Thanh Phương - RFI - Hôm nay, 28/12/2012, trong phiên xử phúc thẩm ba blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù đối với ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày và 10 năm tù đối với blogger Tạ Phong Tần. Còn ông Phan Thanh Hải, tức blogger Anhbasaigon, người duy nhất nhận tội, thì được giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm tù.
Cả ba blogger bị cáo buộc phạm tội « tuyên truyền chống Nhà nước », chiếu theo điều 88 Luật Hình sự Việt Nam, do những bài viết của họ đăng trên trang web của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, cũng như trên trang blog của họ nhằm tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền, nạn tham nhũng, bất công và chính sách về Trung Quốc của chính phủ Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho blogger Điếu Cày, cho rằng bản án phúc thẩm đã không phản ánh đúng thực tế của phiên xử hôm nay:
Luật sư Hà Huy Sơn : Ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần không thừa nhận có tội, nên cuối cùng tòa y án sơ thẩm với ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần. Còn ông Phan Thanh Hải, thì nhận tội, tòa có giảm một năm tù giam, tức là còn ba năm, và mấy năm quản thúc, theo như bản án sơ thẩm.
Diễn biến phiên tòa, thì người ta thực hiện tương đối đầy đủ các thủ tục tố tụng, rồi cũng có đối đáp, cũng có trình bày ý kiến, nhưng cuối cùng thì các diễn biến của phiên tòa không phản ánh vào kết quả bản án. Tức là Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử cũng thừa nhận rằng, Câu lạc bộ Nhà báo Tự do không phải là một tổ chức. Tôi cho rằng không phải tổ chức mà cáo buộc ông Nguyễn Văn Hải làm người cầm đầu thì vô lý. Cái thứ hai là việc ông Hải đi sang Thái Lan, thì tôi cũng nói không phải là hành vi để cáo buộc cho tội tuyên truyền. Thì đại diện Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử cũng thừa nhận như thế. Rồi một điều nữa là, hậu quả thì người ta cũng không chứng minh được.
Tóm lại, bản án này tôi thấy không phản ánh được thực tế của phiên tòa.
RFI : Vậy thì phải chăng, phán quyết của phiên tòa đã được quyết định sẵn từ trước, một « bản án bỏ túi » như người ta thường gọi ?
LS Hà Huy Sơn : Cái đó anh phải hỏi Hội đồng xét xử, chứ tôi không biết việc ấy.
RFI : Sau khi phiên tòa có kết quả rồi, các luật sư và thân chủ có suy nghĩ gì cho bước tiếp theo ?
LS Hà Huy Sơn : Tôi nghĩ rằng, phiên phúc thẩm đã rõ ràng như thế rồi mà người ta không lắng nghe thì các bước tiếp theo cũng khó có hy vọng gì. Tôi cũng chưa có trao đổi chính thức gì với gia đình.
Còn theo lời luật sư Nguyễn Thanh Lương, người bào chữa cho blogger Tạ Phong Tần, khi nghe tòa tuyên án, bà đã lên tiếng phản đối và đã bị đưa ra khỏi phòng xử.
Trước đó, theo các thông tin từ trang Truyền thông Chúa Cứu Thế, công an đã bắt giữ nhiều người có ý định đến dự phiên xử phúc thẩm hôm nay, trong đó có một số blogger như Hành Nhân, Nguyễn Hoàng Vi. Một số blogger thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng, như Uyên Vũ và Thiên Sầu, bị ngăn chặn không cho đến tòa. Cô Tạ Khởi Phụng, em của blogger Tạ Phong Tần, cũng không được vào trong phòng xử.
Công an còn bắt giữ con trai của blogger Điếu Cày là Nguyễn Trí Dũng, khi anh định rời chung cư đến dự phiên xử phúc thẩm hôm nay. Anh Đinh Nhật Uy, anh của Đinh Nguyên Kha, người bị bắt chung với sinh viên Nguyễn Phương Uyên, từ Long An lên Sài Gòn dự phiên tòa, cũng bị bắt vào đồn công an.
Y án tù đối với Hoàng Khương
Hôm qua, trong phiên xử phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã y án tù 4 năm đối với Hoàng Khương, nguyên phóng viên tờ Tuổi Trẻ. Hoàng Khương đã bị đưa ra xử sơ thẩm ngày 7/9. Tòa đã tuyên Hoàng Khương phạm tội “đưa hối lộ” với mức án 4 năm tù trong vụ án đưa, nhận hối lộ để giải cứu xe vi phạm luật giao thông.
Tòa phúc thẩm đã tuyên y án tù, mặc dù Hoàng Khương vẫn cho rằng việc anh tham gia đưa tiền cho cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức chỉ là muốn có chứng cứ về vụ tiêu cực để viết bài. Theo Hoàng Khương, đây chỉ là sai sót về tác nghiệp, không đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là lập luận của luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa cho Hoàng Khương. Đặc biệt, luật sư Hoài nhấn mạnh rằng Hoàng Khương là tác giả của hai bài báo làm cơ sở để khởi tố vụ án này, nhưng chính phóng viên này lại là bị cáo của vụ án.
Cũng về nhân quyền, tòa án Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai hôm qua vừa tuyên án 2 năm tù bà Lê Thị Kim Thu, một người dân oan, bị cáo buộc « phá hoại tài sản công dân ».
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho blogger Điếu Cày, cho rằng bản án phúc thẩm đã không phản ánh đúng thực tế của phiên xử hôm nay:
Luật sư Hà Huy Sơn : Ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần không thừa nhận có tội, nên cuối cùng tòa y án sơ thẩm với ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần. Còn ông Phan Thanh Hải, thì nhận tội, tòa có giảm một năm tù giam, tức là còn ba năm, và mấy năm quản thúc, theo như bản án sơ thẩm.
Diễn biến phiên tòa, thì người ta thực hiện tương đối đầy đủ các thủ tục tố tụng, rồi cũng có đối đáp, cũng có trình bày ý kiến, nhưng cuối cùng thì các diễn biến của phiên tòa không phản ánh vào kết quả bản án. Tức là Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử cũng thừa nhận rằng, Câu lạc bộ Nhà báo Tự do không phải là một tổ chức. Tôi cho rằng không phải tổ chức mà cáo buộc ông Nguyễn Văn Hải làm người cầm đầu thì vô lý. Cái thứ hai là việc ông Hải đi sang Thái Lan, thì tôi cũng nói không phải là hành vi để cáo buộc cho tội tuyên truyền. Thì đại diện Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử cũng thừa nhận như thế. Rồi một điều nữa là, hậu quả thì người ta cũng không chứng minh được.
Tóm lại, bản án này tôi thấy không phản ánh được thực tế của phiên tòa.
RFI : Vậy thì phải chăng, phán quyết của phiên tòa đã được quyết định sẵn từ trước, một « bản án bỏ túi » như người ta thường gọi ?
LS Hà Huy Sơn : Cái đó anh phải hỏi Hội đồng xét xử, chứ tôi không biết việc ấy.
RFI : Sau khi phiên tòa có kết quả rồi, các luật sư và thân chủ có suy nghĩ gì cho bước tiếp theo ?
LS Hà Huy Sơn : Tôi nghĩ rằng, phiên phúc thẩm đã rõ ràng như thế rồi mà người ta không lắng nghe thì các bước tiếp theo cũng khó có hy vọng gì. Tôi cũng chưa có trao đổi chính thức gì với gia đình.
Còn theo lời luật sư Nguyễn Thanh Lương, người bào chữa cho blogger Tạ Phong Tần, khi nghe tòa tuyên án, bà đã lên tiếng phản đối và đã bị đưa ra khỏi phòng xử.
Trước đó, theo các thông tin từ trang Truyền thông Chúa Cứu Thế, công an đã bắt giữ nhiều người có ý định đến dự phiên xử phúc thẩm hôm nay, trong đó có một số blogger như Hành Nhân, Nguyễn Hoàng Vi. Một số blogger thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng, như Uyên Vũ và Thiên Sầu, bị ngăn chặn không cho đến tòa. Cô Tạ Khởi Phụng, em của blogger Tạ Phong Tần, cũng không được vào trong phòng xử.
Công an còn bắt giữ con trai của blogger Điếu Cày là Nguyễn Trí Dũng, khi anh định rời chung cư đến dự phiên xử phúc thẩm hôm nay. Anh Đinh Nhật Uy, anh của Đinh Nguyên Kha, người bị bắt chung với sinh viên Nguyễn Phương Uyên, từ Long An lên Sài Gòn dự phiên tòa, cũng bị bắt vào đồn công an.
Y án tù đối với Hoàng Khương
Hôm qua, trong phiên xử phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã y án tù 4 năm đối với Hoàng Khương, nguyên phóng viên tờ Tuổi Trẻ. Hoàng Khương đã bị đưa ra xử sơ thẩm ngày 7/9. Tòa đã tuyên Hoàng Khương phạm tội “đưa hối lộ” với mức án 4 năm tù trong vụ án đưa, nhận hối lộ để giải cứu xe vi phạm luật giao thông.
Tòa phúc thẩm đã tuyên y án tù, mặc dù Hoàng Khương vẫn cho rằng việc anh tham gia đưa tiền cho cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức chỉ là muốn có chứng cứ về vụ tiêu cực để viết bài. Theo Hoàng Khương, đây chỉ là sai sót về tác nghiệp, không đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là lập luận của luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa cho Hoàng Khương. Đặc biệt, luật sư Hoài nhấn mạnh rằng Hoàng Khương là tác giả của hai bài báo làm cơ sở để khởi tố vụ án này, nhưng chính phóng viên này lại là bị cáo của vụ án.
Cũng về nhân quyền, tòa án Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai hôm qua vừa tuyên án 2 năm tù bà Lê Thị Kim Thu, một người dân oan, bị cáo buộc « phá hoại tài sản công dân ».