Trung Quốc vừa thành lập đơn vị đồn trú trên đảo Phú Lâm của Việt Nam – một hành động
gia tăng nguy cơ xung đột trên Biển Đông.
Trên
tờ Wall Street Journal, tác giả Michael Auslin cho rằng việc Bắc Kinh
thiết lập một đơn vị quân đội đồn trú trên Biển Đông sẽ làm gia tăng
căng thẳng trên vùng biển này và giảm cơ hội để các quốc gia cùng thương
lượng. Theo ông, Mỹ nên có hành động đối với Trung Quốc.
Động
thái trên của Trung Quốc cho thấy nước này nghiêng về phía biện pháp
quân sự cho các cuộc tranh chấp trên Biển Đông và nó là bằng chứng phản
bác lại những ai lập luận rằng sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trong
những thập kỷ gần đây không là mối đe dọa và chỉ là hành động tự nhiên
của một cường quốc đang lên.
Đây
cũng là lúc uy tín của chính quyền Obama với chiến lược kiềm chế Trung
Quốc được thử thách và Washington phải quyết định làm thế nào đáp trả
lại một Trung Quốc ngày càng hung hăng. Nếu Mỹ chỉ đơn giản để các nước
láng giềng nhỏ bé tự đối đầu với nguy cơ Trung Quốc thì khiến ảnh hưởng
của Mỹ tại châu Á sẽ bị suy giảm và khiến nguy cơ xung đột tại khu vực
này gia tăng.
Tàu ngư chính 310 hộ tống một trong số 30 tàu cá của Trung Quốc
ở khu vực đảo Đá Chữ Thập - Ảnh: Chinanews.com
ở khu vực đảo Đá Chữ Thập - Ảnh: Chinanews.com
Bắc
Kinh đã thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa gồm quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa (của Việt Nam) và bãi cạn Macclesfield (của Philippines), bầu
ra thị trưởng và 45 đại biểu Hội đồng nhân dân. Trung Quốc đã đưa khoảng
1.100 công dân đến sinh sống tại các hòn đảo mà Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc cũng
khăng khăng không để các cuộc tranh chấp được thảo luận tại các hội
nghị/ diễn đàn đa phương như trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Phnom
Penh vừa qua.
Lần đầu
tiên trong lịch sử 45 năm hình thành của ASEAN, các ngoại trưởng của
khối đã không thể đưa ra tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông. Kết quả đó
là do Campuchia làm theo yêu cầu của Bắc Kinh rằng bất kỳ vấn đề tranh
chấp lãnh hải nào cũng chỉ có thể được giải quyết song phương.
Trong
khi các nước tham gia tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông không đóng
quân nhiều trên các hòn đảo ở vùng biển này thì tuyên bố lập đồn trú của
Trung Quốc là một thách thức lớn đối với những ai tìm kiếm một giải
pháp ngoại giao cho vấn đề này.
Trung
Quốc thành lập đơn vị đồn trú trên đảo Phú Lâm, hòn đảo thuộc quyền sở
hữu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chưa rõ qui mô của đơn vị đồn trú này
là thế nao hay đơn vị này có lực lượng quân đội chiến đấu hay không.
Đảo
Phú Lâm có diện tích đủ lớn để xây dựng đường băng và Đài Loan cùng
Philippines cũng đã xây dựng 2 đường băng trên các hòn đảo trên quần đảo
Trường Sa.
Mặc dù
Philippines và Việt Nam đang chiếm nhiều đảo hơn trên Trường Sa, nhưng
vấn đề quan trọng lại ở chỗ Trung Quốc công khai tuyên bố rằng nước này
sẽ triển khai đóng quân vĩnh viễn trên khu vực có diện tích lớn ở Biển
Đông.
Dưới con mắt của
các quốc gia nhỏ bé hơn và có ít quân trên các hòn đảo ở Biển Đông,
Trung Quốc là quốc gia châu Á duy nhất quay ngược thời gian về quá khứ
với cách ứng xử cũ kỹ trong quan hệ quốc tế, về thời kỳ cá lớn nuốt cá
bé và luật pháp quốc tế trở nên vô nghĩa với những nước “to gan lớn
mật”, muốn thách thức vận mệnh của mình và phớt lờ quan tâm của cộng
đồng quốc tế.
Nhìn ở
tầm xa hơn, động thái của Trung Quốc vào tuần trước dường như khẳng định
lo ngại của một số người về hành động của Trung Quốc khi nước này đủ
mạnh để đe dọa các quốc gia khác ở châu Á.
Liệu
với nền kinh tế tăng trưởng nhanh, sức mạnh quân đội được tăng cường và
ảnh hưởng chính trị gia tăng có khiến Trung Quốc trở nên tự tin với vị
thế mới và sẵn sàng thách thức thông lệ trong quan hệ quốc tế, hay điều
đó chỉ đơn giản giúpTrung Quốc mở rộng thêm các tuyên bố chủ quyền lãnh
hải?
Tuy nhiên nếu Bắc
Kinh cho rằng đơn vị đồn trú mới này có thể khiến các quốc gia khác
“chùn bước” thì nước này đã tính toán sai lầm, ít nhất là trong thời
điểm hiện nay.
Philippines
đã khẳng định không có ý định lùi bước và Tổng thống Benigno Aquino
tuyên bố ông sẽ mua thêm máy bay trực thăng tấn công mới và tàu để bảo
vệ chủ quyền nước mình.
Việt Nam cũng đã tìm kiếm các đối tác mới, trong đó có Hoa Kỳ.
Sự
nguy hiểm của những động thái trên của các bên nhằm tăng cường năng lực
quân sự của mình sẽ làm gia tăng nguy cơ xung đột, bất kể là vô tình
hay cố ý.
Khi các quốc
gia như Việt Nam và Manila mệt mỏi vì căng thẳng liên tục với một quốc
gia lớn mạnh hơn họ về quân sự, thì Trung Quốc sẽ thấy thoải mái đưa ra
thêm các tuyên bố chủ quyền mới, có thể về khai thác tài nguyên, và có
thể sẽ cả về tự do hàng hải trên vùng biển mà Trung Quốc tự nhận rằng về
mặt lịch sử đã thuộc về nước này.
Cũng
có thể Bắc Kinh sẽ không khai thác Biển Đông nhiều đến mức như thế.
Nhưng lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông là một vấn đề đối với
Washington trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện chiến lược“tái cân bằng lực
lượng” tại châu Á.
Cho
đến nay, Bộ ngoại giao Mỹ vẫn chưa có động tĩnh gì thậm chí là về mặt
lời nói trước những hành động của Trung Quốc mà chỉ nhắc đi nhắc lại
rằng chính sách hợp tác ngoại giao là con đường giải quyết tranh chấp,
trong khi thực tế cho thấy một giải pháp ngoại giao đang còn rất mù mịt.
Nếu tiếp tục giữ thái độ đó, trong khi Trung Quốc tăng cường quân đội
trên Biển Đông, thì uy tín của Mỹ ở châu Á sẽ bị xói mòn.
Trước
tiên, Washington nên đe dọa chấm dứt các cuộc đối thoại song phương về
quân đội cho đến khi nhận được câu trả lời về qui mô của đơn vị đồn trú
này của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tiếp tục gia tăng qui mô của đơn vị
này và tiếp tục đe dọa các nước láng giềng thì Hoa Kỳ nên cân nhắc hoãn
các cuộc Đối thoại an ninh và kinh tế diễn ra thường niên. Thứ ba,
Washington nên đưa ra một kế hoạch cụ thể nhằm trợ giúp về tình báo và
quân đội cho các quốc gia hiện đang bị Trung Quốc đe dọa về quân sự.
Những
động thái này có thể sẽ khiến Bắc Kinh phải nhận ra rằng giải quyết
tranh chấp bằng thương lượng là con đường duy nhất. Hoặc ít ra, những
động thái đó cũng cho dư luận thấy Mỹ hiểu rằng Trung Quốc đang tìm cách
đơn phương “nhào nặn” tương lai của một trong những tuyến đường hàng
hải quan trọng nhất thế giới.
Nguồn: Lê Dung/ Infonet