ thiên, không nhắm vào ai và cũng chưa làm ai đổ máu cả.

Lạ lùng: Bỗng dưng một ngày có những người lính vũ trang hiện đại tràn ngập trên đất Crimea, chiếm Quốc Hội, các cơ quan chính phủ và các phi trường, tuần hành trên các đường phố. Ai cũng biết đó là lính Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Sau đó mấy ngày, xuất hiện các xe tăng cực kỳ tối tân mang bảng số của Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Trên các công thự, cờ Nga được treo lên và tung bay phấp phới, Nga vẫn phủ nhận. Lính Nga ra tối hậu thư cho lính Ukraine đang đóng trên đất và trên cảng Crimea hoặc đầu hàng hoặc buông súng về nhà, nhưng chính phủ Nga vẫn tiếp tục phủ nhận.

Mời đọc thêm

Mại dâm dưới chế độ Cộng sản

Kính gửi: ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam.

Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân.

Địa chỉ: 208 Định Công Thượng – quận Hoàng mai – Hà nội.

Điện thoại: 0168-50-56-430

Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”. Đề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Tra tấn bằng điện và ớt





Theo Pháp Luật online, bà Trên, mẹ của Huỳnh Thế Anh, cho rằng con trai mình bị công an đánh đập dã man.

Bùi Tín - 06.03.2014 - Theo báo Pháp Luật online giữa tháng 2/2014, ngày 7/2 tại quận Bến Lức, tỉnh Long An, đã xảy ra một vụ vi phạm luật pháp rất kỳ quái: một số nhân viên công an thuộc đơn vị Cảnh sát 113 dùng gậy cứng, xích sắt, roi, đánh đập một thanh niên 24 tuổi đang cùng bạn ngồi uống nước trong một quán nhỏ. Sau khi dùng điện tra tấn, nhóm 4 nhân viên cảnh sát này đã dùng ớt cay sát vào mắt và vào hạ bộ của anh thanh niên, làm anh này gần như phát điên, la hét rồi ngất lịm đi.

Mời đọc thêm

Một ngày ở tù cũng là quá nhiều

Bùi Tín - 10.03.2014 - Cả thế giới đều biết Việt Nam hiện là nước chiếm vị trí ‘’đèn đỏ‘’ về tự do báo chí, đứng thứ 174 trong tổng số 185 nước theo thống kê của Liên Hiệp Quốc năm 2013, và cũng là nước có số nhà báo và blogger tự do bị giam giữ nhiều nhất thế giới - ước tính hơn 60 người. Việt Nam cũng là nước kiểm soát chặt chẽ, cản trở, cầm tù nhiều luật gia, luật sư nhất - từ Ls Lê Chí Quang, Ls Phan Thanh Hải (anh Ba Sài Gòn), Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn Văn Đài đến Ls Cù Huy Hà Vũ, Ls Lê Công Định, Ls Nguyễn Bắc Truyển…

Báo chí tư nhân là điều tự nhiên ở mọi nước có thể chế pháp quyền, nhưng bị tuyệt đối cấm ở Việt Nam hiện nay, còn tệ hơn cả thời thuộc địa.

Ấy vậy mà trong Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viết một cách tỉnh bơ rằng: ‘’Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan Nhà nước và cán bộ viên chức chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép.’’

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Ai không tin ta hạnh phúc nhì thế giới, mời xem đây



Võ Văn Tạo - Danlambao - Tháng 6-2012, báo chí các “lề” rầm rộ đưa tin: theo đánh giá của Quỹ Kinh tế mới (NEF), Việt Nam đứng nhì thế giới về chỉ số hạnh phúc, chỉ sau mỗi Costa Rica! Nhân sự kiện này, các báo “lề đảng” “nhảy cẫng” đồng loạt tán dương. Báo “lề dân” lại có dịp dè bỉu, công kích báo “lề đảng”. Người dân ù cả tai, hoa cả mắt, chẳng biết đâu mà lần.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Chuyện một chiếc máy bay mất tích và sinh mạng con người ở VN!

13/3/2014
Song Chi - Báo chí trong nước và quốc tế mấy ngày nay liên tục đưa tin về vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay Boeing 777-200 số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, cất cánh rời Kuala Lumpur vào lúc 0h41 ngày 8.3 (giờ địa phương) và dự kiến tới Bắc Kinh khoảng 6h30 cùng ngày. Một cuộc tìm kiếm quy mô với đủ loại máy bay, tàu cứu hộ của 10 quốc gia khác nhau được triển khai, nhưng cho đến hôm nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cũng như bất cứ dấu hiệu nào của chiếc máy bay mất tích.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Những khoảng thời gian và tội ác

Những chiến sĩ VN tay không đang làm mục tiêu cho quân Trung Quốc, ngày 14 tháng 3, 1988.


Có sự trùng hợp ngẫu nhiên, những khoảng cách xa mà rất gần. Tính từ năm 1974 đến năm 1979 là 5 năm, từ năm 1979 tới 1988 là 8 năm, nhưng các biến cố lịch sử diễn ra trong ba tháng đầu năm. 

Từ gần 30 năm nay, sau kỷ niệm về cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, thì tiếp đến cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc ngày 17 tháng 2 năm 1979 và cuối cùng là cuộc chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam