"Nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ."
Ông Dũng bị những trang web phản đối
buộc tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lý kinh tế yếu kém.
BBC - Hãng tin Reuters hôm 10/10 có bài phân tích sự nhiễu loạn thông tin và đấu đá nội bộ ở Việt Nam qua sự xuất hiện của blog Quan làm báo.
Cây bút Stuart Grudgings viết bài với tựa đề "Những trang blog xỏ xiên đánh tín hiệu về sự căng thẳng trong lúc Việt Nam tìm cách giải quyết vấn nạn kinh tế".
BBC xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này.
Khi một trong những ông chủ ngân hàng giàu có và nhiều quan hệ nhất của Việt Nam bị bắt vào tháng Tám, một động thái khiến thị trường chứng khoán rung chuyển, một trang blog nhỏ ít ai biết đến đăng tải tin nhiều giờ trước truyền thông nhà nước.
Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trang Quan Làm Báo có thể là một cửa sổ nhìn vào căng thẳng gia tăng trong ban lãnh đạo trong lúc đất nước cộng sản đang phải vật lộn với những vấn nạn kinh tế ăn sâu, phá tan hình ảnh một trong những thị trường đang lên nóng nhất Châu Á.
Trang web này đã trở thành một trong những trang được xem nhiều nhất vì phê phán không thương tiếc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cáo buộc ông này tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lý kinh tế yếu kém.
"Những đòn tấn công đăng tải trên trang này và hai trang khác chắc chắn phải từ phía trong nội bộ Đảng," một đảng viên giấu tên và một vài nhà nghiên cứu thường xuyên theo dõi những bí mật chính trị của Việt Nam bình luận. Họ nói rằng những trang này phản ánh sự đấu đá nội bộ khốc liệt xung quanh cách xử lý những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đang nợ đầm đìa.
Trong bối cảnh bị nhiều chỉ trích vì không thích nghi với kinh tế thị trường toàn cầu, những nhà lãnh đạo chóp bu của Hà Nội đã bắt đầu một hội nghị tuần trước, chỉ vài ngày sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với quan ngại rằng những ngân hàng ngập nợ có thể sẽ phải cần một khoản cứu trợ lớn.
Nhiều nhà quan sát đã dự đoán Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tìm cách giành lại bớt quyền kiểm soát chính sách từ phía ông Dũng, một cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương, bị cáo buộc có quan hệ thân mật với những doanh nhân giàu có. Ông Dũng cũng bị gán cho có liên hệ với sai phạm ở các doanh nghiệp Nhà nước đang kẹt cứng về tài chính.
"Họ sẽ phải đưa ra những quyết định rất cứng rắn," Adam McCarty, trưởng kinh tế gia tại hãng tư vấn Mekong Economics đóng tại Việt Nam, bình luận về ban lãnh đạo Cộng Sản. "Họ không còn chỗ để ngọ nguậy nữa."
"Một số người và nhóm người giàu có sẽ phải từ bỏ rất nhiều tài sản và của cải. Xung đột hiện tại là xung quanh vấn đề đó sẽ là ai," ông Carty nói.
Trang web này đã trở thành một trong những trang được xem nhiều nhất vì phê phán không thương tiếc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cáo buộc ông này tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lý kinh tế yếu kém.
"Những đòn tấn công đăng tải trên trang này và hai trang khác chắc chắn phải từ phía trong nội bộ Đảng," một đảng viên giấu tên và một vài nhà nghiên cứu thường xuyên theo dõi những bí mật chính trị của Việt Nam bình luận. Họ nói rằng những trang này phản ánh sự đấu đá nội bộ khốc liệt xung quanh cách xử lý những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đang nợ đầm đìa.
Trong bối cảnh bị nhiều chỉ trích vì không thích nghi với kinh tế thị trường toàn cầu, những nhà lãnh đạo chóp bu của Hà Nội đã bắt đầu một hội nghị tuần trước, chỉ vài ngày sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với quan ngại rằng những ngân hàng ngập nợ có thể sẽ phải cần một khoản cứu trợ lớn.
Nhiều nhà quan sát đã dự đoán Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tìm cách giành lại bớt quyền kiểm soát chính sách từ phía ông Dũng, một cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương, bị cáo buộc có quan hệ thân mật với những doanh nhân giàu có. Ông Dũng cũng bị gán cho có liên hệ với sai phạm ở các doanh nghiệp Nhà nước đang kẹt cứng về tài chính.
"Họ sẽ phải đưa ra những quyết định rất cứng rắn," Adam McCarty, trưởng kinh tế gia tại hãng tư vấn Mekong Economics đóng tại Việt Nam, bình luận về ban lãnh đạo Cộng Sản. "Họ không còn chỗ để ngọ nguậy nữa."
"Một số người và nhóm người giàu có sẽ phải từ bỏ rất nhiều tài sản và của cải. Xung đột hiện tại là xung quanh vấn đề đó sẽ là ai," ông Carty nói.
Suy thoái đạo đức chính trị?
Trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương, ông đã đổ lỗi những vấn đề hiện tại của Việt Nam cho sự suy thoái đạo đức chính trị.
Tuy nhiên giới phân tích lại cho rằng xung đột giữa ông Sang và ông Dũng thực chất chỉ là tranh chấp quyền lực, đồng thời nghi ngờ việc một trong hai bên sẽ thực sự thực hiện những cải cách kinh tế cứng rắn mà Việt Nam đang cần.
Điều mấu chốt ở đây, không thấy rõ nỗ lực nào nhằm chấm dứt sự thiếu minh bạch hiển nhiên của hệ thống ngân hàng. Không ai rõ về độ tín nhiệm của các ngân hàng, ai là người thực sự sở hữu chúng cũng như khoản vay cửa sau dành cho chính các doanh nghiệp của những ngân hàng này là bao nhiêu.
"Nếu thiếu vắng sự minh bạch và kỷ luật ngân hàng, cải cách cơ cấu ngân hàng sẽ chỉ là sự đeo đuổi viển vông," ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia bình luận.
Sự hạ bậc tín nhiệm của Moody's là cú đấm gần đây nhất vào một nước từng là ngôi sao kinh tế của Đông Nam Á khi sự sa đà với tăng trưởng tín dụng đi lệch hướng, để lại những khoản nợ và sự mất cân bằng khổng lồ.
Được châm ngòi bởi cải cách bắt đầu từ những năm 1980, tăng trưởng kinh tế đạt đến mức 8,5% trong năm 2007. Tuy nhiên hiện tại chính phủ chỉ dự đoán tăng trưởng sẽ chỉ ở mức 5,2% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức chỉ tiêu 6-6,5% trước đó.
Trong lúc hầu hết các nước Đông Nam Á đang thu hút ngày càng nhiều những nguồn đầu tư nước ngoài, trong chín tháng đầu năm nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại giảm đi 1,2% so với một năm trước.
"Nếu thiếu vắng sự minh bạch và kỷ luật ngân hàng, cải cách cơ cấu ngân hàng sẽ chỉ là sự đeo đuổi viễn vông" Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcÔng Sang đã công khai phản đối lại chủ nghĩa bè phái.
Trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương, ông đã đổ lỗi những vấn đề hiện tại của Việt Nam cho sự suy thoái đạo đức chính trị.
Tuy nhiên giới phân tích lại cho rằng xung đột giữa ông Sang và ông Dũng thực chất chỉ là tranh chấp quyền lực, đồng thời nghi ngờ việc một trong hai bên sẽ thực sự thực hiện những cải cách kinh tế cứng rắn mà Việt Nam đang cần.
Điều mấu chốt ở đây, không thấy rõ nỗ lực nào nhằm chấm dứt sự thiếu minh bạch hiển nhiên của hệ thống ngân hàng. Không ai rõ về độ tín nhiệm của các ngân hàng, ai là người thực sự sở hữu chúng cũng như khoản vay cửa sau dành cho chính các doanh nghiệp của những ngân hàng này là bao nhiêu.
"Nếu thiếu vắng sự minh bạch và kỷ luật ngân hàng, cải cách cơ cấu ngân hàng sẽ chỉ là sự đeo đuổi viển vông," ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia bình luận.
Sự hạ bậc tín nhiệm của Moody's là cú đấm gần đây nhất vào một nước từng là ngôi sao kinh tế của Đông Nam Á khi sự sa đà với tăng trưởng tín dụng đi lệch hướng, để lại những khoản nợ và sự mất cân bằng khổng lồ.
Được châm ngòi bởi cải cách bắt đầu từ những năm 1980, tăng trưởng kinh tế đạt đến mức 8,5% trong năm 2007. Tuy nhiên hiện tại chính phủ chỉ dự đoán tăng trưởng sẽ chỉ ở mức 5,2% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức chỉ tiêu 6-6,5% trước đó.
Trong lúc hầu hết các nước Đông Nam Á đang thu hút ngày càng nhiều những nguồn đầu tư nước ngoài, trong chín tháng đầu năm nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại giảm đi 1,2% so với một năm trước.
Thị trường bất động sản suy thoái
Những trang đánh phá ông Dũng được cho là phản ánh
sự đấu đá nội bộ khốc liệt trong Đảng Cộng Sản
Ngân hàng trong nước hiện tại đang gánh chịu hậu quả của suy thoái nặng nề đối với ngành bất động sản và các doanh nghiệp Nhà nước ngập nợ. Tổng số nợ xấu hiện tại được ước tính lên tới 15,6 tỷ đôla dựa vào thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích tin rằng con số thực sự cao hơn nhiều.
Việc dọn dẹp khối nợ xấu sẽ yêu cầu một khoản cứu trợ, tuy nhiên kế hoạch 5 tỷ đôla để giải quyết nợ của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính đang có vẻ khựng lại.
Một trong những dấu hiệu cho vấn đề ngày càng xấu đi tại các ngân hàng, đó là sự thất bại của họ trong việc tận dụng năm lần cắt lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay để giúp doanh nghiệp.
Thay vì xuất quỹ những khoản tiền mới và mạo hiểm tăng thêm nợ, các ngân hàng đang có xu hướng tích tụ vốn để đề phòng cho một ngày xấu có khả năng đang đến gần.
Tiền gửi ngân hàng tăng chỉ 11% trong tám tháng đầu năm, trong lúc tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 1,4% so với một năm trước; một sự đột biến bất chợt đối với một nền kinh tế với tăng trưởng chi phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng tín dụng ở hai con số trong thập kỷ qua.
"Hiện tại rất khó để vay mượn. Đây là thời khắc khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây," ông Tòng Trọng Nghĩa, giám đốc một công ty sản xuất nội thất với 70 nhân công tại tỉnh Bắc Ninh nói.
Ông Nghĩa nói sản lượng đã giảm 40% trong năm nay; đồng thời hoạt động sản xuất ở nhiều doanh nghiệp khác đã ngưng trệ.
Mặc dù một cuộc khủng hoảng lớn đối với ngành ngân hàng khó có khả năng xảy ra, sự đình đốn hiện tại là một mối nguy hiểm nếu thiếu đi những cải cách táo bạo để đối phó với nợ xấu và đưa tình trạng thực sự của hệ thống ngân hàng ra ánh sáng.
Rạn nứt chính trị?
Những nhà phân tích chính trị nói rằng ông Kiên có quan hệ thân mật với ông Dũng, và cho rằng việc ông này bị bắt là nỗ lực nhằm giảm bớt quyền hành của thủ tướng, người có quyền lực ngày càng mở rộng sau khi nhậm chức từ năm 2006.
Sự ra đời của Quan Làm Báo và hai blog có tính phê phán gay gắt khác là Dân Làm Báo và Biển Đông đã đóng góp vào thêm những tình tiết liên quan đến chính trị.
Bất chấp việc bị lên án trước công chúng bởi ông Dũng là "mưu đồ độc địa của thế lực thù địch," cả ba trang web tiếp tục hoạt động, làm gia tăng nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp.
Điều đó sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ.
Quan Làm Báo sử dụng rất nhiều lời ám chỉ và thuật ngữ của những người tay trong, gọi ông Dũng là "3D", "quái vật" và "anh y tá" - với tên gọi cuối cùng nhắc đến vai trò của ông này trong cuộc chiến Việt Nam.
Nhiều bài viết đã đánh phá ông Dũng vì hỗ trợ những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước yếu kém.
"Người Việt Nam có thể thấy Bộ Chính trị đã phạm những lỗi lầm nghiêm trọng vì chịu đựng 3D," trích một trong những bài đăng tuần trước.
Bài viết nói thêm rằng ông này đã "trở thành một con quái vật mà không ai kiểm soát nổi."
Bài viết của Reuters có sự đóng góp của John Ruwitch từ Thượng Hải, và do Jason Szep cùng Richard Borsuk biên tập lại.
"Nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ."Nhà cầm quyền đã hành động mạnh mẽ hồi tháng Tám khi bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, nhà sáng lập giàu có của Ngân hàng Thương mại Á Châu. Tuy nhiên việc bắt ông này cũng như tội lừa đảo có vẻ như chỉ là một hành động riêng lẻ và có thể đã phản ánh xung đột leo thang ở cấp lãnh đạo.
Những nhà phân tích chính trị nói rằng ông Kiên có quan hệ thân mật với ông Dũng, và cho rằng việc ông này bị bắt là nỗ lực nhằm giảm bớt quyền hành của thủ tướng, người có quyền lực ngày càng mở rộng sau khi nhậm chức từ năm 2006.
Sự ra đời của Quan Làm Báo và hai blog có tính phê phán gay gắt khác là Dân Làm Báo và Biển Đông đã đóng góp vào thêm những tình tiết liên quan đến chính trị.
Bất chấp việc bị lên án trước công chúng bởi ông Dũng là "mưu đồ độc địa của thế lực thù địch," cả ba trang web tiếp tục hoạt động, làm gia tăng nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp.
Điều đó sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ.
Quan Làm Báo sử dụng rất nhiều lời ám chỉ và thuật ngữ của những người tay trong, gọi ông Dũng là "3D", "quái vật" và "anh y tá" - với tên gọi cuối cùng nhắc đến vai trò của ông này trong cuộc chiến Việt Nam.
Nhiều bài viết đã đánh phá ông Dũng vì hỗ trợ những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước yếu kém.
"Người Việt Nam có thể thấy Bộ Chính trị đã phạm những lỗi lầm nghiêm trọng vì chịu đựng 3D," trích một trong những bài đăng tuần trước.
Bài viết nói thêm rằng ông này đã "trở thành một con quái vật mà không ai kiểm soát nổi."
Bài viết của Reuters có sự đóng góp của John Ruwitch từ Thượng Hải, và do Jason Szep cùng Richard Borsuk biên tập lại.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121010_quanlambao_tension_signaling.shtml