Andrea Phạm - ...từ nay có tất cả quyền tự do căn bản
của con người (quyền tự do phát biểu ý kiến về bất cứ vấn đề gì, quyền tự do
tôn giáo, quyền được hầu tòa đúng luật và công bằng, quyền bầu cử, quyền xin
việc làm ở chính quyền liên bang, quyền ứng cử, và quyền được "sống, tự
do, tìm hạnh phúc" như trong Tuyên ngôn độc lập. Chỉ một nhắc nhở duy nhất
nghĩa vụ công dân là đi bầu cử...
Sáng nay đến tòa án liên bang ở địa
phương, ngay tại Gainesville thành phố mình ở, để làm lễ nhận quốc tịch. Úi
giào tới 3 tiếng đồng hồ, lâu hơn mình tưởng nhiều.
Nào thu giấy thường trú và xem lại hồ sơ từng người (có 38 người vào quốc tịch
hôm nay mà đến từ 22 quốc gia khác nhau! Tháng này chỉ có hai buổi lễ nhập
quốc tịch ở cái thành phố nhỏ này), xem chiếu phim về buổi đầu di dân đến Mỹ,
thẩm phán tòa án tuyên bố cấp quốc tịch theo đơn xin, từng người đứng lên giới
thiệu tên và quốc gia họ đến, một đoàn phụ nữ hát hai bài về ngơi ca nước Mỹ và
lòng ái quốc của người Mỹ, phát biểu của một di dân cũ ở địa phuong về con
đường đến Mỹ của họ, trao giấy chứng nhận quốc tịch cho từng người, xem đoạn
phim chào mừng và chúc mừng của đương kim tổng thống Mỹ...Trong gói giấy tờ
cũng có một thư của tổng thống từ nhà trắng gửi chào mừng công dân mới...
Tóm lại là vì thành phố nhỏ nên buổi lễ họ mới làm được trang trọng và riêng tư như vậy chứ ở thành phố lớn thường buổi lễ cho hàng trăm người, thậm chí cả ngàn người ai hơi đâu cho từng người đứng lên giới thiêu cho quan tòa biết mặt như vậy. Hồi vào quốc tich Canada thì cũng cả trăm người cùng tuyên thệ buổi đó. Tóm lại là buổi lễ cảm động hơn mình tưởng. Họ theo các nghi thức nghiêm ngặt và trang trọng, nhưng phát biểu đơn giản, chân tình, không có ai "cương" lên hô hào bất cứ một cái khẩu hiệu gì cả. Tất cả đều toát ra tinh thần tự nguyện. Đoàn nữ ca hát xúc cảm, mà là "bán nghiệp dư" nên thấy chân thật. Xưa nay người ta cứ gọi Hoa Kỳ là cái lò nấu chảy tất cả mọi nền văn hóa (melting pot) để hòa vào một văn hóa chung là Mỹ, hôm nay ngẫm ra ngay cái tình trạng 'melting' (tan chảy) này cũng là tự nguyện tự giác, bởi vậy nó thật là có sức mạnh 'tự thân' hi hi. Thẩm phán và người luật sư đại diện chỉ nhắc đi nhắc lại lời chúc mừng mọi người từ nay có tất cả quyền tự do căn bản của con người (quyền tự do phát biểu ý kiến về bất cứ vấn đề gì, quyền tự do tôn giáo, quyền được hầu tòa đúng luật và công bằng, quyền bầu cử, quyền xin việc làm ở chính quyền liên bang, quyền ứng cử, và quyền được "sống, tự do, tìm hạnh phúc" như trong Tuyên ngôn độc lập. Chỉ một nhắc nhở duy nhất nghĩa vụ công dân là đi bầu cử.
Tóm lại là vì thành phố nhỏ nên buổi lễ họ mới làm được trang trọng và riêng tư như vậy chứ ở thành phố lớn thường buổi lễ cho hàng trăm người, thậm chí cả ngàn người ai hơi đâu cho từng người đứng lên giới thiêu cho quan tòa biết mặt như vậy. Hồi vào quốc tich Canada thì cũng cả trăm người cùng tuyên thệ buổi đó. Tóm lại là buổi lễ cảm động hơn mình tưởng. Họ theo các nghi thức nghiêm ngặt và trang trọng, nhưng phát biểu đơn giản, chân tình, không có ai "cương" lên hô hào bất cứ một cái khẩu hiệu gì cả. Tất cả đều toát ra tinh thần tự nguyện. Đoàn nữ ca hát xúc cảm, mà là "bán nghiệp dư" nên thấy chân thật. Xưa nay người ta cứ gọi Hoa Kỳ là cái lò nấu chảy tất cả mọi nền văn hóa (melting pot) để hòa vào một văn hóa chung là Mỹ, hôm nay ngẫm ra ngay cái tình trạng 'melting' (tan chảy) này cũng là tự nguyện tự giác, bởi vậy nó thật là có sức mạnh 'tự thân' hi hi. Thẩm phán và người luật sư đại diện chỉ nhắc đi nhắc lại lời chúc mừng mọi người từ nay có tất cả quyền tự do căn bản của con người (quyền tự do phát biểu ý kiến về bất cứ vấn đề gì, quyền tự do tôn giáo, quyền được hầu tòa đúng luật và công bằng, quyền bầu cử, quyền xin việc làm ở chính quyền liên bang, quyền ứng cử, và quyền được "sống, tự do, tìm hạnh phúc" như trong Tuyên ngôn độc lập. Chỉ một nhắc nhở duy nhất nghĩa vụ công dân là đi bầu cử.
Mình đã có quốc tịch Canada, nay có thêm quốc tịch Mỹ. À thế nào cũng có người hỏi về song tịch cho nên nói luôn. Luật lệ khá phức tạp nhưng nói gọn lại là Toà án Tối Cao Hoa kỳ cho phép song tịch, còn Quốc hội thì yêu cầu chỉ mang một quốc tich Mỹ. Canada vẫn xem mình là công dân của họ trừ khi mình thân hành viết đơn từ bỏ quốc tich và ký đơn trước sự chứng kiến của nhân viên Đại sứ quán Canada.
Cuối cùng quyết định vào quốc tich Mỹ vì nghĩ bây giờ mình sống ở đây, ít nhất cũng tới khi về hưu - cũng còn mười mấy năm nữa (nhiều nhất là tới khi ngỏm), phải được quyền có tiếng nói, được chọn lựa, bầu người đại diện lãnh đạo đất nước mà mình nghĩ sẽ làm được nhiều việc cho dân. Tội gì không sử dụng quyền công dân khi mà mọi chính sách đều trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và người chung quanh.
Cũng như Việt Nam là đất mẹ, Canada là 'đất cha' đã cưu mang thuở còn lưu lạc, nhưng ở đây trang sách mới đã mở ra 10 năm nay ở nơi mình sống và làm việc hàng ngày, cho nên tốt nhất là sống đầy đủ như một công dân, từng ngày còn hít thở.
Andrea Phạm
http://huynhngocchenh.blogspot.com