Ba người trong trang phục ông già Noel đột ngột xuất hiện tại Hà Nội chiều 27/12/2012
với biểu ngữ ủng hộ ba blogger bị xử ngày 28/12 ở Saigon. DR
Thanh Phương - Dân Luận - Vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân hôm qua tại Hà Nội cho thấy chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những người dám lên tiếng chỉ trích chế độ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo nguồn tin từ thân nhân, luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh nhân quyền tại Hà Nội, đã bị công an bắt giữ khi đưa con gái đến trường. Công an cũng đã khám xét nhà cũng như văn phòng của luật sư Quân và tịch thu nhiều tài liệu. Tờ Tuổi Trẻ hôm nay loan tin là ông Lê Quốc Quân đã bị khởi tố về tội « Trốn thuế ».
Luật sư Lê Quốc Quân nổi tiếng chủ yếu vì ông là tác giả nhiều bài viết về dân chủ, đa nguyên và tự do tôn giáo đăng trên các trang blog. Ông cũng đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Trước khi bắt giữ luật sư Quân, công an Việt Nam đã gia tăng áp lực lên gia đình ông, chẳng hạn như đã bắt em trai của ông là nhà doanh nghiệp Lê Đình Quản tại Hà Nội ngày 30/10, cũng với tội danh « Trốn thuế ».
Tội danh « Trốn thuế » đã từng được sử dụng để bỏ tù blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, trong 2 năm 6 tháng. Mãn hạn tù, ông Nguyễn Văn Hải lại bị ghép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và đã bị kết án 12 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ngày 24/9, cùng với hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải. Trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, tòa đã y án tù đối với Điếu Cày vì ông vẫn dứt khoát không nhận tội, cũng giống như blogger Tạ Phong Tần.
Đối với ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch, việc tuyên án các blogger nói trên với tội danh mơ hồ « tuyên truyền chống Nhà nước » cho thấy chính quyền Việt Nam "chối bỏ một cách có hệ thống các quyền tự do dân sự và chính trị".
Theo nhận định của hãng tin AP hôm nay, 28/12/2012, tuy đã mở cửa kinh tế từ cuối thập niên 1980 và hội nhập với thế giới, nhưng Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ quyền tự do bày tỏ chính kiến. Toàn bộ các phương tiện truyền thông đều do Nhà nước kiểm soát. Báo chí tư nhân hoàn toàn bị cấm. Các blogger, các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền và những nhà hoạt động khác thường xuyên bị bắt giữ, bị kết án tù. Các phóng viên báo chí nước ngoài cũng bị hạn chế nghiêm ngặt, không phải muốn đi đâu thì đi, muốn viết gì thì viết.
Trong bối cảnh đó, những năm gần đây, Internet đã trở thành một phương tiện đấu tranh hiệu quả của giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam, với vô số trang blog, trang Facebook chỉ trích chính quyền. Trên các trang mạng xã hội này, được mệnh danh là « báo lề trái », lan truyền rất nhiều thông tin mà chính quyền vẫn bưng bít trên các báo chính thức.
Vào tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa cảnh cáo các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam, khi ông tuyên bố tại hội nghị về phát triển kinh tế xã hội năm 2013 : « Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, Internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta ». Ông Dũng còn tuyên bố « dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào. »
Trong bản xếp hạng về tự do báo chí thế giới 2011-2012, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam ở thứ hạng 172 trên 179, đồng thời vẫn xem Việt Nam là một trong những quốc gia « Kẻ thù của Internet ».
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã từng kêu gọi mọi người đừng quên những phóng viên như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt giữ vào năm 2008 trong bối cảnh chính quyền đàn áp hàng loạt « nhà báo công dân » ở Việt Nam.
http://danluan.org/lien-ket/20121229/viet-nam-gia-tang-dan-ap-tu-do-ngon-luan
Trước khi bắt giữ luật sư Quân, công an Việt Nam đã gia tăng áp lực lên gia đình ông, chẳng hạn như đã bắt em trai của ông là nhà doanh nghiệp Lê Đình Quản tại Hà Nội ngày 30/10, cũng với tội danh « Trốn thuế ».
Tội danh « Trốn thuế » đã từng được sử dụng để bỏ tù blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, trong 2 năm 6 tháng. Mãn hạn tù, ông Nguyễn Văn Hải lại bị ghép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và đã bị kết án 12 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ngày 24/9, cùng với hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải. Trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, tòa đã y án tù đối với Điếu Cày vì ông vẫn dứt khoát không nhận tội, cũng giống như blogger Tạ Phong Tần.
Đối với ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch, việc tuyên án các blogger nói trên với tội danh mơ hồ « tuyên truyền chống Nhà nước » cho thấy chính quyền Việt Nam "chối bỏ một cách có hệ thống các quyền tự do dân sự và chính trị".
Theo nhận định của hãng tin AP hôm nay, 28/12/2012, tuy đã mở cửa kinh tế từ cuối thập niên 1980 và hội nhập với thế giới, nhưng Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ quyền tự do bày tỏ chính kiến. Toàn bộ các phương tiện truyền thông đều do Nhà nước kiểm soát. Báo chí tư nhân hoàn toàn bị cấm. Các blogger, các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền và những nhà hoạt động khác thường xuyên bị bắt giữ, bị kết án tù. Các phóng viên báo chí nước ngoài cũng bị hạn chế nghiêm ngặt, không phải muốn đi đâu thì đi, muốn viết gì thì viết.
Trong bối cảnh đó, những năm gần đây, Internet đã trở thành một phương tiện đấu tranh hiệu quả của giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam, với vô số trang blog, trang Facebook chỉ trích chính quyền. Trên các trang mạng xã hội này, được mệnh danh là « báo lề trái », lan truyền rất nhiều thông tin mà chính quyền vẫn bưng bít trên các báo chính thức.
Vào tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa cảnh cáo các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam, khi ông tuyên bố tại hội nghị về phát triển kinh tế xã hội năm 2013 : « Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, Internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta ». Ông Dũng còn tuyên bố « dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào. »
Trong bản xếp hạng về tự do báo chí thế giới 2011-2012, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam ở thứ hạng 172 trên 179, đồng thời vẫn xem Việt Nam là một trong những quốc gia « Kẻ thù của Internet ».
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã từng kêu gọi mọi người đừng quên những phóng viên như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt giữ vào năm 2008 trong bối cảnh chính quyền đàn áp hàng loạt « nhà báo công dân » ở Việt Nam.
http://danluan.org/lien-ket/20121229/viet-nam-gia-tang-dan-ap-tu-do-ngon-luan