Dân Làm Báo - Ngay sau khi nhà nước Việt Nam kết án tù Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra tuyên bố "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù các nhà hoạt động là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh 36 tháng, 24 tháng, và 30 tháng, theo thứ tự, tù giam theo Điều 245, về “trật tự công cộng”. Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động."
Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014
Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014
Phiên tòa xét xử người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh
Danlambao - Đêm 25 và rạng sáng ngày 26/8/2014, không khí khủng bố bao trùm Đồng Tháp - nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm 3 người yêu nước: Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh.
Toàn bộ các khách sạn, nhà nghỉ tại thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc bị công an bố ráp cả đêm. Các bến xe và giao lộ bị chốt chặn bởi lực lượng công an đông đảo và dày đặc. Cả một hệ thống an ninh hùng hậu từ trung ương đến địa phương đã được huy động nhằm đàn áp bất cứ ai đến tham dự phiên tòa ‘công khai’ tố cáo chế độ.
Bất chấp sự đàn áp mạnh tay, người dân cả nước gồm đủ mọi thành phần vẫn tiếp tục đổ về Đồng Tháp ủng hộ và đòi trả tự do cho những người yêu nước. Trước ngày diễn ra phiên tòa sơ thẩm, 5 người đã bị CA bắt cóc gồm có: Bùi Tiến Hưng, Hoàng Văn Dũng, Trương Văn Dũng, Mai Phương Thảo và Nguyễn Nữ Phương Dung. Hiện thông tin về cả 5 người hoàn toàn bị cắt đứt.
Video: CA ngang ngược sách nhiễu người tham dự phiên phiên xử Bùi Hằng
Bạn đọc Danlambao - Facebook Nguyễn Việt Hưng vừa cho đăng tải video ghi lại cảnh công an sắc phục kéo đến nhà đe dọa không tham dự phiên tòa xử 3 nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh ngày 26/8 tại Đồng Tháp.
Vụ sách nhiễu diễn ra vào sáng ngày 24/8/2014 tại Hà Nội.
Khi anh Nguyễn Việt Hưng chất vấn lý do thì viên CA sắc phục không trả lời được, người này một mực đưa ra những yêu cầu ngang ngược, vi phạm quyền tự do đi lại của công dân.
Vụ sách nhiễu diễn ra vào sáng ngày 24/8/2014 tại Hà Nội.
Khi anh Nguyễn Việt Hưng chất vấn lý do thì viên CA sắc phục không trả lời được, người này một mực đưa ra những yêu cầu ngang ngược, vi phạm quyền tự do đi lại của công dân.
Người Buôn Gió - Từ Dịch Thuỷ đến Tiền Giang
Hình ảnh những người dân Việt từ ngàn cây số đến Đồng Tháp và băng qua sông Tiền Giang là dấu hiệu cho thấy lòng người dân Việt đã thế nào với thể chế này
DanLuan - Theo FB Người Buôn Gió - Các bạn ở hải ngoại làm gì giúp anh em trong nước vào hoàn cảnh này?
Nếu các bạn nhiêt thành thì việc không khó. Đó là bạn nào giỏi tiếng Anh hãy tổng hợp tin tức những người bị bắt giữ, hình ảnh, clip ...lược qua tiếng Anh rồi gửi mail đến các đại sứ quán quốc tế ở Việt Nam.
Để họ thấy tin tức cập nhật rất nhanh, và rất nhiều người dân Việt Nam khắp nơi đều quan tâm sâu sắc. Mọi khi chúng ta vẫn đến các đại sứ để thông tin. Tại sao lúc này chúng ta không thông tin cho họ. Hãy đặt hoàn cảnh của họ khi nhận tin từ các bạn, họ sẽ ấn tượng thế nào.
Tôi rất mong sau dòng trạng thái này, có nhiều bạn đứng ra nhận trách nhiệm để thực hiện việc này gấp luôn. Đừng để họ phải đọc báo sau phiên xử mới biết sự việc thế nào.
Hơn 200 năm trước Công Nguyên, Tần Thuỷ Hoàng đã dựng lên một triều đại độc tài lớn nhất Trung Hoa. Nỗi sợ hãi về hình ảnh uy nghi quyền lực như thượng đế của Tần Doanh Chính làm khiếp đảm cả thiên hạ Trung Hoa mênh mông. Bằng quyền lực tuyệt đối của mình, Tần Thuỷ Hoàng đã bắt dân chúng phải lập nên một dãy tường thành vạn lý, khiến bao người mất mạng vì đói rét, bệnh tật, kiệt sức khi xây thành. Thế nhưng toàn bộ Trung Hoa không có một sự phản kháng nào đáng kể.
Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014
Sư tử đá Trung Quốc xâm thực văn hóa Việt như thế nào?
Hai con sư tử đá kiểu Trung Quốc tại di tích quốc gia Chùa Một Cột ở Hà Nội. Courtesy GDVN
Mặc Lâm - RFA - 23.08.2014 - Trong những ngày gần đây nổi lên khá nhiều lo ngại về việc văn hóa Trung Quốc áp đảo đời sống văn hóa Việt Nam và những nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng nếu không nhanh chóng khắc phục, thay đổi tư duy lệ thuộc quá nhiều vào nền văn hóa ấy nước Việt không sớm thì muộn sẽ trở nên đồng hóa một cách tự nguyện với nền văn hóa phương Bắc.
Doanh nghiệp Việt Nam du nhập?
Lịch sử nhiều lần cho thấy mặc dù dân tộc Việt liên tiếp bị gót chân Trung Hoa dẫm lên nhưng cuối cùng sau khi rút đi phần để lại mảnh đất này chỉ là sự căm phẫn được hun nóng bởi sự ác độc của đoàn quân xâm lược. Những nét văn hóa ngoại lai không thể tồn tại với tình thần tự giác về mối họa Hán hóa. Tâm thức người Việt hình thành phản ứng tự nhiên như một liều thuốc chủng có khả năng chặn giữ sự độc hại của cái gọi là nền văn minh Trung Hoa nhiều ngàn năm về trước.
Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014
Vụ “Phạm Chí Dũng”: Hoan hô tính đa nguyên trong báo chí độc lập
Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh - VNTB - Chúng tôi vui mừng, vì chưa đầy hai tháng thành lập, mà tinh thần đa nguyên trong Hội nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) đã phát huy tác dụng, hứa hẹn một nền báo chí tự do sẽ mau đến cho công chúng Việt Nam.
Đa nguyên về quan điểm
Những lý thuyết gia và những nhà cai trị các quốc gia theo học thuyết Cộng sản thường đề cao việc thống nhất quan điểm, theo một quan điểm duy nhất. Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy việc thống nhất quan điểm, tạo ra một quan điểm duy nhất là một giải pháp kém hiệu quả nhất cho phát triển. Hầu như nó chỉ đáp ứng được cho mục tiêu của một nhóm nhỏ, mà chưa bao giờ đủ sức giải quyết các vấn đề chung của cả cộng đồng. Minh chứng rõ nhất tại Việt Nam là dùng chiến tranh để thống nhất đất nước, bỏ qua một bên Hiệp định tái lập hòa bình đã được ký kết ở Paris năm 1973. Còn trên thế giới là cuộc tấn công vào Iraq với lý do ngụy tạo của liên quân Mỹ-Anh.
Bùi Hằng sẽ 'tuyệt thực đến chết' nếu tòa xử bất công
Danlambao - Theo tin từ Truyền Thông Chúa Cứu Thế, sáng ngày 19/8/2014, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng là cô Đặng Thị Quỳnh Anh đã đến trại giam An Bình, Đồng Tháp để gặp mẹ trước. Buổi gặp diễn ra trong vòng 15 phút dưới sự giám sát của của 2 nhân viên công an.
Theo cô Quỳnh Anh, từ khi bị bắt vào tháng 2 năm nay, bà Bùi Hằng đã trải qua 4 cuộc đấu tranh tuyệt thực trong trại giam. Cuộc tuyệt thực lần đầu kéo dài liên tục trong 50 ngày, và gần đây nhất kéo dài tổng cộng 13 ngày.
Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014
Con chủ tịch quốc hội không đi nghĩa vụ quân sự vì làm theo... quy định nhà nước
Danlambao - Phát biểu trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về dự án Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi hôm 14-8, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khoác lác nói rằng con trai của ông “từng có nguyện vọng thực hiện nghĩa vụ quân sự” nhưng đã không thành do phải làm theo... quy định của nhà nước.
Báo Tuổi Trẻ Online trích lời ông Nguyễn Sinh Hùng khoe khoang rằng: "Con trai tôi từng có nguyện vọng thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên lại thuộc vào một trong các trường hợp tạm hoãn và miễn. Giả sử xin đi thì được nhưng mọi người trong gia đình nội ngoại đều nói quy định của Nhà nước như vậy thì cứ làm theo vậy."
Chúng ta tôn trọng đa nguyên thay vì làm công cụ nên 'được' Thủ Tướng xem là hàng cấm
Nguyễn Thị Thanh Bình - Danlambao - Khổ nỗi hàng cấm ở đây lại là hàng độc: độc đáo và độc lập trong suy nghĩ là cái chắc, và dĩ nhiên không phụ thuộc vào ai, vào cái gì khác ngoài chính sự tự mình tồn tại bằng mọi giá để vinh danh tự do, độc lập. “Không gì quý bằng tự do độc lập” mà lị!
Vâng, một khi Danlambao đã tuyên bố quyết liệt: “Chúng ta là công dân Tự Do” thì phạm trù Tự Do còn phải được hiểu gắn liền với khái niệm được xem mình là một công dân của một đất nước. Đáng tiếc là ý niệm công dân hay quyền công dân không hề có trong những chế độ độc tài toàn trị cộng sản. Trong đó hẳn nhiên mọi quyền phát biểu ngôn luận, truyền thông báo chí vẫn còn rất nhiều hạn chế, nếu không muốn nói là vẫn bị đe dọa hà khắc theo chỉ đạo vốn luôn sử dụng giới viết lách như một công cụ, và chỉ cốt phục vụ cho một mục đích duy nhất là chính trị.
Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014
Nhà báo độc lập Chí Dũng có còn độc lập?
Cách trích dẫn bình luận về Thủ tướng VN của ông Phạm Chí Dũng bị chất vấn
Nguyễn An Dân - BBC - Thứ sáu, 22 tháng 8, 2014 - Hôm 21/08/2014, giới quan sát chính trị Việt Nam lại sóng gió và bàn tán xôn xao khi xuất hiện một bài viết trên BBC Việt Ngữ “Sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam” của nhà báo độc lập, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập – anh Phạm Chí Dũng.
Tôi cảm thấy đã đến lúc cần phải phản biện lại quan điểm của anh Phạm Chí Dũng, với tư cách một ngưởi quan tâm đến chính trị Việt Nam.
Tôi phản biện vì một loạt bài gần đây, anh Phạm Chí Dũng đều lý luận rằng quan hệ bang giao Việt-Mỹ khởi sắc là do chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị và “Mỹ bắt tay phe bảo thủ”.
Bài viết mới của anh là “giọt nước làm tràn ly” để tôi phải phản biện chuỗi lý luận của anh.
Rights before weapons for Vietnam
Duy Hoang - Asia Times Online - Earlier this month, Senator John McCain indicated that it was time for the United States to consider selling lethal weapons to Vietnam after a 30-year embargo. The recent maritime standoff between Beijing and Hanoi over Chinese oil exploration off the central coast of Vietnam exposed Hanoi’s many strategic weaknesses.
Providing Vietnam with coast guard and maritime systems as a first step - and eventually radar, fighter aircraft and spare parts for leftover American military equipment - would bolster Hanoi’s strategic capabilities vis-a-vis China and give substance to the "comprehensive partnership" announced last year between Hanoi and Washington.
But more than modern weapon systems, what Vietnam really needs for its long-term security is modern political values. Only through a free and open society can the country mobilize the national unity and prosperity needed to safeguard its sovereignty.
Ngụ ngôn hiện đại 'chàng buôn gỗ' và 'tiến sĩ 200 triệu'
TuanVietnam - Tôi có niềm tin rằng "anh chàng buôn gỗ" nọ hẳn không phải là người đầu tiên "gõ cửa trái tim" vị PGS già. Tôi tin có nhiều "con buôn" khác đã, đang và sẽ đổ chừng ấy tiền, thậm chí là hơn để có bằng TS.
Tiến sĩ có ý nghĩa gì?
Đây là học vị cao nhất trong tất cả các bậc học hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Bằng tiến sĩ do một cơ sở đào tạo có uy tín, được cơ quan chức năng thừa nhận. Ở ta, các cơ sở đào tạo này phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép.
Một cách hiểu chung, người có học vị tiến sĩ được thừa nhận đã trải qua các khóa học lí thuyết, các trải nghiệm thực tế cần thiết khác để trở thành một nhà khoa học độc lập, có đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu, chủ trì những nghiên cứu mang tính phức tạp. Họ chủ yếu làm việc tại các cơ sở khoa học như trường đại học, viện nghiên cứu...
Việt Dzũng đi rồi, hiệu ứng cánh Chim Lửa “Firebird” ở lại!
Nguyễn Thị Thanh Bình - Danlambao - Lời cuối cho Việt Dzũng dường như với tôi là hình ảnh của một cánh Chim Lửa đã bay lên, gợi hứng cho từng cánh, từng cánh Chim Lửa khác cùng bay lên, cố sức bay lên khỏi những tro tàn đổ nát của quê hương. Bay lên và vút khỏi những đường “chân trời không có đường bay”, như một ý thơ của Trần Dần. Bay lên để thấy ước mơ ngay cả của một nhạc sĩ như Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Trúc Hồ, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Anh Bằng, Nam Lộc, Tuấn Khanh, Đoàn Chính... đơn thuần cũng chỉ là: “Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình”, như một câu nhạc trong ca khúc “Một Chút Quà Cho Quê Hương” rất cảm động của Việt Dzũng.
Giấc mơ của nhạc sĩ vốn hiền lành và dung dị biết mấy, còn ước mơ thầm kín của đa số đám đông thầm lặng trong chúng ta thì sao, khi chính ước mơ ấy cũng đang bị CSVN cầm tù, và khi chính mãi đến năm 2013 vẫn còn có những người con dân Việt bị quê hương ruồng rẫy phải chạy trốn... thanh bình qua Úc, qua Thái?
Những kẽ hở đưa đến chuyển giá trốn thuế
Đại gia Metro tưng bừng mừng năm mới. Courtesy dantri.com
Nam Nguyên - RFA - 21.08.2014 - Sự kiện một công ty nói là thua lỗ triền miên được chuyển nhượng với giá cao ngất và hàng loạt nghi án chuyển giá, trốn thuế của các đại công ty nước ngoài ở Việt Nam, đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ngành thuế và điều gọi là kẽ hở pháp luật. Nam Nguyên trình bày thông tin này.
Những hiện tượng không bình thường
Không phải chỉ có một mình Cty bán sỉ Metro Cash & Carry 12 năm không đóng 1 đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào vì khai lỗ triền miên. Những nghi án về chuyển giá, khai lỗ và trốn thuế được báo chí Việt Nam đưa ra trong thời gian vừa qua bao gồm những tên tuổi lớn như Coca Cola, Pepsi Cola, Nike, Adidas và Nestlé. Biện giải cho việc lỗ lã của mình, các công ty nước ngoài thường dựa vào vấn đề đặc thù nguyên liệu chính hãng phải nhập khẩu giá đắt, một khâu rất khó kiểm soát, cũng như tình trạng lạm phát ở Việt Nam đẩy mọi chi phí lên cao.
Những nụ hôn vượt "biên giới" của "Bác"
Chủ Tịch Hồ được bảo hãy dừng hôn các em gái
"Nó vi phạm phong tục của Indonesia"
Jakarta, Thứ 7, 03, 1959 - Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt, 68 tuổi, đã bị bảo một cách thẳng thừng rằng phải ngưng việc hôn hít các em gái Indonesia và tôn trọng những điều dạy của Hồi giáo.
Báo chí Indonesia đã phê bình Chủ tịch Hồ về việc thường xuyên hôn hít trong chuyến viếng thăm 10 ngày xuyên qua Java và khu nghỉ mát quần đảo Bali.
Hôm nay, ông A. N. Firdaus, tổng thư ký của Toàn Quốc hội Hồi Giáo Indonesia tuyên bố: "Những hôn hít đó vi phạm luật Hồi giáo được 90% dân chúng Indonesia tin vào".
Hồ Chí Minh’s acting skill in the eyes of Western scholars
Tuấn Cao-Đắc - Danlambao - Abstract: Hồ Chí Minh, leader of the Vietnamese Communist Party, was known for his ability to act and fraudulent tricks. Many Western scholars have written about this since more than 40 years ago. Jean Lacouture described Hồ as a self stage manager and a play actor. Mieczyslaw Maneli considered Hồ’s act of shedding tears a cheap trick. A representative performance is Hồ’s dealing in the land reform campaign in the 1950s. Hồ accused Madame Năm Cát Hanh Long of murder in a newspaper article written under a pen name, but later acted as if he had known nothing about her when he learned of her death by execution. In 1956, Hồ publicly admitted mistakes in the land reform. William Duiker believed that this admission was prompted by instructions to practice self-criticism from Krushchev in Krushchev’s speech denouncing Stalin. In delivering his speech, Hồ had a chance to show off his acting skill by shedding crocodile tears.
Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014
Ngư dân Việt Nam còn phải chịu chèn ép đến bao giờ
Trung Quốc lại tiếp tục bắt ngư dân Việt nam (tháng 7, 2018). Báo South China Morning Post ngày 18 tháng 8, 2014
Gia Minh - RFA - 20.08.2014 - Thông tin lại cho biết từ ngày 14 đến 18 tháng 8 lại có bốn tàu của ngư dân đảo Lý Sơn bị phía tàu Trung Quốc rượt đuổi không cho đánh bắt trong vùng biển truyền thống Hoàng Sa, trong đó có hai tàu còn bị phía Trung Quốc nhảy sang đánh đập, phá hủy ngư cụ, tịch thu thiết bị đi biển và hải sản đánh bắt được.
Thực tế ra sao và đến khi nào ngư dân Việt Nam mới có thể thoát khỏi tình trạng đó để yên tâm làm ăn?
Người cũ, chuyện mới!
Chuyện kể của những thuyền trưởng bốn tàu cá đảo Lý Sơn bị đánh đập tàn nhẫn, tàu bị phá, ngư cụ bị hủy một cách không thương tiếc, trang thiết bị trên tàu và hải sản đánh được đều bị phía những viên chức hung hãn Trung Quốc tịch thu được các báo ghi lại một cách chi tiết.
Tài đóng kịch của Hồ Chí Minh dưới mắt học giả Tây phương
Cao-Đắc Tuấn - Danlambao - Tóm lược: Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam, có tiếng về tài đóng kịch và những xảo thuật lừa đảo. Nhiều học giả Tây phương viết về chuyện đó từ hơn 40 năm nay. Jean Lacouture mô tả Hồ là một người tự đạo diễn và đóng kịch. Mieczyslaw Maneli coi chuyện Hồ khóc lóc là một thủ thuật rẻ tiền. Màn trình diễn điển hình là cách Hồ hành xử trong chương trình cải cách ruộng đất vào những năm 1950. Hồ kết tội bà Năm Cát Hanh Long tội giết người trong một bài báo viết dưới bút hiệu, nhưng sau đó đóng kịch như thể ông ta không biết gì về bà khi được biết là bà bị xử tử chết. Năm 1956, Hồ công khai thừa nhận sai lầm trong cuộc cải cách điền địa. William Duiker tin rằng sự nhìn nhận này được thúc đẩy bởi chỉ thị về thực hành tự phê bình của Khrushchev trong bài diễn văn tố cáo Stalin. Trong lúc đọc diễn văn, Hồ có dịp trổ tài đóng kịch bằng cách tuôn nước mắt cá sấu.
Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014
Athena - Những bài học dân chủ hóa từ Indonesia
Athena - Dân Luận - Tự do báo chí phải có trước khi chế độ thay đổi: Vào năm 1997, có một cuộc tranh cãi về tự do báo chí và dân chủ hóa ở Indonesia. Lúc đó tổng thống Suharto vẫn còn nắm quyền. Những nhà đấu tranh cho dân chủ đã không đặt vấn đề lật đổ ông Suharto ngay lập tức mà điều đầu tiên họ yêu cầu là đảm bảo tự do báo chí.
Ngày 9 tháng Bảy vừa qua, nhân dân Indonesia đã đi bỏ phiếu để bầu ra vị tổng thống của riêng họ trong 5 năm sắp tới. Mặc dù trong thời gian diễn ra cuộc tranh cử, sự ủng hộ có lúc giảm xuống nhưng chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về ông Widodo, đô trưởng của thành phố Jakarta. Điều đặc biệt trong cuộc đua giành chiếc ghế tổng thống này chính là ở sự trái ngược của 2 ứng cử viên.
Người thứ nhất, ông Joko Widodo thường được gọi với cái tên thân mật là Jokowi. Ông Widodo xuất thân trong một gia đình trung lưu, bản thân ông trước đây cũng từng làm nghề bán đồ đạc trong nhà. Ông không được đi du học nước ngoài, chỉ học đại học trong nước.
Người còn lại, chính là tướng Prabowo, thuộc gia đình giàu có vào bậc nhất ở Indonesia, có quan hệ mật thiết với chế độ cũ. Chưa hết, ông Prabowo còn được 2 đại gia truyền hình ủng hộ. Trước đây ông từng ra tranh cử 2 lần nhưng đều không thành công. Có thể nói ông Prabowo có nhiều kinh nghiệm trong việc tranh cử hơn hẳn so với ông Jokowi.
Công an liên tục sách nhiễu, khủng bố gia đình ký giả Trương Minh Đức
Video ký giả Trương Minh Đức bị đấu tố trước phường và bị cắt hộ khẩu
Trương Minh Đức - Danlambao - Hiện nay tình trạng công an Bình Dương luôn sách nhiễu, khủng bố tinh thần và cô lập kinh tế gia đình của tôi, đây là phương pháp không lạ gì đối với những anh chị em dân chủ khác trong nước. Bấy lâu nay tôi cũng bận vì công việc chung nên tôi không có thời gian nhiều để kiện cáo vụ họ ngang nhiên cắt hộ khẩu của tôi trái pháp luật, nhưng tình trạng cứ “cây muốn lặng, mà gió chẳng ngừng”.