Tự do báo chí của Việt Nam bị thu hẹp mặc dù nền kinh tế được mở cửa
Dân Làm Báo - Các biện pháp gần đây với mục đích kiềm chế quyền tự do Internet bao gồm gia tăng giám sát các trang blog, những quy định pháp luật mới cấm đăng tải các thông tin được xem như là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia hoặc mối đoàn kết chung, và việc triển khai của cái gọi là "Hồng vệ binh" - những công an mạng giả danh là những người sử dụng Internet bình thường để gay gắt chỉ trích và sách nhiễu các đối tượng blogger được nhắm đến. Một dự thảo nghị định mới nhằm buộc các công ty Internet nước ngoài như Facebook và Google hợp tác với chính quyền và yêu cầu họ đặt trụ sở hoặc chỉ định đại diện tại Việt Nam...
Dân Làm Báo - Các biện pháp gần đây với mục đích kiềm chế quyền tự do Internet bao gồm gia tăng giám sát các trang blog, những quy định pháp luật mới cấm đăng tải các thông tin được xem như là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia hoặc mối đoàn kết chung, và việc triển khai của cái gọi là "Hồng vệ binh" - những công an mạng giả danh là những người sử dụng Internet bình thường để gay gắt chỉ trích và sách nhiễu các đối tượng blogger được nhắm đến. Một dự thảo nghị định mới nhằm buộc các công ty Internet nước ngoài như Facebook và Google hợp tác với chính quyền và yêu cầu họ đặt trụ sở hoặc chỉ định đại diện tại Việt Nam...
Đây
là một bản báo cáo rất giá trị và đầy đủ về hiện tình tự do báo chí, tự
do ngôn luận và chính sách của nhà nước Việt Nam đối với các blogger,
phóng viên... Dân Làm Báo xin được giới thiệu đến các bạn đọc.
Dân Làm Báo chuyển ngữ - Quan
chức Việt Nam đang đẩy mạnh đàn áp các phương tiện truyền thông cũ và
mới ngay cả khi họ quảng bá một hình ảnh của một nền kinh tế mở rộng,
toàn cầu hóa. Sự giám sát dữ dội và việc bỏ tù các nhà báo bất đồng
chính kiến, cùng với nền pháp luật ngày càng hạn chế, đã làm tắc nghẽn
dòng chảy của thông tin.
Một
sĩ quan cảnh sát khối các nhiếp ảnh gia tại một cuộc biểu tình chống
Trung Quốc ở phía trước của Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày 22 tháng 7.
(Reuters / Nguyễn Lân Thắng)
Phổ biến vào ngày 19 tháng 9 năm 2012
Shawn W. Crispin - Hà Nội - Khi công an Việt Nam bắt giữ blogger Nguyễn Văn Hải
lần đầu tiên vào năm 2008, họ nói với gia đình của của ông Hải đó là để
bảo vệ cho ông Hải từ sự giận dữ của tình báo Trung Quốc vì những bài
viết của ông. Ông Nguyễn Văn Hải, được biết đến rộng rãi bởi tên blog
của mình, Điếu Cày (ống điếu của nông dân), đã thông tin những
cuộc biểu tình tại địa phương chống lại Trung Quốc -những sự kiện hiếm
hoi đã bị kiểm duyệt bởi truyền thông chính thống do nhà nước kiểm soát -
và viết những bài bình luận chỉ trích tuyên bố chủ quyền của trong vùng
lãnh thổ biển đảo tranh chấp vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
"Họ
nói rằng nếu họ không bắt cha tôi đúng thời điểm, sẽ làm thất vọng
Trung Quốc và họ sẽ khởi sự một cuộc chiến tranh và sau đó chúng tôi sẽ
mất lãnh thổ nhiều hơn," Con trai ông Hải, Nguyễn Trí Dũng, đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CPJ. "Điều này rõ ràng là không đúng sự thật."
Bốn
năm sau, mặc dù đã hoàn tất bản án 30 tháng vu cáo ông về tội trốn
thuế, Nguyễn Văn Hải tiếp tục sống mòn mỏi trong tù khi chính quyền truy
tiếp tiếp tội danh chống lại nhà nước đối với ông và 2 blogger khác,
những người cùng sáng tạo ra Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, một trang web đăng tải những bài viết phê phán mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Ông Hải và các đồng bị cáo là bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải đang chờ ra tòa với bản án có thể lên đến 20 năm tù giam cho mỗi người. Mẹ của bà Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng
đã tự thiêu vào tháng Bảy trong một cuộc phản đối mạnh mẽ dẫn đến cái
chết của bà, chống lại các hành động của chính phủ trong vụ án này.
Về
phần mình, Dũng đã phải đối mặt với những quấy rối dữ dội và dai dẳng
của chính phủ khi anh vận động trả tự do cho cha của anh. Dũng cho biết,
an ninh mật vụ đã hỏi những người hàng xóm và các bạn cùng lớp đại học
rằng họ đã có từng nghe anh phát biểu bất cứ điều gì chống lại nhà nước.
Khi không có nhân chứng bước ra làm chứng, anh cho biết, an ninh mật vụ
đã ngăn cản anh tham dự kỳ thi cử cuối cùng của anh, và không cho phép
anh có thể lấy được bằng tốt nghiệp của mình.
Nỗ
lực vận động và các liên lạc thông tin của Dũng cũng bị giám sát chặt
chẽ. Trong một cuộc tiếp xúc vào ngày 26 tháng 6 với CPJ, một viên an
ninh thường phục bước vào phòng riêng tách biệt trong một quán cà phê
sau hẻm nơi mà cuộc phỏng vấn diễn ra và nghe trộm các cuộc thảo luận.
"Đây là những gì xảy ra với chúng tôi - chúng tôi không bao giờ biết nếu
một người ngẫu nhiên thực sự là một mật vụ của chính phủ hay không",
anh Dũng cho biết trong một email tiếp theo sau cuộc tiếp xúc bị cắt
ngắn. "Chúng tôi là những tù nhân của chính chính phủ của chúng tôi. ...
Họ cố gắng để đập tan những người đấu tranh cho nhân quyền hoặc nói lên
ý kiến của mình. "
Tường
trình về những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc như cuộc biểu tình
tại Hà Nội này vào 1 tháng 7 đã không được cho phép đăng tải bởi truyền
thông nhà nước (ảnh Reuters/Nguyễn Lân Thắng)
Chính
phủ Việt Nam thống trị bởi đảng Cộng sản Đảng duy trì những kiểm soát
truyền thông chặt chẽ và khắc nghiệt nhất tại Á Châu ngay cả khi chính
phủ tô vẻ quốc gia có một nền kinh tế mở cửa. Thông qua các biện pháp
cởi trói kinh tế, bắt đầu với các cải cách theo hướng thị trường trong
giữa những năm 1980 và lên đến đỉnh điểm khi gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới năm 2007, các nhà lãnh đạo quốc gia đã làm việc để hội nhập
quốc gia vào cộng đồng toàn cầu. Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã cố gắng tận dụng tình trạng tự do mậu dịch để Việt Nam có một vai
trò toàn cầu nổi bật hơn, trong đó bao gồm nỗ lực có một chân trong Hội
đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2014. Chính phủ của ông cũng đã tìm cách
tiến sâu hơn trong quan hệ quân sự và những mối quan hệ khác với Hoa Kỳ
như là một cách để đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại và đối trọng với
Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Trong
khi Việt Nam phải duy trì một mức độ nhất định của sự cởi mở, bao gồm
cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc trong khi hội nhập vào nền kinh tế toàn
cầu, chính quyền đồng thời tấn công chống lại các nhà báo độc lập và
những nhà bất đồng chính kiến, những người sử dụng môi trường kỹ thuật
số. Sự gia tăng oán hận từ hạ tầng quần chúng đối với việc cưỡng chế đất
đai có sự hỗ trợ từ chính quyền, những nhận thức về việc chính phủ đã
nhượng lãnh thổ và đã có những nhượng bộ bất lợi cho Trung Quốc, và bây
giờ, dấu hiệu của suy thoái kinh tế đã được thông tin trùm khắp trên các
trang blog độc lập. Các tường trình này, vốn bị cấm trong các phương
tiện truyền thông nhà nước kiểm soát, đã thách thức hình ảnh của Đảng
Cộng sản tự coi nó như là người bảo vệ duy nhất lợi ích quốc gia, một
luận điệu mà đảng đã biến thành bất diệt kể từ khi nắm giữ quyền lực và
thống nhất đất nước vào năm 1975.
Phản
ứng lại mối đe dọa nhận thức được, chính quyền Thủ tướng Dũng đã tung
ra một chiến dịch đàn áp khắc nghiệt đối với thành phần bất đồng chính
kiến - một chiến dịch sách nhiễu và hăm dọa mà từ năm 2009 đã dẫn đến
việc cầm tù một loạt những người bất đồng chính kiến, hoạt động tôn
giáo, và các blogger độc lập, nhiều người trong số họ tích cực ủng hộ
nền dân chủ đa đảng, nhân quyền, và trách nhiệm lớn hơn của chính phủ.
Với ít nhất 14 nhà báo sau song sắt nhà tù, Việt Nam là tên cai ngục tồi
tệ hàng thứ hai của châu Á đối với lãnh vực báo chí, chỉ sau Trung
Quốc, theo nghiên cứu của CPJ. Nhiều người trong số những tù nhân bị
giam giữ đã bị buộc tội hoặc bị kết án về tội phạm chống lại nhà nước
liên quan đến bài viết trên blog của họ. Nhà cầm quyền cũng đã tăng
cường giám sát Internet, kiểm duyệt và gia tăng áp lực đối với các
phương tiện truyền thông chính thống vốn đã bị kìm nén từ lâu. Các cuộc
nổi dậy Mùa xuân Ả Rập lật đổ chế độ độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi đã
thúc đẩy một sự mở rộng kiểm duyệt gần đây đối với các chủ đề tin tức,
theo lời các nhà báo và biên tập viên của địa phương.
Các
nhà báo internet đặc biệt dễ bị tấn công. Bên trên các đạo luật mơ hồ
về chống phá nhà nước mà chính phủ sử dụng để dẹp bất đồng chính kiến,
đặc biệt là Điều 79 và Điều 88 của bộ luật hình sự, những điều luật mới
đã được ban hành để kiềm chế các blogger một cách cụ thể, theo nhà báo
địa phương và nghiên cứu của CPJ. Một nghị định có hiệu lực vào tháng 2
năm 2011 đã áp đặt lên blogger những quy định pháp luật vốn đã được sử
dụng để kiểm soát, kiểm duyệt, và xử phạt các phương tiện truyền thông
của nhà nước. Một dự thảo Nghị định chưa ban hành về các dịch vụ
Internet, bây giờ đang ở bước duyệt xét lần thứ 3, nhắm đến mục tiêu làm
cứng rắn hơn những cấm đoán bằng cách biến việc ẩn danh trên mạng trở
thành phạm pháp và buộc các công ty Internet hợp tác với chính quyền
trong việc kiềm chế tự do ngôn luận theo những quy định của nhà nước.
CPJ
đã phỏng vấn 32 blogger, phóng viên và biên tập viên cả bên trong lẫn
bên ngoài Việt Nam và phát hiện ra rằng chính phủ của ông Dũng đã đào
sâu hơn việc đàn áp lên cả hai phương tiện truyền thông cũ và mới. Nhiều
người đã nói chuyện với CPJ với điều kiện giấu tên vì sợ bị trả thù nếu
tên của họ xuất hiện trong một tường trình chỉ trích chính phủ. Một số
blogger độc lập từ chối gặp trực tiếp vì lo ngại cho an ninh cá nhân của
họ. Văn phòng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không trả lời yêu cầu
bằng văn bản của CPJ để lấy ý kiến cho bản báo cáo này.
Cùm tay phương tiện truyền thông chính thống
Tất
cả các ấn phẩm thông tin ở Việt Nam bị sở hữu và kiểm soát của chính
phủ. Có khoảng 80 tờ báo lưu hành trên toàn quốc, trong đó có khoảng một
chục tờ phát hành trên phạm vi toàn quốc. Ấn phẩm phát hành thường được
liên kết với các cơ quan, tổ chức thuộc Đảng Cộng sản, tin tức và bình
luận thường nghiêng theo xu hướng thúc đẩy những ý đồ của các phe phái
hoặc kiếm bàn thắng đối với các đối thủ trong nội bộ đảng, đặc biệt là
trong những lần tiền Đại hội đảng được tổ chức mỗi năm năm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Tất
cả các biên tập viên hàng đầu đều được bổ nhiệm bởi chính phủ và phải
là đảng viên. Những biên tập viên này được triệu tập tham dự các cuộc
họp thường xuyên, thường được tổ chức vào các buổi sáng thứ ba, với cán
bộ Ban Tuyên giáo Trung ương (CPD) để thiết lập chương trình nghị sự tin
tức hàng tuần dành của họ, thường là một nghị trình các cuộc họp và các
sự kiện chính thức. Tại cuộc họp kín này, theo các nhà báo địa phương,
chính quyền duyệt xét nội dung thông tin trên báo của tuần trước đó,
khiển trách biên tập viên đã cho phép công bố tin tức hay bài bình luận
được xem như là đi lạc đường lối của đảng.
Chính
phủ không công nhận có sự duy trì một danh sách đen chính thức của các
nhà báo địa phương đã xem thường chỉ thị của CPD hoặc những người được
cho là có quan hệ với những nhà bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, các nhà
báo tiếp xúc với CPJ nhấn mạnh rằng một danh sách như vậy tồn tại. Một
phóng viên cho biết cô tin rằng cô đã bị liệt vào danh sách đen trong
năm 2009 sau khi bị giam giữ và thẩm vấn bởi cảnh sát vì đã viết trên
blog của mình các tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam với Trung Quốc, vốn
là một vấn đề bị chính phủ xem là nhạy cảm. Kể từ đó, cô nói, chính phủ
đã liên tục từ chối yêu cầu phỏng vấn và ngăn cấm cô tham dự các hội
nghị quốc tế và hội nghị thượng đỉnh.
Theo
các biên tập viên và phóng viên quen thuộc với các quy định của CPD,
chủ đề bị cấm bao gồm những hoạt động của các nhà bất đồng chính kiến
và những người hoạt động chính trị, quan chức cấp cao tham nhũng, chia
rẽ phe phái bên trong Đảng Cộng sản, vấn đề nhân quyền, tâm lý chống
đối hay các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, và bất kỳ thông tin nào
liên hệ đến sự khác biệt sắc tộc giữa đất nước đã một phân chia Bắc-Nam.
Khi tăng trưởng kinh tế gần đây đã bắt đầu chậm lại, danh sách các chủ
đề cấm kỵ đã được mở rộng để bao gồm cấm có những lời chỉ trích về quản
lý kinh tế của chính phủ, tranh chấp đất đai giữa chính phủ và các cộng
đồng địa phương, và các giao dịch kinh doanh của các con gái của thủ
tướng, họ nói.
Một
trường hợp điển hình: Một phóng viên của báo Tuổi Trẻ tại Tp. Hồ Chí
Minh cho biết cán bộ của Tuyên Giáo Trung Ương gần đây đã gọi đến văn
phòng của ông yêu cầu ngừng chạy một loạt các phóng sự và bài xã luận
đặt nghi vấn tại sao tỷ lệ thuế thu nhập ở Việt Nam cao hơn so với năm
giàu nước láng giềng. Mặc dù Tuổi Trẻ đã chuẩn bị sẵn sàng để đăng tải
một số bài vở bổ sung về vấn đề này, loạt phóng sự đã bị chấm dứt đột
ngột, phóng viên nói. "Vào buổi sáng, bạn bắt đầu khởi sự câu chuyện,
buổi chiều, bạn được lệnh phải ngừng lại," Người phóng viên, yêu cầu
giấu tên cho biết. Nó đôi khi làm cho bạn muốn giơ tay đầu hàng và nói,
"Tôi không muốn làm công việc này nữa."
Ngay
cả với những nguyên tắc nghiêm ngặt đã được áp dụng, phóng viên tiếp
xúc với CPJ cho biết các di chuyển, điện đàm, và các hoạt động trực
tuyến trên Internet đều bị giám sát chặt chẽ. Một phóng viên địa phương
cho biết ông vẫn duy trì bốn điện thoại di động riêng biệt, ba cái được
đăng ký dưới tên của người khác, để trốn tránh hành vi nghe trộm của
chính phủ, đặc biệt là thông tin liên lạc của ông với các đại sứ quán
nước ngoài và các nhà bất đồng chính kiến địa phương. Ông cho biết ông
thường gọi điện thoại ở những nơi xa văn phòng làm việc của mình để
trốn tránh hệ thống định vị GPS có thể theo dõi vị trí của ông.
Một
số phóng viên của hệ thống truyền thông nhà nước nói với CPJ rằng trước
đó họ đã duy trì trang blog độc lập bên ngoài phòng tin làm việc, nơi
mà họ đăng tải các thông tin mà tờ báo của họ bị kiểm duyệt, hoặc để
đăng tải những ý kiến phản bác những thông tin không chính xác bởi tờ
báo mà họ đang làm việc. Tuy nhiên, với sự gia tăng và hoàn thiện trong
việc giám sát thể giới blog của chính phủ, nhiều người cho biết họ đã
đóng cửa trang blog của họ, hoặc là vì dưới áp lực trực tiếp của chính
phủ, hoặc vì lo ngại họ có thể bị sa thải nếu phát hiện hoạt động ngoài
giờ như một blogger với một bút danh khác.
Tất cả các ấn phẩm thông tin ở Việt Nam đang sở hữu và kiểm soát của chính phủ. (AP / Chitose Suzuki)
Huỳnh Ngọc Chênh,
một biên tập viên cao cấp đã nghỉ hưu của báo Thanh Niên, cho biết ông
đã buộc phải đóng cửa blog cá nhân của mình dưới áp lực nặng nề của
chính phủ sau khi ông đăng tải một số vấn đề nhạy cảm, bao gồm cả những
gì ông mô tả như là "thất bại của hệ thống chính trị." Ông Chênh cho
biết kể từ khi nghỉ hưu từ tờ báo, ông đã khởi động lại blog của mình và
bây giờ thường xuyên đăng tải các bài viết về các chủ đề không được
thông tin bởi các phương tiện truyền thông chính thống.
"Tại
Việt Nam, có rất nhiều vấn đề sai trái - tham nhũng, các vấn đề xã hội,
vấn nạn chính trị - mà các nhà báo không được phép viết." Ông Chênh,
người viết blog dưới tên thật của mình nói. "Là một nhà báo, đã có những
điều tôi muốn viết và đăng tải nhưng không thể. Như một blogger tôi
viết về những điều tôi thấy và đưa ra ý kiến của tôi." Ông nói rằng
ông đã không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào cho blog của mình và đã
kiên quyết rằng ông được trích dẫn bởi tên họ của ông trong báo cáo
này.
Mặc
dù không phải bị triệu tập tham dự các cuộc họp kiểm duyệt hàng tuần
của Ban Tuyên giáo Trung ương (CPD), các phóng viên quốc tế có trụ sở
tại Việt Nam phải đối mặt những cấm đoán khác. Công an giữ những ghi chú
hoạt động của phóng viên ngoại quốc thông qua các "cuộc họp cà phê" bán
chính thức với các phóng viên địa phương trợ lý của họ. Tất cả các văn
phòng tin tức nước ngoài được yêu cầu phải thuê mướn nhân viên phụ tá
người địa phương, mặc dù những người này không được phép thông tin báo
chí.
Trong
một cuộc họp gần đây, công an truy vấn phụ tá của một tờ báo lớn phương
Tây chủ yếu về lý do tại sao phóng viên của tờ báo này đã gặp gỡ một
phóng viên Việt Nam có tên trong "danh sách đen" - đây là dấu hiệu cho
thấy an ninh thường phục đã giám sát chặt chẽ các sinh hoạt đi lại của
các phóng viên quốc tế. Một phụ tá khác với một cơ quan thông tấn quốc
tế cho biết ông thường có thể biết các cuộc gọi điện thoại của văn phòng
của ông đã bị nghe trộm bởi những câu hỏi mà nhân viên an ninh hỏi ông
trong các "cuộc họp cà phê" hàng tuần.
Các
nhà báo quốc tế làm việc tại Việt Nam phải gia hạn Visa mỗi sáu tháng,
đây là một hệ thống khuyến khích sự tự kiểm duyệt đối với những người
quan tâm đến việc muốn duy trì vị trí của họ ở trong nước - theo lời một
chánh văn phòng giấu tên của một cơ quan thông tấn quốc tế. Sau khi một
nhà báo đăng tin về sự đàn áp của nhà nước đối với các nhà bất đồng
chính kiến và các blogger độc lập, chính quyền sẽ rút ngắn thời gian
gia hạn Visa xuống ba tháng và chính phủ sẽ duyệt xét lại những bài báo
gần đây nhất của phóng viên, trưởng văn phòng nói với CPJ.
Nhà
báo nước ngoài cũng phải có được sự cho phép của Bộ Ngoại giao để tác
nghiệp bên ngoài thủ đô Hà Nội. Phóng viên nói với CPJ về yêu cầu này đã
phàn nàn rằng các đơn xin phép thường mất vài tuần, thậm chí hàng tháng
để được xử lý và các tin tức nóng bỏng mà họ muốn thu thập, thông tin
đã nguội đi vào thời điểm mà họ nhận được giấy phép đi lại của họ. Trong
khi đó, những phóng viên đến được hiện trường, bắt buộc phải thuê một
người do chính phủ chỉ định đi kèm với chi phí tương đương với 200 USD
mỗi ngày, một sự sắp xếp nhằm giám sát và hạn chế khả năng tác nghiệp
của các phóng viên để phỏng vấn thẳng thắn với các nguồn độc lập.
Một không gian mở đóng cửa
Blogger
Việt Nam phát triển mạnh và cùng khắp và đầu và giữa thập niên 2000,
phần lớn không bị phiền nhiễu hay theo dõi. Yahoo 360 ° đã nổi lên như
là nền tảng blog ưa thích của đất nước, và vào đỉnh điểm ước tính khoảng
2 triệu blog. Trong khi hầu hết những blog đã được dành riêng cho lối
sống hơn là tin tức, một khối lượng quan trọng tập trung vào các vấn đề
chính trị, kinh tế và xã hội, bao gồm cả các bài bình luận phán xét các
chính sách, dự án của chính phủ, và tư cách con người cán bộ mà có thể
đã bị kiểm duyệt trên các tờ báo chính thống.
Nông
dân Hưng Yên biểu tình vào 20 tháng 4 chống lại cưỡng chế đất đai của
họ để xây một trung tâm du lich nghỉ mát cao cấp (Reuters / Muaxuan)
Cuối
năm 2007, các blogger đã tìm thấy nguyên nhân phổ biến trong phản ứng
khập khiểng của chính phủ về việc Trung Quốc thành lập một tỉnh mới trên
quần đảo Hoàng Sa, một vùng lãnh thổ lịch sử đã được tuyên bố là chủ
quyền Việt Nam. Các Blogger với tinh thần dân tộc đã phối hợp online để
tổ chức một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong năm 2007 và
2008, các cuộc biểu tình chính phủ nhanh chóng bị dập tắt để tránh làm
láng giềng phương bắc khó chịu. Nhiều người đã bị giam giữ, thẩm vấn hay
bị kết án tùy tiện nếu bị coi là thành phần cầm đầu các cuộc biểu tình
vì tội chống đối nhà nước, theo lời của các blogger, nhà báo, và các nhà
hoạt động bị cuốn vào vòng các vụ trấn áp này của nhà nước.
Một
phong trào tương tự đã được kích động online trong năm 2009 chống lại
kế hoạch khai thác bauxite của Trung Quốc. Trong khi truyền thông chính
thống là theo chỉ thị để tán dương những tích cực về mặt kinh tế của dự
án, theo nhà báo địa phương, các blogger chỉ trích nó trên nhiều lĩnh
vực, bao gồm cả khả năng tác động bất lợi đối với môi trường, kế hoạch
của Bắc Kinh để nhập khẩu hàng ngàn công nhân TQ hơn là thuê công nhân
địa phương người Việt, và cáo buộc cá nhân Thủ tướng Dũng có cổ phần
trong đề án nhiều triệu đô la.
"Sau
những cuộc biểu tình, chính phủ nhìn thấy ảnh hưởng của các blog về đời
sống chính trị tại Việt Nam", một trong những blogger bị tạm giam trong
cuộc đàn áp năm 2009 cho biết. "Bây giờ họ thấy blog như là một cái gì
đó rất nguy hiểm, một cái gì đó họ cần phải kiểm soát... Họ nhìn thấy
blogger như các thế lực thù địch. "
Đến
giữa năm 2009, Yahoo đóng cửa 360 °, phân mảnh những gì đã được một
cộng đồng online gắn kết và cách ly. Một số blogger tiếp xúc với CPJ cho
biết họ tin rằng chính phủ gây sức ép với Yahoo để đình chỉ dịch vụ bởi
vì các máy chủ của nó được lưu trữ bên ngoài của đất nước, đã cung cấp
thêm một lớp bảo mật cho các blogger ẩn danh. Đại diện Yahoo đã liên tục
phủ nhận những suy đoán này, lưu ý rằng công ty không tiếp tục dịch vụ
này trên phạm vi toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam, do tình trạng suy yếu
về lượng sử dụng.
Từ
thời điểm đó, nhà cầm quyền đã thắt chặt kiểm soát đối với thế giới
blog, mặc dù kiểm soát Internet của Việt Nam vẫn còn thiếu sự tinh tế
của Bức tường lửa vĩ đại của Trung Quốc. Các blogger đã nói với CPJ rằng
họ thường xuyên vượt tường lửa dựng lên bởi chính phủ nhằm ngăn chận
truy cập vào những trang web và các phương tiện truyền thông xã hội bằng
cách sử dụng máy chủ proxy và các công nghệ đi vòng khác. Nhiều người
nói họ sử dụng Facebook như là nền tảng blog ưa thích của họ, một phần
vì công ty từ Hoa Kỳ này không duy trì một văn phòng trong nước và do đó
có lẽ không phải chịu áp lực của chính phủ để tiết lộ các địa chỉ IP
của người sử dụng.
Nhà
cầm quyền đang làm việc để trám lại những khe hở này. Các biện pháp gần
đây với mục đích kiềm chế quyền tự do Internet bao gồm gia tăng giám
sát các trang blog, những quy định pháp luật mới cấm đăng tải các thông
tin được xem như là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia hoặc mối đoàn
kết chung, và việc triển khai của cái gọi là "Hồng vệ binh" - những công
an mạng giả danh là những người sử dụng Internet bình thường để gay gắt
chỉ trích và sách nhiễu các đối tượng blogger được nhắm đến - theo các
cuộc phỏng vấn bởi CPJ. Một dự thảo nghị định mới nhằm buộc các công ty
Internet nước ngoài như Facebook và Google hợp tác với chính quyền và
yêu cầu họ đặt trụ sở hoặc chỉ định đại diện tại Việt Nam. (Hiện chỉ có
Yahoo đang duy trì một văn phòng trong nước.)
Nếu
nghị định này được ban hành, nó sẽ làm cho một loạt các trung gian, bao
gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các mạng truyền thông
xã hội, bảng tin tương tác, và blog cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý đối
với hành vi vi phạm. Nó cũng sẽ yêu cầu tất cả các công ty liên quan
đến Internet có trụ sở tại Việt Nam đặt máy chủ của họ ở trong nước, một
yêu cầu mà các blogger ẩn danh hoặc sử dụng bút hiệu lo ngại sẽ tạo
nguy hiểm cho an ninh của họ vì địa chỉ IP sẽ bị tiết lộ.
Blogger cố gắng lấp đầy khoảng cách
Blogger Trịnh Kim Tiến và ảnh của bố sau khi bị CA đánh (AFP/Ian Temberlake) |
Trịnh Kim Tiến,
một blogger 22 tuổi, là một trong những người đã bị nhắm đến trong mục
tiêu quấy rối. Trong năm qua, cô đã duy trì một blog trên Facebook để
công khai các trường hợp cảnh sát lạm dụng quyền lực. Cô nói với CPJ cô
đã viết blog báo chí về các vấn đề công lý và cán bộ lạm dụng quyền lực
sau khi cha cô đã bị đánh liệt và sau đó đã chết bởi cảnh sát trong khi
bị giam giữ vì vi phạm giao thông nhỏ.
Tiến
cho biết bài viết của mình phơi bày những gì xảy ra phía sau hậu trường
mà công an đã thoát khỏi công lý trong những vụ lạm dụng quyền hạn trên
phạm vi cả nước. "Trong những năm gần đây, đã có nhiều cái chết bí ẩn
trong đồn công an," cô nói với CPJ trong một cuộc họp tại một quán cà
phê ngầm tại Hà Nội. "Họ cho rằng nhiều người tự tử."
Một
phán quyết ban đầu của tòa án trong trường hợp của cha cô cho rằng ông
đã chết như là một tai nạn vô tình trong khi bị giam giữ. Một tòa án
phúc thẩm đã bị trì hoãn ba lần cho thấy - cô tin rằng - là kết quả của
phản ứng dư luận từ những bài viết trên blog của cô. Công an đã phủ nhận
việc làm sai trái trong vụ án.
Những
đăng tải cần thiết đó đi kèm với cái giá cao phải trả cho cá nhân. Kể
từ khi cô bắt đầu viết blog, Tiến cho biết cô đã nhận nhiều đe dọa từ
các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn dùng Sim không thể phát hiện nguồn
gốc người sử dụng. Cô cho những kẻ ẩn danh cũng thường xuyên để lại tin
nhắn thô thiển trên trang Facebook của cô và địa chỉ, số điện thoại, địa
chỉ liên lạc thư điện tử của cô gần đây đã được đăng trên một trang web
địa phương chuyên bán các dịch vụ mại dâm.
"Họ
làm bất cứ điều gì họ có thể để làm nhục và bôi nhọ tôi", Tiến, người
so sánh hành động sách nhiễu với sự "tra tấn tâm linh và tinh thần" và
xem đó xuất phát từ các quan chức công an côn đồ. "Tôi sẽ tiếp tục viết
và tiếp tục chiến đấu, nhưng tôi không biết họ sẽ làm gì với tôi."
Đối với các blogger khác, sự áp bức càng công khai hơn. Năm ngoái, chính quyền bị giam giữ bốn blogger liên hệ với Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế -
một cơ quan truyền thông mạng của Công giáo tại Tp Hồ Chí Minh thông
tin các vấn đề tôn giáo và xã hội - về tội chống phá nhà nước. Là một tổ
chức tôn giáo, bắt đầu ấn hành những cuốn sách nhỏ vào năm 1935, rất
lâu trước khi Đảng Cộng sản tồn tại, Truyền thông Chúa Cứu Thế hoạt động
bên ngoài phạm vi kiểm duyệt của CPD và dựa vào một mạng lưới các nhà
báo công dân cho hầu hết các nội dung tin tức của nó.
"Chúng
tôi có các phóng viên của chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng phổ biến
thông tin từ người dân nếu chúng tôi cảm thấy chúng tôi có thể nói một
cái gì đó thay cho họ", Cha Đinh Hữu Thoại, một linh mục chuyên chỉnh sửa các tin tức và nội dung trang blog. "Chúng tôi đại diện cho những người không có tiếng nói."
Các blogger bị giam giữ, bao gồm cả người viết cho trang blog là Paulus Lê Văn Sơn,
đã đăng tải những bài viết phê phán những nỗ lực của chính phủ để cưỡng
chế đất đai thuộc sở hữu của Giáo Hội Công Giáo. Gần một năm sau khi họ
bị bắt, cả bốn người vẫn đang bị giam giữ mà không cần xét xử. Theo một
thành viên của Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế yêu cầu được giấu tên,
những cộng tác viên khác cũng như những người thông tin về việc tranh
chấp đất đai giữa giáo hội và nhà nước đã bi công an áp lực ngừng đóng
góp cho trang web.
"Chúng
tôi tự do cầu nguyện, rao giảng, và viết blog trên mãnh đất của giáo
hội, nhưng một khi chúng tôi mạo hiểm ra khỏi khuôn viên của chúng tôi,
chúng tôi có thể bị quấy rối và bắt giữ", một thành viên cho biết. Trang
web của Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế bị chặn tường lửa tại Việt Nam
và các trang mirror của nó đã bị tấn công bởi Ddos - từ chối dịch vụ.
Hỗn hợp tín hiệu đối với truyền thông
Trong
khi đàn áp công khai thể hiện một mối nguy hiểm rõ ràng cho tất cả các
nhà báo, một số nhà quan sát độc lập có cảm giác về một sự không nhất
quán trong chính sách về truyền thông của chính phủ.
Đại
diện nhà thờ phản đối việc tịch thu tài sản của giáo hội, tại Bộ Xây
dựng và Ủy ban nhân dân Hà Nội vào ngày 18 tháng 11. (Reuters / Peter
Nguyễn)
Geoffrey Cain,
một nhà nghiên cứu đã tìm kiếm nhằm xác định mô hình kiểm duyệt báo chí
của Việt Nam, nói với CPJ rằng qua các cuộc phỏng vấn ông tiến hành với
các phóng viên địa phương cho thấy rằng quyền tự do báo chí đã trên đà
"xoắn ốc đi xuống" từ năm 2006, thời điểm mà 2 phóng viên địa phương đã
thông tin scandal về một cán bộ cao cấp thuộc Bộ Giao thông vận tải,
được gọi là PMU-18, và sau đó đã bị kết án tù vì "lợi dụng các quyền tự
do dân chủ."
Tuy
nhiên, ông Cain tin rằng lãnh đạo Đảng Cộng gần đây đã cho phép nhiều
hơn những thông tin về tham nhũng ở cấp địa phương - một thực tế ông
được mô tả như "cố tình kiểm duyệt không đầy đủ"- như là một cách để kỷ
luật và làm nhục cán bộ địa phương và quan chức công an nằm ngoài tầm
vói của trung ương. Các nhà báo địa phương cho biết họ tin rằng việc gia
tăng đấu đá giữa các phe phái bên trong nội bộ Đảng Cộng sản cũng làm
cho những quyết đinh về các chính sách truyền thông trở nên khó lường.
"Ranh
giới kiểm duyệt đã trở nên quá mơ hồ, và những người kiểm soát thông
tin luôn luôn dòm ngó các phóng viên, một loại hiệu ứng chòi canh gác",
Ông Cain nói trong một thư email với CPJ. "Có vẻ như ít hơn và ít hơn
trong mối tương quan giữa chủ đề thông tin của họ, cấp hạng chỉnh sửa,
họ có gặp rắc rối hay không. Đảng sử dụng sự khó lường này để giữ họ
phải luôn cảnh giác.
Điều
đó cũng hiện ra như là một trường hợp với sự kiểm duyệt mạng dường như
rất thất thường của chính phủ. Như phía báo chí chính thống, ba nhà cung
cấp dịch vụ Internet chính của Việt Nam được kiểm soát bởi các phe phái
khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản. Các blogger địa phương lưu ý rằng
trong khi một số trang web và các phương tiện truyền thông xã hội bị
chặn trên một ISP, thì lại không bị chặn ở một nơi nào khác, một sự phản
ánh của đấu đá nội bộ. Một nhân viên phụ tá tin tức địa phương với một
tờ báo phương Tây lưu ý rằng khi chính phủ công bố chủ quyền của mình
tại biển Đông vào tháng sáu - một công bố nhạy cảm, khi mà Trung Quốc
cũng cạnh tranh tuyên bố chủ quyền, trang nhà của Chính phủ đã bị chặn
trên một ISP này nhưng lại truy cập được tại 2 ISP khác.
Các
blogger địa phương cũng tin rằng chính phủ áp đặt tường lửa rải rác
trên các phương tiện truyền thông xã hội, các trang web, bao gồm
Facebook, để ngăn chặn các nhóm định hướng chính trị kết hợp với nhau
trên mạng.
Trong
khi chính phủ áp đặt các hạn chế mới lên các blogger bằng một tay, một
số quan chức đang bắt đầu ôm lấy thế giới blog sôi động của đất nước với
cánh tay kia. Dan Lam Bao (người dân làm báo), trang blog tiếng
Việt được nhiều người biết đến, phổ biến những tin tức và bài bình luận
đến từ 20 thành viên đóng góp ẩn danh trong nước, nhận được 150.000 lượt
xem trang mỗi ngày chỉ sau hai năm thành lập blog, theo một trong những
biên tập viên yêu cầu dấu tên của trang blog.
Biên
tập viên của trang blog nói rằng, từ một nguồn ẩn danh, trang blog đã
công bố một loạt các báo cáo của Tổng cục Tình báo quân sự, đến từ nhữ
rò rỉ tài liệu nội bộ để phê bình đánh giá các hoạt động của Đại sứ quán
Hoa Kỳ và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại nước này. Gửi từ cùng một nguồn
tương tác là các chi tiết bí mật giữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc và đại sứ
của Việt Nam tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, những cộng tác viên ngầm của
Danlambao phải đối mặt với sự trấn áp, chẳng hạn như lệnh cấm không cho
ra nước ngoài với một blogger dự tính tham dự một buổi hội thảo đào tạo
an ninh Internet.
Những
tín hiệu lẫn lộn duy trì nền văn hóa của sợ hãi và giữ các nhà báo của
đất nước trên cạnh bén của một con dao. "Thật khó để biết ranh giới, bởi
ngay cả Đảng Cộng sản dường như không biết những gì nó làm", một phóng
viên báo Pháp Luật, người viết blog dưới một bút danh và gặp gỡ bí mật
với CPJ tại một quán cà phê ngầm tại Hà Nội. "Chúng tôi không biết làm
thế nào để bảo vệ mình. Đó là một nỗi sợ hãi lớn ngăn cản chúng tôi lên
tiếng nói của chúng tôi... Ngay cả tại thời điểm này, tôi không chắc
chắn nếu chúng ta đang bị nghe trộm. Ở Việt Nam, bạn không bao giờ biết.
"
Shawn W. Crispin
là đại diện cao cấp của CPJ tại khu vực Đông Nam Châu Á, có trụ sở tại
Bangkok, nơi ông là một phóng viên và biên tập viên cho Asia Times
Online. Ông là người đứng đầu trong các chương trình hoạt động của CPJ
trong khu vực, bao gồm cả Miến Điện, Philippines và Indonesia.
Khuyến cáo của CPJ
Đối với chính phủ Việt Nam:
•
Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện các phóng viên đang bị cầm tù.
Nghiên cứu của CPJ cho thấy ít nhất 14 nhà báo đã bị giam cầm trong nước
vào thời điểm 01 Tháng Chín 2012.
•
Thực hiện cải cách để đưa luật pháp và việc áp dụng luật của Việt Nam
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Chấm dứt ngay lập tức tất cả các kiểm duyệt của nhà nước đối với báo chí
và các ấn phẩm khác.
• Dừng lại việc giam giữ tùy tiện, theo dõi, và sách nhiễu các nhà báo.
•
Bỏ Nghị định đang dự thảo về các dịch vụ Internet, làm cho người ẩn
danh trên internet trở thành vi phạm luật pháp, cũng như yêu cầu các
công ty Internet nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Bãi bỏ luật
hiện hành và các chính sách hạn chế tự do Internet.
•
Bãi bỏ hoặc sửa đổi tất cả các luật chống nhà nước, bao gồm các quy
định tại Điều 79 và Điều 88 của bộ luật hình sự, xử phạt "tuyên truyền"
chống lại nhà nước. Những điều lệ này đã được sử dụng thường xuyên để đe
dọa, bỏ tù các nhà báo.
•
Cho phép các phóng viên quốc tế tiếp cận vào mọi khu vực của đất nước.
Chấm dứt gây sức ép với các nhân viên trợ lý tin tức địa phương để cung
cấp thông tin về kế hoạch làm phóng sự, các cuộc hẹn của cơ quan mình,
và các nguồn tin
•
Chấm dứt sự độc quyền của chính phủ đối với các phương tiện truyền
thông in ấn và phát sóng, và cho phép thành lập báo chí tư nhân, đài
phát thanh, và các kênh tin tức truyền hình độc lập.
Đối với Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ:
•
Nhấn mạnh các mối quan hệ chính trị và kinh tế trong tương lai phụ
thuộc vào thể hiện của Việt Nam cho những cam kết lớn hơn về cởi mở
chính trị và chứng minh có những cải thiện về tự do báo chí và tự do
Internet.
•
Tạo việc trả tự do cho các nhà báo bị cầm tù là một điều kiện ưu tiên
cho việc tăng cường quan hệ ngoại giao, chiến lược, và thương mại với
Việt Nam, kể cả thông qua các hiệp định thương mại mới và đầu tư.
•
Trong trường hợp của Hoa Kỳ, nhấn mạnh vào những điều kiện như vậy
trước khi cho phép Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương thương mại khu vực. Tương tự như vậy, Hoa Kỳ cần phải từ chối yêu
cầu của Việt Nam để trở thành quốc gia hưởng lợi theo Hệ thống ưu đãi
miễn thuế cho đến khi tình trạng tự do báo chí đã được cải thiện đáng
kể.
Đối với thành viên quốc gia của Liên Hiệp Quốc:
•
Nhấn mạnh rằng Việt Nam phải trả tự do cho các nhà báo bị cầm tù và có
thể chứng minh sự tiến bộ về tự do báo chí như là một điều kiện để phê
duyệt yêu cầu của Việt Nam có chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc vào năm 2014.
Đối với thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc:
•
Hãy xem xét thông qua một nghị quyết kêu gọi Việt Nam cải thiện tình
trạng nghèo nàn của tự do báo chí và tự do internet và chấm dứt việc bỏ
tù liên tục các nhà báo.
Đối với các công ty Internet và các công ty công nghệ quốc tế:
•
Từ chối tuân thủ các quy định hạn chế trong nghị định dự thảo về dịch
vụ Internet. Quy định này sẽ yêu cầu các công ty liên quan đến Internet
đặt máy chủ và cử người đại diện công ty tại Việt Nam. Các công ty có
thể tiếp tục để đặt máy chủ điều hành các dịch vụ bên ngoài Việt Nam;
các chính phủ của các quốc gia giao dịch có thể thách thức tình trạng
kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam đối với các các trang web nước ngoài
theo quy định thương mại tự do.
•
Khẳng định tất cả các khoản đầu tư trong tương lai và chuyển giao công
nghệ vào Việt Nam cần có được những thể hiện tiến bộ về tình hình tự do
báo chí và Internet. Hãy xem xét lại việc giảm thiểu hoặc đóng cửa văn
phòng đại diện hiện tại và các cơ sở sản xuất có trụ sở tại Việt Nam cho
đến khi những tiến bộ được thực hiện.
•
Giữ mối liên hệ đối thoại với các nhà báo địa phương và các blogger để
đảm bảo rằng các hành xử quốc tế vốn được chấp nhận, được áp dụng nhằm
bảo vệ những người ẩn danh và an toàn của họ.
Nguồn: CPJ
Bản tiếng Việt: Dân Làm Báo
Vietnam's press freedom shrinks despite open economy
Vietnamese
officials are stepping up repression of old and new media even as they
promote an image of an open, globalized economy. Intense surveillance
and imprisonment of critical journalists, coupled with increasingly
restrictive laws, are choking the flow of information. A CPJ special report by Shawn W. Crispin
Published September 19, 2012
HANOI
When Vietnamese police first detained blogger Nguyen Van Hai in 2008, they told his family it was for his own protection from Chinese secret agents angered by his reporting. Hai, widely known by his blog name, Dieu Cay (Peasant’s Pipe), had reported on local protests against China—rare events that were censored in government-controlled mainstream newspapers—and written critical commentaries about China’s claim to island territories contested by Vietnam.
“They said if they did not catch my father in time, it would disappoint China and they would start a war and then we would lose even more territory,” Hai’s son, Nguyen Tri Dung, said in a recent interview with CPJ. “That obviously wasn’t true.”
More on this issue
• CPJ's recommendations
• CPJ Blog: Danlambao will not be silenced
In print
• Download the pdf
Four
years later, despite having completed a 30-month sentence on trumped-up
tax evasion charges, Hai continues to languish in prison as authorities
pursue new anti-state charges against him and two other bloggers who
jointly created the Free Journalists Club, a website that carried
stories critical of Vietnam’s relations with China. Hai and
co-defendants Ta Phong Tan and Phan Thanh Hai await trial on counts that
could result in up to 20 years’ imprisonment apiece. Tan’s mother, Dang
Thi Kim Lieng, set herself on fire in July in a dramatic and fatal protest against the government’s actions in the case.For his part, Dung has faced intense and persistent government harassment as he has campaigned for his father’s release. Dung said agents have asked his neighbors and university classmates whether they had ever heard him say anything against the state. When no potential witnesses stepped forward, he said, agents blocked him from taking his final examinations, which has kept him from receiving his degree.
Dung’s movements and communications are closely monitored as well. During a June 26 meeting with CPJ, an apparent plainclothes agent entered the secluded private room in a back alley café where the interview was taking place and eavesdropped on the discussions. “This is what happens to us—we never know if a random person is really a government agent or not,” Dung said in a follow-up email after cutting short the meeting. “We are prisoners of our own government. … They try to break down all people who fight for their rights or speak their own opinions.”
Vietnam’s
Communist Party-dominated government maintains some of the strictest
and harshest media controls in all of Asia even as it portrays the
nation as having an open economy. Through economic liberalization
measures, beginning with market-oriented reforms in the mid-1980s and
culminating in the country’s entry to the World Trade Organization in
2007, national leaders have worked to integrate the country into the
global community. Prime Minister Nguyen Tan Dung’s administration has
tried to leverage this liberalized trade status into a more prominent
global role, which includes a bid for a seat in 2014 on the U.N. Human
Rights Council. His government has also sought to deepen military and
other ties with the United States as a way to diversify its foreign
relations and counterbalance China’s rising regional profile.
While Vietnam must maintain a certain degree of openness, including over its communications infrastructure, while integrating into the global economy, authorities are simultaneously striking back against independent journalists and political dissidents who use digital platforms. Rising grassroots resentment of state-backed land-grabbing, perceptions that the government has ceded territory and made unfavorable concessions to China, and, now, signs of an economic slowdown have all been covered critically in independent blogs. These types of reports, which are banned in state-controlled media, have challenged the Communist Party’s portrayal of itself as the sole guardian of the national interest, a narrative it has perpetuated since taking power and unifying the country in 1975.
Responding to this perceived threat, Prime Minister Dung’s administration has unleashed a harsh crackdown on dissent—a campaign of harassment and intimidation that since 2009 has led to the imprisonment of scores of political dissidents, religious activists, and independent bloggers, many for their advocacy of multi-party democracy, human rights, and greater government accountability. With at least 14 journalists behind bars, Vietnam is Asia’s second worst jailer of the press, trailing only China, according to CPJ research. Many of those in detention have been charged or convicted of anti-state crimes related to their blog postings. Authorities have also ramped up Internet surveillance and filtering and applied even more pressure on the long-repressed mainstream media. The Arab Spring uprisings that toppled autocratic regimes in the Middle East and North Africa prompted a recent expansion of censored news topics, according to local journalists and editors.
Online journalists are especially vulnerable. On top of the vague anti-state statutes that the government uses to quash dissent, notably Articles 79 and 88 of the penal code, new laws have been enacted specifically to rein in bloggers, according to local journalists and CPJ research. An executive decree that came into force in February 2011 brought bloggers under many of the same legal restrictions used to control, censor, and sanction the mainstream media. Another pending draft decree on Internet services, now in its third reading, aims to stiffen those restrictions by making it illegal to maintain an anonymous identity online and obliging Internet companies to cooperate with authorities in enforcing its many freedom of expression-curbing provisions.
CPJ interviews with 32 bloggers, reporters, and editors—both inside and outside of the country—found that Dung’s government has deepened repression of both the old and new media. Many spoke to CPJ on condition of anonymity due to fear of reprisal if their names appeared in a report critical of the government. Several independent bloggers declined to meet in person due to concerns for their personal security. Prime Minister Dung’s office did not respond to CPJ’s written request for comment for this report.
All news publications in Vietnam are owned and controlled by the government. There are around 80 newspapers in circulation across the country, of which a dozen or so are national in scope. Publications are generally associated with Communist Party-affiliated institutions or organizations, while news and commentary is often slanted to push their respective factional agendas or score points against intra-party rivals, particularly in the run-up to Communist Party Congresses held every five years.
All top editors are appointed by the government and must be card-carrying members of the party. Those editors are summoned for regular meetings,
usually held on Tuesday mornings, with Central Propaganda Department
(CPD) officials who set their weekly news agendas, typically a prosaic
lineup of official meetings and events. At the same closed-door
meetings, according to local journalists, authorities review newspapers’
coverage of the previous week, reprimanding editors who allowed
publication of news or commentary viewed as straying from the party
line.
The government does not acknowledge maintaining a formal blacklist of local journalists who have either flouted the CPD’s directives or who are believed to have ties to political dissidents. However, journalists who spoke to CPJ insisted that such a list exists. One reporter said she believes she was blacklisted in 2009 after being detained and interrogated by police over her blogging on Vietnam’s territorial disputes with China, an issue the government considers sensitive. Since then, she said, the government has consistently denied interview requests and barred her from international conferences and summits.
According to editors and reporters familiar with the CPD’s guidelines, forbidden topics include the activities of political dissidents and activists, high-level official corruption, factional divisions inside the Communist Party, human rights issues, anti-China sentiments or protests, and any mention of ethnic differences between the country’s once divided northern and southern regions, among others. As economic growth has recently started to slow, the list of taboo topics has expanded to include criticism of the government’s economic management, land conflicts between the government and local communities, and the business dealings of the prime minister’s daughter, they said.
A case in point: A reporter at the Ho Chi Minh City-based Tuoi Tre newspaper said CPD authorities recently called his bureau to demand that it stop running a series of stories and editorials that questioned why the income tax rate was higher in Vietnam than in wealthier neighboring countries. Although Tuoi Tre had prepared to publish several additional stories on the issue, the series was brought to an abrupt halt, the reporter said. “In the morning, you start working on a story; by the afternoon, you’re told to stop,” said the reporter, who requested anonymity. “It sometimes makes you throw your hands up and say, ‘I don’t want to do this job anymore.’”
Even with those strict guidelines in place, reporters who spoke to CPJ said their movements, phone conversations, and online activities are under tight surveillance. One local wire service reporter said he maintains four separate mobile telephones, three registered in other people’s names, to elude government eavesdropping, especially on his communications with foreign embassies and local dissidents. He said he often places calls to sensitive sources far away from his news bureau to evade possible GPS tracking of his location.
Several mainstream media reporters who spoke to CPJ said they had earlier maintained independent blogs outside of their news bureaus, where they published material that their newspapers had censored or posted comments critical of their paper’s slanted coverage of news events. But as government surveillance over the blogosphere has improved and intensified, many said they have shuttered their blogs, either under direct government pressure or because of concerns they could be fired if discovered moonlighting as a pseudonymous blogger.
Huynh Ngoc Chenh, a retired senior editor at Thanh Nien
newspaper, said he was forced to close his personal blog under heavy
government pressure after he posted on several sensitive issues,
including what he characterized as “failures of the political system.”
Chenh said that since retiring from the newspaper he has restarted his
blog and now regularly posts on topics left uncovered in the mainstream
media.
“In Vietnam, there are a lot of issues that are not right—corruption, social issues, political problems—that journalists are not allowed to write about,” said Chenh, who blogs under his real name. “As a journalist, there were things I wanted to write and publish but couldn’t. [As a blogger] I write about the things I see and put forth my opinions.” He said he has not faced any repercussions for his blogging and was adamant that he be quoted by name in this report.
Although not subject to the CPD’s weekly censorship meetings, international reporters based in Vietnam face a different set of restrictions. Police keep tabs on their reporting activities through required informal “coffee meetings” with their local news assistants. All accredited foreign news bureaus are required to hire local assistants, although the assistants are not allowed press credentials.
In one such recent meeting, police queried the news assistant of a major Western newspaper about why its correspondent had met with a local “blacklisted” journalist—indication, she said, that plainclothes agents were closely monitoring the international reporter’s movements. Another news assistant with an international news agency said he can often tell which of his bureau’s phone calls have been bugged by the questions that security agents ask during their weekly “coffee meetings.”
International journalists work in Vietnam on renewable six-month visas, a system that encourages self-censorship for those keen to maintain their position in the country, according to the bureau chief of one international news agency who spoke on condition of anonymity. After one journalist reported on state repression of political dissidents and independent bloggers, authorities shortened his visa renewal period to three months and required government review of his most recent reporting, the bureau chief told CPJ.
Foreign journalists must also receive permission from the Ministry of Foreign Affairs to report outside of Hanoi, the national capital. Reporters who spoke to CPJ about the requirement complained that the applications often take weeks, and even months, to be processed and that the breaking news they aim to cover has died down by the time they receive their travel permits. Reporters who parachute in, meanwhile, are required to hire a government-appointed minder for the dong equivalent of US$200 per day, a supervisory arrangement that restricts reporters’ ability to conduct candid interviews with independent sources.
Vietnamese bloggers thrived throughout the early and mid-2000s, largely free of legal harassment or surveillance. Yahoo 360° had emerged as the country’s preferred blog platform, and at its height hosted an estimated 2 million blogs. While most of those blogs were dedicated more to lifestyles than news, a critical mass focused on political, economic, and social issues, including commentaries critical of government policies, projects, and personalities that would have been censored in mainstream newspapers.
By
late 2007, bloggers found common cause in the government’s perceived
limp response to China’s creation of a new province on the Paracel
Islands, a territory historically claimed by Vietnam. Nationalistic
bloggers organized online a series of anti-China protests in 2007 and
2008, demonstrations that the government quickly quashed to avoid irking
its northern neighbor. Many were detained, interrogated, and, if
perceived to be ringleaders of the demonstrations, imprisoned on
anti-state or other arbitrary charges, according to bloggers,
journalists, and activists caught up in the crackdowns.
A similar movement galvanized online in 2009 against China-backed bauxite mining. While the mainstream media were under directives to laud the project’s economic upside, according to local journalists, bloggers criticized it on various fronts, including its likely adverse environmental impact, Beijing’s plan to import thousands of its own nationals rather than hire local Vietnamese workers, and Premier Dung’s alleged personal stake in the multimillion-dollar scheme.
“After those protests, the government saw the influence of blogs on political life in Vietnam,” said one of the bloggers who was temporarily detained in the 2009 crackdown. “Now they see blogs as something very dangerous, something they need to control. … They see bloggers as hostile forces.”
By mid-2009, Yahoo shuttered its 360° platform, fragmenting what had been a cohesive and insulated online community. Several bloggers who spoke to CPJ said they believe that the government pressured Yahoo to suspend the service because its servers were hosted outside of the country, which had provided an added layer of security to anonymous bloggers. Yahoo representatives have consistently rejected such speculation, noting that the company discontinued the service worldwide, not just in Vietnam, due to waning use.
Authorities have since tightened their grip on the blogosphere, though Vietnam’s Internet controls still lack the sophistication of China’s Great Firewall. Bloggers who spoke to CPJ said they routinely circumvent government-administered blocks on websites and social media sites using proxy servers and other technological roundabouts. Many said they use Facebook as their preferred blogging platform, in part because the U.S.-based company doesn’t maintain an in-country office and is thus presumably not subject to government pressure to reveal the Internet protocol (IP) addresses of its users.
Authorities are working to close those gaps. Recent measures aimed at curbing Internet freedoms have included heightened surveillance of blogs, new laws barring the posting of information viewed as a threat to national security or unity, and the deployment of so-called “red guards,” security officials who pose online as ordinary Internet users and harshly criticize and harass targeted bloggers, according to CPJ interviews. A new draft executive decree aims to force foreign Internet companies like Facebook and Google to cooperate with authorities and require them to locate offices or appoint representatives in Vietnam. (Only Yahoo currently maintains an office in the country.)
If the decree is enacted, it would make a wide range of intermediaries, including Internet service providers (ISPs), social media networks, interactive message boards, and individual blogs legally liable for violations. It would also require all Internet-related companies based in Vietnam to house their servers in the country, a requirement that anonymous and pseudonymous bloggers fear would jeopardize the security of their IP addresses.
Trinh Kim Tien, a 22-year-old blogger, is among those who have been targeted for harassment. For the past year, she has maintained a blog on Facebook that publicizes cases of police abuse of power. She told CPJ she took up journalistic blogging on issues of justice and official abuse after her father was paralyzed and later died after being beaten in police custody for a minor traffic violation.
Tien
said her posts expose the behind-the-scenes ways that police have
escaped justice in abuses nationwide. “In recent years, there have been
many mysterious deaths in police stations,” she told CPJ during a
meeting in an underground café in Hanoi. “They claim many people commit
suicide.”
An initial court ruling in her father’s case found that he died accidentally while in custody. An appeals court has delayed handing down a follow-up verdict on three separate occasions—indication, she believes, of the publicity her blogging has generated. Police have denied wrongdoing in the case.
Those critical entries, however, have come at high personal cost. Since she started blogging, Tien said she has received threatening phone calls and text messages from phones using untraceable SIM cards. She said anonymous visitors have also frequently left crude messages on her Facebook page and that her home address, phone number, and email contacts were recently posted on a local website known for selling commercial sex services.
“They do whatever they can to humiliate and defame me,” said Tien, who likens the harassment to “spiritual and mental torture” and attributes it to rogue police officials. “I will keep writing and keep fighting, but I don’t know what they will do to me.”
For other bloggers, the oppression has been more overt. Last year, authorities detained on anti-state charges four bloggers linked with Redemptorist News, an online Catholic news service that reports on religious and social issues from a Ho Chi Minh City-based church. As a religious organization, which first began publishing pamphlets in 1935, long before the Communist Party existed, Redemptorist News operates outside of the CPD’s censorship guidelines and relies on a wide network of citizen journalists for most of its news content.
“We have our own reporters, but we also publish information from the people if we feel we can say something on their behalf,” said Dinh Huu Thoai, a priest who helps to edit the news and blog site. “We stand for the people who have no voices.”
The detained bloggers, including staff writer Paulus Le Van Son, had all posted entries critical of the government’s attempts to seize lands held by the Catholic Church. Nearly a year after their arrests, all four are still being detained without trial. According to a Redemptorist News staff member who requested anonymity, other contributors have been pressured by police to stop contributing to the website, including those who have reported on land conflicts between the church and state.
“We are free to pray, preach, and blog on church grounds, but once we venture off the grounds we can be harassed and arrested,” the staff member said. The Redemptorist News website is blocked in Vietnam and its various mirror sites have been hit by denial-of-service attacks, she said.
While such overt repression represents a clear danger to all journalists, some independent observers sense inconsistency in the government’s media policies.
While Vietnam must maintain a certain degree of openness, including over its communications infrastructure, while integrating into the global economy, authorities are simultaneously striking back against independent journalists and political dissidents who use digital platforms. Rising grassroots resentment of state-backed land-grabbing, perceptions that the government has ceded territory and made unfavorable concessions to China, and, now, signs of an economic slowdown have all been covered critically in independent blogs. These types of reports, which are banned in state-controlled media, have challenged the Communist Party’s portrayal of itself as the sole guardian of the national interest, a narrative it has perpetuated since taking power and unifying the country in 1975.
Responding to this perceived threat, Prime Minister Dung’s administration has unleashed a harsh crackdown on dissent—a campaign of harassment and intimidation that since 2009 has led to the imprisonment of scores of political dissidents, religious activists, and independent bloggers, many for their advocacy of multi-party democracy, human rights, and greater government accountability. With at least 14 journalists behind bars, Vietnam is Asia’s second worst jailer of the press, trailing only China, according to CPJ research. Many of those in detention have been charged or convicted of anti-state crimes related to their blog postings. Authorities have also ramped up Internet surveillance and filtering and applied even more pressure on the long-repressed mainstream media. The Arab Spring uprisings that toppled autocratic regimes in the Middle East and North Africa prompted a recent expansion of censored news topics, according to local journalists and editors.
Online journalists are especially vulnerable. On top of the vague anti-state statutes that the government uses to quash dissent, notably Articles 79 and 88 of the penal code, new laws have been enacted specifically to rein in bloggers, according to local journalists and CPJ research. An executive decree that came into force in February 2011 brought bloggers under many of the same legal restrictions used to control, censor, and sanction the mainstream media. Another pending draft decree on Internet services, now in its third reading, aims to stiffen those restrictions by making it illegal to maintain an anonymous identity online and obliging Internet companies to cooperate with authorities in enforcing its many freedom of expression-curbing provisions.
CPJ interviews with 32 bloggers, reporters, and editors—both inside and outside of the country—found that Dung’s government has deepened repression of both the old and new media. Many spoke to CPJ on condition of anonymity due to fear of reprisal if their names appeared in a report critical of the government. Several independent bloggers declined to meet in person due to concerns for their personal security. Prime Minister Dung’s office did not respond to CPJ’s written request for comment for this report.
Manacled mainstream media
All news publications in Vietnam are owned and controlled by the government. There are around 80 newspapers in circulation across the country, of which a dozen or so are national in scope. Publications are generally associated with Communist Party-affiliated institutions or organizations, while news and commentary is often slanted to push their respective factional agendas or score points against intra-party rivals, particularly in the run-up to Communist Party Congresses held every five years.
The government does not acknowledge maintaining a formal blacklist of local journalists who have either flouted the CPD’s directives or who are believed to have ties to political dissidents. However, journalists who spoke to CPJ insisted that such a list exists. One reporter said she believes she was blacklisted in 2009 after being detained and interrogated by police over her blogging on Vietnam’s territorial disputes with China, an issue the government considers sensitive. Since then, she said, the government has consistently denied interview requests and barred her from international conferences and summits.
According to editors and reporters familiar with the CPD’s guidelines, forbidden topics include the activities of political dissidents and activists, high-level official corruption, factional divisions inside the Communist Party, human rights issues, anti-China sentiments or protests, and any mention of ethnic differences between the country’s once divided northern and southern regions, among others. As economic growth has recently started to slow, the list of taboo topics has expanded to include criticism of the government’s economic management, land conflicts between the government and local communities, and the business dealings of the prime minister’s daughter, they said.
A case in point: A reporter at the Ho Chi Minh City-based Tuoi Tre newspaper said CPD authorities recently called his bureau to demand that it stop running a series of stories and editorials that questioned why the income tax rate was higher in Vietnam than in wealthier neighboring countries. Although Tuoi Tre had prepared to publish several additional stories on the issue, the series was brought to an abrupt halt, the reporter said. “In the morning, you start working on a story; by the afternoon, you’re told to stop,” said the reporter, who requested anonymity. “It sometimes makes you throw your hands up and say, ‘I don’t want to do this job anymore.’”
Even with those strict guidelines in place, reporters who spoke to CPJ said their movements, phone conversations, and online activities are under tight surveillance. One local wire service reporter said he maintains four separate mobile telephones, three registered in other people’s names, to elude government eavesdropping, especially on his communications with foreign embassies and local dissidents. He said he often places calls to sensitive sources far away from his news bureau to evade possible GPS tracking of his location.
Several mainstream media reporters who spoke to CPJ said they had earlier maintained independent blogs outside of their news bureaus, where they published material that their newspapers had censored or posted comments critical of their paper’s slanted coverage of news events. But as government surveillance over the blogosphere has improved and intensified, many said they have shuttered their blogs, either under direct government pressure or because of concerns they could be fired if discovered moonlighting as a pseudonymous blogger.
“In Vietnam, there are a lot of issues that are not right—corruption, social issues, political problems—that journalists are not allowed to write about,” said Chenh, who blogs under his real name. “As a journalist, there were things I wanted to write and publish but couldn’t. [As a blogger] I write about the things I see and put forth my opinions.” He said he has not faced any repercussions for his blogging and was adamant that he be quoted by name in this report.
Although not subject to the CPD’s weekly censorship meetings, international reporters based in Vietnam face a different set of restrictions. Police keep tabs on their reporting activities through required informal “coffee meetings” with their local news assistants. All accredited foreign news bureaus are required to hire local assistants, although the assistants are not allowed press credentials.
In one such recent meeting, police queried the news assistant of a major Western newspaper about why its correspondent had met with a local “blacklisted” journalist—indication, she said, that plainclothes agents were closely monitoring the international reporter’s movements. Another news assistant with an international news agency said he can often tell which of his bureau’s phone calls have been bugged by the questions that security agents ask during their weekly “coffee meetings.”
International journalists work in Vietnam on renewable six-month visas, a system that encourages self-censorship for those keen to maintain their position in the country, according to the bureau chief of one international news agency who spoke on condition of anonymity. After one journalist reported on state repression of political dissidents and independent bloggers, authorities shortened his visa renewal period to three months and required government review of his most recent reporting, the bureau chief told CPJ.
Foreign journalists must also receive permission from the Ministry of Foreign Affairs to report outside of Hanoi, the national capital. Reporters who spoke to CPJ about the requirement complained that the applications often take weeks, and even months, to be processed and that the breaking news they aim to cover has died down by the time they receive their travel permits. Reporters who parachute in, meanwhile, are required to hire a government-appointed minder for the dong equivalent of US$200 per day, a supervisory arrangement that restricts reporters’ ability to conduct candid interviews with independent sources.
An open space closes
Vietnamese bloggers thrived throughout the early and mid-2000s, largely free of legal harassment or surveillance. Yahoo 360° had emerged as the country’s preferred blog platform, and at its height hosted an estimated 2 million blogs. While most of those blogs were dedicated more to lifestyles than news, a critical mass focused on political, economic, and social issues, including commentaries critical of government policies, projects, and personalities that would have been censored in mainstream newspapers.
A similar movement galvanized online in 2009 against China-backed bauxite mining. While the mainstream media were under directives to laud the project’s economic upside, according to local journalists, bloggers criticized it on various fronts, including its likely adverse environmental impact, Beijing’s plan to import thousands of its own nationals rather than hire local Vietnamese workers, and Premier Dung’s alleged personal stake in the multimillion-dollar scheme.
“After those protests, the government saw the influence of blogs on political life in Vietnam,” said one of the bloggers who was temporarily detained in the 2009 crackdown. “Now they see blogs as something very dangerous, something they need to control. … They see bloggers as hostile forces.”
By mid-2009, Yahoo shuttered its 360° platform, fragmenting what had been a cohesive and insulated online community. Several bloggers who spoke to CPJ said they believe that the government pressured Yahoo to suspend the service because its servers were hosted outside of the country, which had provided an added layer of security to anonymous bloggers. Yahoo representatives have consistently rejected such speculation, noting that the company discontinued the service worldwide, not just in Vietnam, due to waning use.
Authorities have since tightened their grip on the blogosphere, though Vietnam’s Internet controls still lack the sophistication of China’s Great Firewall. Bloggers who spoke to CPJ said they routinely circumvent government-administered blocks on websites and social media sites using proxy servers and other technological roundabouts. Many said they use Facebook as their preferred blogging platform, in part because the U.S.-based company doesn’t maintain an in-country office and is thus presumably not subject to government pressure to reveal the Internet protocol (IP) addresses of its users.
Authorities are working to close those gaps. Recent measures aimed at curbing Internet freedoms have included heightened surveillance of blogs, new laws barring the posting of information viewed as a threat to national security or unity, and the deployment of so-called “red guards,” security officials who pose online as ordinary Internet users and harshly criticize and harass targeted bloggers, according to CPJ interviews. A new draft executive decree aims to force foreign Internet companies like Facebook and Google to cooperate with authorities and require them to locate offices or appoint representatives in Vietnam. (Only Yahoo currently maintains an office in the country.)
If the decree is enacted, it would make a wide range of intermediaries, including Internet service providers (ISPs), social media networks, interactive message boards, and individual blogs legally liable for violations. It would also require all Internet-related companies based in Vietnam to house their servers in the country, a requirement that anonymous and pseudonymous bloggers fear would jeopardize the security of their IP addresses.
Bloggers try to fill the gap
Trinh Kim Tien, a 22-year-old blogger, is among those who have been targeted for harassment. For the past year, she has maintained a blog on Facebook that publicizes cases of police abuse of power. She told CPJ she took up journalistic blogging on issues of justice and official abuse after her father was paralyzed and later died after being beaten in police custody for a minor traffic violation.
An initial court ruling in her father’s case found that he died accidentally while in custody. An appeals court has delayed handing down a follow-up verdict on three separate occasions—indication, she believes, of the publicity her blogging has generated. Police have denied wrongdoing in the case.
Those critical entries, however, have come at high personal cost. Since she started blogging, Tien said she has received threatening phone calls and text messages from phones using untraceable SIM cards. She said anonymous visitors have also frequently left crude messages on her Facebook page and that her home address, phone number, and email contacts were recently posted on a local website known for selling commercial sex services.
“They do whatever they can to humiliate and defame me,” said Tien, who likens the harassment to “spiritual and mental torture” and attributes it to rogue police officials. “I will keep writing and keep fighting, but I don’t know what they will do to me.”
For other bloggers, the oppression has been more overt. Last year, authorities detained on anti-state charges four bloggers linked with Redemptorist News, an online Catholic news service that reports on religious and social issues from a Ho Chi Minh City-based church. As a religious organization, which first began publishing pamphlets in 1935, long before the Communist Party existed, Redemptorist News operates outside of the CPD’s censorship guidelines and relies on a wide network of citizen journalists for most of its news content.
“We have our own reporters, but we also publish information from the people if we feel we can say something on their behalf,” said Dinh Huu Thoai, a priest who helps to edit the news and blog site. “We stand for the people who have no voices.”
The detained bloggers, including staff writer Paulus Le Van Son, had all posted entries critical of the government’s attempts to seize lands held by the Catholic Church. Nearly a year after their arrests, all four are still being detained without trial. According to a Redemptorist News staff member who requested anonymity, other contributors have been pressured by police to stop contributing to the website, including those who have reported on land conflicts between the church and state.
“We are free to pray, preach, and blog on church grounds, but once we venture off the grounds we can be harassed and arrested,” the staff member said. The Redemptorist News website is blocked in Vietnam and its various mirror sites have been hit by denial-of-service attacks, she said.
Mixed signals to the media
While such overt repression represents a clear danger to all journalists, some independent observers sense inconsistency in the government’s media policies.
Geoffrey Cain, a researcher who has
sought to identify patterns in Vietnam’s press censorship, told CPJ that
interviews he conducted with local reporters suggested that press
freedoms have been on a “downward spiral” since 2006, the year two local
reporters broke news of a high-level scandal at the Ministry of
Transport, known as PMU-18, and were later sentenced to prison for
“abusing democratic freedoms.”
Yet Cain believes Communist Party leaders have recently allowed for more enterprise reporting on local-level corruption—a practice he described as “deliberately incomplete censorship”—as a way to discipline and humiliate provincial civil servants and police officials outside of the party’s central reach. Local journalists said they believe that increased factional competition inside the Communist Party has also made decision-making over the media less certain.
“The censorship boundaries have become so nebulous, and the security people are always keeping an eye on reporters, a sort of panopticon effect,” Cain said in an email correspondence with CPJ. “There seems to be less and less of a correlation between their reporting topics, their editing ranks, and whether or not they get in trouble. The party uses this uncertainty to keep them on their toes.”
That also appears to be the case with the government’s seemingly erratic online censorship. Like mainstream newspapers, Vietnam’s three main ISPs are controlled by different factions inside the Communist Party. Local bloggers note that while certain websites and social media platforms are blocked on one ISP, they are often available elsewhere, a possible reflection of infighting. A local news assistant with a Western newspaper noted that when the government announced its sovereignty over South China Sea territories in June—a sensitive proclamation, considering China’s competing claim to the islands—the National Assembly website that carried the announcement of the legislation was blocked on one local ISP but was available on two others.
Local bloggers also believe the government imposes sporadic blocks on social media sites, including Facebook, to prevent politically oriented groups from coalescing online.
While the government imposes new restrictions on bloggers with one hand, some individual officials are beginning to embrace the country’s vibrant blogosphere with the other. Dan Lam Bao (Citizen Journalist), a popular Vietnamese-language collective blog that posts critical news and editorials from about 20 anonymous in-country contributors, receives 150,000 page views per day after only two years of publishing, according to one of its editors, who requested anonymity.
The editor said the blog published a series of unsolicited submissions from an anonymous source at the government’s General Department of Military Intelligence, which drew on leaked internal documents to critically assess the activities of the U.S. Embassy and the U.S. Chamber of Commerce in the country. Other submissions from the same source detailed confidential interactions between China’s Foreign Department and Vietnam’s ambassador to Beijing. Still, Dan Lam Bao’s undercover contributors face harassment, such as the recent travel ban imposed against one blogger who tried to leave the country for an Internet security training seminar.
Those mixed signals perpetuate the culture of fear that keeps the country’s journalists on a knife’s edge. “It’s hard to know the line because even the Communist Party doesn’t seem to know what it’s doing,” said a Phap Luat (Law) newspaper reporter who blogs under a pseudonym and met with CPJ secretly at an underground café in Hanoi. “We don’t know how to protect ourselves. It’s a big fear that prevents us from raising our voices. … Even at this moment, I’m not sure if we’re being eavesdropped [on]. In Vietnam, you never know.”
CPJ Senior Southeast Asia Representative Shawn W. Crispin is based in Bangkok, where he is a reporter and editor for Asia Times Online. He has led CPJ missions throughout the region, including to Burma, the Philippines, and Indonesia.
Yet Cain believes Communist Party leaders have recently allowed for more enterprise reporting on local-level corruption—a practice he described as “deliberately incomplete censorship”—as a way to discipline and humiliate provincial civil servants and police officials outside of the party’s central reach. Local journalists said they believe that increased factional competition inside the Communist Party has also made decision-making over the media less certain.
“The censorship boundaries have become so nebulous, and the security people are always keeping an eye on reporters, a sort of panopticon effect,” Cain said in an email correspondence with CPJ. “There seems to be less and less of a correlation between their reporting topics, their editing ranks, and whether or not they get in trouble. The party uses this uncertainty to keep them on their toes.”
That also appears to be the case with the government’s seemingly erratic online censorship. Like mainstream newspapers, Vietnam’s three main ISPs are controlled by different factions inside the Communist Party. Local bloggers note that while certain websites and social media platforms are blocked on one ISP, they are often available elsewhere, a possible reflection of infighting. A local news assistant with a Western newspaper noted that when the government announced its sovereignty over South China Sea territories in June—a sensitive proclamation, considering China’s competing claim to the islands—the National Assembly website that carried the announcement of the legislation was blocked on one local ISP but was available on two others.
Local bloggers also believe the government imposes sporadic blocks on social media sites, including Facebook, to prevent politically oriented groups from coalescing online.
While the government imposes new restrictions on bloggers with one hand, some individual officials are beginning to embrace the country’s vibrant blogosphere with the other. Dan Lam Bao (Citizen Journalist), a popular Vietnamese-language collective blog that posts critical news and editorials from about 20 anonymous in-country contributors, receives 150,000 page views per day after only two years of publishing, according to one of its editors, who requested anonymity.
The editor said the blog published a series of unsolicited submissions from an anonymous source at the government’s General Department of Military Intelligence, which drew on leaked internal documents to critically assess the activities of the U.S. Embassy and the U.S. Chamber of Commerce in the country. Other submissions from the same source detailed confidential interactions between China’s Foreign Department and Vietnam’s ambassador to Beijing. Still, Dan Lam Bao’s undercover contributors face harassment, such as the recent travel ban imposed against one blogger who tried to leave the country for an Internet security training seminar.
Those mixed signals perpetuate the culture of fear that keeps the country’s journalists on a knife’s edge. “It’s hard to know the line because even the Communist Party doesn’t seem to know what it’s doing,” said a Phap Luat (Law) newspaper reporter who blogs under a pseudonym and met with CPJ secretly at an underground café in Hanoi. “We don’t know how to protect ourselves. It’s a big fear that prevents us from raising our voices. … Even at this moment, I’m not sure if we’re being eavesdropped [on]. In Vietnam, you never know.”
CPJ Senior Southeast Asia Representative Shawn W. Crispin is based in Bangkok, where he is a reporter and editor for Asia Times Online. He has led CPJ missions throughout the region, including to Burma, the Philippines, and Indonesia.
CPJ’s recommendations
To the Vietnamese government:
- Release all imprisoned journalists immediately and unconditionally. CPJ research shows that at least 14 journalists were imprisoned in the country as of September 1, 2012.
- Implement reforms to bring Vietnam’s laws and practices in line with international standards for press freedom and freedom of expression. Put an immediate end to all state censorship of newspapers and other publications.
- Halt the arbitrary detention, surveillance, and harassment of journalists.
- Drop the pending executive decree on Internet services, which would make it illegal to maintain an anonymous identity online and would require foreign Internet companies to host their servers in Vietnam. Repeal existing laws and policies that restrict Internet freedom.
- Abolish or amend all anti-state laws, including Articles 79 and 88 of the criminal code, that penalize “propagandizing” against the state. These statutes are used regularly to threaten and imprison journalists.
- Allow international reporters open access to all areas of the country. Stop pressuring local news assistants for foreign publications to provide information about their agencies’ reporting plans, appointments, and sources.
- End the government’s monopoly of print and broadcast media, and allow the establishment of independent, privately held newspapers, radio stations, and television news channels.
- Insist that future political and economic relationships be dependent on Vietnam displaying greater commitment to political openness and demonstrating improvements on press freedom and Internet freedom.
- Make the release of imprisoned journalists a priority condition for enhancing diplomatic, strategic, and commercial engagement with Vietnam, including through new trade and investment pacts.
- In the case of the United States, insist on such conditions before allowing Vietnam to join the Trans-Pacific Partnership regional trade agreement. Similarly, the United States should decline Vietnam’s request to become a beneficiary under the U.S. Generalized Systems of Preferences tax exemption program until press freedom conditions have significantly and demonstrably improved.
- Insist that Vietnam release all imprisoned journalists and make demonstrable progress on press freedom as a condition of approving its bid to take a seat on the U.N. Human Rights Council in 2014.
- Consider passage of a resolution urging Vietnam to improve its poor press and Internet freedom record and to halt its persistent jailing of journalists.
- Decline to comply with restrictive provisions in the pending executive decree on Internet services. Such provisions would require Internet-related companies to host servers and appoint company representatives in Vietnam. Companies can continue to host services outside Vietnam; the governments of trading nations could challenge Vietnamese censorship of foreign sites under free trade provisions.
- Predicate all future investments and technological transfers on Vietnam demonstrating progress on press and Internet freedom situations. Consider scaling back or closing current representative offices and manufacturing facilities based in Vietnam until such progress is accomplished.
- Hold dialogues with local journalists and bloggers to ensure internationally accepted practices are in place to protect user anonymity and security.