Thanh
Quang nêu lên những luận điểm chính của bài báo và ghi nhận phản biện
của nhà báo Bùi Tín từ Paris, từng là phó tổng biên tập của báo Nhân
Dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong nỗ lực gọi
là “làm thất bại chiến lược ‘diễn biến hoà bình’ ”, bài “Một kiểu ‘mượn
gió bẻ măng’!” trích dẫn điều mà bài báo cáo giác là “luận điệu cũ rích”
của các trang mạng, báo, đài ở nước ngoài, kể cả Đài RFA, nhằm quy tội
Đảng CS “đẻ ra” tham nhũng, quan liêu suy thoái. Vẫn theo bài báo, thì
đây là một cách trong muôn phương, ngàn kế để “các thế lực thù địch”
kích động tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thực hiện xoá
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN và Nhà nước VN.
Nhưng nhà báo
Bùi Tín nhận xét rằng đấy vẫn là những “lập luận cũ” của Hà Nội nhằm đối
phó với tình hình hiện nay ở trong nước, giữa lúc không những ngày càng
có nhiều nhân sĩ, trí thức, mà còn cả giới trẻ đều nêu lên một yêu cầu
chính trị lớn nhất, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi tự do, dân chủ,
qua đó, theo nhà báo Bùi Tín, điều quan trọng nhất là thay đổi hệ thống
chính trị hiện nay tại VN. Ông nói:
Chúng ta biết trên thế giới
hiện có hai hình thái chính trị: Thứ nhất là thể chế độc đoán, độc đảng
theo kiểu phát xít, không dân chủ; và thứ hai là thể chế đa nguyên, đa
đảng, tự do, dân chủ. Thế thì điểm yếu của chế độ và của những nhà tuyên
truyền trong nước hiện nay là không thể rao bán được chế độ gọi là độc
đảng mà lại dân chủ vì trên thế giới này đã là độc đảng thì không thể có
dân chủ, tự do. Độc đảng không bao giờ đi đôi với quyền công dân cả.
Do
đó, đã là dân chủ thì tất nhiên phải đa nguyên, đa đảng. Trước sự thức
tỉnh của quần chúng, nhân dân đòi phải đi theo đa số các nước, thay đổi
hẳn hệ thống từ độc đảng sang đa đảng trong trật tự, thì những nhà tuyên
truyền trong nước hay “lu loa”, lập luận rằng nếu dân chủ sẽ đại loạn.
Nhưng chúng ta thấy đại đa số các nước trên thế giới hiện nay dân chủ có
đại loạn đâu, mà chính dân chủ mới thực sự ổn định đất nước.
Lập
luận thứ hai của những nhà tuyên truyền ở trong nước là nhân dân VN
hiện nay chưa đòi hỏi tự do và dân chủ, mà đòi là phải có cuộc sống vật
chất trước đã. Đây là nói ngược, bởi vì muốn có đời sống vật chất thì
phải có công bằng, muốn công bằng phải có độc lập, tự do, dân chủ. Nếu
không có được tự do, đa nguyên, đa đảng thì không thể nào cải thiện được
đời sống, và không bao giờ có thể chống được tham nhũng.
Tham nhũng cao....
Bài “ Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng” trong tờ Quân đội Nhân dân cũng cho rằng “tham nhũng có thể diễn ra ở bất cứ chế độ xã hội nào, dù độc đảng hay đa đảng, dù CS hay tư bản…”. Bài báo trích dẫn Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) rằng tham nhũng nghiêm trọng ở các nước như Afghanistan, Somalia, Cameroon, Uganda…để chứng minh các quốc gia đa nguyên, đa đảng “tham nhũng nghiêm trọng” trong khi các nước như VN, TQ “đứng ở mức giữa”.
Bài báo nhân tiện đề cập tới chỉ số nhận thức
tham nhũng của các quốc gia độc đảng CS “cao hơn nhiều so với nhiều nước
đa đảng, đa nguyên, từ đó, khẳng định những “luận điệu cũ rích” trên
mạng, báo, đài bên ngoài là “hoàn toàn không có cơ sở”. Về vấn đề này,
nhà báo Bùi Tín cho đây cũng chỉ là cách nói quanh co, giả dối, không cơ
sở:
Tôi có đầy đủ cơ sở để chứng minh rõ rằng các nước phát
triển nhất, ổn định nhất, có chỉ số hạnh phúc, tự do nhất chính là những
nước đa nguyên, đa đảng. Có thể nói là trong 50 nước có bình quân đời
sống người dân cao nhất, tất cả đều là những nước đa nguyên, đa đảng.
Chúng ta xem trong chỉ số những nước minh bạch nhất cũng là những nước
đa nguyên, đa đảng. Đó là những nước ở Âu Châu như Đan Mạch, Thuỵ Điển,
Phần Lan, Đức, hay ở Á Châu như Nhật Bản.v.v…Tại những nước ấy không có
tham nhũng, hay tham nhũng rất ít.
Trong khi VN là một
trong những nước tham nhũng cao nhất, và TQ cũng thuộc một trong những
nước tham nhũng tệ nhất, chỉ có thể hơn được một số nước lạc hậu ở Châu
Phi thôi. Do đó tôi nghĩ bài báo này trong tờ Quân Đội Nhân Dân rất khập
khiễng, giả dối, không minh bạch rõ ràng. Nếu mà họ có thể đưa ra thống
kê của Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, thì thấy rất rõ tất cả những nước ổn
định, có đời sống cao, hài hoà, có bình đẳng xã hội, tất cả những nước
đó đều là đa nguyên, đa đảng.
...và ngày càng phức tạp
Ảnh minh họa hối lộ, tham nhũng. AFP photo.
Bài báo vừa nói quả quyết – nguyên văn - “Đảng ta…đã kiên trì và kiên quyết lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc đấu tranh cam go này” (tức chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu cùng các tệ nạn xã hội khác) trong suốt mấy chục năm qua, và khẳng định việc phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ “cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc XHCN của đảng, nhà nước và nhân dân”. Như vậy câu hỏi cần được nêu lên là thực tế ở VN hiện nay cho thấy có đúng như vậy không ? Nhà báo Bùi Tín nhận xét:
Họ nói ngược lại với lãnh đạo của họ, họ nói ngược lại với phiên họp Quốc Hội vừa rồi. Phiên họp Quốc Hội đã nói rõ là chúng ta ra sức chống tham nhũng, thậm chí thủ tướng cũng nói là chống tham nhũng quyết liệt 5 năm nay, nhưng càng ngày, nạn tham nhũng càng nặng nề hơn, tinh vi hơn, nguy hiểm hơn trước. Cho nên ai cũng đều kết luận rất rõ là không có nước nào như VN hiện nay lại diễn ra những vụ như là Vinashin, Vinalines, như Tổng Công ty Điện lực EVN…lãng phí và tham nhũng lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng – đến năm, sáu, bảy tỷ đô la tiền tham nhũng.
Chính
Quốc Hội cũng phải công nhận với nhận định rằng việc chống tham nhũng
chưa được kết quả. Nhà nước càng kêu gọi chống tham nhũng bao nhiêu, thì
nạn tham nhũng càng diễn biến phức tạp và nặng nề bấy nhiêu. Càng chống
tham nhũng gọi là quyết liệt bao nhiêu, thì nạn tham nhũng càng biến
thành “5 đầu 6 tay” và càng ngốn ngân sách nhà nước không biết bao nhiêu
mà kể.
Vẫn theo bài “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’ ” trong tờ
Quân đội Nhân dân, thì sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết
Trung ương 5, việc Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ trực thuộc Bộ
Chính trị, việc lập Ban Nội chính Trung ương… chứng tỏ “Đảng CSVN không
chấp nhận, không thoả hiệp với tham nhũng”. Bài báo cho đây là cơ sở để
“phủ nhận những luận điệu xuyên tạc mà những kẻ hiềm khích đã cố tình
bịa đặt”. Có lẽ một câu hỏi nữa cũng cần nêu lên ở đây là liệu những dẫn
chứng như vậy có ổn không ? Nhà báo Bùi Tín khẳng định:
Tôi
thấy là không ổn một tí nào cả. Đó cũng là một cách nói lanh quanh thôi.
Bởi vì ban chỉ đạo, phòng chống tham nhũng trước kia thuộc về thủ
tướng, thuộc về chính phủ, bây giờ thuộc về tổng bí thư. Điều này chỉ là
biểu hiện hai nhóm đặc quyền, đặc lợi đấu đá với nhau thôi. Ngày nào
còn cơ chế độc đảng này, còn cơ chế không có dân chủ, tự do này, còn cơ
chế không có tự do báo chí để phanh phui tham nhũng này, thì tệ nạn nhất
định chỉ có tăng thêm lên, chứ không thể nào bị đẩy lùi được.
Trong
khi bài báo “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’! ” ra sức chỉ trích những
“luận điệu cũ rích” từ bên ngoài như vừa nói, thì hồi tháng Sáu mới đây,
đại biểu Lê Như Tiến từ Quảng Trị lưu ý tới quốc nạn tham nhũng có nguy
cơ “hạ đo ván” quốc sách của nhà nước, khi ông liệt kê “không xuể”
những “mảnh đất” màu mỡ cho tham nhũng đang tràn lan khắp xã hội VN.